Nghiên Cứu Giải Pháp Xử Lý Nền Đường Khi Đi Qua Vùng Đất Yếu Bằng Trụ Xi Măng Đất

41 880 3
Nghiên Cứu Giải Pháp Xử Lý Nền Đường Khi Đi Qua Vùng Đất Yếu Bằng Trụ Xi Măng  Đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu một cách tổng quan phương pháp tính toán thiết kế, kiểm tra ổn định cọc xi măng đất và xác định các biện pháp thi công.Áp dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măngđất vào việc xử lý đất yếu của tuyến đường đô thị nối khu đô thị sinh thái Hòa Quý và cầu Hòa Xuân. Mình hi vọng đề tài này có thể cung cấp một số kiến thức hữu ích cho các bạn đọc để phát triển hơn nữa phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất.

PHẦN II ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN Tên Đề Tài: Nghiên Cứu Giải Pháp Xử Lý Nền Đường Khi Đi Qua Vùng Đất Yếu Bằng Trụ Xi Măng - Đất 1 Đặt vấn đề Xử lý nền đất yếu là một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong lĩnh vực xây dựng nói chung và chuyên ngành xây dựng cầu đường nói riêng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý được áp dụng để cải tạo nền đất yếu. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng đem lại hiệu quả tốt nhất. Một trong những phương pháp cải tạo đất yếu hiện nay đó là trụ đất–ximăng (Đ– XM). Đây là một phương pháp với khả năng ứng dụng tương đối rộng rãi trong xây dựng như: làm tường hào chống thấm cho đê đập, gia cố nền móng cho cáccông trình xây dựng, ổn định tường chắn, chống trượt mái dốc, gia cố đất yếu xung quanh đường hầm, gia cố nền đường, mố cầu dẫn So với một số giải pháp xử lý nền hiện có, công nghệ cọc Đ–XM có ưu điểm là khả năng xử lý sâu đến 50m, thích hợp với các loại đất yếu từ cát thô cho đến bùn yếu. Thi công được cả trong điều kiện nền ngập sâu trong nước hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã đưa lại hiệu quả rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác. Hiện nay trên thế giới phương pháp này đã được áp dụng rất phổ biến tuy nhiên ở nước ta phương pháp này được xem là khá mới mẻ và chưa thật sự áp dụng rộng rãi nhất là trong công tác xử lý nền đường trên nền đất yếu. Đề tài này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu một cách tổng quan phương pháp tính toán thiết kế, kiểm tra ổn định cọc xi măng đất và xác định các biện pháp thi công.Áp dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng-đất vào việc xử lý đất yếu của tuyến đường đô thị nối khu đô thị sinh thái Hòa Quý và cầu Hòa Xuân. Đề tài hi vọng sẽ đóng góp thêm những kiến thức để phát triển hơn nữa phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ xi măng đất. Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu Chương 2: Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất Chương 3: Áp dụng phương pháp vào xử lý đất yếu dưới nền đường thuộc tuyến đường nối khu đô thị sinh thái Hòa Quý và cầu Hòa Xuân Chương 4: Kết luận và kiến nghị 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU 1 Khái niệm về nền đất yếu : 1 Khái niệm: Nền đất yếu và các biện pháp xử lý nền đắp trên đất yếu là một trong những công trình xây dựng thường gặp. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một bài toán khó đối với người kĩ sư xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc để đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình. Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên. Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình. Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu. 2 Một số đặc điểm của nền đất yếu: Đất yếu là những loại đất có chung những đặc điểm dưới đây: - Có khả năng chịu lực thấp ( 0,5 – 1,0 kG/cm 2 ) - Cường độ chống cắt nhỏ và thường tăng dần theo độ sâu - Hầu như hoàn toàn bão hòa nước, có hệ số rỗng lớn ( thường ) - Biến dạng nhiều khi chịu tác động của tải trọng ngoài và biến dạng tùy thuộc thời gian chất tải - Tính thấm nước kémvà thay đổi theo sự biến dạng của đất yếu - Mô-đun tổng biến dạng bé( E 0 ≤ 50kG/cm 2 ) Các công trình xây dựng trên nền đất yếu buộc phải có các biện pháp xử lý để công trình đảm bảo ổn định khai thác bình thường. Đất yếu có nhiều nguồn gốc khác nhau( khoáng vật hoặc hữu cơ) như đất sét yếu, đất cát yếu, bùn, bùn than, đất thải… Chúng được tạo thành ở các điều kiện khác nhau như trầm tích ven biển, vịnh biển, đầm hồ, đầm tam giác châu thổ hoặc hình thành do dất tại chỗ ở những vùng đầm lầy có mực nước ngầm cao, có sự tích đọng thường xuyên… 3 2 Các biện pháp xử lý nền đất yếu: Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu như: - Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình - Các biện pháp xử lý về móng - Các biện pháp xử lý nền Đối với các công trình cầu đường, đặc biệt là công trình đường thì việc xử lý về nền đất yếu là phổ biến và quan trong hơn cả. Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất… Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp. Biện pháp này có thể được chia thành 2 biện pháp chính như sau: + Biện pháp nhằm tăng nhanh quá trình cố kết của đất yếu + Biện pháp cải tạo đất yếu Trên thế giới hiện nay có nhiều kĩ thuật xử lý nền đã và đang được ứng dụng cho tới hiện nay được thể hiện ở bảng dưới. Bảng 1.1. Phân loại các kĩ thuật xử lý nền (Theo “Cọc Đất Xi Măng – phương pháp gia cố nền đất yếu” của GS.TS. Nguyễn Viết Trung – KS. Vũ Minh Tuấn) Phương pháp luận Tên phương pháp Ghi chú Thay thế + Phương pháp thay thế Bao gồm phương pháp nổ mìn Thoát nước + Phương pháp gia tải trước không hỗ trợ thoát nước + Phương pháp gia tải trước với thoát nước đứng + Phương pháp cọc vôi đất + Phương pháp bơm hút chân không kết hợp gia tải + Điện – thẩm thấu + Giếng hạ mực nước* + Giếng sâu* + Đá dăm/sỏi thoát nước** Cố kết đất sét *Hạ mực nước trong lớp cát để làm khô hoặc tăng áp lực cố kết có hiệu trong lớp đất sét nằm trên lớp cát ** Xử lý chống hóa lỏng 4 Nén + Đóng cọc + Phương pháp cọc cát nén chặt + Phương pháp đầm rung + Đầm nặng (Phương pháp cố kết động) + Nổ mìn (Nén chặt bằng nổ mìn) + Phương pháp tạo sốc điện Tỉ trọng của cát rời Gia cố hóa học và điện hóa + Phương pháp trộn sâu + Bơm trộn vữa + Gia cố điện hóa Bao gồm gia cố vật liệu lớp đệm Xử lý nhiệt + Phương pháp nhiệt hóa + Phương pháp đông cứng Cho xử lý tạm thời Gia cường + Tấm phủ và lưới trên bề mặt toàn bộ đất yếu + Gia cố đất + Phương pháp cọc cát đầm chặt* + Phương pháp trộn sâu* Bao gồm vải địa gia cường *Trong trường hợp đất dính Tuy nhiên chỉ có một vài phương pháp được áp dụng rộng rãi và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam được thể hiện ở bảng dưới đây Bảng 1.2. Một số phương pháp xử lý nền phổ biến ở nước ta hiện nay STT Phương pháp Nội dung Tác dụng Phạm vi áp dụng 1 Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát Đào bỏ lớp đất yếu, thay thế bằng cát hạt trung, hạt thô và đầm chặt Tăng khả năng chịu tải của nền, tăng ổn định của công trình, giảm chiều sâu chôn móng nên giảm khối lượng vật liệu làm móng Lớp đất yếu có chiều dày<3m, không sử dụng khi nền đất có mực nước ngầm cao vì đệm cát kém ổn định,hạ mực nước ngầm tốn kém 2 Phương pháp đầm chặt đất (cố kết động) Đầm chặt lớp đất mặt bằng đầm rung hoặc bằng các khối nặng10-15T Tăng cường độ, sức chịu tải, giảm tính nén lún của đất nền Đất có lỗ rỗng lớn, cát tơi, đất chưa nén chặt 3 Phương pháp gia tải nén trước Chất tải trọng bằng hoặc lớn hơn tải trọng thiết kế Tăng sức chịu tải của đất nền, tăng nhanh cố kết và ổn định lún Cát pha bão hoà nước, sét pha, bùn sét, than bùn 5 4 Phương pháp xử lý nền bằng cọc cát Cọc cát được đóng bằng công nghệ rung ống chống để chiếm đất, đổ đầy cát và rung để đầm chặt Thoát nước, tăng nhanh cố kết, tăng cường độ của nền cọc cát Nền đất yếu dày hơn 3m, không dùng khi đất quá nhão 5 Phương pháp xử lý nền bằng bấc thấm Cho nước trong lỗ rỗng của đất thấm qua lớp vải địa kỹ thuật vào lõi chất dẻo, lõi này là đường tập trung và dẫn nước thoát ra khỏi nền đất yếu Tăng tốc độ cố kết, giảm độ rỗng, tăng dung trọng, tăng sức chịu tải Chiều dày lớp đất yếu lớn, độ thấm của nền đất nhỏ 6 Phương pháp gia cường nền đất yếu bằng cọc tre và cọc tràm Cọc tre, cọc tràm để đóng xuống nền đất cần được gia cố Tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún của đất nền Nền đất luôn ở trạng thái ẩm ướt, công trình có tải trọng không lớn, không dùng cho đất cát 7 Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc xi măng đất Sử dụng vôi hoặc xi măng để trộn với đất trong quá trình khoan tạo cọc Giảm độ ẩm (5 -8%), tăng lực dính (1,5-3 lần), tăng cường độ chịu tải Đất sét và sét pha dẻo nhão,bùn 8 Phương pháp cố kết bằng hút chân không Dùng công nghệ bơm hút chân không để hút nước trong đất làm cho đất cố kết nhanh Tăng tốc độ cố kết, tăng sức chịu tải, giảm tính nén lún Nền đất sét yếu Như vậy ta thấy đối với mỗi phương pháp xử lý nền đất yếu đều có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng do đó cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như điều kiện địa chất, môi trường, thời gian thi công… mà đưa ra giải pháp xử lý sao cho đạt hiệu quả và kinh tế nhất. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ XI MĂNG – ĐẤT 2.1. Tổng quan về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ xi măng đất: 2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển trụ xi măng đất: 6 2.1.1.1. Trên thế giới: Phát triển cọc xi măng đất bắt đầu tại Thụy Điển và Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ trước.Trong khoảng thời gian đó thì cọc đất - vôi cũng được ra đời ở Thụy Điển. Phương pháp trộn ướt dùng vữa xi măng cũng được Nhật Bản áp dụng trong những năm 70. Sau đó phương pháp này được phổ biến ra thế giới. Tại Châu Âu, công nghệ cọc Đ-XM được nghiên cứu và ứng dụng bắt đầu ở Thụy Điển và Phần Lan bắt đầu từ năm 1967. Nước ứng dụng công nghệ Đ-XM nhiều nhất là Nhật Bản và các nước vùng Scandinaver. Tại Nhật Bản tính chung trong giai đoạn 1980-1996 có 2345 dự án, sử dụng 26 triệu m 3 BTĐ. Riêng từ 1977 đến 1993, lượng đất gia cố bằng xi măng ở Nhật vào khoảng 23,6 triệu m3 cho các dự án ngoài biển và trong đất liền, với khoảng 300 dự án (Theo số liệu thống kê của hiệp hội CDM Nhật Bản). Tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970. Tuy nhiên từ trước đó nước này cũng đã học hỏi kinh nghiệm về cọc xi măng đất của Nhật Bản. 2.1.1.2. Ở Việt Nam: Ở nước ta, Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST) là đơn vị đầu tiên đưa chất gia cố là xi măng vào (khởi thủy của phương pháp là cọc vôi). Tại Việt Nam phương pháp này được nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỉ 80 với sự giúp đỡ của viện Địa Kĩ Thuật Thụy Điển (SGI). Mặc dù đã du nhập từ khá lâu song phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta và chỉ mới phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Tuy nhiên với những kinh nghiệm thi công cũng như hiểu biết rõ về cọc xi măng đất còn hạn chế nên việc áp dụng phương pháp này vào xử lý nền đất yếu còn rất ít. Tiêu chuẩn về trụ xi măng đất cũng được ra đời khá muộn vào năm 2006. Đó là tiêu chuẩn TCXDVN 385:2006 “phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ xi măng đất”. Bảng 2.1. Một số công trình sử dụng cọc xi măng đất ở Việt Nam (Theo “Cọc Đất Xi Măng – phương pháp gia cố nền đất yếu” của GS.TS. Nguyễn Viết Trung – KS. Vũ Minh Tuấn) Stt Tên công trình Đường kính cọc(m) Tổng mét dài đã thi công(m) Công nghệ trộn 7 1 Đường vào sân đỗ cảng hàng không Cần Thơ 0.6 32000 Trộn ướt 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch I Đồng Nai 0.6 15000 Trộn khô 3 Đường nối cầu Thủ Thiêm với đại lộ Đông Tây 0.6 100000 Trộn khô 4 Hầm chui đường sắt vành đai đường Láng – Hòa Lạc Km7+358 0.6 150000 Trộn khô 5 Đường băng sân bay Cần Thơ 300000 Trộn ướt Hình 2.1: Khoan cọc xi măng đất gia cố nền đường đầu cầu Trần Thị Lý Hình 2.2: Thi công hạng mục cọc vữa xi măng đất - Khu vui chơi giải trí Tuyên Sơn – Đà Nẵng 8 Hình 2.3: Thi công xử lí nền bằng cọc vữa xi măng đất dự án Đường Liên cảng Cái Mép-Thị Vải Hình 2.4: Thi công hạng mục cọc vữa xi măng đất – Dự án cảng Sao Mai – Bến Định, thành phố Vũng Tàu 2.1.2. Khái niệm về phương pháp trụ xi măng đất: Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất) (Deep soil mixing columns, soil mixing pile) Về vấn đề tên gọi là “cọc”, “cột” hay là “trụ” thì hiện nay có 2 cách gọi tùy theo các nước: - Gọi tên là cọc xi măng đất thì có học viện kĩ thuật châu Á A.I.T, Trung Quốc - Gọi tên là trụ hay cột xi măng đất thì có các nước như Mỹ, Nhật và một số nước sử dụng phương pháp này ở châu Âu. Riêng ở Việt Nam thì tên gọi thay đổi tùy theo cách gọi của mỗi người. Tuy nhiên theo một số nhà khoa học thì việc dùng tên gọi “cọc” chỉ nên dành cho những 9 loại cọc có cường độ lớn hơn rất nhiều so với cọc xi măng đất như cọc BTCT, cọc thép… Về khái niệm thì trụ xi măng đất là hỗn hợp giữa đất ngun trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền bởi thiết bị khoan. Mũi khoan được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay ngược lại và dịch chuyển lên. Trong q trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào nền đất bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khơ hoặc bơm vữa đối với hỗn hợp dạng vữa ướt. Tác dụng của cọc đất – ximăng: - Làm giảm độ lún và tăng độ ổn định của nền đất đắp. - Làm tăng độ ổn định của mái dốc, gia cố hố đào móng nơng. - Gia cố nền và móng cho cơng trình. - Giảm áp lực đất chủ động, tăng áp lực đất bị động lên tường cừ ở hố đào sâu. 2.1.3. Ứng dụng của phương pháp: Trụ xi măng đất được ứng dụng rất rộng rãi trong các cơng trình như: - Ổn định đê, đập ngăn nước có chiều cao lớn - Xử lý lún nền đường vào cầu - Gia cố thành hố đào, chống nâng đáy hố đào - Gia cố nền tại các bến cảng, đê biển Đối với các cơng trình đường bộ thì trụ xi măng đất được ứng dụng để ổn định nền đường đắp cao trên nền đất yếu, giảm độ lún, gia cố mái taluy, ổn định mái dốc… ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG ĐẮP CAO GIA CỐ THÀNH HỐ ĐÀO GIA CỐ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG ỔN ĐỊNH MÁI DỐC CHỐNG TRƯT MÁI TALUY GIA CỐ MÓNG ĐỢ ỐNG CỐNG Hình 2.5: Một số ứng dụng của trụ xi măng đất 2.1.4. Ưu điểm của trụ xi măng đất: Trong cơng tác xử lý nền đường đắp cao trên nền đất yếu thì phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả khi thời gian thi cơng được rút ngắn do khơng phải chờ đất cố kết. Vì vậy đối với các cơng trình u cầu tiến độ gấp thì đây là một giải pháp xử lý cực kì hiệu quả. 10 [...]... kiến nghị sử dụng trụ xi măng đất vào xử lý nền đất yếu dưới nền đường này và sử dụng phần mềm Plaxis 8.5 để tính tốn thiết kế 3.2 Tính tốn thiết kế trụ xi măng đất theo phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm Plaxis 8.5 3.2.1 Quan đi m xử lý Quan đi m xử lý là việc xử lý lún sẽ khơng triệt để mà giới hạn độ lún trong phạm vi cho trước Trụ xi măng đất khơng được đưa vào tầng đất tốt do đó tính tốn... của trụ về kích thước, mật độ trụ và độ lún của nền đường để tìm ra sơ đồ bố trí trụ hợp lý và kinh tế nhất Đề xuất 2 phương án đường kính trụ để khảo sát là d1=0,6m và d2=0,8m 3.2.3.2 Tính tốn độ lún nền đường khi chưa xử lý Hình 3.1: Mơ hình bài tốn khi chưa xử lý Hình 3.2: Biến dạng nền đất trước khi xử lý 29 Hình 3.3: Độ lún tại tim đường khi chưa xử lý đất yếu Độ lún cuối cùng tại tim đường khi. .. cọc xi măng đất lớn có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu như : + Thi cơng Xử lí nền bằng cọc vữa xi măng đất dự án Đường Liên cảng Cái mépThị Vải với khối lượng thực hiện Khoan cọc xi măng D800 trong đất có bơm vữa xi măng (hàm lượng xi măng 240kg/m3), khối lượng: 108.740 m Khoan cọc xi măng D800 trong cát có bơm vữa xi măng (hàm lượng xi măng dự kiến 100kg/m3), khối lượng: 7.905 m 23 + Xử lí nền đường. .. được phổ biến Tuy nhiên với những ưu đi m vượt trội như trên thì việc áp dụng rộng rãi phương pháp này trong một tương lai gần là hồn tồn khả thi 2.2 Tính tốn thiết kế trụ xi măng đất: 2.2.1 Các phương pháp tính tốn thiết kế trụ xi măng đất: Hiện nay việc tính tốn trụ xi măng đất có 3 quan đi m chính sau:  Quan đi m xem trụ xi măng đất làm việc như cọc: Với quan đi m này đòi hỏi cọc phải có độ cứng... chưa xử lý bằng trụ xi măng đất là S=1,944m Để đạt được độ lún như vậy thì phải mất 2185 ngày 3.2.3.3 Xử lý nền đường bằng trụ xi măng đất, sử dụng phần mềm Plaxis 8.5 để tính tốn Ta đề xuất 2 phương án đường kính trụ đó là D1=0,6m và D2=0,8m Phương án 1: D1=0,6m a, Khảo sát sự tương quan giữa độ lún nền đường và chiều dài trụ: Mơ hình hóa bài tốn trong phần mềm Hình 3.4 Mơ hình hóa bài tốn trong Plaxis... theo tiêu chuẩn gia cố cọc đất – vơi – xi măng châu Âu + Phương pháp tính tốn theo tiêu chuẩn gia cố cọc đất – xi măng Thượng Hải, Trung Quốc + Phương pháp tính tốn theo quan đi m cọc xi măng đất làm việc như cọc + Phương pháp tính tốn thiết kế cọc xi măng đất theo quy trình Nhật Bản + Phương pháp tính tốn theo quan đi m hỗn hợp của Viện Kĩ Thuật Châu Á 2.2.2 Các sơ đồ bố trí trụ: Tùy theo mục đích sử... nghiệm bàn nén nền hỗn hợp 25 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO XỬ LÝ ĐẤT YẾU DƯỚI NỀN ĐƯỜNG TUYẾN ĐƯỜNG NỐI KHU ĐƠ THỊ SINH THÁI HỊA Q VÀ CẦU HỊA XN 3.1 Giới thiệu chung về tuyến đường Đây là một tuyến đường quan trọng trong khu vực có chức năng phục vụ du lịch và thơng thương trong vùng Tuyến đi qua lưu vực sơng Cổ Cò và sơng Cẩm Lệ do đó địa chất dưới nền đường rất yếu Địa chất dưới nền đường này như... chỉnh hàm lượng xi măng khi thi cơng - Dễ quản lý chất lượng, hạn chế ơ nhiễm mơi trường do ít có chất thải trong q trình thi cơng Nhược đi m của phương pháp: Hiện nay giá thành thi cơng trụ xi măng đất vẫn còn khá đắt hơn so với một số phương pháp xử lý nền đất yếu khác Do đó đây là một trở ngại khơng nhỏ để thuyết phục các chủ đầu tư sử dụng biện pháp này để xử lý đất yếu Và phương pháp này cũng còn khá... giữa thời đi m kết thúc thi cơng nền đường và độ lún cuối cùng là khơng thay đổi đáng kể cho dù ta có thay đổi mật độ trụ tới một giới hạn nào đó + Có hai chiều dài trụ là 12m và 12,5m thỏa mãn u cầu về độ lún chênh lệch cho phép Tiếp tục khảo sát độ lún khi xử lý bằng trụ xi măng đất có chiều dài như trên sau khi đã bù lún thì ta nhận thấy rằng khi đắp thêm lớp bù lún thì khi xử lý bằng trụ dài 12m... Do đó ứng với đường kính 0,6m ta chọn chiều dài trụ 13,7m và mật độ 2,0m Phương án 2: D2=0,8m a, Khảo sát sự tương quan giữa độ lún nền đường và chiều dài trụ: Chiều dài trụ được khảo sát gồm 11m, 11,5m, 12m, 12,5m khoảng cách giữa các trụ là 1,6m và đường kính trụ là 0,8m Kết quả xử lý bằng phần mềm Plaxis ta được như sau: Hình 3.9 Biểu đồ độ lún của nền đất khi chiều dài trụ thay đổi đường kính 0.8m . PHẦN II ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN Tên Đề Tài: Nghiên Cứu Giải Pháp Xử Lý Nền Đường Khi Đi Qua Vùng Đất Yếu Bằng Trụ Xi Măng - Đất 1 Đặt vấn đề Xử lý nền đất yếu là một vấn đề không mới nhưng. thái Hòa Quý và cầu Hòa Xuân. Đề tài hi vọng sẽ đóng góp thêm những kiến thức để phát triển hơn nữa phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ xi măng đất. Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1:. Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970. Tuy nhiên từ trước đó nước này cũng đã học hỏi kinh nghiệm về cọc xi măng đất của Nhật Bản. 2.1.1.2. Ở Việt Nam: Ở nước ta, Viện khoa học công nghệ

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1.1. Trên thế giới:

  • 2.1.1.2. Ở Việt Nam:

    • Hình 2.2: Thi công hạng mục cọc vữa xi măng đất - Khu vui chơi giải trí

    • Tuyên Sơn – Đà Nẵng

    • Hình 2.3: Thi công xử lí nền bằng cọc vữa xi măng đất dự án Đường Liên cảng

    • Cái Mép-Thị Vải

    • Hình 2.4: Thi công hạng mục cọc vữa xi măng đất – Dự án cảng Sao Mai – Bến Định, thành phố Vũng Tàu

    • 2.3.2.2. Miêu tả công nghệ

    • 2.2.3.3. Phương pháp thi công

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan