TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

7 281 0
TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG  10 NĂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CN. Đỗ Quốc Hùng 1- Tầm quan trọng thư viện trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: Theo ông Edmund James (Viện trưởng Viện ĐH Illinois), nói: "Trong những cơ sở hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn Thư viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào với giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ.". Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức, bám sát với nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trường Đại học Hùng Vương. Thư viện trường luôn đồng hành cùng cán bộ giáo viên và sinh viên nhằm cung cấp nguồn thông tin tư liệu. Như vậy, ta khẳng định rằng: Thư viện có vai trò quan trọng với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Vị thế thư viện ngày nâng cao, người làm công tác thư viện chủ động thành người cung cấp thông tin và tri thức. Nói cách khác, Thư viện trường Đại học Hùng Vương được xem là nơi cung cấp nguồn thông tin tiện lợi trong việc truy cập và khai thác. Đối với giảng viên, Thư viện là nơi để họ bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến làm cho các bài giảng, những giờ lên lớp thêm sinh động và hấp dẫn. Mặt khác, Thư viện mở rộng điều kiện học tập cho sinh viên về không gian lẫn thời gian cũng như các lãnh vực tri thức. Điều này sinh viên không thể có được trong khuôn khổ bó hẹp của nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường. Thư viện giúp sinh viên phát huy tối đa tính chủ động trong học tập, tính độc lập sáng tạo trong tư duy nghiên cứu khoa học. Nhận thức được vai trò quan trọng, cán bộ công nhân viên thư viện luôn phấn đấu nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho. Với 6 năm thành lập và phát triển thư viện đã đẩy mạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ: 2- Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo tín chỉ và nghiên cứu khoa học: Nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động Thư viện. Đó chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực giữa các Thư viện và cơ quan thông tin. Việc phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức quản lý khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực đó phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước càng có ý nghĩa hơn khi công nghệ thông tin đã và đang ngày càng phát triển chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội. Đến nay, tổng kho thư viện có: - Tài liệu truyền thống: Sách 89.031 cuốn tài liệu. Báo, tạp chí: 125 đầu báo. Luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp: 1075 cuốn. Mỗi năm, Thư viện sử dụng trên 200 triệu để bổ sung sách, báo và tạp chí. Nguồn kinh phí bổ sung được lấy từ nguồn đầu tư của UBND Tỉnh Phú Thọ, từ nguồn tài trợ dự án, từ ngân sách nhà trường Bảng 1. Thông tin về các tài liệu tính đến năm 2013 STT Dạng tài liệu Tên Cuốn 1 Sách tiếng Việt 5821 89031 2 Sách ngoại văn 3820 3820 3 Luận án, luận văn 1075 1075 4 Đề tài NCKH 256 256 5 Báo, tạp chí Việt Nam 125 1200 6 Báo, tạp chí nước ngoài 5 10 Tổng số 11102 95392 (Nguồn thư viện) - Tài liệu dạng số hóa: Băng đĩa, CD-ROM: Có 303 hộp băng đĩa Dự án phát triển giáo viên tiểu học (trong đó có 629 đĩa); 1000 CD-ROM. Tài liệu điện tử: Tổng số là 19.784 file. Trong đó, có 02 bộ giáo trình tài liệu số thuộc ngành Nông - Lâm nghiệp với số lượng file là 14.784 (bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt), dung lượng là 6GB, trên file word, file ảnh, file video, file power point và một số file khác. Đặc biệt có khoảng trên 1500 tài liệu dạng PDF (Download trên mạng và bài giảng, giáo trình lưu hành nội bộ của Trường ĐHHV). Mỗi năm có khoảng trên 100 bài giảng, giáo trình do giảng viên biên soạn và nộp theo chế độ lưu chiểu tại thư viện. Bảng 2. Tài liệu điện tử tính đến 2013 STT Dạng tài liệu Số lượng 1 Băng đĩa 629 2 CD-ROM 1000 3 Tài liệu điện tử 19.784 (Nguồn thư viện) Với số lượng tài liệu như trên, một phần nào đó đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. 3- Công tác phục vụ và hướng dẫn người sử dụng: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phục vụ bạn đọc, trong nhiều năm qua Thư viện đã có nhiều cố gắng để không ngừng nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc. Phương thức phục vụ bạn đọc có nhiều cải tiến, mở rộng. Thư viện tổ chức kho mở ở tất cả phòng đọc và phòng mượn. Với hình thức phục vụ này, bạn đọc được vào kho, trực tiếp lựa chọn tài liệu không phải ghi phiếu yêu cầu thông qua thủ thư như kho đóng nên không mất thời gian tra tìm tài liệu. Hệ thống phòng đọc và phòng mượn được trang bị camera quan sát, bàn ghế, đèn chiếu sáng và các phương tiện khác nhằm phục vụ tối ưu cho người sử dụng thư viện. Thời gian phục vụ cũng được tăng cường tối đa: 5 ngày/ tuần. Ngoài ra, thư viện tổ chức lấy ý kiến bạn đọc thông qua sổ ý kiến phẩn hồi được đặt tại các phòng. Mọi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường dành cho thư viện trong thời gian vừa qua đều nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng của công tác phục vụ bạn đọc, đó cũng chính là giải pháp đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bảng 3. Thông tin về người dùng tin và số lượng tài liệu phục vụ từ năm 2007 đến năm 2012 STT Năm học Bạn đọc 1 2007 - 2008 27.003 2 2008 - 2009 26.212 3 2009 - 2010 28.235 4 2011 - 2012 26.245 Tổng số: 107.695 (Nguồn thư viện) Việc hiện đại hoá công tác thư viện tác động mạnh mẽ đến đội ngũ người dùng tin, làm thay đổi thói quen, tập quán thông tin của họ, đồng thời cũng mở ra nhiều khả năng cho người dùng tin chủ động tiếp cận các nguồn thông tin phong phú đa dạng, giúp họ hiểu và biết cách khai thác các loại hình dịch vụ Thông tin Thư viện. Vì vậy, đào tạo huấn luyện người dùng tin cũng là một trong những nội dung không thể thiếu của việc nâng cao chất lượng hoạt động Thông tin Thư viện đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của người dùng tin. Trong những năm gần đây, thư viện tổ chức làm rất tốt công việc này. Hàng năm, cứ vào đầu năm học Trung tâm tổ chức làm thẻ, hướng dẫn người dùng tin và phương pháp tìm tin trên bộ máy tra cứu truyền thống, trên phần mềm ILIB và khai thác thông tin trên mạng Internet. Đối tượng tập huấn là sinh viên năm thứ nhất. Hình thức là tổ chức các lớp học lý thuyết và thực hành trên bộ máy tra cứu truyền thống, hiện đại Kết quả sau khi học sẽ giúp người học nắm được cơ cấu tổ chức trong Thư viện, nội quy của Thư viện, phương pháp tra cứu để được đáp ứng nhu cầu tìm tài liệu tra cứu Những thành quả đạt được thông qua sự hứng khởi tiếp thu bài và không còn sự ngỡ ngàng khi đến thư viện. 4- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện Ngày nay, người cán bộ thư viện ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần cập nhật thêm kiến thức tin học, sử dụng máy tính trong xử lý, quản trị và khai thác nguồn tài liệu, thông tin. Chính vì vậy việc đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ thư viện đủ năng lực tiếp thu vận hành hệ thống thư viện hiện đại là một yêu cầu cấp bách. Có thể nói, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ là yếu tố đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của bất cứ thư viện nào. Thư viện trường Đại học Hùng Vương luôn sắp xếp lao động hợp lý, tạo điều kiện để các cán bộ trẻ có cơ hội được học tập nâng cao trình độ. Trung tâm đã có 03 cán bộ là thạc sĩ (chuyên ngành Thông tin Thư viện, Quản lý giáo dục và kinh tế nông nghiệp), hiện có 02 cán bộ đang theo học khoá thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thông tin và Kế toán. Ngoài ra, Thư viện thường xuyên cử cán bộ tham gia học các lớp tập huấn về ứng dụng chuẩn nghiệp vụ thư viện do Thư viện Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Thư viện các trường đại học tổ chức. Hàng năm, cán bộ thư viện được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các thư viện trong tỉnh Phú Thọ và khu vực thành phố Hà Nội. Hiện tại, đội ngũ cán bộ của Thư viện đã và đang đáp ứng rất tốt nhu cầu công việc. Tuy nhiên để xây dựng trung tâm ngày càng phát triển, khai thác tối đa các nguồn tin, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường thì việc đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng không ngừng để nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cần được quan tâm thường xuyên hơn nữa. 5- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện: Một trong những đặc tính của thông tin là tính “kịp thời”, điều này có thể hiểu một cách đơn giản là người dùng tin sẽ nhận được thông tin khi họ cần. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho người dùng tin, hoạt động thông tin - thư viện phải tạo ra nhiều cơ hội cho người dùng tin, nghĩa là cung cấp thông tin nhanh hơn, mềm dẻo hơn và đa chiều hơn. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho việc phổ biến tri thức thuận tiện và nhanh chóng. Thực tế công nghệ thông tin đã và đang giúp cho đội ngũ giảng viên, sinh viên ngày càng nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn trong hoạt động học tập, nghiên cứu của mình. Trách nhiệm của những người làm công tác quản lý thông tin trong trường đại học là làm thế nào để giúp cho đội ngũ giảng viên, sinh viên có được những thông tin hữu ích. Việc ứng dụng tin học trong công tác thông tin - thư viện thường tập trung vào việc lưu trữ, tìm kiếm và tạo ra các sản phẩm thông tin, tổ chức các dịch vụ thông tin và phổ biến thông tin. Đặc điểm của các hoạt động này là thường xuyên phải quản lý một khối lượng lớn tài liệu và được khai thác lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, tin học hoá hoạt động thông tin - thư viện là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện của Thư viện trường Đại học Hùng Vương được tiến hành từ năm 2008. Đến nay, thư viện đang xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục cho tài liệu truyền thống. Thư viện đang có kế hoạch số hóa tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn. Toàn bộ cơ sở dữ liệu đã được đưa lên mạng Internet phục vụ bạn đọc truy cập. Hiện nay, công việc quản lý bạn đọc, quản lý tài liệu, phục vụ khai thác thông tin đã được thực hiện thống nhất trên phần mềm ILIB 3.6 và DLIB. 6- Kết luận: Chiến lược phát triển của nhà trường là ngày càng đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, nâng cao thế mạnh nghiên cứu, tăng quy mô đào tạo Với yêu cầu phát triển và áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến của các hệ đào tạo của Trường dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, Thư viện phải có những chuyển biến mạnh mẽ hơn để hoạt động của mình chuyển từ bán hiện đại sang thư viện điện tử, hướng tới thư viện số. Trong thời gian tới, với sự quan tâm đầu tư của nhà trường, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, Thư viện tin tưởng sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra, phục vụ có hiệu quả mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hùng Vương. Tài liệu tham khảo: [1] Lê Văn Viết, Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, 2002 [2] Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết, Thư viện học đại cương, 2001 [3] Đỗ Quốc Hùng, Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tại thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2012 [4] Lê Thị Thu Hằng, Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Hùng Vương, 2012 [5] Nguyễn Thanh Nga, Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2012 [6] Nguyễn Thanh Nga, Thực trạng và một số giải pháp phát triển vốn tài liệu tại thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Hùng Vương, 2010 . TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CN. Đỗ Quốc Hùng 1- Tầm quan trọng thư viện trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: Theo. trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Hùng Vương, 2012 [5] Nguyễn Thanh Nga, Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,. cứu thông tin tại thư viện trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, 2012 [4] Lê Thị Thu Hằng, Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện trường Đại học

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan