Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

109 2.9K 29
Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-  -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP

XUẤT XỨ TỪ TRUNG QUỐC

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp : KT0922L1 MSSV: LT09172

Cần Thơ - 2011

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

۞۞۞

Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình chỉ dạy cũng như cung cấp kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập trong những năm qua để làm hành trang bước vào đời khi rời khỏi mái trường thân thương Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Diệu Hiền đã nhiệt tình giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình

Em rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy cô cho đề tài tốt nghiệp của em, vì kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm

Cuối cùng em xin chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nhiều sức khỏe và thành công trong công việc Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lưu Bá Đạt

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

۞۞۞

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện

Lưu Bá Đạt

Trang 4

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

• Họ và tên người hướng dẫn: Lê Thị Diệu Hiền • Chuyên ngành: Bộ môn Quản trị kinh doanh • Cơ quan công tác: trường Đại học Cần Thơ • Tên sinh viên: Lưu Bá Đạt

• Mã số sinh viên: LT09172

• Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

• Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm đóng hộp xuất xứ từ Trung Quốc

Trang 5

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Thực phẩm đóng hộp 5

2.1.2 Thị trường người tiêu dùng và hành vi mua hàng của người tiêu dùng 5

2.1.2.1 Khái quát về thị trường người tiêu dùng 5

2.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 6

2.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cá nhân 8

2.1.2.4 Các dạng hành vi mua sắm 11

2.1.3 Tiến trình ra quyết định mua 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 17

2.2.3 Lý thuyết các phương pháp phân tích dữ liệu 18

2.2.4 Khung nghiên cứu 21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM

Trang 6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU PHÂN TÍCH 40

4.1.1 Kết cấu giới tính của đối tượng nghiên cứu 40

4.1.2 Mức thu nhập hàng tháng của đối tượng nghiên cứu 40

4.1.3 Nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 41

4.1.4 Tình trạng hôn nhân 42

4.1.5 Tổng kết đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trong đề tài 43

4.2 KIỂM ĐỊNH CÁC MỐI QUAN HỆ 44

4.2.1 Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với số lần mua thực phẩm đóng hộp (kiểm định Chi-spuare) 44

4.2.2 Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập và số lần mà người tiêu dùng quyết định mua thực phẩm đóng hộp trong một tuần 44

4.2.3 Kiểm định giữa thu nhập với nơi mua thực phẩm đóng hộp 45

4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu và số lần mua thực phẩm đóng hộp 45

4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VỀ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG KHI CHỌN MUA THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 46

4.4 PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP XUẤT XỨ TỪ TRUNG QUỐC 48

Trang 7

4.4.1 Phân tích các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm đóng hộp

có xuất xứ từ TQ của người tiêu dùng 48

4.4.1.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 48

4.4.1.2 Số lượng nhân tố 49

4.4.1.3 Đặt tên các nhân tố 50

4.4.1.4 Nhân số 51

4.4.1.5 Phân tích hồi qui đa biến 52

4.4.2 Sự nhận biết của người tiêu dùng 53

4.4.3 Tìm hiểu nguyên nhân thực phẩm đóng hộp của Trung Quốc có mặt tại Việt Nam 54

4.4.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm TQ 56

4.4.4.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 56

4.4.4.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic 59

4.5 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG VIỆC SO SÁNH GIỮA THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM VÀ THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA TRUNG QUỐC 61 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP VIỆT NAM 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM 68

5.1.1 Mặt đạt được 68

5.1.2 Mặt chưa đạt được 69

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP NGƯỜI TIÊU DÙNG TP.CẦN THƠ NGÀY CÀNG ƯU TIÊN SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA VIỆT NAM 70 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 8

6.2 KIẾN NGHỊ 76

6.2.1 Đối với UBND thành phố Cần Thơ và các Sở ngành 76

6.2.2 Đối với cơ quan quản lý chất lượng trên địa bàn thành phố 77

6.2.3 Đối với người tiêu dùng 77

6.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78

Trang 9

Bảng 4.1: Bảng thu nhập của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 4.2: Bảng kết hợp giữa nghề nghiệp và thu nhập 43

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mqh giữa nghề nghiệp và số lần mua TPĐH 44

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mqh giữa thu nhập và số lần mua 44

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mqh giữa thu nhập và nơi mua 45

Bảng 4.6: Đánh giá về các tiêu chí chất lượng 46

Bảng 4.7: Diễn giải các biến ảnh hưởng đến quyết định mua TPĐH 48

Bảng 4.8: Ma trận các nhân tố sau khi xoay 50

Bảng 4.9: Diễn giải các biến 52

Bảng 4.10 Phân tích hồi qui đa biến 53

Bảng 4.11: Các nguyên nhân TPĐH của TQ có mặt tại VN 54

Bảng 4.12: Bảng diễn giải các biến ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng TPĐH của Trung Quốc 56

Bảng 4.13: Ma trận các nhân tố sau khi xoay 57

Bảng 4.14 : Thống kê mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng 58

Bảng 4.15: Kiểm tra mức độ chính xác của dự báo 59

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của hệ số hồi qui 60

Bảng 4.17: So sánh về chất lượng sản phẩm 61

Bảng 4.18: So sánh về giá cả 63

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 7

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 8

Hình 2.3: Qúa trình hình thành quyết định mua hàng 12

Hình 2.4: Quyết định lựa chọn 14

Hình 2.5 Những yếu tố kìm hãm quyết định mua 15

Hình 2.6: Phản ứng của khách hàng 16

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu 21

Hình 3.1: Số liệu và dự báo doanh số bán thực phẩm đóng hộp 30

Hình 3.2: Số liệu và dự báo doanh số bán hàng mặt hàng bánh kẹo 32

Hình 3.3: Tình hình mua sắm 38

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giới tính 40

Hình 4.2: Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu 41

Hình 4.3: Trình độ học vấn đối tượng nghiên cứu 42

Hình 4.4: Tình trạng hôn nhân 42

Hình 5.1: Chuỗi cung ứng thực phẩm đóng hộp an toàn 73

Trang 12

CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi người Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng duy trì cuộc sống, bổ sung những tiêu hao mất đi trong sinh hoạt và duy trì cuộc sống khoẻ mạnh, phát triển Và việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) rất quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày và liên quan đến sức khoẻ, đến thể chất của con người, và đến nguồn nhân lực để phát triển đất nước, đóng góp quan

trọng vào việc duy trì một nòi giống dân tộc cường tráng, trí tuệ

Thế nhưng ngày nay, vì lợi ích kinh tế mà nhiều người đã bỏ qua những nguy cơ hiểm họa từ thực phẩm mà kinh doanh những sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng Trong số những sản phẩm trôi nổi, kém phẩm chất đang tung hoành trên thị trường Việt Nam phần lớn là những thực phẩm, hàng hóa có xuất phát từ Trung Quốc Các thực phẩm Trung Quốc 3 không “Không nhãn mác, không thời hạn sử dụng, và không rõ nguồn gốc xuất sứ” đã gây ra hàng loạt các vụ bê bối về thực phẩm dẫn đến những vụ ngộ độc thực phẩm, những mầm bệnh tiềm tàng, những di chứng trong tương lai như việc dùng hóa chất làm lòng đỏ trứng vịt trông đỏ hơn, làm mực giả, tái chế dầu bẩn, phẩm màu thực phẩm có chứa sudan, gia vị chứa chất gây ung thư, gia vị tẩm ướp biến thịt lợn thành thịt bò và đặc biệt là vụ sữa dành cho bé có nhiễm Melamin đã thật sự gây hoang mang cho các bà mẹ Việt Nam…đã đánh lên một hồi chuông cảnh báo về những mối nguy thực phẩm xung quanh chúng ta, làm dấy lên mối lo ngại không biết còn có bao nhiêu loại thực phẩm nhiễm độc đang được được sử dụng hằng ngày mà người tiêu dùng chưa phát hiện được

Từ hàng loạt các vụ phát hiện thực phẩm Trung Quốc nhiễm độc nó đã trở thành điểm nóng được sự quan tâm, chú ý của nhiều người làm thay đổi hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Rất nhiều người tiêu dùng đã biết cảnh giác và thông thái hơn trong việc chọn lựa những mặt hàng có nhãn hiệu và được bày bán trong các siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín, hay trở về với hàng Việt Nam chất lượng cao Để hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng đối với các sản

Trang 13

phẩm xuất phát từ Trung Quốc tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích hành vi

tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng tiêu dùng các loại thực phẩm đóng hộp của người tiêu dùng trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

- Phân tích hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với quyết định lựa chọn thực phẩm đóng hộp và nguyên nhân vì sao thực phẩm từ Trung Quốc được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng

- Đề xuất giải pháp để người tiêu dùng trên địa bàn TP.Cần Thơ ngày càng ưu chuộng và ưu tiên dùng hàng Việt nhiều hơn

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

H1: Các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm đóng hộp của Trung Quốc

H2: Các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm đóng hộp của Trung Quốc

H3: Người tiêu dùng có nhận định như thế nào về chất lượng và giá cả giữa thực phẩm đóng hộp do Việt Nam sản xuất và do Trung Quốc sản xuất?

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thực phẩm đóng hộp có xuất xứ từ Trung Quốc của người tiêu dùng?

Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với các loại thực phẩm đóng hộp xuất xứ từ TQ ?

Làm thế nào để người tiêu dùng TP.Cần Thơ càng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm do Việt Nam sản xuất?

Trang 14

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian

Đề tài được được điều tra nghiên cứu tại địa bàn quận Nink Kiều, TP.Cần Thơ Địa bàn quận Ninh Kiều bao gồm 12 phường nhưng do thời gian, điều kiện kinh phí và thuận tiện trong việc lấy mẫu nên số lượng mẫu được lấy tập trung nhiều nhất tại các phường An Hòa, Xuân Khánh, Hưng Lợi

1.4.2 Thời gian

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9/2011 đến ngày 24/11/2011

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả người tiêu dùng sinh sống trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, đã từng sử dụng thực phẩm đóng hộp và có biết đến cũng như đã tiêu dùng các loại thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Sử Quang Thái (2009) “Phân tích hàng vi của khách hàng đối với mạng di động Viettel trên địa bàn TP.Cần Thơ” Mục tiêu 1: mô tả thực trạng sử dụng

mạng di động Viettel trên đại bàn TP.Cần Thơ tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả Mục tiêu 2: phân tích mức độ trung thành của khách hàng đối với việc sử dụng mạng di động Viettel ứng dụng nghiên cứu U.A.I xác định mức độ trung thành tại thời điểm nghiên cứu Mục tiêu 3: phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn và xác suất chọn mạng di động Viettel ứng dụng phân tích nhân tố, phương trình hồi qui đa biến, vận dụng mô hình hồi qui Binary logistic

Tô Thiên Khoa (2010) “Một số giải pháp thúc đẩy người Việt ưu tiên dùng mỹ phẩm thương hiệu Việt tại TP.Cần Thơ” Mục tiêu 1: phân tích thực trạng

tiêu dùng mỹ phẩm nội của nữ giới tại TP.Cần Thơ sử dụng phương pháp mô tả, so sánh, tổng hợp số liệu thứ cấp từ cục thống kê, báo chí Mục tiêu 2: phân tích những yếu tố tác động đến thị hiếu tiêu dùng, chọn lựa nhãn hiệu đối với nhãn hiệu mỹ phẩm nội và ngoại nhập với mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, phân tích bảng chéo, phân tích nhân tố từ số liệu sơ cấp bằng SPSS 16.0 Mục tiêu 3: nghiên cứu xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm nội

Trang 15

hiện nay của người Việt tác giả sử dụng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phương pháp phân tích mean, phân tích hồi qui đa biến Mục tiêu 4: đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp cung cấp hành hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng hiện nay và giải pháp để người Việt ngày càng ưu chuộng và tiêu dùng hàng Việt nhiều hơn

Nguyễn Hồng Thoa (2010) “Phân tích thực trạng tiêu dùng sữa vùng nông thôn đồng bằng song Cửu Long” Mục tiêu 1: đánh giá tổng quan ngành sữa Việt

Nam và sơ lược về mức sống vùng nông thôn ĐBSCL với mục tiêu này tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp như: bộ số liệu điều tra tiêu dùng, các báo cáo, số liệu thống kê có liên quan đến ngành sữa, sử dụng nghiên cứu định tính Mục tiêu 2: đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm, đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm sữa đang sử dụng của người tiêu dùng tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu định lượng như phương pháp so sánh và xếp hạng, phân tích tần số, bảng chéo, nhân tố và hồi qui đa biến Phương pháp hồi qui đa biến được tác giả thực hiện bằng cách dùng lệnh Transform/Compute Variable trong SPSS để tính giá trị trung bình của mỗi nhóm nhân tố chung sau khi đã tiến hành phân tích nhân tố nhằm tìm ra giá trị trung bình của các nhóm nhân tố chung đó làm cơ sở chạy phương trình hồi qui với biến Y là giá trị trung bình của các nhóm nhân tố chung Mục tiêu 3: giải pháp nhằm thỏa mãn thỏa mãn tốt hơn thị hiếu của người dân ĐBSCL tác giả dựa vào kết quả phân tích và phân tích định tính từ đó đưa ra các giải pháp

Trang 16

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Thực phẩm đóng hộp

Đóng hộp thực phẩmlà một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng cho quân đội Pháp phát minh bởi Nicolas Appert Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong.

Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình bảo quản, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, bazơ

Theo quan điểm công cộng về an toàn thực phẩm, thực phẩm có tính axít yếu (độ pH lớn hơn 4.6) cần khử trùng bằng nhiệt độ cao (116-130 °C) Để đạt được nhiệt độ trên điểm sôi cần có nồi áp suất Thực phẩm phần lớn phải chế biến để bảo quản hộp bằng áp suất gồm rau xanh, thịt, hải sản, gia cầm, và bơ Một số loại thực phẩm có thể bảo quản hộp bằng cách đun sôi nước thường có tính axit mạnh với độ pH dưới 4.6[1], như trái cây, rau củ

2.1.2 Thị trường người tiêu dùng và hành vi mua hàng của người tiêu dùng

2.1.2.1 Khái quát về thị trường người tiêu dùng

* Khái niệm

Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và các nhóm tập thể mua hàng hoá hoặc dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân

* Đặc điểm

- Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng

- Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hoá và sở thích đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và mong muốn của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hoá

Trang 17

- Các quyết định mua mang tính cá nhân Họ tiêu dùng không chỉ đơn giản là tiêu dùng thông thường mà ngày nay nó còn được xem như một nghệ thuật sống, một sự tự thể hiện Mọi nhu cầu đều thay đổi theo thời gian, song nhu cầu cá nhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng hơn cả

2.1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

* Khái niệm hành vi của người tiêu dùng

- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ” Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng

- Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”

- “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ” (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992)

“Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó” (James F.Engel, Roger D Blackwell, Paul W.Miniard – Consumer Behavior, 1993)

Trang 18

Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

 Các yếu tố kích thích gồm có hai nhóm:

- Nhóm 1: Các yếu tố kích thích marketing bao gồm 4 phần tử: hàng hoá,

giá cả, các phân phối và xúc tiến bán

- Nhóm 2: Các tác nhân kích thích khác bao gồm những lực lượng thuộc

môi trường của người mua như: môi trường kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị và văn hoá

Những phản ứng của người mua có thể quan sát được được bộc lộ qua hành vi của người mua trong việc lựa chọn hàng hoá, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn người cung ứng, lựa chọn thời gian và khối lượng mua

- Những đặc tính của người mua: có ảnh hưởng cơ bản đến việc người mua tiếp nhận các tác nhân kích thích và phản ứng đáp lại với những tác nhân đó như thế nào

- Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng Kết quả của việc mua sắm hàng hoá sẽ phụ thuộc vào những quyết định này

Đây là hai nội dung cơ bản của việc nghiên cứu hành vi mua của người

Trang 19

2.1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cá nhân

Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính Một là nhóm các nhân tố nội tại bao gồm nhân tố tâm lý và cá nhân Hai nhóm nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến mỗi cá nhân người tiêu dùng, đó là nhân tố văn hóa và xã hôi

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

 Văn hóa

Văn hoá là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm hàng hoá đều chứa đựng bản sắc của văn hoá Những người có trình độ văn hoá cao, thái độ của họ đối với các sản phẩm rất khác biệt với những người có trình độ văn hoá thấp

 Yếu tố xã hội

Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội

- Địa vị xã hội.: lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo, giày dép, xe cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác

Trang 20

nhau Những người có địa vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tương ứng như thế Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp như dùng đồ hiệu, chơi golf,…

- Nhóm tham khảo

Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường xuyên Ngoài ra còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể

- Gia đình

Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng Thứ nhất là gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó Tại gia đình này người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị văn hóa, chính trị, hệ tư tưởng…Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là rất quan trọng

 Yếu tố cá nhân

- Giới tính (sex):

Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi tiêu dùng Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín của hàng hóa này

- Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống (age and lifecycle)

Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng lọai thức ăn hơn, trong khi về già họ thường có xu hướng kiêng 1 số loại thực phẩm Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác Chính vì vậy tuổi tác quan hệ chặt chẽ đến

Trang 21

việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt và các loại hình giải trí…

- Nghề nghiệp và thu nhập (profession and income)

Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn Người công nhân sẽ mua quần áo, giày đi làm, và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ tịch hay giám đốc của một công ty Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn

- Lối sống (lifestyle)

Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu dùng khác nhau Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặc bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhà thờ của mình Hay những người có thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm là làm việc thêm giờ cho những đề án quan trọng và tham gia hăng hái khi có dịp đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhu cầu cá nhân

 Yếu tố tâm lý

Các chọn lựa mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố tâm lý chính:

- Động cơ (motivation):

Động cơ là một nhu cầu bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn nó Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học như đói, khát, khó chịu Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần

- Nhận thức (perception)

Nhận thức là khả năng tư duy của con người Động cơ thúc đẩy con người hành động, còn việc hành động như thế nào thì phụ thuộc vào nhận thức Hai bà nội trợ cùng đi vào siêu thị với 1 động cơ như nhau nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu

Trang 22

hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau Nhận thức của họ về mẫu mã, giá cả, chất lượng và thái độ phục vụ đều không hoàn toàn giống nhau

- Sự hiểu biết (knowledge)

Sự hiểu biết giúp con người khái quát hóa và có sự phân biệt khi tiếp xúc với những hàng hóa có kích thước tương tự nhau Khi người tiêu dùng hiểu biết về hàng hóa họ sẽ tiêu dùng một cách có lợi nhất

- Niềm tin và thái độ (Belief and attitude)

Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết con người hình thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm Theo một số người giá cả đi đôi với chất lượng Họ không tin có giá cả rẻ mà chất lượng hàng hóa lại tốt Chính điều đó làm cho họ e dè khi mua hàng hóa có giá cả thấp hơn hàng hóa khác cùng loại Niềm tin hay thái độ của người tiêu dùng đối với một hãng sản xuất ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của hãng đó Niềm tin và thái độ rất khó thay đổi, tạo nên thói quen khá bền vững cho người tiêu dùng

2.1.2.4 Các dạng hành vi mua sắm

* Hành vi mua phức tạp

Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua phức tạp khi có nhiều người cũng tham dự vào tiến trình ra quyết định mua và họ nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa các nhãn hiệu Hành vi mua thường xày ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro trong tiêu dùng và có giá trị tự thể hiện cao cho người sử dụng

* Hành vi mua thỏa hiệp

Hành vi mua này xảy ra đối với những sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro và mua không thường xuyên, nhưng lại không có sự khác biệt giữa các nhãn hiệu trên thị trường Trong trường hợp này, do tính dị biệt giữa các nhãn hiệu không quá cao, người mua có thể đưa ra quyết định mua một cách tương đối nhanh chóng, sự lựa chọn của họ lúc này đôi lúc được quyết định do một mức giá phù hợp, các dịch vụ hỗ trợ, các chương trình khuyến mãi, hoặc tính tiện lợi trong quá trình mua

* Hành vi mua theo thói quen

Hành vi mua này xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là những sản phẩm có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày và sự khác biệt giữa các nhãn hiệu bày

Trang 23

bán trên thị trường là rất thấp Khi có nhu cầu người tiêu dùng chỉ việc ra cửa hàng và chọn một nhãn hiệu Nếu như việc lựa chọn này lặp đi lặp lại với một nhãn hiệu thì thường là do thói quen hơn là sự trung thành vì trong quá trình tiêu dùng họ khó nhận thấy tính ưu việt hay sự khác biệt giữa các nhãn hiệu

* Hành vi mua nhiều lựa chọn

Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua này khi họ mua những sản phẩm-dịch vụ có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày những nhãn hiệu có nhiều sự khác biệt Đối với nưhnxg loại sản phẩm này, sự chuyển dịch nhãn hiệu trong tiêu dùng là rất lớn Người tiêu dùng có thể quyết định lựa chọn nhãn hiệu này vào một thời điểm cụ thể nhưng vào một thời điểm cụ thể nhưng vào thời điểm khác dưới sự tác động của các tác nhân Marketing họ sẽ chuyển qua mua nhãn hiệu khác Sự chuyển dịch này là do không thỏa mãn trong tiêu dùng mà do mục đích

muốn thay đổi thử một nhãn hiệu sản phẩm mới

2.1.3 Tiến trình ra quyết định mua

Hình 2.3: Qúa trình hình thành quyết định mua hàng

Trang 24

a Nhận biết nhu cầu

Bước khởi đầu của tiến trình mua là sự nhận biết về một nhu cầu muốn được thoả mãn của người tiêu dùng Nhu cầu được phát sinh bởi nhiều yếu tố kích thích cả bên trong lẫn bên ngoài

Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của các nhà marketing là xác định xem có những loaị nhu cầu nào được phát sinh? Cái gì tạo ra chúng và người mua muốn thoả mãn chúng bằng những sản phẩm cụ thể nào? Một nhu cầu mới nảy sinh cần có những sản phẩm mới để đáp ứng Đó chính là nguồn ý tưởng quan trọng hình thành những sản phẩm mới và triển khai các chương trình marketing một cách hiệu quả để thúc đẩy nhu cầu trở thành động cơ

b.Tìm kiếm thông tin

Khi sự thôi thúc nhu cầu đủ mạnh cá nhân có thể tìm kiếm thông tin thoả mãn nhu cầu và ước muốn của mình

Khi tìm kiếm thông tin người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn cơ bản sau:

- Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm…

- Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, người bán hàng, hội chợ, triển lãm, bao bì, nhãn hiệu

- Nguồn thông tin đại chúng: Ấn phẩm có liên quan đến hàng hoá, dư luận… - Nguồn thông tin kinh nghiệm: trực tiếp xem xét, dùng thử…

Mức độ ảnh hưởng của những nguồn thông tin nói trên thay đổi tuỳ theo loại sản phẩm và đặc tính của khách hàng Nguồn thông tin thương mại thường thực hiện chức năng thông báo, nguồn thông tin cá nhân lại trở thành phổ biến cho hành động mua theo thói quen hoặc theo định kỳ

Nhờ kết quả của việc thu thập thông tin mà người tiêu dùng có thể biết được các loại nhãn hiệu của lớp sản phẩm và những đặc tính của chúng Người ta gọi bộ nhãn hiệu có được ở bước này là “bộ đầy đủ các nhãn hiệu”

c Đánh giá lựa chọn

Khi đã có “bộ sưu tập nhãn hiệu”, người tiêu dùng sẽ triển khai bước tiếp theo là đánh giá các phương án có khả năng thay thế cho nhau để đi đến lựa chọn nhãn hiệu quyết định mua

Trang 25

Ví dụ: Tình huống mua điện thoại

Hình 2.4: Quyết định lựa chọn

Vấn đề quan trọng nhất mà nhà marketing cần phải kiểm soát được trong giai đoạn này là quan điểm và thái độ của người tiêu dùng, hay nói cụ thể hơn là các tiêu chuẩn về niềm tin của họ trong việc đánh giá các nhãn hiệu có khả năng cạnh tranh với nhau

Tiến trình đánh giá của người mua thường được thực hiện theo phương pháp như sau:

- Thứ nhất: Người mua thường coi một sản phẩm bao gồm một tập hợp các

thuộc tính Những thuộc tính này phản ánh lợi ích của sản phẩm mà người mua mong đợi Thuộc tính của sản phẩm phản ánh các mặt:

+ Đặc tính kỹ thuật, lý hoá: công thức, thành phần, màu sắc, cỡ, khổ + Đặc tính sử dụng: thời gian sử dụng, độ bền, tính đặc thù

+ Đặc tính tâm lý: đẹp, trẻ trung, sự thoải mái, lòng tự hào về quyền sở hữu + Đặc tính kết hợp: giá cả, nhãn hiệu, đóng gói, các dịch vụ

- Thứ hai: Người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại về mức độ quan trọng

của các thuộc tính khác nhau

Người tiêu dùng thường xác định thuộc tính nổi bậc và thuộc tính quan trọng Thuộc tính nổi bậc là thuộc tính mà người tiêu dùng cho là có ý nghĩa khi được yêu cầu hình dung ra các thuộc tính của sản phẩm Những thuộc tính này có thể do họ bị ảnh hưởng của quảng cáo hoặc dư luận xã hội Thuộc tính quan trọng là những thuộc tính mà người tiêu dùng chờ đợi ở sản phẩm trong việc nó thoả mãn nhu cầu của họ Khi được yêu cầu đánh giá các thuộc tính của sản phẩm người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến thuộc tính nổi bậc Song khi mua họ lại

Trang 26

quan tâm đến thuộc tính quan trọng Các nhà marketing cần quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của thuộc tính hơn là mặt nổi của nó

- Thứ ba: Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình

gắn với các nhãn hiệu Họ đồng nhất một chuỗi niềm tin của mình về sản phẩm với hình ảnh nhãn hiệu Ví dụ: niềm tin của người tiêu dùng về loại bột giặc có chất lượng cao, tẩy sạch các vết bẩn…đồng nhất với nhãn hiệu OMO

Niềm tin của người tiêu dùng về nhãn hiệu có thể thay đổi qua nhận thức và kinh nghiệm nhờ việc tiêu dùng thực sự của họ Vì vậy, các nhà marketing có thể khắc hoạ và làm thay đổi niềm tin của khách hàng bằng các nỗ lực marketing, song sự nỗ lực đó phải đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng khi họ thực sự mua và sử dụng hàng hoá

- Thứ tư: Người tiêu dùng có xu hướng gán cho mỗi thuộc tính của sản phẩm

một chức năng hữu ích Xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng là họ tìm đến những hàng hoá nhãn hiệu đem lại cho họ tổng số sự thoả mãn từ các đặc tính của sản phẩm là tối đa

d Quyết định mua

Kết thúc giai đoạn đánh giá các phương án, người tiêu dùng đã có một bộ nhãn hiệu lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự Ý định mua thường dành cho những sản phẩm có thứ hạng cao nhất Song để đi đến quyết định mua người tiêu dung còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kìm hãm

Hình 2.5 Những yếu tố kìm hãm quyết định mua

Những yếu tố hoàn cảnh (rủi ro đột xuất, sự sẵn có của sản phẩm, các điều kiện lien quan đến giao dịch, thanh toán, dịch vụ sau khi bán…)

Thái độ của người khác (Gia đình,bạn bè, dư luận…)

Trang 27

Để thúc đẩy quá trình dẫ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, các nhà marketing cần đẩy mạnh các họat động xúc tiến bán như : phiếu mua hàng, giảm giá, quà tặng, quảng cáo, trình bày hàng hóa, dịch vụ sau bán hàng

e Đánh giá sau khi mua

Sau khi mua, người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm Khách hàng chỉ hài lòng khi tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự chờ đợi của họ, từ đó sẽ dẫn đến hành vi mua lặp lại và họ sẽ giới thiệu cho người khác biết về sản phẩm đó Theo các nhà marketing “Một khách hàng hài lòng là quảng cáo tốt nhất của chúng ta”

Khi người tiêu dùng cảm thấy không thỏa mãn với sản phẩm đã mua, họ sẽ cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu để thiết lập sự cân bằng tâm lý thông qua việc từ bỏ hay chuyển sang nhãn hiệu khác, đồng thời có thể họ sẽ lan truyền thông tin bất lợi cho doanh nghiệp

Những đánh giá của khách hàng sau khi mua được coi là những thành công hay chưa thành công về các nỗ lực marketing của công ty Nếu khách hàng có thái độ thiện chí đối với nhãn hiệu của công ty thì đó chính là cơ hội gia tăng thị trường và duy trì lòng trung thành của khách hàng Ngược lại với thái độ thiếu thiện chí của khách hàng nhà marketing cần phải tìm cách khắc phục để có thể giảm bớt mức độ không hài lòng của họ

Như vậy, người làm Marketing cần phải nhớ rằng công việc của họ không kết thúc khi sản phẩm đã được bán ra mà còn kéo dài đến cả giai đoạn sau khi

Trang 28

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 120 người tiêu dùng thực phẩm đóng hộp trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo nghề nghiệp kết hợp với chọn mẫu thuận tiện phi xác xuất

Cỡ mẫu: số mẫu thu thập là 120 mẫu bởi vì với số nhân tố được đưa ra phân tích trong đề tài nghiên cứu này là 19 nhân tố thì số mẫu cần thu phải gấp 4 hoặc

5 lần số nhân tố được đưa để kết quả phân tích có ý nghĩa thống kê

* Bảng câu hỏi được thiết kế gồm những nội dung sau:

 Phần sàng lọc

 Phần nội dung: gồm 3 phần chính: thiết kế theo phần lược khảo tài liệu để giải quyết mục tiêu và đưa ra giải pháp

 Đối với mục tiêu 1: sử dụng câu hỏi định tính nhiều lựa chọn để thống kê các loại thực phẩm đóng hộp được người tiêu dùng chọn mua, nơi mua và số lần mua

 Đối với mục tiêu 2: dùng thang đo Likert 5 mức độ (1-5) để xác định mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc lựa chọn thực phẩm đóng hộp và mức độ hài lòng của người tiêu dùng

 Đối với mục tiêu 3: sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi định tính để thu thập ý

kiến của người tiêu dùng về nhược điểm của ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam và các giải pháp nhằm khắc phục

 Phần thông tin chung của đáp viên: sử dụng các câu hỏi để thống kê giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạnh hôn nhân của đáp viên

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, tính

điểm trung bình qua đó thấy được một số thông tin cá nhân của người tiêu dùng; các đặc điểm của người tiêu dùng thực phẩm đóng hộp như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp… Phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩm đóng gói bao gồm các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu, thói quen lựa chọn sản phẩm, hệ thống phân phối…

Trang 29

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo và sử dụng hệ số

Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

Mục tiêu 3: Dựa vào quan sát thực tế và những hiểu biết khi trực tiếp

phỏng vấn; phân tích số liệu sơ cấp Dựa vào những phân tích về thực trạng sử dụng thực phẩm đóng hộp và quan sát thực tế, từ đó nêu lên những giải pháp nhằm giúp người Việt ngày càng sử dụng thực phẩm đóng hộp do Việt Nam sản xuất nhiều hơn

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu

2.2.3 Lý thuyết các phương pháp phân tích dữ liệu  Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế

Bảng thống kê là hình thức trình số liệu thống kê và thu thập thong tin đã thu thập làm cơ cở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó nhà quản trị có thể đưa ra nhận xét về vấn đề dang nhiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả nhận định của người tiêu dùng về thực phẩm đóng hộ và so sánh giữa thực phẩm đóng hộp của Việt Nam so với Trung Quốc

 Phân tích tần số

Là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số mẫu thô nào đó

Trong phạm vi nghiên cứu này phương pháp phân tích tần số được dùng để đo lường cả biến định lượng và biến định tính dưới dạng đếm số lần xuất hiện, để mô tả một số biến lien quan tới đặc tính nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn như giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để mô tả và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng như sản phẩm thường mua, nơi mua sắm hay tần suất mua sắm…Phương pháp này cho ta cái nhìn tổng thể về mẫu điều tra

 Tính điểm trung bình: nhằm xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng

của các yếu tố tới hành vi của người tiêu dùng trong quyết định lựa chọn thực phẩm đóng hộp

Trang 30

1 – 1,8 Rất không quan trọng (ảnh hưởng) 1,81 – 2,6 Không quan trọng (ảnh hưởng) 2,61 – 3,4 Trung bình

3,41 – 4,2 Quan trọng (ảnh hưởng) 4,21 – 5 Rất quan trọng (ảnh hưởng)

 Phương pháp phân tích bảng chéo

Phương pháp phân tích bảng chéo cũng là một trong những phương pháp thống kê mô tả Kết quả phân tích này giúp ta kết luận mức độ quan hệ giữa các biến phân tích tại mức kiểm định nào đó

 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu

Tính hệ số Cronbach alpha được thực hiện đối với mỗi nhóm biến cố kết nên các nhân tố Hệ số Cronbach alpha cho biết sự tương đối đồng nhất trong đo lường theo các biến có nội dung gần gũi nhau và đã hình thành nên một nhân tố Các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩ để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên

Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm

 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu Marketing có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng thường có tương quan với nhau và thường được rút gọn để dễ dàng quản lý Mối quan hệ giữa những bộ phận khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố

Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến

- Nhận dạng các biến mới thay thế cho biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến

- Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến

Trang 31

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung: F1 = wi1X + wi2X2 + … + wikXk

Trong đó

F1: ước lượng nhân tố

w : trọng số hay hệ số điểm nhân tố k : số biến

 Phân tích hồi qui đa biến

Phân tích hồi qui là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến độc lập hay biến giải thích) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (biến giải thích) đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng (biến kết quả) Phương trình hồi qui có dạng:

Y = b0 + b1 F1 + b2 F2 + + bj Fj Trong đó:

-Y: Biến phụ thuộc (quyết định mua hàng của người tiêu dùng) -bj: Hệ số ước lượng

-Fj: Biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)

 Phân tích hồi quy Binary Logistic: Hồi qui Binary Logistic sử dụng

biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với

những thông tin của biến độc lập mà ta có được

Sử dụng phương pháp phân tích định tính, suy luận diễn giải để đề ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam ngày càng nhiều hơn

Trang 32

2.2.4 Khung nghiên cứu

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu

Phân tích hành vi khách hàng đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc từ Trung Quốc trên địa bàn TP.Cần Thơ

Mô hình nghiên cứu

Mô hình thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi và mức độ hài lòng của người tiêu dùng

Nghiên cứu định lượng

Khảo sát n=120 Mã hóa dữ liệu

Đánh giá thang đo (Cronbach Alpha) Phân tích nhân tố EFA

Phân tích hồi qui

Kết quả nghiên cứu

Giải pháp

Trang 33

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM

3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.187.089 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)

Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật

Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên)

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%

Trang 34

3.1.2 Vị trí địa lý

Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, Diện tích nội thành

53 km² Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người

3.1.3 Đơn vị hành chính

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:  Quận Ninh Kiều 13 phường

 Quận Bình Thủy 8 phường  Quận Cái Răng 7 phường  Quận Ô Môn 7 phường

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

3.1.4 Cơ sở hạ tầng

 Đường bộ

Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh:  Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang  Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang

 Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

 Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang từng bước hoàn thành và dụ kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm 2009 Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh

Trang 35

Ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và Phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động Phương tiện giao thông đường bộ phong phú Hiện nay có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động Trước đây, trong nội ô còn có một phương tiện đặc trưng là xe lôi, nhưng nay do mật độ phương tiện khá cao nên xe lôi bị ngưng hoạt động

Phương tiện vận tải công cộng chủ yếu: Xe buýt - Xe lôi - Xe đò

 Đường thủy

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau

Cần Thơ có 3 bến cảng:

 Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn  Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm

 Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm

Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP Cần Thơ

 Đường hàng không

Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009 1/1/2011, Cần Thơ khánh thành Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn Nhưng hiện nay, Cụm cảng hàng không miền nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều

bào

 Điện

Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công

Trang 36

suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây) - Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2009 Đến thời điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam

 Nước

Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày

 Viễn thông

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới

3.1.5 Tình hình kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.1 : Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế (giá so sánh 1994)

ĐVT: Triệu đồng

Kinh tế nhà nước

 Kinh tế trung ương  Kinh tế địa phương

Kinh tế ngoài nhà nước

 Kinh tế tập thể  Kinh tế cá thể  Kinh tế tư nhân

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 37

Sau khi thành phố Cần Thơ được công nhận trở thành thành phố loại một trực thuộc trung ương, qua các năm Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa xã hội… và đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản và có ý nghĩa nhiều mặt Cơ bản thành phố công nghiệp trước năm 2020, một tích cực phát triển, đóng vai trò là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông cửu long Với quyết tâm đó, từ năm 2004 đến năm 2008 kết quả đạt tổng giá trị sản xuất thành phố Cần Thơ tăng bình quân 18,83%/năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) qua các năm đều tăng

 Nông nghiệp

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể

Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm) Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều

Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng

Bên cạnh đó, thành phố tăng cường sản xuất hàng nông sản chất lượng cao với mô hình đa canh bền vững, ứng dụng mạnh thành tựu khoa học vào sản xuất, bảo quản nông sản; phát triển mạnh công nghệ sinh học trong lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, đưa sản lượng lúa, gia súc gia cầm, thủy sản vượt kế hoạch đề ra

 Công nghiệp

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển

Tình hình sản xuất CN năm 2009 tương đối ổn định, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn, nhưng giá trị sản xuất CN vẫn tăng trưởng; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không cao; đặc biệt các tháng gần đây mức tăng trưởng khá hơn các tháng đầu năm, do các DN được hỗ trợ lãi suất vay vốn để sản xuất kinh doanh trong gói kích cầu của Chính phủ đã giảm bớt khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định và tiếp tục phát triển

Trang 38

Năm 2009, giá trị sản xuất CN ước thực hiện gần 16.653 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó CN quốc doanh ước thực hiện 1.686 tỷ đồng, đạt 62,46% kế hoạch và giảm 13,35% so với cùng kỳ; CN ngoài quốc doanh ước thực hiện 13.626 tỷ đồng, đạt 96,64% kế hoạch và tăng 28,94% so với cùng kỳ; CN có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 1.341 tỷ đồng, vượt 3,12% kế hoạch và tăng 3,05% so với cùng kỳ

Tính từ đầu năm 2009 đến nay, các khu CN Cần Thơ thu hút thêm tổng cộng 21 dự án đầu tư mới và 09 dự án tăng vốn mở rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 268,7 triệu USD Đồng thời rút giấy phép 05 dự án do quá hạn không triển khai và vi phạm hợp đồng thuê đất Các khu CN Cần Thơ hiện có 187 dự án còn hiệu lực, diện tích đất thuê 542,2 ha đất, với tổng đầu tư đăng ký là 1,6 tỷ USD; vốn thực hiện 540,6 triệu USD, đạt tỷ trọng 34% tổng vốn đầu tư đăng ký Có 138 dự án trong tổng số 187 dự án đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 73,8% dự án đăng ký đầu tư

Trung tâm CN-tiểu thủ CN Cái Sơn-Hàng Bàng: diện tích 38,2 ha, hiện có 17 dự án đang hoạt động, diện tích đất cho thuê là 6,6 ha Cụm CN-tiểu thủ CN thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 49,2 ha Trung tâm CN-tiểu thủ CN quận Bình Thủy, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích khoảng 66 ha Trung tâm CN-tiểu thủ CN quận Ô Môn, đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích 30,71 ha

 Thương mại - Dịch vụ

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống) Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú

Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội, Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp Cần Thơ như

Trang 39

Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN

Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TPHCM)

Hiện Q.Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt động từ 18h đến 4h sáng hôm sau

Tình hình lưu chuyển hàng hoá trên thị trường có bước phát triển tốt; sức mua tăng khá cao so cùng kỳ; các siêu thị, công ty và cửa hàng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại và đưa hàng về nông thôn để đẩy mạnh bán ra Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Bên cạnh đó, sản xuất lúa vụ đông xuân trúng mùa, được giá, nông dân có lãi và phấn khởi, đây là yếu tố thuận lợi cho kích cầu tiêu dùng Năm 2009, hàng hóa bán ra ước thực hiện 54.144 tỷ đồng, vượt 0.27% kế hoạch năm và tăng 44,79% so cùng kỳ; bán lẻ ước đạt 25.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 21,83% so cùng kỳ

 Ngoại thương

Về ngoại thương, KNXK và doanh thu ngoại tệ chưa đạt so kế hoạch (đạt 91%) và giảm so cùng kỳ năm 2008; chủ yếu do KNXK thủy sản giảm Nguyên nhân chủ yếu do giá gạo xuất khẩu năm 2009 giảm và nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số nước hạn chế (nhất là đối với thị trường Nga, hiện nay DN Cần Thơ chỉ có 02 đơn vị được phép xuất khẩu cá da trơn); bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu thủy sản không ổn định, do một số hộ nuôi tôm, cá thiếu vốn và bị lỗ trong năm 2008, nên đã cắt giảm lượng nuôi tôm, cá tra trong năm 2009; một số hàng CN khác như: may mặc, giày dép, sản xuất và xuất khẩu cũng gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp KNNK đạt thấp so kế hoạch và giảm so cùng kỳ năm 2008; nhập khẩu giảm cả về lượng và giá trị ở hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất CN chế biến Tổng giá trị KNXK và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 843,7 triệu USD, đạt 90,82% kế hoạch năm và giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2008; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 814,6 triệu USD, đạt 90,51,% so kế hoạch và giảm 8,5% so cùng kỳ; dịch vụ thu ngoại tệ 29,1 triệu USD, tăng 0,34% so kế hoạch

Trang 40

và tăng gần 7% so cùng kỳ Tổng giá trị KNNK ước thực hiện 450 triệu USD, đạt 61,9% so kế hoạch và giảm 24,4% so cùng kỳ Chủ yếu do KNNK vật tư nguyên liệu và vải giảm; trong đó, nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm 98,9% Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: phân bón, nguyên liệu dược, nông dược, vải, xăng dầu

3.2 NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP TẠI VIỆT NAM

Các mặt hàng thực phẩm đóng gói rất đa dạng về chủng loại bao gồm bánh kẹo, bánh mỳ, kem, sản phẩm bơ sữa, quà vặt có vị ngọt, đồ ăn nhanh dạng thanh, thực phẩm đóng gói dùng trong bữa ăn chính, đồ ăn sẵn, súp, mỳ ống, mỳ sợi, thực phẩm đóng hộp/bảo quản, đông lạnh đã qua chế biến, thực phẩm sấy khô đã qua chế biến, thực phẩm ướp lạnh đã qua chế biến, sản phẩm dầu và chất béo, sản phẩm gia vị, thực phẩm dành cho trẻ em, đồ nguội dùng kèm bánh mỳ

Trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, đồ ăn sẵn cho thấy mức tăng trưởng về sản lượng lớn nhất, ở mức 3%, tiếp đó là thực phẩm ướp lạnh đã qua chế biến và quà vặt có vị ngọt, cả hai sản phẩm này tăng 2% Điều này cho thấy nhu cầu lớn về sản phẩm thuận tiện từ người tiêu dùng, cũng như những nỗ lực của các nhà sản xuất nhằm đáp ứng sự quan tâm của người tiêu dùng về sản phẩm tốt cho sức khỏe

Hiện nay, người tiêu dùng hay lựa chọn những sản phẩm sôcôla đen, bánh quy mặt có hình que, các loại hạt sấy khô, bánh có dạng thanh với tác dụng tăng cường năng lượng Trong thời gian tới, sản phẩm ăn nhanh theo sở thích được dự báo chỉ tăng trưởng nhẹ, ít hơn 1% về giá trị

Thực phẩm đóng gói dùng trong bữa ăn chính như cá, hải sản đông lạnh đã qua chế biến… trong thời gian qua đã có mức tăng trưởng tốt Năm 2008, giá trị bán hàng tăng 3%, đạt 19,5 tỷ bảng Anh, trong đó, sản phẩm cá và hải sản đông lạnh đã qua chế biến có mức tăng trưởng tốt nhất, đạt 7% Sự thuận tiện tiếp tục là một trong những xu hướng quan trọng của thị trường thực phẩm Ngoài ra, với sự gia tăng mức độ quan tâm về lợi ích của cá cho sức khỏe con người, và những nhà sản xuất luôn đảm bảo với người tiêu dùng rằng sản phẩm cá đông lạnh của họ vẫn giữ nguyên được lượng dinh dưỡng có sẵn của cá, đã khiến người tiêu dùng ngày càng hướng sự quan tâm đến những sản phẩm này hơn Đồ ăn tối hỗn hợp cũng cho thấy sự tăng trưởng tốt, gần 7%, tiếp đó là sản phẩm súp, với mức

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:14

Hình ảnh liên quan

Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

h.

ình hành vi mua của người tiêu dùng Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.3: Qúa trình hình thành quyết định mua hàng - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.3.

Qúa trình hình thành quyết định mua hàng Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.4: Quyết định lựa chọn - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.4.

Quyết định lựa chọn Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 2.5 Những yếu tố kìm hãm quyết định mua - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.5.

Những yếu tố kìm hãm quyết định mua Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 2.6: Phản ứng của khách hàng - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.6.

Phản ứng của khách hàng Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 2.7.

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 32 của tài liệu.
3.1.5. Tình hình kinh tế - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

3.1.5..

Tình hình kinh tế Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng kết quả điều tra cho thấy, có 21,7% người tiêu dùng đã sử dụng s ản  phẩm đồ  uống  có thể  thấy  được  mặt hàng  sản  phẩm đồ uống đang r ất  phổ  bi ến  được  người  dân  tiêu  thụ  mạnh  nhất  như  các  loại  bia,  các  loại đồ  uống  có  cồn, - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

ua.

bảng kết quả điều tra cho thấy, có 21,7% người tiêu dùng đã sử dụng s ản phẩm đồ uống có thể thấy được mặt hàng sản phẩm đồ uống đang r ất phổ bi ến được người dân tiêu thụ mạnh nhất như các loại bia, các loại đồ uống có cồn, Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.2: Các loại thực phẩm đóng hộp - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 3.2.

Các loại thực phẩm đóng hộp Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 3.3: Tình hình mua sắm - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 3.3.

Tình hình mua sắm Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3.3: Bảng thống kê tình hình mua sắm - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 3.3.

Bảng thống kê tình hình mua sắm Xem tại trang 49 của tài liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giới tính - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 4.1.

Biểu đồ thể hiện giới tính Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 4.2: Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 4.2.

Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mqh giữa thu nhập và số lần mua - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.4.

Kết quả kiểm định mqh giữa thu nhập và số lần mua Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mqh giữa nghề nghiệp và số lần mua TPĐH - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.3.

Kết quả kiểm định mqh giữa nghề nghiệp và số lần mua TPĐH Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.7: Diễn giải các biến ảnh hưởng đến quyết định mua TPĐH BiếnDiễn giải - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.7.

Diễn giải các biến ảnh hưởng đến quyết định mua TPĐH BiếnDiễn giải Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 4.8: Ma trận các nhân tố sau khi xoay - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.8.

Ma trận các nhân tố sau khi xoay Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 4.9: Diễn giải các biến - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.9.

Diễn giải các biến Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 4.10 Phân tích hồi qui đa biến - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.10.

Phân tích hồi qui đa biến Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 4.11: Các nguyên nhân TPĐH của TQ có mặt tại VN - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.11.

Các nguyên nhân TPĐH của TQ có mặt tại VN Xem tại trang 65 của tài liệu.
Do tình hình nhập lậu và nhái các thương hiệu có uy tín của Việt Nam và nước ngoài. Thực tế thì hàng TQ cũng có nhiều cấp đối với hàng có ch ất lượng  cao  thì  được  cơ quan  chức năng  cấp  giấy  chứng nhận,  còn đối  với  hàng  giá  rẻ  xu ất xong là c - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

o.

tình hình nhập lậu và nhái các thương hiệu có uy tín của Việt Nam và nước ngoài. Thực tế thì hàng TQ cũng có nhiều cấp đối với hàng có ch ất lượng cao thì được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận, còn đối với hàng giá rẻ xu ất xong là c Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 4.13: Ma trận các nhân tố sau khi xoay - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.13.

Ma trận các nhân tố sau khi xoay Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 4.1 4: Thống kê mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Bảng 4.1.

4: Thống kê mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng Xem tại trang 69 của tài liệu.
4.4.4.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

4.4.4.2.

Mô hình hồi quy Binary Logistic Xem tại trang 70 của tài liệu.
Mức độ chính xác của dự báo được thể hiện qua bảng Classification, bảng này  cho th ấy trong 63 trường hợp không hài lòng v ới thực phẩm đóng hộp của  TQ mô hình  đã dự đoán đúng 46 trường hợp tỷ lệ trúng là 82,1% - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

c.

độ chính xác của dự báo được thể hiện qua bảng Classification, bảng này cho th ấy trong 63 trường hợp không hài lòng v ới thực phẩm đóng hộp của TQ mô hình đã dự đoán đúng 46 trường hợp tỷ lệ trúng là 82,1% Xem tại trang 71 của tài liệu.
4.5 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG VIỆC SO SÁNH GIỮA  THỰC  PHẨM  ĐÓNG  HỘP CỦA  VIỆT  NAM  VÀ  THỰC  PHẨM  - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

4.5.

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG VIỆC SO SÁNH GIỮA THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM VÀ THỰC PHẨM Xem tại trang 72 của tài liệu.
Hình 5.1: Chuỗi cung ứng thực phẩm đóng hộp an toàn - Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.pdf

Hình 5.1.

Chuỗi cung ứng thực phẩm đóng hộp an toàn Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan