Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

104 1.9K 3
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một khóa luận nào khác. Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Phạm Thanh Nam 11 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức, cá nhân. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, tập thể các thầy/ cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn các cán bộ UBND xã và các hộ gia đình trồng rừng ở xã Tú Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập số liệu và đánh giá tình hình trồng rừng của địa phương. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, ý kiến đóng góp của thầy/ cô và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Phạm Thanh Nam 22 TÓM TẮT Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cân bằng môi trường sinh thái, cung cấp khí oxy, bảo tồn nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí và giảm nhẹ tác hại của thiên tai. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp và áp lực từ nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ đang tăng lên, việc phát triển trồng rừng, nhất là rừng sản xuất, đã trở nên cấp thiết cho cả nước nói chung và cho các địa phương nói riêng. Việc trồng rừng còn tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện và nâng cao cuộc sống người dân, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Từ năm 1992, nhiều chương trình trồng rừng đã được thực hiện ở đây và đã làm tăng diện tích rừng, tuy nhiên cũng không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Năm 2009, trồng rừng đã hình thành và đang phát triển tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình với sự đầu tư từ dự án KfW7, một trong những dự án trồng rừng của Đức ở Việt Nam. Với việc dự án KfW7 đưa vào đây những mô hình trồng rừng sản xuất đã đem lại những hiệu quả tích cực. Vậy mô hình nào có hiệu quả kinh tế cao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng? Cần có những giải pháp nào đối với các mô hình được lựa chọn? Để trả lời những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”. Trên cơ sở mục tiêu chung là đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng tại xã trong thời gian tới, đề tài tiến hành giải quyết một số mục tiêu cụ thể là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng; Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng được áp dụng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới 33 hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Một số phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu là phương pháp hạch toán thu nhập, chi phí của mô hình trồng rừng, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả. Trong đó phương pháp hạch toán chi phí và hiệu quả sản xuất trong trồng rừng được sử dụng nhiều nhất nhằm giúp tổng hợp kết quả điều tra, từ đó tính toán được các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế, đồng thời qua số liệu đã xử lý phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng. Qua nghiên cứu thực tế trồng rừng tại xã Tú Sơn đã phân tích được kết quả và đánh giá được hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rừng tại xã. Kết quả thu được như sau: - Đối với mô hình trồng keo tai tượng thuần: đây là mô hình có chu kỳ kinh doanh thấp nhất ( 7 năm), vì vậy việc quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là mô hình có giá trị hiện tại thuần NPV thấp nhất ( 37,6 triệu đồng/ha), tỷ lệ thu nhập/chi phí BCR và tỉ suất nội hoàn vốn IRR cũng thấp nhất trong 3 mô hình nghiên cứu. Vì vậy, mô hình này phù hợp với những hộ có vốn đầu tư ít; - Đối với mô hình trồng hỗn giao keo xen lát: đây là mô hình có mức đầu tư về chi phí lớn, công lao động nhiều hơn so với mô hình keo thuần. Xét về hiệu quả trên mức vốn đầu tư thì mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn mô hình keo thuần với chỉ tiêu NPV đạt 652,9 triệu đồng/ha. Chỉ tiêu BCR là 39,43 lần và IRR là 36%. Tuy đây không phải là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng lại là mô hình được người dân yêu thích và nhiều hộ trồng nhất bởi phương thức “ lấy ngắn nuôi dài”; 44 - Đối với mô hình lát thuần: Đây là mô hình cần lượng vốn lớn nhất trong 3 mô hình và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, đây không phải là mô hình được trồng nhiều nhất ở xã Tú Sơn bởi chu kỳ kinh doanh dài, lên tới 21 năm. Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình này bao gồm: NPV là 1.266,79 triệu đồng/ha, BCR là 61,28 lần và IRR là 47%. Đây là mô hình được lựa chọn đối với những hộ có vốn đầu tư lớn. Qua điều tra thực tế và thông qua các số liệu xử lý có thể thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng đó là: Giống; Phân bón; Điều kiện lập địa; Mật độ trồng rừng; Các yếu tố kinh tế - xã hội ( vốn, lao động, thị trường, chính sách). Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng của xã Tú Sơn, trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như sau: Đảm bảo cung ứng giống đầy đủ về số lượng và chất lượng; Nghiên cứu điều kiện lập địa phù hợp với từng thôn; Phương thức trồng hợp lý để đảm bảo mật độ trồng rừng tốt; Thúc đẩy mối quan hệ giữa nông dân với các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho người dân vay vốn trồng rừng; Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, tằng cường tập huấn về trồng rừng cho người dân; Có chính sách hợp lý cho các hộ trồng rừng, nhất là chính sách về định mức chi phí cơ bản cho trồng rừng. 55 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG 66 77 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là tài nguyên quý giá của đất nước. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XX trở lại đây rừng ở nhiều quốc gia đã bị tàn phá nghiêm trọng, chất lượng rừng ngày càng suy thoái đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tình trạng phá rừng bừa bãi gây ra những ảnh hưởng tồi tệ cho môi trường, hệ sinh thái và đời sống dân cư trong khu vực. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, lở đất, lở đá, rửa trôi khiến cho môi trường ngày càng xuống cấp, sinh kế của đồng bào miền núi bị đe dọa. Trước thời kỳ đổi mới, phương thức quản lý rừng ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các Lâm trường Quốc doanh. Trong suốt một thời gian dài, phương thức quản lý đó không những không mang lại hiệu quả về kinh tế do các Lâm trường sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, tài nguyên rừng bị tàn phá, người dân không nhận thức rằng rừng là của họ nên mặc sức khai thác mà không để ý đến việc trồng mới và khôi phục rừng. Sau đó, các Lâm trường đã phải giải thế, chuyển đổi thành các Công ty Lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng nhưng vẫn không phát huy được vai trò quản lý của mình và tài nguyên rừng vẫn bị tàn phá. Do vậy để quản lý và bảo vệ rừng một cách hiệu quả và bền vững, xu hướng chính hiện nay sẽ là giao đất giao rừng cho các hộ, nhóm hộ và cộng đồng, đặc biệt là đối tượng đất rừng sản xuất và phòng hộ. “Rừng là vàng”, nhưng một thực tế bao đời nay là người dân sống gần “vàng” lại là những người nghèo. Sự suy thoái tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lượng rừng đang đẩy xa những người dân nghèo ra khỏi tầm thụ hưởng các nguồn tài nguyên. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tiềm ẩn nguy cơ đói nghèo nặng nề 88 trong nông thôn miền núi Việt Nam. Thực tế trên đòi hỏi Chính phủ phải có những điều chỉnh trong chính sách quản lý rừng, giao đất, giao rừng nhằm giúp dân có cuộc sống ổn định gắn bó với rừng, trực tiếp bảo vệ rừng và phát triển bền vững. Hơn nữa về thực tiễn và khoa học rừng còn là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Rừng có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người như cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ khí cacbonic, sản sinh ra khí oxy cần thiết cho sự sống, giữ vai trò quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, bảo tồn các loài gien quý hiếm điều hòa dòng chảy và dự trữ nguồn nước. Rừng còn có giá trị lớn về du lịch. Tuy nhiên hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, rừng bị chặt phá và khai thác quá nhiều khiến lượng khí cacbonic thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu thay đổi và gây ra nhiều tác động tiêu cực cho con người, tác động tới môi trường toàn cầu mà rõ rệt nhất là việc sụt giảm nguồn nước ngầm, bão tố, lũ lụt, nắng hạn, xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó có tới 2/3 diện tích đất đồi núi. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Việt Nam mất trên 5 triệu ha rừng tự nhiên. Diện tích rừng còn lại cũng đã liên tục bị giảm: năm 1943 có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng là 27,2%. Cho đến nay, tình trạng rừng bị phá, bị cháy và suy thoái chất lượng vẫn chưa được ngăn chặn. Theo số liệu hiện trạng rừng có đến năm 2010, diện tích rừng toàn quốc là 13,388 triệu ha, độ che phủ rừng là 39,5%. Độ che phủ năm 2014 là 42% và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 độ 99 che phủ là 45%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi công tác khôi phục và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là việc xác định các mô hình trồng và chăm sóc một cách hiệu quả và phù hợp cần được nghiên cứu một cách tỉ mỉ và khoa học. Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí giới hạn ở tọa độ 200°19' - 210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km dọc theo quốc lộ 6. Diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 325.975,4 ha, chiếm 70,7% tổng diện tích tự nhiên, là nơi sinh sống, sản xuất của 6 dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Kim Bôi là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Hòa Bình, có vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ của tỉnh thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Huyện có thời tiết khí hậu khá đặc biệt với đa dạng sinh học phong phú, có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Rừng ở đây có một vị trí quan trọng trong phòng hộ, điều tiết nước phục vụ canh tác nông nghiệp và cho một vùng rộng lớn của thị trấn huyện. Tuy nhiên rừng nguyên sinh ngày càng lùi xa, từ trung tâm phải đi sâu hàng chục km mới có rừng. Diện tích rừng suy giảm, độ che phủ thấp, lượng nước ngày một ít dần. Trong đó xã Tú Sơn thuộc Kim Bôi là một trong những xã miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn và xã nhận được sự quan tâm và đầu tư của chính quyền Trung ương và địa phương về phát triển rừng. Với diện tích đất rừng lớn và lực lượng lao động dồi dào, ngành lâm nghiệp của xã hoàn toàn có thể là một thế mạnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại xã đã có khá nhiều mô hình trồng rừng, có những mô hình khá thành công do phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”. 1010 [...]... thực trạng các mô hình trồng rừng và hiệu quả kinh tế của các mô - hình trồng rừng tại xã Tú Sơn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn Đề xuất giải pháp phát triển các mô hình trồng rừng có hiệu quả tại xã Tú Sơn 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các mô hình trồng rừng và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi... của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng thể Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn, so sánh các đặc điểm, ưu thế của các mô hình, từ đó lựa chọn mô hình hiệu quả và đề xuất các giải pháp phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế các mô hình - trồng rừng Đánh giá thực trạng các mô hình trồng rừng và hiệu. .. hiện tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 1.3.1.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thu thập thông tin: 2010 – 2014 - Nghiên cứu địa bàn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 1.3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề về lý luận, thực tiễn của các mô hình trồng rừng - tại xã Tú Sơn Hiện trạng rừng và đất rừng tại xã Tú Sơn Tìm hiểu các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô. .. chúng đều phần cành ở độ cao dưới 1.3m Mặc dù vậy đây được coi là mô hình thành công về trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa trên đất rừng thoái hoá 2.1.3 Hiệu quả kinh tế mô hình trồng rừng Trên cơ sở chi phí đầu tư và thu nhập của các mô hình rừng trồng, sử dụng các chỉ số kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng Cụ thể trong đề tài sử dụng phương pháp phân tích thu nhập... hình trồng rừng tại xã Tú Sơn 11 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả mô hình trồng rừng 2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả 2.1.1.1 Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại Với những hình thái xã hội khác nhau, với những quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả. .. hiện kết quả của các - mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên - quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm - tạo ra Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất... của mô hình, từ đó xác định được thu nhập của mô hình rừng trồng Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: - Giá trị hiện tại của lợi nhuận (NPV): là giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ đầu tư, được xác định theo công thức: 21 n NPV= Bi − Ci ∑ (1 + r ) i =0 i Trong đó: Bi: là thu nhập năm thứ i Ci: là đầu tư của năm thứ i r: là lãi suất ngân hàng i: là chỉ số của. .. thức quản lý b Bản chất 13 Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau: - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội Như vậy, do yêu cầu của công tác quản... thuần loài - Rừng trồng hỗn loài b Theo tính năng tác dụng - Rừng trồng làm khu sinh dưỡng, khu sinh thái, - Rừng trồng phòng hộ để bảo vệ đất, chống lụt lội, lấn biển, - Rừng trồng lấy gỗ lớn - Rừng trồng làm nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, 2.1.2.3 Đặc điểm các loại mô hình trồng rừng - Đặc điểm chung của tất cả các loại mô hình trồng rừng đã nêu trên là không nhất thiết giống 100% cái mô hình cần thể... trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng 30 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình trồng rừng trên thế giới Nhìn chung, . tới 33 hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng rừng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Một. tiễn của các mô hình trồng rừng tại xã Tú Sơn. - Hiện trạng rừng và đất rừng tại xã Tú Sơn. - Tìm hiểu các mô hình trồng rừng ở xã Tú Sơn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng tại xã. lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng; Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng được áp dụng tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Phân tích một

Ngày đăng: 25/06/2015, 04:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT

  • MỤC LỤC

  • DANH SÁCH CÁC BẢNG

  • PHẦN I

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

      • 1.2.1. Mục tiêu tổng thể

      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể

      • 1.3. Đối tượng nghiên cứu

        • 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

        • 1.3.2. Nội dung nghiên cứu

        • PHẦN II

        • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

          • 2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả mô hình trồng rừng

            • 2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế

            • 2.1.2. Lý luận về mô hình trồng rừng

            • 2.1.2.4. Một số mô hình trồng rừng ở Việt Nam

            • 2.1.3. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng rừng

              • 2.1.4. Các chính sách phát triển mô hình trồng rừng

              • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình trồng rừng

              • 2.2. Cơ sở thực tiễn

                • 2.2.1. Tình hình trồng rừng trên thế giới

                • 2.2.2. Tình hình trồng rừng ở Việt Nam

                • 2.3. Bài học kinh nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan