Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học 8

27 1.3K 2
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….02 Lí do chọn đề tài……………………………………………………………… 02 PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………….…………………… 03 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……………………………… 03 1. Cơ sở lí luận……………………………………………….…………………………… 03 1.1. Tình huống và tình huống dạy học: …………………………………… 03 1.1.1. Tình huống: ……………………………… 03 1.1.2. Tình huống dạy học: ……………………………… 03 1.1.3. Phân loại tình huống……………………………… 04 1.2. Dạy học bằng tình huống……………………………… 04 1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống……………………………… 04 1.2.2. Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống……………………………… 05 1.3. Kỹ năng học tập của học sinh……………………………… 06 1.3.1. Kỹ năng……………………………… 06 1.3.2. Kỹ năng học tập……………………………… 07 1.3.3. Một số kỹ năng nhận thức: ……………………………………… ……… 08 1.3.3.1. Kỹ năng phân tích- tổng hợp: ……………………………… 08 1.3.3.2. Kỹ năng khái quát hoá……………………………… 09 1.3.3.3. Kỹ năng suy luận……………………………… 10 1.3.3.4. Kỹ năng so sánh……………………………… 10 1.4. Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy-học, Sinh học8……………………………… 13 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC, SINH HỌC 8 2.1. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học Sinh học 8. ……………………………… 15 2.1.1. Bài tập tình huống để dạy bài mới: ……………………………… 15 2.1.2. Bài tập tình huống để dạy ôn tập củng cố: ……………………………… 18 2.1.3. Bài tập tình huống để kiểm tra đánh giá…………………………………………… 19 2.2. Quy trình sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh trong SH8 PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ…………………………… …… 21 1. Kết luận……………………………………………….……………… ………….21 2. Khuyến nghị……………………………………………….……… ………….21 GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 1 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển như vũ bão, đòi hỏi con người phải có tri thức mới bắt kịp tạo ra nhiều của cải vật chất cho bản thân. Để đáp ứng yêu cầu đó hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thự hiện bước chuyển từ chương trình tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vì vậy mà phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực phẩm chất. Phương pháp dạy học thông qua tình huống là một phương pháp có thể kích thích cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh và đặc biệt là giúp hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện để bảo vệ suy nghĩ của mình trước tập thể,… Chương trình sinh học lớp 8 có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tình huống vào quá trình dạy học. Nội dung chương trình nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu cơ thể người, hoạt động sinh lý và chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Dạy học sinh học thông qua tình huống giúp học sinh trải nghiệm những cung bậc khác nhau của cảm xúc như: Tò mò về kết quả của tình huống, tranh cãi để giải quyết tình huống và vui sướng hứng khởi khi giải quyết được tình huống,…Từ đó tạo tâm thế hứng thú cho học sinh trong học tập và giúp học sinh nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó dạy học bằng sử dụng tình huống còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao cho học sinh các kỹ năng nhận thức: kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng suy luận. Trong đó kỹ năng so sánh đóng vai trò vô cùng quan trọng. So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy. Đó là lý do tôi chọn thực hiện đề tài: “Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học 8” làm bài tiểu luận. PHẦN 2: NỘI DUNG GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 2 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tình huống và tình huống dạy học: 1.1.1. Tình huống: Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết. Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả hay trình bày một trường hợp có thật trong thực tế hoặc mô phỏng nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó. Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động. [Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000] Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ cụ thể, đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường của anh ta, lúc đó anh ta biến thành một chủ thể của hành động của đối tượng nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Nói một cách khái quát hơn, “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng’’. 1.1.2. Tình huống dạy học: Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập nghiên cứu. Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được giải quyết” (Center for Teaching and Learning of Stanford University, 1994). Về mặt nội dung, tình huống không những phải chứa đựng vấn đề mà còn phải tạo điều kiện dẫn dắt người học tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề “Một tình huống hay tựa như một củ hành với nhiều lớp vỏ”, mỗi lần bóc một lớp vỏ này thì một lớp vỏ mới lại hiện ra, cứ thế cho đến khi người học có thể tiếp cận được lõi - tức là cốt lõi, bản chất của vấn đề. Trong giảng dạy, tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống được sử dụng để khiêu khích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết . Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt. GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 3 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Nguyễn Ngọc Quang cũng đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học . Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 1.1.3. Phân loại tình huống Trên thực tế, có rất nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loại chúng. Một trong những cách tương đối phổ biến là phân loại tình huống theo dạng thức (format). Theo cách này tính huống được chia thành 6 dạng cơ bản với những đặc điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau [Boehrer, John, and Martin Linsky (1990)] 1.2. Dạy học bằng tình huống: Dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra . 1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống: * Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thích nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống. * Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm) * Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. * Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. * Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 1.2.2. Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 4 HVTH: Hồ Thị Hương Giang -1- Tình huống lớn (chi tiết) -2- Tình huống mô tả -3- Tình huống nhỏ -6- Tình huống lựa chọn -5- Tình huống hạt nhân -4- Tình huống trực tiếp Phân loại tình huống theo dạng thức (format) Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 * Ưu điểm: Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phân tích nội dung bài học và sau đó, lựa chọn phương thức thích hợp nhằm truyền tải nội dung ấy đến với người học. Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huống, người học sẽ phải tự phân tích lấy tài liệu, trong khi người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn và trợ giúp bằng cách đề ra những yêu cầu, thúc đẩy sự tương tác giữa người học trong tiết học, định hướng thảo luận, đảm bảo tiến trình diễn ra thông suốt và giúp người học rút ra kết luận sau mỗi một buổi học. Dạy học bằng tình huống là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ, năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học. * Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 5 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tập thể + Làm việc theo nhóm. +Thông tin qua lại. +Trao đổi ý tưởng Năng động (Không nghe, tiếp thu một cách thụ động) Dân chủ + Sự bình đẳng mọi người tham gia. + Trao đổi ý tưởng. Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên. Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này. 1.3. Kỹ năng học tập của học sinh 1.3.1. Kỹ năng : Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”. Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh, kỹ năng là một thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết. Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay. Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó). Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung ta đạt được mục tiêu. Mục tiêu = Kỹ năng × Nội dung Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động. Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những hành động cụ thể. Muốn vậy khi hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) cho học sinh cần: * Giúp cho học sinh biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. * Giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, đối tượng cùng loại. * Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương ứng . GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 6 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 1.3.2. Kỹ năng học tập: Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Kỹ năng học tập có các đặc trưng: * Là tổ hợp các hành động học tập đã được học sinh nắm vững; biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động học tập và năng lực học tập của mỗi em. Có kỹ năng học tập là có năng lực học tập ở một mức độ nào đó. * Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố có tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập. * Kỹ năng học tập là một hệ thống, trong đó có các kỹ năng học tập chuyên biệt. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu kỹ năng học tập chuyên biệt. Đến lượt nó các kỹ năng học tập chuyên biệt như một hệ thống con được tạo bởi các kỹ năng thành phần. Kỹ năng học tập là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều tầng, nhiều bậc và mang tính phát triển. Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hay kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc được điều chỉnh. Trong hệ thống kỹ năng học tập có những kỹ năng khái quát, chung cho mọi môn học hoặc một nhóm môn học (kỹ năng chung) và có những kỹ năng đặc thù cho môn học. Theo Nguyễn Ngọc Quang, sự lĩnh hội kiến thức được thực hiện thông qua một chu trình gọi là chu trình hoạt động nhận thức - học tập. Nó bao gồm các bước: Sự tri giác, sự thông hiểu, sự ghi nhớ, sự vận dụng, sự khái quát hoá và sự hệ thống hoá. Điều kiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức có kết quả là mỗi học sinh phải thực hiện toàn bộ chu trình hoạt động nhận thức, học tập khi nghiên cứu bài học từ tri giác đến hệ thống hoá. Trong đó, sự thông hiểu kiến thức diễn ra thông qua quá trình xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ: Phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh đối chiếu, suy luận, Trong thực tiễn dạy học, nhiều học sinh còn rất lúng túng ở khâu này vì thiếu phương pháp xử lý thông tin và giáo viên cũng ít chú ý cung cấp và huấn luyện cho các em các phương pháp thích hợp và hiệu nghiệm. GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 7 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông như sau: 1- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học 2- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trěnh học tập lięn quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh. 3- Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ năng học nhóm Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinh qua một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý nghĩa. Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống gần gũi với học sinh hoặc là những tình huống mà học sinh sẽ gặp về sau . Trong hệ thống kỹ năng trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng trong nhóm kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin. 1.3.3. Một số kỹ năng nhận thức: 1.3.3.1. Kỹ năng phân tích- tổng hợp: Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng. Trong dạy học, vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần phải được coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể , các giáo viên đã đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại đồng thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau. Để nhận thức đầy đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 8 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ hơn. Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh, thống nhất. Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học. 1.3.3.2. Kỹ năng khái quát hoá: Khái quát hoá là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái chung . Sự khái quát hoá, giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm mới. ở học sinh khái quát hoá diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh. Kỹ năng khái quát hoá ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính kỹ năng này sẽ giúp học sinh tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của tài liệu nghiên cứu, học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật, hiện tượng điển hình mà thôi. Bằng cách đó học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập của mình, biết khám phá các tri thức khoa học bằng những phương pháp tối ưu. 1.3.3.3. Kỹ năng suy luận: Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc lôgic xác định. Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn gọi là phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường lôgic từ các tiền đề. Cách thức lôgic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận. GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 9 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu được tri thức mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận. 1.3.3.4. Kỹ năng so sánh: Theo Từ điển Tiếng Việt, so sánh là việc nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống, khác nhau hay hơn kém. So sánh là việc phân tích các đối tượng thành các tính chất, yếu tố theo quan điểm nhất định. Đối chiếu các đối tượng và tìm trong số những yếu tố đã phân tích đó những điểm giống và khác nhau. So sánh phải rút ra được kết luận có ý nghĩa. Khác với đối chiếu so sánh không những nêu tính chất, yếu tố đối tượng mà còn phải tìm ra điểm giống, khác và rút ra được kết luận có ý nghĩa [Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học (phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội.] Trong ngôn ngữ bảng so sánh thao tác này có vai trò và vị trí rất quan trọng đặc biệt là những bảng so sánh cấu tạo, chức năng. Theo đó bảng so sánh là một sản phẩm trí tuệ cao của biện pháp logic này. Để đạt được hiệu quả cao khi so sánh cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Chỉ so sánh những đối tượng cùng loại (cùng nội dung, trên cùng bình diện) - Nếu so sánh thiên về điểm giống nhau thì chỉ có thể rút ra điểm giống nhau đó khi giữa các đối tượng so sánh có điểm khác nhau.Yêu cầu tìm điểm giống nhau sẽ cao và khó khi có rất nhiều điểm khác nhau. - Nếu chỉ quan tâm đến điểm khác nhau thì giữa chúng phải có điểm giống nhau. Việc tìm điểm khác nhau sẽ cao và khó khi đối tượng có nhiều điểm giống nhau. - Các đối tượng so sánh trong dạy học cần được nâng dần lên về độ khó. Độ khó phụ thuộc số lượng đối tượng so sánh, độ giống và độ khác, số lượng chỉ tiêu so sánh, yêu cầu so sánh đầy đủ hoặc không đầy đủ. 1.3.4. Bản chất của so sánh: 1.3.4.1. So sánh: Biện pháp so sánh là thao tác tư duy cơ bản nói chung và trong dạy học nói riêng theo một quan điểm nhất định. Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thế nào, còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng khác ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh. So sánh là thao tác trong tư tưởng đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để thấy sự tương đồng và sự khác biệt giữa chúng. Thường là đối chiếu một vật không biết GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 10 HVTH: Hồ Thị Hương Giang [...]... luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 2.1 Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học Sinh học 8 2.1.1 Bài tập tình huống để dạy bài mới: Bài tập tình huống 1: Dạy bài 4: Mô Để phân biệt các loại mô một học sinh. .. Phan Đức Duy: Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Số 10/19 98 11 Nguyễn Thị Hương (2011) Rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể, THPT” 12 Phạm Thị Quỳnh Như (2012) Sử dụng bài tập tình huống trong rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học sinh học 8- THCS” GVHD:... quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức 2.2.2 Sử dụng tình huống để rèn luyện kỹ năng so sánh 2.2.2.1 Bài tập tình huống để dạy bài mới: Bài tập tình huống 1: Dạy bài 4: Mô GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 21 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Bước 1: Giới thiệu tình huống: Để phân biệt các loại mô một học sinh phát biểu... của bài tập tình huống + Mục đích dạy học đạt được thông qua bài tập tình huống + Nội dung bài tập tình huống: Mô tả bối cảnh bài tập tình huống Nội dung tình bài tập huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết bài tập tình huống + Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết Quy trình thiết kế bài tập tình huống và đưa bài tập tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận thức của học sinh: Xác định các kỹ năng. .. em hãy lập bảng so sánh để chứng minh GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 17 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 2.1.2 Bài tập tình huống để dạy ôn tập củng cố: Bài tập tình huống 1: Dạy bài 6: Phản xạ Hai bạn thành và Nam sau khi học xong bài phản xạ đã cãi nhau về sự so sánh cung phản xạ và vòng phản xạ như sau: Bạn Thành cho rằng: * Giống... triển tư duy + Kỹ năng so sánh vừa là tri thức, vừa là phẩm chất năng lực tự học của học sinh GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 11 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 + Vận dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh để tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức trong một chỉnh thể, hệ thống + Có thể dùng các biện pháp này để kiểm tra chất... Sinh học Các yêu cầu của bài tập tình huống: + Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 12 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 + Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp + Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh Khi so n thảo bài tập tình huống cần chú ý: + Chủ... huống dạy học trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, Tập san Khoa học, ĐHSP Huế, Số 2/1993 8 Phan Đức Duy, Đinh Quang Báo: Qui trình sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học, Thông báo Khoa học, ĐHSP Hà Nội, Số 2/1994 9 Phan Đức Duy, Đinh Quang Báo: Tạo tình huống sư phạm bằng các bài tập để dạy môn phương pháp dạy học Sinh học, Tạp chí nghiên cứu... thức của học sinh nhận thức của học sinh Xác định các Nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn (Bài kiểm tra, phát biểu trả lời của học sinh trong các giờ học) Xử lý sư phạm Xây dựng hệ thống bài tập tình huống rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh Dạy học Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh bằng việc tổ chức giải quyết các bài tập tình huống Kết quả Hình thành ở học sinh một số kỹ năng cơ... học môn sinh học và khả năng nhận thức của học sinh Để có tình huống hay giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan và không ngừng học hỏi Bài tập tình huống là chìa khóa mở ra khả năng nhận thức và tư duy logic cho học sinh nếu giáo viên biết sử dụng đúng GVHD: PGS.TS.Phan Đức Duy 26 HVTH: Hồ Thị Hương Giang Tiểu luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 TÀI . SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC, SINH HỌC 8 2.1. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học Sinh học. luận Sử dụng bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh, SH8 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 2.1 8 2.1. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học Sinh học 8. 2.1.1. Bài tập tình huống để dạy bài mới: Bài tập tình huống 1: Dạy bài 4: Mô Để phân biệt các

Ngày đăng: 24/06/2015, 02:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục tiêu = Kỹ năng  Nội dung

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan