Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

129 602 0
Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Minh Tâm i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Thị Minh Thu, giảng viên bộ môn Kế hoạch & Đầu tư - khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ HTXDVNN Thái Tân và những hộ dân trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Minh Tâm ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn là vấn đề quan trọng đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Xã Thái Tân đã bắt đầu áp dụng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp vào sản xuất từ những năm 1997, đến nay đã cho hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh. Quy mô sản xuất còn chưa thực sự tập trung, ruộng đất canh tác vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, còn nhiều hộ sản xuất chưa hiểu biết về liên kết cũng như những lợi ích mà liên kết mang lại. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là điều tra chọn điểm, chọn mẫu; điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng công cụ là bảng hỏi đối với các tác nhân trong chuỗi liên kết; phương pháp xử lí và phân tích số liệu, phương pháp so sánh để so sánh giữa các nhóm hộ điều tra: nhóm liên kết và nhóm không liên kết; sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đánh giá, so sảnh, phân tích các đối tượng nghiên cứu trong đề tài. Nội dung chính của nghiên cứu gồm: Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Thái Tân. Tình hình sản xuất trong những năm qua của xã nhà khá ổn định, xã mở rộng diện tích canh tác đối với một số loại nông sản cho lợi nhuận cao như dưa chuột, ớt. Năng suất và sản lượng nông sản cũng tăng đều qua từng năm. Về tình hình tiêu thụ, xã iii đang khuyến khích hộ sản xuất áp dụng kênh tiêu thụ: Người sản xuất – Trung gian thu gom – Doanh nghiệp chế biến – Người tiêu dùng, vì nó có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích cao cho hộ sản xuất. Về tình hình liên kết, qua điều tra tôi thấy hình thức liên kết được sử dụng ở địa phương là thỏa thuận miệng và bằng hợp đồng văn bản, trong đó kí kết hợp đồng văn bản là chủ yếu. Còn về cơ chế liên kết có hai loại đó là liên kết theo chiều ngang giữa các hộ sản xuất và liên kết theo chiều dọc giữa hộ sản xuất và các mắt xích còn lại trong chuỗi liên kết. Tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với 45 hộ sản xuất nông nghiệp trong đó 30 hộ tham gia liên kết, 15 hộ không tham gia liên kết và những người có liên quan. Kết quả cho thấy kết quả và hiệu quả sản xuất của nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết. Điều đó nói lên lợi ích và hiệu quả kinh tế của hộ khi tham gia liên kết. Tìm hiểu sự ảnh hưởng từ hộ sản xuất, từ chính quyền địa phương và từ doanh nghiệp tới liên kết. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái tân đã hình thành và phát triển theo hướng tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Song, để phát triển rộng mô hình liên kết hơn nữa, các biện pháp cần thực hiện tốt là: Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền bằng cách thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất, tuyên truyền để nhiều hộ dân hiểu biết hơn về liên kết, nâng cao năng lực của hộ sản xuất tham gia liên kết, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG vii ĐỒ THỊ viii HÌNH viii HỘP viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix PHẦN I 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3 PHẦN II 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT 5 TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 5 2.1 Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 5 2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 5 2.1.2 Vai trò của liên kết trong sản xuất nông nghiệp 7 2.1.3 Các cơ chế liên kết trong sản xuất nông nghiệp 9 2.1.4 Nội dung nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 12 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất nông nghiệp 22 2.2 Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 26 2.2.1 Liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 26 2.2.2 Liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 30 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 32 2.2.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến liên kết 34 2.2.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 35 PHẦN III 37 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37 v 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 37 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 39 3.1.3 Đánh giá tổng hợp hiện trạng 49 3.2 Phương pháp nghiên cứu 49 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 49 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 50 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 51 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 51 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 52 PHẦN IV 55 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÁI TÂN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 55 4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Thái Tân 55 4.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Thái Tân 55 4.1.2 Tình hình tiêu thụ nông sản của xã Thái Tân 60 4.2 Phân tích liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân 63 4.2.1 Các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp 63 4.2.2 Phân tích các liên kết trong sản xuất nông nghiệp 69 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp 77 4.3.1 Từ phía hộ sản xuất 77 4.3.2 Từ phía chính quyền địa phương 82 4.3.3 Từ phía doanh nghiệp 84 4.4 Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 85 4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 85 4.4.2 Định hướng 87 4.4.3 Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân 88 PHẦN V 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 5.1 Kết luận 94 5.2 Kiến nghị 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 101 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Thái Tân 39 Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thái Tân năm 2013 - 2014 42 Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Thái Tân 2013 – 2014 48 Bảng 3.4 Số hộ sản xuất nông nghiệp chọn điều tra ở xã Thái Tân 50 Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014 56 Bảng 4.2 Năng suất một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014 58 Bảng 4.3 Sản lượng một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014 59 Bảng 4.4 Giá một số nông sản theo liên kết và không liên kết của xã Thái Tân 63 Bảng 4.5 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng 67 Bảng 4.6 Nội dung cơ bản của các bên trong hợp đồng 68 Bảng 4.7 Quan hệ trong liên kết ngang 70 Bảng 4.8 Hiệu quả từ liên kết dọc 71 Bảng 4.9 Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp do liên kết mang lại cho các nhóm hộ 73 Bảng 4.10 Nội dung tập huấn cho các hộ nông dân trong xã Thái Tân năm 2014.74 Bảng 4.11 Kết quả, hiệu quả sản xuất bình quân dưa chuột và ớt của hộ điều tra.75 Bảng 4.12 Tình hình chung của các hộ điều tra 78 Bảng 4.13 Tiêu chí lựa chọn nông sản sản xuất của các hộ 79 Bảng 4.14 Chi phí sản xuất trung bình dưa chuột và ớt của các hộ điều tra 80 Bảng 4.15 Hiểu biết của hộ về liên kết 81 Bảng 4.16 Tình hình tham gia tập huấn của các nhóm hộ 82 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, HỘP SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cơ chế liên kết 12 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phân phối sản phẩm 16 Sơ đồ 2.3 Kênh phân phối sản phẩm 17 Sơ đồ 2.4 Cơ chế, các khâu và các hình thức liên kết giữa các tác nhân 19 Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ nông sản xã Thái Tân 60 Sơ đồ 4.2 Hướng liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân 69 ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế xã Thái Tân năm 2013 – 2014 46 Đồ thị 4.1 Hình thức thỏa thuận trong liên kết ở xã Thái Tân năm 2014 65 HÌNH Hình 4.1 Người dân đang chăm sóc dưa chuột 57 Hình 4.2 Ớt vào thời kỳ 57 thu hoạch 57 HỘP Hộp 4.1 Tìm được đối tác làm ăn lâu dài 62 Hộp 4.2 Nhận định về vấn đề đầu vào, đầu ra 64 Hộp 4.3 Lợi ích mang lại từ liên kết ngang 70 Hộp 4.4 Lợi ích liên kết của đơn vị trung gian thu gom 76 Hộp 4.5 Lợi ích liên kết của doanh nghiệp 77 Hộp 4.6 Tình hình thu gom nông sản của HTXDVNN Thái Tân 84 Hộp 4.7 Nhận định của bên doanh nghiệp về thực trạng liên kết 85 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp LĐ Lao động NK Nhân khẩu NN Nông nghiệp CN - XD Công nghiệp – xây dựng TM - DV Thương mại – Dịch vụ LK Liên kết UBND Ủy ban nhân dân ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp (Lê Văn Hương, Trần Hoàng Sa, Nguyễn Thị Hải Yến, 2014). Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, cuộc sống nông dân chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, tập quán sản xuất còn mang tính tự phát, tự cung tự cấp. Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình đặc biệt là chưa phát huy được lợi thế của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm 2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp (Lê Văn Hương, Trần Hoàng Sa, Nguyễn Thị Hải Yến, 2014). Thực tế, từ những năm đổi mới cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, nó còn là đòn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ… phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội. 1 [...]... lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Tân trong thời gian qua, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại địa. .. lời các câu hỏi sau liên quan đến sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn nào liên quan đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp? 3 (2) Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp diễn ra như thế nào? Kết quả và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhờ liên kết? (3) Yếu tố nào ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp? (4) Phương hướng... phương trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản 2 xuất nông nghiệp Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại địa. .. nào cần sản xuất phải được thị trường chấp nhận; không thể dựa vào mắt thấy láng giềng bán được rồi mình cũng bắt chước sản xuất theo Do vậy, có thể nói đây là một mô hình sản xuất liên kết phù hợp với thực tiễn hiện nay Thái Tân là một xã thuần nông thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Trong những gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã cho hiệu quả rõ rệt nhờ vào liên kết sản xuất nông nghiệp. .. sản xuất nông nghiệp? (4) Phương hướng và một số giải pháp tăng cường mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới? 4 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.1 Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1 Liên kết Liên kết trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay... phương trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào các tác nhân tham gia vào liên kết sản xuất nông nghiệp: tác nhân hộ nông dân, tác nhân trung gian, tác nhân doanh nghiệp 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu. .. xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ 2.1.2 Vai trò của liên kết trong sản xuất nông nghiệp Liên kết là hình thức hợp tác đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên quan Liên kết giữa hộ nông dân với nhà khoa học giúp cho sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, bảo... nghiệp Liên kết dọc: Liên kết ngang: Sơ đồ 2.1 Cơ chế liên kết Sơ đồ trên thể hiện cơ chế liên kết theo chiều ngang và theo chiều dọc Ta thấy liên kết theo chiều dọc làm tăng độ dài các mối liên kết còn liên kết theo chiều ngang giúp mở rộng các mối liên kết 2.1.4 Nội dung nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 2.1.4.1 Vấn đề sản xuất nông nghiệp * Sản xuất Sản. .. những liên kết trong sản xuất nông sản chủ yếu tại địa phương là dưa chuột và ớt + Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình + Phạm vi thời gian của số liệu: Đề tài thu thập số liệu trong vòng 3 năm, giai đoạn 2012 – 2014 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2015 - 06/2015 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu, ... thúc đẩy liên kết nông nghiệp – công nghiệp phát triển + Thông qua liên kết các đơn vị kinh tế, các tổ chức có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho các nhóm hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng phát triển năng lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển 2.1.3 Các cơ chế liên kết trong sản xuất nông nghiệp Liên kết kinh . tiêu nghiên cứu 52 PHẦN IV 55 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÁI TÂN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 55 4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Thái. mà liên kết mang lại. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình . Mục tiêu nghiên cứu. đoan khóa luận Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan