Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành

8 1.9K 13
Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm có 60 đại biểu

Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành Ngày 16 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, mang tính lịch sử của quốc gia dân tộc, đây được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta. Kể từ sau Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Quốc hội luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, là cơ quan quyền lực cao nhất. Qua các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992, vai trò của Quốc hội hơn lúc nào hết được tăng cường thông qua các quy định về cơ cấu tổ chức, vị trí, tính chất chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nhánh cơ quan này. Song song với sự ra đời tồn tại của Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là Chính phủ - cơ quan hành Chính Nhà nước cao nhất đồng thời cũng là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Thông qua Hiến pháp các văn bản pháp luật hiện hành về Quốc hội Chính phủ, cùng nhìn nhận rõ hơn về đề tài Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành. 1. Khái quát về Quốc hội Chính phủ 1.1. Quốc hội Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã bầu ra Quốc hội đầu tiên – Quốc hội khóa I. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã ra nghị quyết khẳng định rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt nam là một. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiêu biểu cho tính chất thống nhất của nước ta tiêu biểu cho ý chí tranh đấu của nhân dân cả hai miền Nam – Bắc”. Trong cả thời kỳ chiến tranh thời kỳ hòa bình, Quốc hội luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Điều 2 Hiến pháp 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân tầng lớp trí thức”. Điều này khẳng định quyền lực của nhân dân, thông qua biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện – Quốc hội hội đồng nhân dân các cấp để thực hiện quyền lực của mình. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nguyên tắc này được khẳng định tại điều 22 Hiến pháp 1946, điều 4 Hiến pháp 1959, điều 82 Hiến pháp 1980 điều 83 Hiến pháp 1992, Quốc hội đại diện cho ý chí lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đại biểu Quốc hội được nhân dân bầu ra từ những công NGUYỄN HÀ LINH Page 1 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành nhân, nông dân, trí thức những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Quốc hội giữ vai trò quyết định đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Điều 83 Hiến pháp 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội trên ba phương diện: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp; quyết định những Chính sách về đối nội, đối ngoại các vấn đề quan trọng khác; thực hiện quyền giám sát tối cao với Chính phủ nói riêng với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nói chung. 1.2. Chính phủ Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Quốc hội đã lập ra Chính phủ bao gồm: chủ tịch nước, phó chủ tịch nước nội các. Mô hình Chính phủ kháng chiến là cơ sở cho sự ra đời quy định về Chính phủ trong Hiến pháp 1946, qua 2 bản Hiến pháp 1959 1980, Hiến pháp có nhiều thay đổi, cùng với nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1992 ra đời kiện toàn tổ chức, hoạt động của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp 1992 quy định về Chính phủ: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành Chính Nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ do Quốc hội thành lập, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, Chính phủ cũ tiếp tục hoạt động tới khi Quốc hội nhiệm kỳ mới bầu ra Chính phủ mới. Thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước, các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn. 2. Nguyên tắc xác lập mối quan hệ phápgiữa Quốc hội Chính phủ 2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Theo quy định tại điều 2 Hiến pháp 1992 thì mọi quyền lực Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều nằm trong tay nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ, là đối tượng tham gia vào việc quản lý Nhà nước trên ba phương diện: Một là, thành lập các cơ quan đại diện (Quốc hội hội đồng nhân dân) thông qua con đường bầu cử (theo bốn nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín); Hai là, thực hiện quyền quản lý Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng; Ba là, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. NGUYỄN HÀ LINH Page 2 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành Quốc hội là cơ quan thành lập từ các đại biểu ưu tú do nhân dân lựa chọn, để thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình, Quốc hội thành lập ra Chính phủ, Chính phủ chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ phải đảm bảo tính thống nhất của quyền lực Nhà nước, đảm bảo lợi ích ý chí cũng như nguyện vọng của nhân dân được triệt để. 2.2. Nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước Cũng trong điều 2 Hiến pháp 1992 ghi nhận nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, nhưng không phải là tập quyền độc đoán mà phải có sự phân công, phối hợp lẫn nhau. Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủmối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước tối cao – giữa hai nhánh quyền lực Nhà nước thống nhất. Quốc hội Chính phủ luôn có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước nhưng bên cạnh đó phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động. 2.3. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Điều 4 Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước Việt Nam. Việc xác lập mối quan hệ phápgiữa Chính phủ Quốc hội luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dựa trên những tư tưởng, nguyên tắc mà Đảng đưa ra, Chính phủ Quốc hội phải có sự phân công phối hợp quán triệt tư tưởng nguyên tắc đó. 2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc phái sinh của nguyên tắc quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất, được quy định tại điều 6 Hiến pháp 1992. Qua đó, mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ phải đảm bảo yếu tố tập trung dân chủ về mặt tổ chức, các bên tự kiểm tra giám sát nhau để bảo đảm vị trí của Quốc hội cũng như Chính phủ, thiết lập trật tự xã hội nhất định. 2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” – đây là nguyên tắc phản ánh nhu cầu tự nhiên của bộ máy Nhà nước, bất cứ một Nhà nước nào muốn tồn tại đều cần có pháp luật pháp luật đó phải được đảm bảo thực hiện. Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ cũng không được nằm ngoài pháp luật, nó phải được quy định trong Hiến pháp nói chung Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ nói riêng để thấy rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. 3. Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành NGUYỄN HÀ LINH Page 3 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành 3.1. Mối quan hệ về mặt tổ chức – Quốc hội thành lập ra Chính phủ Quốc hội là cơ quan trực tiếp thành lập ra Chính phủ được khẳng định tại khoản 7 điều 84 Hiến pháp 1992 khoản 7 điều 2 Luật tổ chức Quốc hội. Điều này cũng được khẳng định tại điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2001: “Chính phủ gồm có: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng; - Các Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ” Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sự đề nghị của Chủ tịch nước, các thành viên khác trong Chính phủ (Phó Thủ tướng, bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ) do Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khẳng định vị trí độc lập tương đối của mình khi Quốc hội chỉ trực tiếp bầu ra Thủ tướng Chính phủ, trong khi trong hiến pháp 1980, Quốc hội có quyền bầu, bãi miễn toàn bộ các thành viên của Hội đồng bộ trưởng. Chính vì sự độc lập đó của Chính phủ, nên trong Hiến pháp 1992 quy định, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam, chứ không phải là cơ quan quan chấp hành là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) như quy định của Hiến pháp 1980 nữa. Tuy nhiên, sự độc lập này không làm thay đổi bản chất mối quan hệ của Quốc hội Chính phủ nói chung hay mối quan hệ xét về mặt tổ chức nói riêng. Bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất có quyền lập pháp lập hiến, vì vậy, Quốc hội có quyền ban hành Luật tổ chức Chính phủ, qua đó quyết định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. 3.2. Mối quan hệ về mặt hoạt động NGUYỄN HÀ LINH Page 4 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành 3.2.1. Mối quan hệ của Quốc hội Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật Có thể thấy rằng, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước nắm quyền lập pháp lập hiến trong tay, là cơ quan duy nhất giữ quyền lực này. Mọi hoạt động của Chính phủ đều chịu sự ảnh hưởng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng là cánh tay phải đắc lực cho Quốc hội để đưa các văn bản pháp luật vào thực tiễn đời sống, tổ chức, quản lý việc áp dụng Hiến pháp pháp luật. Mặt khác, Quốc hội không thể tự mình hoàn thành chức năng lập pháp của mình nếu không có sự giúp sức của Chính phủ. Hoạt động lập pháp của Quốc hội đang ngày càng có chất lượng hơn cũng chính bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội Chính phủ. Chính phủ là chủ thể chính trong việc soạn thảo trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3.2.2. Mối quan hệ của Quốc hội Chính phủ trong hoạt động giám sát Hoạt động giám sát Chính phủ là một trong những hoạt động đặc thù của Quốc hội trong nhiều Nhà nước. Chế định này cũng tồn tại trong Hiến pháp 1992 luật tổ chức Quốc hội 2001. Khác với Hiến pháp 1980, trao quyền giám sát Hội đồng bộ trưởng cho Hội đồng Nhà nước, Hiến pháp 1992 quy định chức năng này do Quốc hội trực tiếp thực thi. Hoạt động giám sát của Quốc hội thông qua ba hình thức: Thứ nhất, kỳ họp Quốc hội – đây là hình thức giám sát quan trọng nhất, thông qua đó, Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo công tác của Chính phủ các cơ quan của Chính phủ (ít nhất một lần một năm), tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét thảo luận báo cáo của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, thông qua đại biểu Quốc hội – đây là hình thức giám sát có hiệu quả cao nhất. Thông qua việc chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, các đại biểu đã thay mặt cử tri chạm vào những vấn đề được nhân dân quan tâm. Đây là hình thức giám sát mang tính của dân, do dân, vì dân nhất. Thứ ba, giám sát các văn bản của Chính phủ. Quyền giám sát hoạt động của Chính phủ thông qua các văn bản của Chính phủ thuộc nhiệm vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội Quốc hội. Khoản 5 điều 7 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định: NGUYỄN HÀ LINH Page 5 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành “Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Trong khi ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ các văn bản của Chính phủ thì, theo khoản 9 điều 84, Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản này. Thứ tư, Chính phủ còn chịu sự giám sát của các cơ quan khác trực thuộc Quốc hội. 3.2.3. Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng khác của đất nước Tất cả những vấn đề quan trọng nhất của đất nước đều thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Trên cơ sở những quyết định của Quốc hội, Chính phủ quản lý, thực hành những quyết định đó. Trong hoạt động đối ngoại, khoản 12, 13 điều 84 Hiến pháp 1992 quy định, Quốc hội có quyền: “12. Quyết định vấn đề chiến tranh hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm Quốcphòng an ninh Quốc gia; 13. Quyết định Chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước Quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của chủ tịch nước” Trên cơ sở những quyết định, phê chuẩn của Quốc hội, Chính phủ thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước, ký kết, tham gia hoặc phê duyệt các điều ước Quốc tế nhân danh Chính phủ. 3.2.4. Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội: Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về nhiệm vụ đã được Thủ tướng phân công; Bộ trưởng các thành viên khác của Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Quốc hội về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. NGUYỄN HÀ LINH Page 6 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành 4. Những hạn chế của mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ đề xuất khắc phục 4.1. Những hạn chế Thứ nhất, tuy pháp luật đã có quy định, chỉ Thủ tướng Chính phủ mới buộc phải là đại biểu Quốc hội, nhưng trên thực tế, phần lớn các thành viên của Chính phủ đều là đại biểu Quốc hội. Điều này vừa dẫn tới việc đại biểu phải kiêm nhiệm quá nhiều hoạt động dẫn tới làm việc không hiệu quả. Hơn nữa, việc này cũng ảnh hưởng tới cơ chế giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ. Vì như vậy, về thực chất, các đại biểu Quốc hội tự giám sát chính mình, điều đó đã đem lại hiệu quả không cao cho công tác giám sát. Thứ hai, về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ các cơ quan thuộc Chính phủ - Bộ các cơ quan ngang bộ, là những tổ chức chính hoạt động sáng kiến pháp luật. Việc này tạo điều kiện thuận lợi, bởi lẽ, Chính phủ là cơ quan hành pháp, cơ quan trực tiếp đưa pháp luật đến với mọi công dân, nên hiển nhiên Chính phủ sẽ có những sáng kiến pháp luật thích hợp nhất, có tính ứng dụng cao nhất. Tuy nhiên, chính điều này cũng nảy sinh việc các Bộ sáng kiến pháp luật theo hướng có lợi cho bản thân. Thứ ba, hoạt động giám sát chưa thực sự hiệu quả. Quốc hội chưa có biện pháp để việc giám sát hiệu quả, hơn nữa, việc giám sát của Quốc hội được phân công cho quá nhiều cơ quan, không có cơ quan chuyên trách dẫn đến sự phân tán quyền giám sát hoặc phạm vi giám sát của cơ quan này quan khác chồng chéo lên nhau, dẫn tới khó kiểm soát. 4.2. Đề xuất khắc phục những hạn chế Trên những hạn chế đã nhìn nhận ở phần trên xin đưa ra một số đề xuất khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành: Thứ nhất, triển khai quy định về thành viên Chính phủ như luật tổ chức Chính phủ 2001. Số thành viên của Chính phủ là đại biểu Quốc hội phải giới hạn ở một số lượng cụ thể. Giảm tới mức thấp nhất Đại biểu Quốc hội tham gia vào Chính phủ để tăng hiệu quả hoạt động cũng như tăng tính độc lập của Chính phủ đối với Quốc hội. Thứ hai, những sáng kiến pháp luật của Chính phủ trình lên Quốc hội, cần có các cơ quan chuyên môn xem xét kỹ lưỡng, tránh tình trạng sáng kiến pháp luật không đem lại quyền lợi cho bộ phận lớn công dân hoặc chỉ đem lại những lợi ích cho một thiểu số người dân. Trước khi thông qua các dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội, có thể trưng cầu dân ý của một bộ phận công dân ảnh hưởng trực tiếp của dự thảo luật đó cũng như những người có chuyên môn trong lĩnh vực luật học để kiểm tra tính đúng đắn. NGUYỄN HÀ LINH Page 7 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ theo pháp luật hiện hành Thứ ba, tăng cường hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ bằng việc lập ra một cơ quan chuyên trách, chuyên làm nhiệm vụ giám sát – hoạt động đặc thù của Quốc hội. Cần nâng cao hiệu quả hơn nữa của hoạt động chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội với các thành viên thuộc Chính phủ bởi đây vốn là phương thức giám sát hiệu quả nhất. Trong các phiên họp, các thành viên của Chính phủ tiếp nhận câu hỏi từ Đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn tồn tại, thì trong những phiên họp kế tiếp, các thành viên của Chính phủ phải báo cáo kết quả của công tác giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó. Ngoài ra, các Đại biểu Quốc hội cần chuẩn bị những câu hỏi mang tính thực tế, đi sâu đi sát vào vấn đề, các thành viên của Chính phủ cũng phải tập trung trả lời câu hỏi một cách cụ thể chính xác nhất. Tránh tình trạng trả lời chung chung để lảng tránh vấn đề mà các Đại biểu đưa ra. Qua những tìm hiểu, có thể nhận thấy rằng, pháp luật Việt Nam đang ngày càng được kiện toàn để phù hợp với tình hình thực tại trong nước cũng như tình hình trên thế giới. Tuy nhiên, pháp luật cũng không khỏi vướng mắc một số hạn chế. Mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủmối quan hệ then chốt trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua bài tiểu luận, phần nào đã nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ đặc biệt quan trọng này, qua đó cũng cần nhìn nhận một số thiếu sót của pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ giữa Quốc hội Chính phủ. NGUYỄN HÀ LINH Page 8 . Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành 4. Những hạn chế của mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ và đề xuất khắc. Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành NGUYỄN HÀ LINH Page 3 Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan