Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người Sinh học 8 THCS

24 618 2
Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người Sinh học 8 THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 I.Cơ sở lí luận 3 I.1. Hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập 3 I.2. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá 5 I.3. Ưu nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá 7 I.4. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá 8 I.5. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá 9 I.6. Các hoạt động học tập khám phá trong các tiết Sinh học ở THCS 11 II. Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8 THCS 12 II.1. Thiết kế hoạt động khám phá thông qua hình ảnh 12 II.2. Thiết kế hoạt động khám phá thông qua sơ đồ, hình vẽ trong SGK 16 II.3. Thiết kế hoạt động khám phá thông qua thực hành, thí nghiệm 19 II.4. Thiết kế hoạt động khám phá thông qua phim 21 PHẦN III: KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHẦN I: MỞ ĐẦU Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 1 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học. Vì vậy nó luôn là trung tâm chú ý của lí luận và thực tiễn dạy học hiện nay. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đều nhằm hướng đến điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo. Dựa trên cái cũ đã biết, cần đặt ra cho học sinh những nhiệm vụ tìm tòi, những mâu thuẫn, những vấn đề, những mối liên hệ mới… cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng cường các hoạt động nhận thức và tư duy của học sinh. Tuy nhiên, vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực chủ động của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. Việc rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh cũng chưa được chú trọng… Hậu quả của các tồn tại trong dạy học nói trên đã dẫn đến hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này. Do đó đổi mới phương pháp dạy học và tập trung vào vấn đề tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh là một vấn đề cấp bách, nhằm tạo ra những con người mới năng động, sáng tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một trong những hướng hiện nay đang được các nhà khoa học giáo dục quan tâm là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động khám phá. Thông qua hoạt động khám phá, một mặt học sinh được trang bị, củng cố tri thức, mặt khác rèn luyện cho các em một số kỹ năng tư duy. Đặc biệt là các kỹ năng tư duy thực nghiệm, năng lực xử lí tình huống giúp các em giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động khám phá để dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8”. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 2 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận I.1. Hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập I.1.1. Hoạt động Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động. Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Quan niệm triết học cho rằng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối liên hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả con người. Về mặt tâm lí học: Hoạt động chính là tính tích cực bên trong (tâm lý) và bên ngoài (thể lực) của con người. Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí, dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng. I.1.2. Hoạt động khám phá trong học tập Hoạt động học tập là một chuỗi hành động thao tác trí tuệ và cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định của bài học. Bản chất của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành. Do đó, trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của giáo viên bao gồm: Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 3 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS - Định hướng phát triển tư duy cho học sinh. - Lựa chọn nội dung vấn đề cần nghiên cứu đảm bảo tính vừa sức với học sinh. - Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp. - Chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết. Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi tranh luận tích cực. Đây là việc làm không dễ dàng đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công phu vào nội dung bài giảng. Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: Từ tri thức của bản thân, thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học, giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội dung vấn đề làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải “khám phá” ra những điều mới đối với bản thân. Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như trong nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo viên khéo léo đặt người học vào vị trí khám phá lại những tri thức trong di sản văn hóa của loài người. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 4 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Sự giúp đỡ của giáo viên được chuyển hóa dần theo lứa tuổi, trình độ phát triển, khả năng nhận thức của học sinh. Nếu học sinh có đủ tri thức, kỹ năng thì giáo viên chỉ cần động viên các em hoạt động độc lập trong việc lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá kết quả trong hoạt động học tập của mình. Để học sinh khám phá ra tri thức trong cách dạy phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì giáo viên có thể hướng dẫn một số vấn đề như: - Cần xác định cái gì: cái gì đã biết, đã cho cái gì cần phải tìm và tìm theo hướng nào? - Nêu những câu hỏi cần được trả lời khi giải quyết vấn đề - Hãy trả lời những câu hỏi đã nên, giải thích dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã có, quan sát thí nghiệm - Hãy suy nghĩ: em sẽ kiểm tra giả thuyết của mình như thế nào và giải quyết vấn đề ra sao - Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng - Tổng kết và trình bày cách giải quyết vấn đề - Suy nghĩ và nêu ra vấn đề mới Như vậy hoạt động khám phá là khám phá lại có hướng dẫn, có định hướng. Bằng hoạt động khám phá học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy, từ đó phát triển năng lực học tập của học sinh. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. I. 2. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá Dạy học bằng các hoạt động khám phá (HĐKP) là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học. Trong đó, giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề dưới sự định hướng của giáo viên. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 5 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Phân biệt dạy học khám phá với dạy học giải quyết vấn đề: Qua bảng trên ta thấy: Dạy học khám phá là một phương pháp tiếp cận mới của dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá có những đặc điểm sau: - Đặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề. - Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài. Dạy học giải quyết vấn đề chỉ áp dụng cho một số bài có nội dung là một vấn đề lớn có liên quan logic với kiến thức cũ. - Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh, chưa hoàn hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề. - Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 6 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS - Dạy học khám phá có thể sử dụng lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học giải quyết vấn đề. - Mục đích cuối cùng của hoạt động khám phá là hình thành kiến thức, kĩ năng mới xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở học sinh. I.3. Ưu nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá  Ưu điểm So với dạy học bằng phương pháp thông báo, giải thích, minh họa thì phương pháp dạy học bằng các HĐKP có một số ưu điểm nổi bật sau: - Học sinh xem việc học là của mình từ đó phát huy được tính tích cực – độc lập – sáng tạo trong quá trình học tập. - HHĐKP tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú học tập và đem lại niềm vui kích thích long ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học. - Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi của bài học thông qua các HĐKP. Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn có phương pháp tìm kiếm ra kiến thức, phát triển được năng lực tư duy. - Hợp tác với các bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học. - Giải quyết vấn đề nhỏ, vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 7 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS - Đối thoại thầy – trò, trò – trò tạo ra bầu không khí sôi nổi tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.  Nhược điểm - Dạy học khám phá có tốc độ chậm và không phải chue đề nào cũng áp dụng được. Nếu không biết tổ chức hợp lí thì dạy học bằng HĐKP dễ phá vỡ kế hoạch thời gian của bài học. Học sinh dễ sa lầy vào hoạt động, một số học sinh đặc biệt là học sinh yếu rơi vào trạng thái chán nản, không tham gia được vào các HĐKP mà phải dựa vào những bạn khá hơn. - Nếu giáo viên không có kinh nghiệm tổ chức HĐKP sẽ đưa ra những ấn tượng sai lầm trong tư duy, gây bất lợi cho học sinh về sau này. I.4. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá - Thiết kế các HĐKP đảm bảo tính logic, đặt trong mối quan hệ với bài trước, bài sau động thời phải mang tính vừa sức với học sinh, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động ở mức cần thiết mới lôi cuốn được học sinh. - giáo viên phải giám sát các haotj động của học sinh, biết gần gũi học sinh, phát hiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế hoạch thời gian. Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm cộng, bằng những lời nhận xét, khen ngợi. - Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo cáo kết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào của nhóm lên trình bày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến. - Trong quá trình tổ chức HĐKP cần tránh hai xu hướng: Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 8 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Thứ nhất là xu hướng hình thức: Tức là chỗ nào dễ để học sinh khám phá mới tổ chức hoạt động. Thứ hai là xu hướng cực đoan: Tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài học thành các HĐKP. I.5. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá - Mỗi hoạt động họa tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp nhằm hướng tới mục tiêu xác định. - Mục tiêu đó có thể là hình thành một kiến thức, một kĩ năng mới có thể là xây dựng một thái độ, một giá trị, góp phần rèn luyện kĩ năng tư duy, năng lực xử lí tình huống có vấn đề. - Một hoạt động gồm nhiều hành động, một hành động gồm nhiều thao tác. Các hành động và thao tác này làm thành một thể thống nhất, hướng tới một mục tiêu cụ thể. Trong thực tế dạy học có người hiểu nhầm giáo viên nêu một câu hỏi kiểm tra hoặc yêu cầu học sinh cho thêm một ví dụ minh họa hoặc giáo viên giới thiệu tranh vẽ…đều là nhứng hoạt động. Có người xem tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới là những hoạt động. Người ta quan niệm các haotj động học tập được thiết kế trong khâu học bài mới và chủ thể hành động phải là học sinh chứ không phải là giáo viên. - Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấp lên trình độ cao, tùy theo năng lực tư duy của người học và được tổ chức thực hiện theo cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề cần khám phá. - Có thể trình bày tóm tắt như sau: Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 9 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Mục tiêu của hoạt động: - Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Xây dựng thái độ, niềm tin. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề Dạng hoạt động Hình thức tổ chức hoạt động - Thông qua câu hỏi, tranh vẽ, đoạn phim. - Điền từ, điền bảng, điền tranh câm. - Lập bảng, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, bản đồ 9đọc, vẽ, phân tích) - Làm thí nghiệm, đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả. - thảo luận, tranh cãi về một chủ đề nêu ra. - Giải bài toán nhận thức, bài tập tình huống. - Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp cải thiện thực trạng, thực nghiệm giải pháp mới. - Bài tập lớn, đề án, luận văn, luận án. - Hoạt động độc lập (cá nhân). - Nhóm rì rầm (2 người). - Hợp tác trong nhóm nhỏ (4-6 người). - “Kim tự tháp” (Hợp 2 nhóm 2 người thành nhóm 4 người, hợp 2 nhóm 4 người thành nhóm 8 người). - “Bể cá” (nhóm A thảo luận, nhóm B khảo sát, rút ra kinh nghiệm sau đó đổi vai). - Làm việc chung cả lớp. - Trò chơi - Sắm vai. - Mô phỏng. v.v… I.6. Các hoạt động học tập khám phá trong các tiết Sinh học ở THCS Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 10 [...]... hoạt động thường dùng nhất trong các bài học Sinh học ở THCS II Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8 THCS Loại kiến thức khái niệm, giải phẫu, quá trình và quy luật có thể dạy bằng hoạt động khám phá Việc tổ chức hoạt động khám phá được thực hiện thông qua các phương tiện như hình vẽ, sơ đồ, hình ảnh, bài toán và phim II.1 Thiết kế hoạt động khám phá. .. 1: Tìm hiểu các nhóm máu ở người Nghiên cứu SGK và kết quả thí nghiệm của Karl Landsteiner ở H15: Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 17 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS H1: Hãy kể tên và phân biệt các nhóm máu ở người? H2: Vì sao trong mỗi cơ thể người không thể tồn tại hai hay nhiều nhóm máu? Hoạt động 2: Các nguyên... giữa các nhóm máu: A A O O AB AB B B Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 16 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: Phải thử máu trước khi truyền để kiểm tra: - Nhóm máu thích hợp - Máu người cho có các tác nhân gây bệnh hay không (nhất là bệnh HIV, viêm gan B) • Hoạt động Hoạt động. . .Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS - Sinh học là khoa học thực nghiệm Các tri thức khoa học Sinh học (khái niệm, định luật, học thuyết) được xây dựng từ những sự khái quát hóa các kiến thức sự kiện (sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ trong giới tự nhiên hữu cơ) được tích lũy bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm... trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS học trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh là một trở ngại trong việc thực hiện phương pháp này Do đó, để các hoạt động khám phá được thiết kế ở trên có hiệu quả cao cần phải được tiến hành thực nghiệm để thử nghiệm, bổ sung và hoàn thiện TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS,TS Phan Đức Duy ( 2013), Bài giảng phát triển lí luận dạy học Sinh học, Huế... sống” – Sinh học 8 • Mục tiêu: + Kiến thức: Thông qua thí nghiệm, học sinh biết được chức năng của tủy sống đồng thời phỏng đoán được cấu tạo của tủy sống + Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng tư duy suy đoán, phân tích tổng hợp Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 18 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS. .. 3.Màng xương c Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn 4.Mô xương cứng d Giúp xương phát triển to về bề Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 14 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS ngang 5 Khoang xương e Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ xương H3: Đặc điểm nào trong cấu trúc của xương dài giúp... Sinh học – K22 12 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS + Ngoài: Sụn bọc đầu xương -> Giảm ma sát trong khớp xương + Trong: Mô xương xốp gồm các nan xương -> Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ xương - Thân xương: Hình ống + Ngoài: Màng xương -> Giúp xương phát triển to về bề ngang + Giữa: Mô xương cứng -> Chịu lực, đảm bảo vững chắc + Trong: ... tốt? Giải thích? - Hoạt động 2: Cấu tạo và chức năng của xương ngắn và xương dẹt Quan sát H8.3, trả lời câu hỏi sau: Cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt có điểm gì khác so với xương dài? Vì sao có sự khác biệt đó? II.2 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua sơ đồ, hình vẽ trong SGK Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 15 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh. .. thụ chất dinh dưỡng, trong bài 29 “Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân” • Mục tiêu: + Kiến thức: Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22 20 Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS HS trình bày được đặc điểm cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng HS giải thích được vì sao sự hấp thụ các chất dinh dưỡng . động khám phá 8 I.5. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá 9 I.6. Các hoạt động học tập khám phá trong các tiết Sinh học ở THCS 11 II. Thiết kế các hoạt động khám phá trong. tài Thiết kế các hoạt động khám phá để dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8 . Học viên: Nguyễn Thị Hải Lý. Lớp: LL & PPDH Sinh học – K22. 2 Thiết kế các hoạt động khám phá trong. Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người – Sinh học 8 THCS MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 I.Cơ sở lí luận 3 I.1. Hoạt động và hoạt động khám

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan