Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

68 460 1
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .2 1. Sự cần thiết của nghiên cứu 2 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu .4 5. Phương pháp nghiên cứu .4 Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1 Sự cần thiết của hoạt động TTQT qua ngân hàng 4 1.1.1 Khái niệm về TTQT 4 1.1.2 Sự cần thiết của TTQT qua ngân hàng thương mại 4 1.1.3 Vai trò của hoạt động TTQT của ngân hàng 5 1.2. Các phương thức TTQT .6 1.2.1 Phương thức chuyển tiền ( Remittance ) 6 1.2.1.1 Chuyển tiền trả sau 6 1.2.1.2 Chuyển tiền trả trước .7 1.2.2 Phương thức nhờ thu ( Collections ) .7 1.2.2.1 Nhờ thu trơn ( Nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection) 8 1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary – Collection ) 9 1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credit 10 1.2.3.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ .10 1.2.3.2 Các loại thư tín dụng 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại .13 1.3.1 Nhân tố chủ quan 13 1.3.2 Nhân tố khách quan 13 Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK ) CHI NHÁNH HUẾ 14 2.1 Khái quát quá trình hình thànhphát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 14 2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thừa Thiên Huế .14 2.1.1.1 Giới thiệu .14 2.1.1.2 Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) 15 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của phòng ban Sacombank Huế .16 2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) .18 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009 18 2.1.2.2. Hoạt động cho vay qua 3 năm 2007- 2009 .19 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế qua 3 năm 2007 – 2009 21 2.2 Thực trạng về thanh toán quốc tế tại Sacombank CN – Huế (2007 – 2009). .22 2.2.1 Sự ra đời và phát triển 22 2.2.2. Quy trình một số phương thức TTQT chủ yếu tại Sacombank CN – Huế. .23 2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 23 2.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 27 2.2.2.3 Một số phương thức khác .37 2.2.3. Phân tích tình hình TTQT tại Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 37 2.2.3.1 Phân tích tình hình TTQT theo loại tiền 37 2.2.3.2 Phân tích tình hình TTQT theo hình thức thanh toán 38 2.2.3.3 Phân tích tình hình TTQT theo sản phẩm .39 2.2.3.4 Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng 41 2.2.4. Đánh giá về hoạt động Thanh Tốn Quốc Tế trong thời gian qua .42 2.2.4.1 Kết quả đạt được 42 2.2.4.2 So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN - Huế 44 2.2.4.3 Hạn chế và ngun nhân 48 Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK HUẾ 51 3.1 Định hướng phát triển của Sacombank Huế .51 3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT Sacombank Huế 51 3.2.1 Hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn của NH .51 3.2.2 Nâng cao năng lực thực hiện thanh tốn của đội ngũ cán bộ nhân viên TTQT .53 3.2.3 Tăng cường huy động vốn ngoại tệ 54 3.2.4 Giải pháp thu hút khách hàng .54 - Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý .54 - Đa dạng hố các hoạt động kinh doanh đối ngoại. .56 - Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếo văn minh lịch sự. 56 - Đẩy mạnh cơng tác tiếp thị và quảng cáo. 57 3.2.5 Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ TTQT 57 3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất NK 58 - Hoạt động tài trợ XK. .58 - Hoạt động tài trợ XK: .59 3.2.7 Đảm bảo an tồn trong hoạt động TTQT .59 3.2.8 Giải pháp khác 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .61 1. Kết luận .61 2. Kiến nghị .62 2.1 Đối với NH Sacombank 62 - Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với NH nước ngồi. 62 - Tạo điều kiện cho Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện TTQT cho khách hàng của Chi nhánh 63 - Hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn qua hệ thống NH . 64 - Soạn thảo chi tiết các qui định trong thanh tốn quốc tế. 65 2.2 Đối với nhà nước .65 2.2.1 Tạo mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh tốn quốc tế. .65 a. Nghiên cứu ban hành luật ngoại hối. .65 b. Nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tốn quốc tế. 66 2.2.2 Cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. .67 a. Đẩy mạnh hoạt động Xuất Nhập Khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế. .67 b. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngồi, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngồi. 68 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Sự cần thiết của nghiên cứu. Trong xu hướng quốc tế hố mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ NH quốc tế. Các NHTM đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động TTQT của các NH càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ; là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Sacombank là một trong những NH cổ phần hàng đầu của Việt Nam, có quy mô lớn vốn lớn nhất trong hệ thống NHTMCP. Có thể nói đây là một NH có uy tín nhất trong lĩnh vực tài chính. Và đặc biệt trong cả lĩnh vực TTQT. Điều đó được chứng minh bằng các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế trao tặng cho NH về lĩnh vực này, điển hình như: NH được nhận giải thưởng "Ngân hànghoạt động TTQT tốt nhất 2006", “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2006” và "Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ TTQT" (Năm 2007), giải thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ TTQT năm 2007. Tuy nhiên Chi Nhánh Sacombank Huế đang hoạt động với quy mô nhỏ và gặp khó khăn. Chính vì vậy chúng ta cần qua tâm, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục và phát triển hoạt động hoạt động này. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình thực tập em đã mạnh dặn chọn đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ ” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động TTQT và phương thức trong TTQT của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng TTQT chi nhánh Sacombank Huế. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Sacombank Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các phương thức TTQT áp dụng tại Scombank Huế và những Quy tắc thủ tục thực hiện các phương thức thanh toán đó. 4. Phạm vi nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đến phương thức TTQT, thực tiễn về hoạt động này tại NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) - Chi nhánh Huế trong những năm gần đây (Từ năm 2007 – 2009). 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận. Luận văn sử dụng phương pháp sưu tầm tại bàn thông qua tài liệu tại SacomBank Huế, Internet, thư viện. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU. Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 Sự cần thiết của hoạt động TTQT qua ngân hàng. 1.1.1 Khái niệm về TTQT. “TTQT là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ, phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại NH”. 1.1.2 Sự cần thiết của TTQT qua ngân hàng thương mại. Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các nước. Về cơ bản TTQT phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương. TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá XK mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên tham gia. Công tác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp nhưng TTQT càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham gia hợp đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, …). Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán thương mại khác. Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có sự tham gia của NH, lúc này NH đóng vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên. Sự ra đời và phát triển của NH thương mại hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia TTQT. Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời NH có mạng lưới và quan hệ đại lý với các NH khác rất rộng. Ngoài ra, NH là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động TTQT đều diễn ra cần có sự tham gia của các NH. 1.1.3 Vai trò của hoạt động TTQT của ngân hàng. - Đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế đối ngoại: TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất NK của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. TTQT hạn chế rủi ro trong qúa trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của bạn hàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ là rất bấp bênh, hơn nữa trong cơ chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại ngày càng lớn. Nếu tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất NK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. - Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động TTQT có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt động TTQT là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng cạnh tranh của NH, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của NH. Hoạt động TTQT giúp cho NH thu hút thêm nhiều khách hàng, trên cơ sở đó NH tăng được quy mô hoạt động của mình, giúp cho NH đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tạo được niền tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của mình. Từ đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của NH nước ngoài về nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hoạt động TTQT giúp cho NH phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu hoạt động TTQT được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất NK cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các DN có quan hệ TTQT qua NH. Hoạt động TTQT giúp cho NH tăng thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh của NH trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho hoạt động NH vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ thống NH thế giới. 1.2. Các phương thức TTQT 1.2.1 Phương thức chuyển tiền ( Remittance ) Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của NH (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Liên quan đến phương thức thanh toán này gồm có các bên sau đây: − Người chuyển tiền – là người mua, người NK, hay người mắc nợ − NH chuyển tiền – là NH phục vụ cho người chuyển tiền. − NH đại lý – là NH phục vụ cho người thụ hưởng có quan hệ đại lý với NH chuyển tiền. − Người thụ hưởng – là người bán, người XK hay là chủ nợ. Thực tế cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: Chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước. 1.2.1.1 Chuyển tiền trả sau Chuyển tiền trả sau - là hình thức trả cho người XK sau khi nhận hàng. Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau có thể được mô tả ở sơ đồ dưới đây: (3) (2) (5) (4) (1) Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả sau Nội dung các bước tiến hành của quy trình này có thể giải thích tóm tắt như sau: Người NK NH chuyển tiền NH đại lý Người XK (1) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK. (2) Người NK lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. (3) NH phục vụ người XK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua NH đại lý. (4) NH đại lý ghi có và báo có cho người XK. (5) NH chuyển tiền báo nợ cho người NK. 1.2.1.2 Chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trả trước – là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập lập lệnh chuyển tiền và do đó người XK nhận được tiền trước khi giao hàng. Nội dung và quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước có thể mô tả ở sơ đồ: (2) (1) (5) (3) (4) Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước Nội dung các bước tiến hành của quy trình này có thể giải thích tóm tắt: (1) Người NK lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. (2) NH phục vụ người NK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua NH đại lý. (3) NH đại lý ghi có và báo có cho người XK. (4) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK để người NK có thể nhận hàng. (5) NH chuyển tiền, sau khi ghi nợ, báo nợ cho người NK. Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người NK lập lệnh chuyển tiền và, do đó, người XK nhận được tiền trước khi giao hàng. 1.2.2 Phương thức nhờ thu ( Collections ) Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao NH chuyển tiền NH đại lý Người XK Người NK hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ từ người NK lập ra. Liên quan đến phương thức thanh toán này gồm có các bên sau: − Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho NH. Người ủy nhiệm thu chính là người XK. − NH thu hộ (Collecting Bank): Là NH phục vụ người ủy nhiệm thu. − NH xuất trình (Presenting Bank): là NH xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường là NH đại lý cho NH thu hộ. − Người trả tiền (Drawee): Là người được xuất trình chứng tù theo đúng chỉ thị nhờ thu. Người trả tiền chính là người NK. Phương thức nhờ thu được tiến hành dựa trên cở sở những qui định của “Điều lệ thống nhất về nhờ thu” (The Uniform Rules for Collection) do Văn Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) phát hành. 1.2.2.1 Nhờ thu trơn ( Nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection) Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người XK ủy thác cho NH thu hộ tiền ở người NK căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người NK, không gửi cho NH. Cũng có thể hiểu khi việc đòi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do người XK ký phát, mà không kèm theo các chứng từ hàng hoá, thì được gọi là nhờ thu phiếu trơn. Loại này thường được dùng trong thanh toán tiền chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thường,… (6) (3) (2) (7) (5) (4) (1) Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn Toàn bộ nội dung các bước tiến hành phương thức nhờ thu trơn có thể tóm tắt như sau: NH nhận ủy thác thu Người XK Người NK NH đại lý (1) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK (2) Người XK lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào NH để ủy thách cho NH thu hộ tiền ở người XK. (3) NH nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho NH đại lý để thông báo cho người NK biết. (4) NH thông báo chuyển hối phiếu cho người NK biết để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán. Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A, người NK chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu D/P người NK phải thanh toán ngay cho người XK. (5) Người XK thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán. (6) NH đại lý trích tiền từ tài khoản của người NK chuyển sang NH ủy thác thu để ghi có cho người XK trong trường hợp người NK đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho NH ủy thách thu biết trong trường hợp người NK từ chối trả tiền. (7) NH ủy thác thu ghi có và báo cho người XK hoặc thông báo cho người XK biết việc người NK từ chối trả tiền. 1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary – Collection ) Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người XK sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ; tiến hành ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền ở người NK; không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện; nếu người NK thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì NH mới trao bộ chứng từ cho người NK nhận hàng hóa. Có thể hiểu là khi việc đòi tiền, ngoài hối phiếu do người XK ký phát, còn phải kèm theo các chứng từ về hàng hoá, gọi là uỷ thác thu kèm chứng từ. Tuỳ theo cách thức trả tiền của người NK, mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against acceptance – D/A) hoặc trả tiền trao chứng từ (Documents against payment – D/P). Toàn bộ nội dung và các bước tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ có thể giải thích tóm tắt như sau: (3) (6) NH nhận ủy thác thu NH đại lý (2) (7) (5) (4) (1) Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ (1) Người XK giao hàng cho người NK nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa. (2) Người XK gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa đến NH nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người NK. (3) NH nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang NH đại lý để thông báo cho người NK. (4) NH đại lý chuyển hối phiếu đến người NK yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (5) Người NK thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền. (6) NH đại lý trích tài khoản của người NK chuyển tiền sang NH ủy thác thu để ghi có cho người XK hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người NK. (7) NH nhận ủy thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người XK. - Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/ P ( Documents against Payment ) - Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/ A ( Documents against Acceptance ) Nếu là D/A thì người NK phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do người XK ký phát, thì mới được nhận hàng trao cho bộ chứng từ hàng hoá. 1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credit 1.2.3.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là phương pháp trong đó một NH theo yêu cầu của khách hàng; cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định nêu ra trong thư tín dụng. Có thể nói L/C là văn bản quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ gồm có các bên sau - Người xin mở thư tín dụng (Applicant) – là người NK hàng hóa. - NH mở thư tín dụng (Issuing Bank) là NH phục vụ người NK, NH này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người XK. Người NK Người XK [...]... thúc đẩy hoạt động TTQT được nhanh chóng hơn, chính xác hơn Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK ) CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Khái quát quá trình hình thànhphát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thừa Thiên Huế 2.1.1.1 Giới thiệu NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank. .. quả mà chi nhánh đã đạt được là do chi nhánh đã chú trọng đến hoạt động huy động vốn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả kinh doanh phát triển cao 2.2 Thực trạng về thanh toán quốc tế tại Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) 2.2.1 Sự ra đời và phát triển Kể từ năm 1990, do sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như trên thế giới đã làm cho hoạt động sản... nói riêng, đặc biệt là hoạt động xuất NK Các chính sách kinh tế đối ngoai, chính sách tài chính quốc gia của đất nước tạo bước phát triển về hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất NK, khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài, cải tổ lại hệ thống NH v.v từ đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển Bên cạnh đấy hệ thống thanh toán của hệ thông NH, quy trình các nghiệp vụ thanh toán cần phải được hoàn... chính của Sacombank Huế là huy động, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ NH khác NH Sacombank Huế là NH TMCP đầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên cũng đã gặp một số khó khăn trong những ngày đầu hoạt động Nhưng với định hướng và chính sách hoạt động đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh, Sacombank Huế đã tận dụng tốt những lợi thế tiên phong của mình Qua sáu năm hoạt động Sacombank Huế đã... để lại Chi nhánh ta đã duy trì được các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, thường xuyên tổ chức giao lưu với các đơn vị, khách hàng và NH bạn làm phong phú đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên và củng cố thêm niềm tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa Chi nhánh với bạn hàng 2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009 Sacombank Huế được... điều lệ và qui mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam với các NH Chi Nhánh trãi dài khắp cả nước Ngày 10/10/2003, nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu và tạo điều kiện cho hệ thống NH hoạt động được thuận lợi hơn, NH Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Thừa Thiên Huế đã ra đời theo chi n lược phát triển kinh doanh của Sacombank Ban đầu trụ sở chính đặt tại 49 Trần Hưng... tham gia vào hoạt động này Nhưng cùng với quá trình đi lên của nền kinh tế, đứng trước thực trạng là khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh NH Sacombank Huế, có tài khoản ở Chi nhánh song nếu có quan hệ TTQT lại phải thực hiện thông qua NH ngoại thương, điều đó kéo theo nhiều thủ tục rườm rà Tại sao trong khi Chi nhánh NH Sài Gòn Thương Tín được phép tham gia vào hoạt động TTQT mà khách hàng của... ra nước ngoài và chuyển điện ra chi nhánh Thông báo cho khách hàng kết quả khi nhận điện của Hội Sở Cập nhật ngày thanh toán mới nếu được gia hạn − Giãm giá trị thanh toán Việc giảm giá trị thanh toán được thực hiện giống như gia hạn thanh toán trừ trường hợp NH chuyển chứng từ chủ động gởi điện đồng ý giảm giá trị thanh toán − Hoàn trả bộ chứng từ Việc từ chối thanh toán và hoàn trả chứng từ chỉ được... thể hiện rõ tên và số lượng hàng được phép NK Bước 2: Soạn điện, chuyển điện và hồ sơ lên Phòng Thanh Toán Quốc Tế +/ Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, thanh toán viên tiến hành kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng tại Sacombank +/ Nếu tài khoản của khách hàng là ngoại tệ thì NH sẽ tiến hành thanh toán, còn nếu là nội tệ thì khách hàng phải làm đơn mua ngoại tệ, đơn này do Kế Toán Trưởng hoặc Giám Đốc... là khách hàng của NH phải có khả năng thanh toán Chính vì vây mà cán bộ thanh toán cần phải tư vấn kỹ cho khách hàng, xem xét khả năng tài chính của khách hàng và NH phải có các biện pháp thu hút được nhiều khách hàng hơn 1.3.2 Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các NH thương mại như: Tình hình kinh tế xã hội của đất nước nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại . PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ ” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động. tích, đánh giá thực trạng TTQT chi nhánh Sacombank Huế. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Sacombank Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu.

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:26

Hình ảnh liên quan

Thực tế cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: Chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

h.

ực tế cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: Chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước Xem tại trang 6 của tài liệu.
Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người NK lập lệnh chuyển tiền và, do đó, người XK nhận được tiền trước khi giao hàng - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

huy.

ển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người NK lập lệnh chuyển tiền và, do đó, người XK nhận được tiền trước khi giao hàng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Chuyển tiền trả trước – là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập lập lệnh chuyển tiền và do đó người XK nhận được tiền trước khi giao hàng. - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

huy.

ển tiền trả trước – là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập lập lệnh chuyển tiền và do đó người XK nhận được tiền trước khi giao hàng Xem tại trang 7 của tài liệu.
2.1.1.2 Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

2.1.1.2.

Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình Huy động vốn Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

Bảng 2.

Tình hình Huy động vốn Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của NH sacombank CN – Huế (2007 – 2009). - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

Bảng 3.

Tình hình cho vay vốn của NH sacombank CN – Huế (2007 – 2009) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng sacombank CN – Huế (2007 – 2009). - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

Bảng 4.

Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng sacombank CN – Huế (2007 – 2009) Xem tại trang 21 của tài liệu.
bất ổn chính trị, tình hình khủng hoảng trên thế giới sẽ làm cho đồng tiền mất giá hay tăng, giảm thất thường - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

b.

ất ổn chính trị, tình hình khủng hoảng trên thế giới sẽ làm cho đồng tiền mất giá hay tăng, giảm thất thường Xem tại trang 38 của tài liệu.
Ngoài hai hình thức thanh toán trên thì các hình thức thanh toán khác như: thanh toán bằng nhờ thu D/A, nhờ thu D/P cũng tăng rõ rệt qua các năm - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

go.

ài hai hình thức thanh toán trên thì các hình thức thanh toán khác như: thanh toán bằng nhờ thu D/A, nhờ thu D/P cũng tăng rõ rệt qua các năm Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.2.3.4 Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

2.2.3.4.

Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 8: Doanh số thanh toán xuất NK theo đối tượng - Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Sacombank Huế

Bảng 8.

Doanh số thanh toán xuất NK theo đối tượng Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan