CÂU hỏi và bài tập địa lý lớp 12

40 2.4K 0
CÂU hỏi và bài tập địa lý lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÝ 12 CÂU 1: 1/ Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. a. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản: + Dầu, khí: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng, Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan + Muối biển: nhất là ven biển Nam Trung Bộ - Tài nguyên hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao ( d/c) - Tài nguyên du lịch: có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển. - Tài nguyên cho giao thông vận tải biển: có nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng(d/c) b. Các thiên tai: - Bão. - Sạt lở bờ biển. - Nạn cát bay… 2/ chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Nền nhiệt độ cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi… + Đk nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá học, làm đất vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến + KH NĐÂGM đẩy nhanh tốc độ hoà tan và phá huỷ đá vôi, tạo thành các dạng địa hình cacxtơ( hang động ngầm, suối cạn, thung khô…) - Cùng với xâm thực mạnh ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưa song. ĐBSH, ĐBSCL hang năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm m - Sinh vật nhiệt đới hình thành một số địa hình đặc biệt như đầm lầy- than bùn( u Minh) bãi triều đước vẹt (Cà Mau) các bờ biển san hô. 3/ Hoạt động của gió mùa Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Nơi xuất phát (nguồn gốc) Áp cao Xibia ở bán cầu Bắc - Đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương. - Giữa và cuối mùa hạ: áp cao cận 1 chí tuyến bán cầu Nam Thời gian thổi Từ tháng XI- tháng IV Từ tháng V- tháng X Hướng gió, tên gọi - Hướng Đông Bắc - Tên gọi: gió mùa Đông Bắc - Tây Nam( riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam) - Tên gọi: gió mùa Tây Nam. Đặc tính cơ bản Lạnh khô và lạnh ẩm Mát và ẩm Đặc điểm hoạt động - Nửa đầu mùa đông mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô - Nửa sau mùa đông mang lại thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa mùa đông suy yếu dần và gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong BCB cũng thổi theo hướng đông bắc, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở nam Bộ và Tây Nguyên - Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ÂĐD di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa cho đb Nam Bộ và Tây Nguyên. ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng ( gió Tây hay gió Lào) - Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam ( xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. - Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ. - Do áp thấp Bắc Bộ, khối không khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. 4/ Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên - Về lượng mưa: + Đông Trường Sơn: mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên vào mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa. + Tây Nguyên: mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam trực tiếp trong khi bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. → Sự đối lập giữa mùa khô và mùa mưa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do tác động của gió mùa và tín phong với bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn 2 - Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa 2 vùng: nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào. Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình. 5/ Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sinh vật nước ta. - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa bị biến dạng : rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá , xa van bụi gai. - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế: +TV là các loài cây họ đậu, vang, dâu tằm, dầu. + ĐV là thú nhiệt đới như công, trĩ, khỉ, vượn …ếch nhái, côn trùng 6/ Trình bày sự biến động và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nước ta * Biến động DT rừng - Về số lượng + Tổng dt rừng giảm (dc) + DT rừng tự nhiên giảm từ (dc) + DT rừng trồng tăng (dc) + Tỉ lệ che phủ rừng giảm (dc) - Về chất lượng rừng + DT rừng giàu và rừng TB giảm năm 1943 có 9,8 triệu ha, năm 1999 chỉ còn 2,1 triệu ha + Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng khá nhanh: năm 1975 có 2 triệu ha đến năm 1999 tăng lên 4,6 triệu ha Mặc dù tổng dt rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn đang bị suy thoại * Biện pháp bảo vệ - Tiến hành quy hoạch , mở rộng và phát triển diện tích và chất lượng rừng - Tăng cường quản lí của nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng + Đối với rừng phòng hộ + Đối với rừng đặc dụng + Đối với rừng sản xuất - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân - Các biện pháp khác 7/ Chứng minh rằng thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa theo Đông - Tây, giải thích nguyên nhân. + Vùng núi Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. + Vùng núi Tây Bắc: vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. 3 - Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên + Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. + Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. * Nguyên nhân : có nhiều nguyên nhân song chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của địa hình - Khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc do bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn - Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do bức chăn địa hình dãy Trường Sơn 8/ Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. a. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản: + Dầu, khí: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng, Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan + Muối biển: nhất là ven biển Nam Trung Bộ - Tài nguyên hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao - Tài nguyên du lịch: có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển. - Tài nguyên cho giao thông vận tải biển: có nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng. b. Các thiên tai: - Bão. - Sạt lở bờ biển. - Nạn cát bay… 9/ Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? - Nêu đúng 4 đặc điểm của tự nhiên Việt Nam: + Đất nước nhiều đồi núi + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. + Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các nông sản. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. 4 + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp và thương mại. + Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải 10/ Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi thấp đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi Viêt Nam. a. Thuận lợi. -Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để phát triển công nghiệp. -Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới -Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp -Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn -Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa… b. Khó khăn. -Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hôi. -Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất và có nguy cơ phát sinh động đất. Ngoài ra còn có các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm rét hại… 11/ Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. - Về lượng mưa. + Đông Trường Sơn: Mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão , áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là mùa khô. + Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng. - Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa hai vùng (Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào, Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình) 12/ Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? - Tích cực: + Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước + Ảnh hưởng đến sự phát triển của các địa phương, các vùng trong cả nước + Là thị trường tiêu thụ lớn, sử dụng đông đảo lao động, sức hút lớn với đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 5 - Tiêu cực: nảy sinh các vấn đề phức tạp: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, việc làm, 13/ Kể tên các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị loại đặc biệt của nước ta? - 5 Đô thị trực thuộc TƯ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ - 2 đô thị đặc biệt: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 14/ Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay? a.Thế mạnh và hạn chế nguồn lao động: - Thế mạnh : + Nguồn lao động đông và tăng nhanh Năm 2005 : Dân số hoạt động kinh tế là 42,53 triệu người = 52% dân số. Trung bình mỗi năm bổ sung thêm 1triệu lao động. + Người lao động cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm sản xuất. + Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng lên :lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng(25%), lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm(75%-2005) - Hạn chế : chất lượng nguồn lao động còn thấp: lao dộng trình độ cao ít, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. Lao động tăng quá nhanh làm nảy sinh vấn đề việc làm b. Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta? Do nguồn lao động nước ta đông và tăng nhanh. Mỗi năm giải quyết việc làm cho gần một triệu lao động, nhưng vấn đề việc làm vẫn còn gay gắt: tỉ lệ thất nghiệp 2,1% và thiếu việc làm 8,1%(2005). 15/ Vì sao quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra tương đối chậm chạp ? - Do nước ta đi lên XHCN từ một xuất phát điểm thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh - Do đặc điểm kinh tế, nông nghiệp hiện vấn đang là ngành kinh tế chủ đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành công nghiệp dịch vụ chưa phát triển mạnh Do vậy phần lớn dân cư sống ở nông thôn và mức sống thấp nên quá trình đô thị hóa còn chậm so với nhiều nước trong khu vực và thế giới 16/ Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. 6 -Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị: +Giữa miền núi, trung du với đồng bằng: .ĐB chiếm ít diện tích nhưng có số dân đông: Mật độ dân số cao nhất là ĐBSH, đến ĐBSCL và DHMT (d/c) . Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi, mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (d/c) + giữa nông thôn và thành thị: Lao động nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25 % lao động của cả nước, năm 2005). - Nguyên nhân: +ở đồng bằng: . có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nước… . Có kinh tế phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi, là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động. . Có lịch sử khai phá lãnh thổ sớm nhất là ĐBSH + TD, Miền núi địa hình cao, hiểm trở là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. +Vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu, trình độ cơ giới hoá thấp, cần phải sử dụng nhiều lao động và do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên tỉ trọng dân cư nông thôn có xu hướng giảm dần. - ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý: + Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu: đồng bằng đất chật người đông, miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động để khai thác… +Khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn… 17/ Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. - Xu hướng: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ lệ lao động ở KV1 từ 65,1% xuống 57,3%, tăng tỉ lệ lao động KV2 từ 13,1% lên 18,2% và tỉ lệ lao động KV3 từ 21,8% lên 24,5% - Đánh giá: 7 + Xu hướng chuyển dịch lao động trên là tích cực phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước + Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, lao động nước ta hiện nay vẫn chủ yếu trong khu vực 1 thể hiện nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu 18/ Phân tích các biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở Việt Nam * Biểu hiện - Vào nửa cuối thế kỉ XX nước ta diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số, tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các thời kì (dẫn chứng) - Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số KHHGD gia tăng dân số tự nhiên tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm. Do qui mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người. * Nguyên nhân - Quan niệm lạc hậu của người dân, tư tưởng phong kiến: trời sinh voi trời sinh cỏ, trọng nam khinh nữ… - Nhiều thập kỉ trước đây chính sách dân số KHHGD chưa được thực hiện tốt - Chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế phát triển tỉ lệ tử giảm nhanh trong khi tỉ lệ sinh giảm chậm - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh để nhiều * Hậu quả - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Gây sức ép đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề lương thực: tăng 1,0% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3,0- 4,0 % và lương thực phải tăng trên 4,0%. Trong hoàn cảnh kt nước ta hiện nay thì mức tăng dân số như vậy vẫn còn cao. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu + Làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. - Đối với phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế gặp nhiều khó khăn. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế. - Đối với tài nguyên môi trường: + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. 19/ Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu KT nước ta - ĐTH tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu KT trong nước và địa phương 8 + Các đô thị lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các vùng và các địa phương trong nước + Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, sức mua đa dạng, nơi tập trung lao động đông đảo + Các TP, thị xã lớn, đông dân với cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, là nơi có sức hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho tăng trưởng KT + Các đô thị còn có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động + Tuy nhiên qt ĐTH cũng cần khắc phục những hậu quả về môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội… - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa + Lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang các ngành có năng suất cao, kĩ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị + Cơ cấu nền KT nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của Nông-Lâm-Ngư, tăng dần tỉ trọng của ngành CN-XD và DV + Tạo ra một số lao động dư thừa (nông nghiệp) để chuyển sang CN và DV + Sự nâng cấp, hiện đại hoá các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở có điều kện thúc đẩy quá trình đô thị hoá + Hoạt động CN, DV phát triển tạo sức thu hút đối với dân cư, mặt khác nâng cao vai trò của đô thị. 20/ Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta - Đô thị tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta - Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sự thu hút lớn đầu tư trong nước và ngoài nước. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng gây ra nhiều hậu quả. Câu II. 1/ Sự phân bố một số cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên. - Cây cà phê: 9 + Là cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên. Diện tích cà phê khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước + Đắk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất: 170,4 nghìn ha, chiếm 38,3% diện tích cà phê của Tây Nguyên + Có hai loại cà phê chính: Cà phê chè: Trồng ở các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ, ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk. - Cây chè: + Chè được trồng ở các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước. + Chè được chế biến tại nhà máy chế biến chè Biển Hồ ( Gia Lai) và Bảo Lộc ( Lâm Đồng) - Cây cao su: có diện tích lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Lắc. - Cây dâu tằm: có diện tích lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng) Ngoài ra còn một số cây công nghiệp khác như hồ tiêu, điều… Các vấn đề đặt ra: - Do mở rộng diện tích trồng cà phê quá nhanh nên nông dân đã trồng trên các đất dốc, sự mở rộng không hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật rừng - Mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã hạ thấp nhiếu so với trước đây nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô trong những năm gần đây hết sức nghiêm trọng - Công nghệ sau thu hoạch còn yếu. Cà phê mới được phơi khô ở các gia đình là chính, việc phân loại và chế biến sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nên giá cà phê xuất khẩu thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra trong những năm gần đây giá cà phê trên thị trường thế giới không ổn định làm cho việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn. Giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên - Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc tu bổ vốn rừng, để đảm bảo nguồn nước ngầm trong mùa khô . - Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. - Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Bổ sung lao động có chuyên môn kĩ thuật… - Đảm bảo tốt vấn đề lương thực trong vùng. - Tăng cường thuỷ lợi ( kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện), đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê vào mùa khô - Ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên - Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê. 10 [...]... trong giai đoạn 1991 – 2007 2 Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích -Chọn dạng biểu đồ kết hợp (cột và đường ) -Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - Vẽ biểu đò sạch sẽ, rỏ ràng 2 Nhận xét và giải thích : a Nhận xét : 34 - Số lượt khách du lịch (cả khách nội địa và quốc tế) đều tăng liên tục từ 19 9120 07 + Khách nội địa tăng 25,5 triệu lượt +Khách quốc tế tăng 5,7 triệu... trồng và phân bố nghề nuôi tôm, nghề nuôi cá… * ĐBSCL….vì: - Diện tích măt nước nuôi tôm rộng( chứng minh) - Dân cư có kinh nghiệm và truyền thống nuôi tôm, cá - Các dịch vụ cho nuôi tôm cá phát triển rộng rãi… - Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước… Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng này * Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải... phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của đồng bằng - Môi trường thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng đang đứng trước sự suy thoái ⇒ Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long là vấn đề cấp bách * Hướng sử dụng và cải tạo: - Giải quyết nước ngọt vào mùa khô là vấn đề quan trọng (để hạn chế phèn, mặn…) - Cải tạo đất bằng thủy lợi và thay đổi cây trồng... tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.Tại sao trong những năm gần đây du lịch nước ta có sự phát triển mạnh? a Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng * Tài nguyên du lịch tự nhiên: tương đối phong phú và đa dạng - Về mặt địa hình: + địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động + địa hình bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ - Tài nguyên khí hậu tương... nhất là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit lớn - Các hồ thủy điện có ý nghĩa: + về thủy lợi: chứa nước về mùa mưa và cung cấp nước về mùa khô + phát triển du lịch Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển a đối với kinh tế - Là cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa - Là căn cứ để tiến ra biển và đại dương, tạo... CN GThích 1 Sự phân hoá lãnh thổ CN nước ta * Hoạt động công nghiêp tập trung vào một số KV - Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung CN cao nhất Trong đó có HN là trung tâm CN lớn nhất Từ HN toả đi các hướng theo các trục giao thong với các ngành chuyên Môn hoá ( 6 hướng- các ngành CM hóa) - Nam bộ: + có mức độ tập trung cao + Hình thành một dải CN, trong đó nổi lên các trung tâm... tỉ đồng của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? TTCN Qui mô TP Hồ Chí Minh Trên 120 nghìn tỉ đồng Hà Nội Trên 120 nghìn tỉ đồng Hải Phòng Từ trên 40 nghìn -120 nghìn tỉ đồng Biên Hòa Từ trên 40 nghìn -120 nghìn tỉ đồng Vũng Tàu Từ trên 40 nghìn -120 nghìn tỉ đồng Thủ Dầu Một Từ trên 40 nghìn -120 nghìn tỉ đồng 16/ Phân tích thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ? Vì sao trong những năm gần đây cây công... cơ cấu đa dạng - Nước (nước mặt và nước ngầm) phong phú - Thế mạnh khác: địa hình * Điều kiện kinh tế xã hội - Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp - Thị trường tiêu thụ( trong nước và nước ngoài) mở rộng - Cơ sở hạ tầng ( giao thông, thông tin liên lạc ), cơ sở vật chất kỹ thuật(trạm trai giống )đảm bảo - Công nghệ chế biến hiện đại và hoàn thiện - Đường lối chính... trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng - Gắn việc sử dụng và cải tạo tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cây CN, cây ăn quả có giá trị, kết hợp thủy sản và CN chế biến + Khai thác kết hợp kinh tế đất liền, biển, đảo và quần đảo + Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại So sánh chuyên môn hóa sản xuất N N vùng TDMNBB và. .. mùa có một mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng địa hình vùng núi, nhưng có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc + Khó khăn: - Rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông - Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản còn hạn chế * Đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta vì: - Có ĐKTN(đất, khí hậu) rất phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè - Dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè - Thị trường . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÝ 12 CÂU 1: 1/ Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. a. Các nguồn tài nguyên. nhập trực tiếp và gây mưa cho đb Nam Bộ và Tây Nguyên. ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng ( gió Tây hay gió Lào) - Vào giữa và cuối mùa hạ,. của gió mùa với hướng của địa hình - Khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc do bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn - Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do bức chăn địa hình dãy Trường Sơn 8/

Ngày đăng: 26/06/2015, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan