VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

4 1.3K 20
VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TS. Cao Phi Bằng 1 1. Vai trò của việc kiểm tra, đánh giá kết quả người học và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá Muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá người học. Do kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Vậy làm sao để biết được quá trình dạy học có hiệu quả? Muốn biết có hiệu quả hay không, người người dạy phải thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp sinh viên điều chỉnh các phương pháp học. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo… của sinh viên so với mục tiêu học tập đặt ra. Sự hiểu bết về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên giúp người dạy có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp sinh viên học tập ngày càng tiến bộ hơn. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp người dạy có cơ sở thực tiễn đánh giá kết quả học tập của sinh viên và phát hiện kịp thời những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để sửa chữa, bổ sung. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá, giúp GV tự đánh giá được kết quả công tác giảng dạy của bản thân, có những điều chỉnh phù hợp cần thiết. Kiểm tra, đánh giá có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của sinh viên. Nó hình thành ở các em lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập… Kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng lớn trong việc phát triển toàn diện sinh viên như các năng lực nhận thức (nhớ, hình dung, tưởng tượng ), các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp…). Mặt khác, kiểm tra, đánh giá còn góp phần hình thành những kĩ năng, thói quen trong học tập của sinh viên như biết nhận thức vấn đề đặt ra một cách chính xác và nhạy bén, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn. 1 Email : phibang.cao@gmail.com Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng sinh viên sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi sinh trong tương lai. 2. Thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sinh học Hiện nay, theo sự phân công của nhà trường, các giảng viên của Bộ môn sinh học phụ trách 52 học phần của các ngành đào tạo và trình độ đào tạo khác nhau. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là việc làm thường xuyên, bắt buộc trong công tác giáo dục của giảng viên. Các giảng viên nhận thức rõ về vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá và thực hiện đúng theo Quy định về Công tác kiểm tra – đánh giá của Trường Đại học Hùng Vương (theo quyết định số 576/QĐ-ĐHHV-TTr, KT&ĐBCL ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương). Trong số các học phần do Bộ môn Sinh học phụ trách, việc kiểm tra giữa kì và các bài kiểm tra thường xuyên do các giảng viên của Bộ môn chủ động ra đề, đáp án có thông qua Hội đồng đào tạo của Khoa. Hầu hết các bài kiểm tra này được thực hiện theo hình thức tự luận (viết), một số ít học phần thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên dưới dạng viết tiểu luận. Đối với các bài kiểm tra hết học phần, việc các đề kiểm tra do giảng viên trong bộ môn phụ trách và được thông qua ở cấp Bộ môn, cấp Khoa và cấp Trường. Các đề thi ở các hình thức tự luận (18 học phần), vấn đáp (25 học phần), trắc nghiệm khách quan (1 học phần) và viết tiểu luận (2 học phần), khóa luận (1 học phần). Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay bước đầu tiếp cận được hướng đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học khi thông qua các bài kiểm tra, đánh giá, sinh viên có thể thể hiện được một số năng lực cụ thể như phân tích, tổng hợp, thuyết trình… Tuy nhiên, những năng lực này chỉ giới hạn trong việc thể hiện những hiểu biết, kiến thức của chuyên ngành. Năng lực giải quyết các vấn đề cụ thể trong đời sống của sinh viên chưa được vận dụng nhiều trong các đề kiểm tra, đánh giá. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng sinh viên vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc đánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi. 3. Một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Sinh học trong bối cảnh đổi mới SGK. Trong bối cảnh đổi mới SGK hiện nay, việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của sinh viên là yêu cầu bắt buộc. Việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học là một trong những yêu cầu đối với các giảng viên trong bộ môn Sinh học, góp phần định hướng cho sinh viên sau khi ra trường. Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”. Giải pháp đầu tiên là tìm mọi cách nâng cao hiểu biết của các cấp quản lý giáo dục và đặc biệt là GV về triết lý đánh giá. Trước hết phải bắt đầu từ chính trong ý thức của người dạy và cán bộ quản lý. Người dạy phải được tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực. Người dạy phải được tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực là thế nào? tập trung đánh giá những năng lực cốt lõi nào? Chẳng hạn các bài kiểm tra thiết kế thế nào để đánh giá được các năng lực tư duy bậc cao của sinh viên (tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…). Người dạy đang thiếu động lực để đổi mới kiểm tra đánh giá? Các nhà quản lý giáo dục phải nỗ lực bằng những chính sách, chế tài… để thúc đẩy người dạy đổi mới kiểm tra đánh giá. Các cấp quản lý phải làm mọi cách giúp GV hiểu được triết lý về đánh giá: (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; (2) đánh giá là quá trình học tập; và (3) đánh giá về kết quả học tập, giáo dục. Đánh giá là một khoa học, đánh giá đòi hỏi người người dạy phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Và trong quá trình đánh giá như vậy, bản thân người người dạy sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá sinh viên nói riêng. Phải khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm… Người dạy phải tổ chức, hướng dẫn để sinh viên biết cách tự đánh giá, sinh viên được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho sinh viên tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin). Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình dạy và học nhằm hình thành năng lực cho học sinh. Khi chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hình thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học. Người dạy cần được huấn luyện để biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi sinh viên đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa học sinh, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em. Đây cũng là một yêu cầu trong công tác đào tạo các sinh viên sư phạm sinh học. Sinh học, khoa học sự sống là một ngành khoa học tự nhiên, trong đó các nội dung kiến thức đều gắn liền với tự nhiên, đời sống. Đồng thời, nội dung kiến thức rất lớn, đa dạng, phong phú. Các nội dung này giúp người học giải quyết các vấn đề của cuộc sống trực tiếp, gần gũi với người học. Để phát triển các năng lực của người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, đề thi cần phải đổi mới hơn nữa. Đề thi mở, dạy học theo hướng mở là dạy sinh viên khám phá, phát hiện sự vật hiện tượng theo cách nhìn mới, sáng tạo… tập trung chủ yếu vào các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra những nhận xét bình luận và nói lên những độc đáo, sáng tạo của bản thân. . VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TS. Cao Phi Bằng 1 1. Vai trò của việc kiểm tra, đánh giá kết quả người học và. đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực. Người dạy phải được tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực là thế nào? tập trung đánh giá những năng lực cốt lõi. (1) đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; (2) đánh giá là quá trình học tập; và (3) đánh giá về kết quả học tập, giáo dục. Đánh giá là một khoa học, đánh giá đòi hỏi người người dạy phải có kỹ năng,

Ngày đăng: 24/06/2015, 15:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan