Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

96 2K 12
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 4

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦYẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH 5

1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 5

1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế 6

1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp 7

1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13

CHƯƠNG 2 14

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH NĂM 2010 14

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần

3.1 Căn cứ lựa chọn chuyên đề 68

3.2 Cơ sở lý luận và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp và trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 69

3.3 Xác định căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 71

3.4 Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011 78

3.5 Kết luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu chuyên đề 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN CHUNG 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 2

Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thành lập ngày 18 tháng 3 năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm, thiết bị vệ sinh, phụ kiện phòng tắm, nhà bếp Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các công ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này Trong tương lai số lượng công ty tham gia cung ứng các thiết bị này sẽ càng nhiều Do đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty là không thể tránh khỏi Việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn Để đứng vững trên thị trường và đạt được mục tiêu lâu dài của công ty là đứng trong Top 10 công ty cung ứng các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vào năm 2020 thì việc lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh số bán hàng của công ty là một việc rất quan trọng Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiêu thụ khối lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp Đồng thời giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trên thị trường.

Qua thời gian đi thực tập tại Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban lãnh đạo của công ty, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh và đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của

PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp vớiđề tài về “Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệsinh” Luận văn tốt nghiệp được trình bày với các nội dung sau:

Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếucủa Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.

Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công tycổ phần thiết bị vệ sinh.

Chương 3: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 của Công ty cổ phầnthiết bị vệ sinh.

Trang 3

Bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường, mặc dù đã cố gắng nhưng với trình độ hiểu biết, điều kiện thời gian còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại

Học Mỏ - Địa Chất cùng sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.NGND Nhâm Văn Toán

đã giúp đỡ hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh.

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phú

Trang 4

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤTKINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

THIẾT BỊ VỆ SINH

Trang 5

1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

a Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh

Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 18 tháng 03 năm 2004 Là công ty hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chủ về kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của mình trước pháp luật.

b Giới thiệu chung về công ty

- Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản cố định, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng nước ngoài và trong nước theo quy định của pháp luật.

- Có điều lệ tổ chức và hoạt động.

- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

c Quá trình phát triển

Năm 2004, do mới thành lập Công ty chỉ mới tiến hành thăm dò thị trường bằng việc cung ứng các hàng hóa cho các đại lý lớn có mức tiêu thụ nhiều Loại hàng chính mà Công ty cung ứng là sen tắm và vòi chậu cùng một số phụ kiện đi kèm như lõi đồng, lưới lọc đầu vòi, tay gật gù, bộ xả két nước.

Tổ chức bộ máy Công ty trong thời gian này vẫn còn sơ sài, chỉ có 2 phòng ban là Phòng kế toán và Phòng kinh doanh với tổng số nhân viên trong Công ty là 15 người.

Sang năm 2005, nhận thấy thị trường có nhu cầu về vòi bếp, máy khử mùi, và các phụ kiện khác nên công ty đã chủ động tìm nguồn cung ứng thêm mặt hàng này, đồng thời đưa các mẫu sen tắm và vòi chậu mới, cải tiến về hình thức, chức năng, kiểu dáng và chất lượng Công ty đã mở rộng thêm hệ thống đại lý ở các khu vực trung tâm thành phố, thị xã.

Sản phẩm của Công ty được thiết kế và sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức áp dụng theo tiêu chuẩn EU-2000 và được kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO2000 Các hàng hóa của Công ty thường xuyên có mặt trong các hội trợ triển lãm hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

Ưu điểm nổi trội của các hàng hóa là chất lượng tốt, giá thành hợp lý, sử dụng tiết kiệm nước mà xối mạnh; phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, chế độ bảo

Trang 6

Châu Âu về sức khoẻ con người và môi trường.

Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh đã không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm bảo toàn, phát triển vốn và tài sản bổ sung, có một thị phần tương đối ổn định, tạo được mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các bạn hàng Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng phát triển và bổ sung thêm nguồn nhân lực Hiện nay, nhân sự công ty đã có 52 người và bổ sung thêm một số phòng ban chức năng riêng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong quản lý điều hành và tổ chức.

1.1.2 Địa chỉ trụ sở chính: 54 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân – Hà Nội

Chi nhánh:

- 31 Đông Các, Đống Đa, Hà Nội - 5/190 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.511556

Fax: 04 511446

1.1.3 Mục đích và nội dung hoạt độnga Mục đích

- Luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt Nam, cung

cấp được những mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng.

- Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của công ty, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho công ty, để sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của nhà nước, của công ty.

- Huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển công ty, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa Tạo việc làm ổn định cho người lao động.

b.Nội dung hoạt động

- Nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị phụ kiện phòng tắm, nhà bếp Chuyên cung

ứng sen tắm, vòi chậu và một số phụ kiện đi kèm như lõi đồng, lưới lọc đầu vòi, tay gật gù, bộ xả két nước…

1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế1.2.1 Điều kiện địa lý

Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có trụ sở giao dịch tại 54 – Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội Trụ sở chính của công ty nằm ngay trên mặt đường Nguyễn

Trang 7

Ngọc Nại, với địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, độ ẩm cao và lượng mưa hàng năm tương đối lớn Tuy nhiên, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên công ty không bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, sông ngòi…

Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thuộc khu trung tâm kinh tế của Thành phố Hà Nội rất thuận lợi với việc giao dịch, hợp tác với các khách hàng của công ty.

1.2.2 Điều kiện về lao động dân số

Dân cư trong vùng khá đông đúc, tập trung nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và đội ngũ cán bộ trí thức là điều kiện thuận lợi cho kế hoạch cung ứng lao động cho công ty.

1.2.3 Điều kiện kinh tế

Công ty nằm trong địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội, tập trung nhiều các đại lý, dịch vụ, kênh phân phối nhỏ lẻ, đây là một nguồn tiêu thụ lớn và chủ yếu Thủ đô Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, khả năng thông tin nhanh chóng, mạng lưới giao thông thuận lợi và là cầu nối giao thông quan trọng của khu vực miền Bắc và cả nước, đây là tiền đề lớn cho sự phát triển, lưu thông hàng hóa và quảng bá mặt hàng của công ty cho cả nước.

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách, đặc biệt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như ở Hà Nội, các mặt hàng cung ứng của công ty rất phù hợp với việc hạn chế ô nhiễm, giảm chi phí bảo vệ môi trường.

1.3 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp1.3.1 Tổ chức quản lý

Công ty Cổ phần Thiết bị vệ sinh được thành lập trên sự góp vốn là vốn sở hữu của các cổ đông nên bộ máy quản lý điều hành của Công ty được tổ chức kết hợp giữa hai hình thức trực tuyến và chức năng Hình thức tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt này rất phù hợp với Công ty để có thể quản lý và điều hành tốt trong quá trình kinh doanh.

+ Ưu điểm: với hình thức tổ chức này, sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo, nhiệt tình công tác.

+ Nhược điểm: Cơ cấu này làm cho số cơ quan chức năng trong công ty tăng lên, do đó làm cho bộ máy quản lý nhiều đầu mối, đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hòa phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của của các cơ quan chức năng.

Trang 8

Hình 1 - 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Cửa hàng kinh doanh và kho

số 1 Cửa hàng kinh doanh và kho số 2

Trang 9

Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật Công ty có bộ máy tổ chức quản lý thống nhất từ trên xuống dưới Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ bầu hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đo Đại hội đồng Cổ

đông Công ty bầu ra Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 4 năm.

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật,

trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, do HĐQT trực tiếp tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông Giám đốc sẽ bị cách chức nếu điều hành hoạt động kinh doanh không có hiệu quả Bên cạnh với sự trợ giúp của Phó Giám đốc và Kế toán trưởng trong công tác điều hành và quản lý, các phòng ban làm chức năng tham mưu, thực hiện theo lĩnh vực được phân công.

Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất với giám đốc kế hoạch kinh

doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, điều chỉnh giá thành sản phẩm, hàng hoá Là người giúp việc và tham mưu cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, các vấn đề đầu ra đầu vào, tình hình sủ dụng vốn có hiệu quả nhất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công Phó Giám đốc cũng là người thay quyền Giám đốc điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng Dưới Phó Giám đốc là các phòng ban.

Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát

triển nguồn nhân lực trong Công ty Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác trong công tác kiểm soát và giám sát bảo đảm việc thực hiện đúng các quy chế hành chính trong các hoạt động của toàn Công ty Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản trị hành chính, quản trị nhân sự và các lĩnh vực khác có liên quan.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, hoạch định, tổ chức triển khai công tác tiếp thị

và không ngừng cải tiến phương pháp, biện pháp thực hiện để từng bước chiếm lĩnh thị trường và phát triển kinh doanh theo định hướng của Công ty Phối hợp cùng phòng nhân sự hướng dẫn huấn luyện, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công tác phát

Trang 10

tại các địa phương nhằm thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty tại thị trường khu vực.

Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế

toán phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của Công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính như: tình hình tiêu thụ sản phẩm, thu, chi, vay… đảm bảo các nguồn thu chi của Công ty; trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh; theo dõi chi phí kinh doanh; hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của toàn Công ty; cung cấp các thông tin kế toán nhanh, chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các cấp quản trị và các bộ phận có liên quan.

Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện công tác điều phối, quản lý chất lượng hàng

hoá, giao nhận, vận chuyển để phục vụ cho công tác tiếp thị - bán hàng Huấn luyện cho nhân viên trong phòng về các vấn đề kỹ thuật, cách thức bảo dưỡng, sửa chữa, cách khắc phục lỗi sản phẩm.

Cửa hàng kinh doanh và kho: Trực tiếp quan hệ mua bán các loại hàng hóa, nhận

đơn đặt hàng, hoạt động mua bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng.

1.3.2 Chế độ làm việc

Hiện nay công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thực hiện chế độ công tác theo quy định của nhà nước, quy định của Bộ luật lao động.

- Kết cấu lao động và chất lượng đội ngũ lao động:

Tổng số nhân viên toàn công ty năm 2010 là 52 người Đa số cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo và được bố trí đúng ngành nghề đã học Hiện nay toàn công ty có 2 người có trình độ trên đại học, 45 người có trình độ đại học - cao đẳng, 3 người có trình độ trung cấp Đây là một lợi thế tương đối tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của

Trang 11

công ty trong những năm tới, đó là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2011 và cả những năm tiếp theo.

- Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty:

Cán bộ nhân viên trong Công ty hầu hết là từ các tỉnh lân cận đến làm, nên chưa có nhà riêng, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đây cũng là một hạn chế tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên, và là mối quan tâm chung của cả công ty.

Trong những năm qua, công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đang dần đi vào ổn định và phát triển, vì vậy mức thu nhập của nhân viên trong công ty đã phần nào đi vào ổn định và đảm bảo, tạo được sự yên tâm đối với người lao động Hiện nay công nhân viên công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có mức thu nhập bình quân là 3.450 000 đ/người, tăng lên so với năm trước, cụ thể so năm 2009 tăng 386.000 đ/người Điều này đã góp phần khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm, không ngừng tăng năng suất lao động, chất lượng và có hiệu quả.

1.4 Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai1.4.1 Kế hoạch của công ty trong năm 2011

a Các mục tiêu cụ thể

- Tổng doanh thu đạt 10.210.400 nghìn đồng (trong đó năm 2010 đạt 7.739.337 nghìn đồng tương ứng tăng 32% so với năm 2010).

- Thu nhập bình quân 4.550 nghìn đồng/người-tháng (Năm 2010 là 3.450 nghìn đồng/người-tháng tương ứng tăng 32% so với năm 2010).

- Lợi nhuận sau thuế đạt 568.400 nghìn đồng ( năm 2010 là 379.822 nghìn đồng tương ứng tăng 49,6% so với năm 2010).

b Công tác đầu tư

- Mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng chi nhánh xuống phía Nam - Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong cả nước.

- Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

1.4.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty

Để hoàn thành nhiệm vụ và các chương trình sản xuất kinh doanh năm 2011 của công ty, công ty cần tập trung vào các biện pháp sau:

- Xây dựng mối quan hệ tốt với các bạn hàng Tăng cường tổ chức các hoạt động triển lãm, không ngừng quảng bá hình ảnh của công ty

Trang 12

các mặt hàng.

- Có những biện pháp về cơ chế điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hành tiết kiệm, động viên thi đua khen thưởng.

Trang 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh từ khi thành lập đến nay luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước Tuy bước sang nền kinh tế thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn, song tập thể cán bộ nhân viên đã có nhiều cố gắng xây dựng và phát triển sản xuất, đưa công ty tiến lên ngày càng vững mạnh.

Nhìn chung, việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

Đặc điểm vị trí địa lý, hệ thống giao thông đã giúp cho Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh thuận lợi trong việc quan hệ, giao dịch với đơn vị bạn hàng, nhất là trong việc đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng của Công ty.

Đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao, kinh nghiệm quản lý tốt, lực lượng lao động trẻ khỏe, có lòng nhiệt tình với công việc.

Hệ thống quy chế ổn định, sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ công ty, góp phần thúc đẩy tích cực hoạt động kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, kết quả thực hiện sản xuất năm 2010 để lại tiền đề phát triển tốt cho hoạt động kinh doanh năm 2011.

- Khó khăn:

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt là hệ thống kho bãi.

Giá cả thị trường biến động mạnh, kéo theo lạm phát có tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của công ty cổ phần thiết bị vệ sinh Để có thể hiểu chi tiết hơn những kết quả đạt được của Công ty, cũng như các nhân tố ảnh hưởng, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010.

Trang 14

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VỆ SINH

NĂM 2010

Trang 15

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phầnthiết bị vệ sinh.

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Điều đó đặt ra cho doanh nghiệp nhiệm vụ phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra quyết định tối ưu cho quản lý kinh doanh.

Qua 7 năm hoạt động, từ năm 2004 đến năm 2010, đặc biệt trong 2 năm 2009 – 2010, Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trong những năm qua, Công ty từng bước tự hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính nên đã tạo ra điều kiện tốt hơn, chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình và hoàn chỉnh bộ máy quản lý.

Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình mà thể hiện rõ nhất là sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận và mức thu nhập của cán bộ công nhân viên Sự gia tăng này một mặt là nhờ áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ năng kinh doanh mới vào hoạt động kinh doanh của công ty mặt khác là có sự cố gắng nỗ lực của cán bộ nhân viên trong công ty.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010 được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế trong bảng 2-1.

Nhìn chung trong năm 2010 công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra và có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2009 Cụ thể:

Tổng doanh thu năm 2010 là 7.739.337 nghìn đồng, tăng 432.511 nghìn đồng tương ứng 5,92% so với kế hoạch và tăng 614.420 nghìn đồng tương ứng 8,624% so với năm 2009 Doanh thu tăng là kết quả của việc tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán điều này cho thấy nhu cầu của thị trường về hàng hóa của công ty ngày càng cao.

Giá vốn hàng bán năm 2010 là 5.791.428 nghìn đồng, tăng 201.971 nghìn đồng tương ứng tăng 3,61% so với kế hoạch đặt ra và tăng 365.240 nghìn đồng tương ứng 6,731% so với năm 2009 Nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do trong năm 2010 Công ty đã tăng số lượng hàng nhập vào và giá nhập hàng cũng tăng lên Điều này càng thể hiện khả năng tiêu thụ của Công ty ngày càng lớn.

Bên cạnh doanh thu và giá vốn tăng thì trong năm 2010 tổng vốn kinh doanh của Công ty cũng tăng lên đáng kể Được thể hiện năm 2010 tổng vốn kinh doanh là

Trang 16

Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 218.269 nghìn đồng tương ứng 3,6895; tài sản dài hạn tăng 265.356 nghìn đồng tương ứng 84,273% so với năm 2009 Vốn kinh doanh tăng chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng.

Tổng số lao động năm 2010 là 52 người, tăng 4 người so với năm 2009 Năng suất lao động bình quân năm 2010 là 148.833 nghìn đồng/người giảm 3.392 nghìn đồng/người tương ứng 2,228% so với kế hoạch, tăng 397,633 nghìn đồng/người tương ứng tăng 0,268% Mặc dù năng suất lao động tăng không cao nhưng đây cũng là sự phấn đấu chung của toàn thể cán bộ nhân viên công ty.

Tổng quỹ lương tăng 236.448 nghìn đồng tương ứng 12,34% so với kế hoạch đặt ra và tăng 387.936 nghìn đồng tương ứng 21,981% so với năm 2009 Tiền lương bình quân năm 2010 là 3.450 nghìn tháng, tăng 386 nghìn đồng/người-tháng so với năm 2009 Tiền lương tăng, đây là một trong những động lực thúc đẩy lòng tin và năng suất lao động của nhân viên Công ty đã thực hiện một trong số những biện pháp thúc đẩy năng suất lao động trong chiến lược kinh doanh tạo niềm tin cho người lao động để họ phát huy cao hơn nữa sức mạnh và nội lực của mình.

Năm 2010 công ty đã thực hiện được công tác giảm giá thành so với kế hoạch đặt ra Cụ thể là năm 2010 giá thành giảm 6,354 đồng/1000 đồng doanh thu tương ứng 0,664% so với kế hoạch và giảm 12,607 đồng/1000 đồng doanh thu tương ứng 1,309% so với năm 2009 Giá thành giảm là một tín hiệu đáng mừng của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào Hiện nay do giá cả thị trường biến động mạnh, chiến lược giảm giá thành được các doanh nghiệp đặt nên hàng đầu.

Doanh thu trong năm 2010 tăng dẫn đến lợi nhuận tăng Năm 2010 lợi nhuận sau thuế là 379.822 nghìn đồng tăng 29.433 nghìn đồng tương ứng 8,4% so với kế hoạch đặt ra, tăng 99.137 nghìn đồng tương ứng 35,32% so với năm 2009 Lợi nhuận tăng chứng tỏ đồng vốn của công ty bỏ ra đã sử dụng có hiệu quả hơn.

Qua việc phân tích chung các chỉ tiêu chính của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010 ta thấy: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi vào ổn định, những kết quả đạt được là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo, là căn cứ, mục tiêu, chiến lược phát triển Chính vì thế nhằm đảm bảo cho các bước phát triển một cách có hiệu quả, an toàn và chất lượng, lãnh đạo công ty đã đề ra xu thế phát triển của mình trong các năm tới bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối ra các khu vực trên cả nước,bên cạnh đó công ty còn tiếp tục phát triển vốn kinh doanh, và tham gia góp vốn liên doanh với các công ty lớn khác trong ngành.

Trang 17

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010

Trang 18

doanh của Công ty năm 2010, để hiểu chi tiết hơn tác giả đi sâu vào phân tích từng khía cạnh, góc độ khác nhau của quá trình kinh doanh.

2.2 Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm2.2.1 Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm

2.2.1.1 Phân tích tình hình cung ứng theo mặt hàng

Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại vòi sen, vòi chậu, và một số thiết bị phụ kiện đi kèm Hàng năm, dựa vào lượng hàng tồn kho năm trước và lượng đơn đặt hàng của khách hàng mà Công ty có kế hoạch mua hàng cụ thể Tình hình cung ứng theo mặt hàng của Công ty trong năm 2009 và năm 2010 được thể hiện trong bảng 2-2.

Qua bảng 2-2 cho thấy: Trong năm 2010 lượng hàng nhập vào của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh tăng lên cả về số lượng và giá trị so với lượng hàng mua vào năm 2009 Vòi sen là mặt hàng nhập vào có giá trị lớn nhất trong tổng giá trị các mặt hàng mua vào Trong đó vòi sen B1-603 có giá trị lớn nhất lên tới 1.625.000.000 đồng, tăng 798.920.000 đồng, tương ứng tăng 96,71% so với năm 2009 Vòi sen B3-603 về giá trị có lượng nhập vào là 810.000.000 đồng tăng 66.992.000 đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 9,02%; tuy nhiên về số lượng lại giảm đi so với lượng nhập vào năm 2009, cụ thể lượng vòi sen nhập vào năm 2010 là 1.350 bộ, giảm 50 bộ so với năm 2009, tương ứng giảm 3,57% Giá trị tăng, số lượng lại giảm, điều này cho thấy có sự biến động giá cả hàng hóa Lạm phát kéo theo giá cả nhiều mặt hàng tăng lên.

Một số mặt hàng như xi phông, xả lật, vỏ xịt, sen, dây gắn tường đều tăng cả về số lượng và giá trị Cụ thể xi phông và xả lật, năm 2010 về số lượng nhập tới 4000 bộ, tăng 2500 bộ tương ứng tăng 166,67% so với năm 2009 Thoát sàn inox năm 2009 lượng nhập vào là 100 bộ, trong năm 2010 Công ty không nhập mặt hàng này, đây là do lượng hàng tồn kho năm trước còn nhiều và lượng đặt hàng mặt hàng này giảm đi.

Ngoài những mặt hàng trên, Công ty còn đưa ra thị trường nhiều mặt hàng khác như: vòi chậu một lỗ F1-602, vòi chậu 2 lỗ F1-602, vòi chậu một lỗ F3-601, vòi sen B3-603, vòi lavabo lạnh tay xoay, vòi lavabo lạnh tay gạt, vòi lavabo lạnh, vòi lavabo lạnh tự động,…do lượng hàng tồn kho năm trước còn nhiều nên trong năm 2009 và 2010 Công ty không nhập thêm những mặt hàng này.

Năm 2010 số lượng hàng nhập vào tăng lên làm tổng giá trị hàng lên tới 5.609.522.798 đồng tăng 1.301.526.802 đồng tương ứng tăng 30,21% so với năm 2009.

Trang 19

Bảng phân tích tình hình cung ứng theo mặt hàng

Trang 20

18 S-11 Sen, dây gắn tường loại 1 2.000 250.520.000 4.000 501.040.000 2.000 200,00 250.520.000 200,00

Trang 21

2.2.1.2 Phân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng

Xác định nguồn hàng là một khâu cực kỳ quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn hàng có ổn định thì doanh nghiệp mới kinh doanh ổn định Hàng năm Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đều nhập hàng với số lượng lớn, vì vậy Công ty luôn phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng Hầu hết các mặt hàng của Công ty đều được nhập ngoại, đặc biệt là Cộng hòa liên bang Đức, với công nghệ cao và thiết kế trên dây chuyền hiện đại Tình hình cung ứng theo nguồn hàng của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh được thể hiện trong bảng 2-3.

Qua bảng phân tích cho thấy, các mặt hàng mua từ SANIPRO-GEM chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị các mặt hàng nhập vào trong năm 2010 có giá trị lên tới 1.782.752.000 đồng, tăng 427.957.900 đồng so với năm 2009 tương đương với tăng 31,59% Lượng hàng nhập từ ENTER cũng có giá trị tương đối lớn, năm 2010 hàng nhập từ Công ty này lên đến 1.350.519.850 đồng, tăng 344.151.850 đồng tương ứng tăng 34,2% SANIPRO-GEM và ENTER là 2 nhà cung ứng lớn nhất của Công ty, hàng năm giá trị mua hàng từ các doanh nghiệp này lên đến hàng tỷ đồng.

Ngoài hai doanh nghiệp trên, lượng hàng nhập từ JAJIEER, DONGSHENG, CHESTON, YAJEE cũng có giá trị tương đối lớn Năm 2010 lượng hàng mua từ các doanh nghiệp này hầu hết đều tăng nhẹ Hàng mua từ JẠJIEER về giá trị là 664.271.588 đồng tăng 502.783.892 đồng so với năm 2009 Hàng nhập từ DONGSHENG tăng 30.394.800 đồng tương ứng tăng 4,68% so với năm 2009 Hàng nhập từ CHESTON tăng 8.595.000 đồng tương ứng tăng 2,98% Chỉ riêng có lượng hàng mua từ YAJEE có giảm đi so với năm 2009 (giảm 267.976.000 đồng).

Công ty TNHH TM Đại Nam và Công ty TNHH TM Dục Hiên có giá trị hàng nhập nhỏ nhất, tuy nhiên đây cũng đều là những bạn hàng lâu năm của Công ty.

Qua bảng 2-2, 2-3 cho thấy, tình hình cung ứng theo mặt hàng và nguồn hàng của Công ty trong năm 2010 tăng tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trang 22

Bảng phân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng

Trang 23

2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm

2.2.2.1 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng

Đối với bất kì doanh nghiệp nào thì lượng hàng hóa cung ứng cũng như tiêu thụ đều phụ thuộc vào số lượng khách hàng và nhu cầu tiêu dùng của mỗi khách hàng Để chiếm được lòng tin của khách hàng thì doanh nghiệp cần phải đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và chế độ ưu đãi đặc biệt Qua 7 năm hoạt động trong ngành, đến nay công ty đã chiếm được lòng tin của một số lượng lớn những khách hàng, đó là những khách hàng trung thành, quen thuộc và là những đại lý phân phối chủ yếu của công ty.

Để theo dõi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của các đại lý phân phối của Công ty, ta theo dõi bảng 2-4.

Trong các khách hàng của Công ty hiện nay thì Công ty TNHH An Nguyễn -Sài Gòn là đại lý phân phối lớn nhất Hàng năm Công ty này luôn có đơn đặt hàng với Công ty với số lượng lớn nhất Năm 2009 doanh thu bán hàng thu được từ công ty này là 1.903.150 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 26,71% trong tổng doanh thu Sang năm 2010 doanh thu bán hàng thu được từ công ty này có giảm 357.500 nghìn đồng tương ứng 18,78% so với năm 2009 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (19,97%) trong tổng doanh thu.

Tuy doanh thu bán hàng thu được từ CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc Việt-Hà Nội có ít hơn so với Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn, nhưng cửa hàng này hàng năm cũng mua hàng của công ty với số lượng lớn, năm 2010 doanh thu bán hàng thu được từ cửa hàng này lên đến 758.920 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 9,81%, tăng 35,44% so với năm 2009.

Công ty TNHH Anh Mỹ - Hải Phòng năm 2010 cũng đã có đơn đặt hàng với số lượng lớn, doanh thu bán hàng từ công ty này lên tới 493.540 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 6,38% trong tổng doanh thu.

Trong năm 2010, Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn, CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội, Công ty TNHH Anh Mỹ - Hải Phòng là 3 đại lý phân phối lớn nhất của công ty Với những đại lý phân phối lớn này, công ty thường có những chế độ ưu đãi đặc biệt như giảm giá, trả chậm, trả góp…Hàng năm Công ty thường cử đại diện xuống tham quan, hướng dẫn họ về các sản phẩm của mình, đây cũng là cách để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Công ty trên thị trường.

Trang 24

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng

1 Công ty TNHH An Nguyễn - Sài Gòn 1.903.150 26,71 1.545.650 19,97 -357.500 81,22

4 CH Cần Hường - 296D- Dương Tự Minh- Thái Nguyên 163.760 2,30 250.890 3,24 87.130 153,21

8 CH Kiều Báo-293-Tổ 5- Trần Phú - Hà Giang 43.830 0,62 78.560 1,02 34.730 179,24

10 CH Khương Tuấn 357 Hoàng Quốc Việt- Hà Nội 560.325 7,86 758.920 9,81 198.595 135,44

Trang 25

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng (tiếp)

19 CH Tuấn Hà - 551 Trần Nhân Tông - Nam Định 143.010 2,01 358.655 4,63 215.645 250,79

CH Tiến Ngân - số 10 Hoàng Văn Thụ - Thái

Trang 26

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo khách hàng (tiếp)

50 Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Đức Sơn 178.762 2,51 0,00 -178.762 0,00

Trang 27

Năm 2010 tuy doanh thu từ một số đại lý có giảm đi do ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường và lượng hàng tồn năm trước, nhưng tổng doanh thu bán hàng của Công ty vẫn tăng lên, đây là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trong Công ty.

2.2.2.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng

Theo số liệu thống kê từ phòng kinh doanh có doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng trong năm 2010 được thể hiện trong bảng 2-5.

Từ bảng phân tích cho thấy doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng trong năm 2010 của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh hầu hết đều tăng so với kế hoạch đặt ra, chỉ riêng một số loại mặt hàng như vòi bếp, xả ống và xả giật giảm đi so với kế hoạch Trong đó, doanh thu tiêu thụ từ xả ống giảm 7.080 nghìn đồng tương ứng 15,082% so với kế hoạch và xả giật giảm 12.749 nghìn đồng tương ứng 24,298%.

Trong các mặt hàng bán ra của công ty năm 2010 thì vòi sen-B1-603 là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, với mức doanh thu tiêu thụ lên tới 1.996.144 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 25,79% trong tổng doanh thu tiêu thụ và vượt 196.254 nghìn đồng tương ứng 10,904% so với kế hoạch đặt ra Đây là mặt hàng vẫn được tiêu thụ mạnh nhất từ trước đến nay, được thiết kế và sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức áp dụng theo tiêu chuẩn EU-2000 và được kiểm tra theo tiêu chuẩn ISO2000.

Bên cạnh vòi sen-B1-603 thì mặt hàng vòi sen-B3-603 cũng có doanh thu tiêu thụ rất lớn đạt 1.534.344 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 19,83% trong tổng doanh thu tiêu thụ, vượt 133.665 nghìn đồng tương ứng 9,543% so với kế hoạch đặt ra.

Hầu hết các mặt hàng có doanh thu tiêu thụ lớn đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, hiện đại, điều này cho thấy thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao.

Trang 28

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng

Trang 29

Phân tích doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng (tiếp)

Trang 31

2.2.2.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thời gian

Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá tính ổn định theo thời gian trong kỳ phân tích về việc tiêu thụ hàng hóa, từ đó giúp doanh nghiệp có được những căn cứ điều chỉnh phương pháp cung ứng cho phù hợp với tiêu thụ, tránh được sự tồn kho hàng hóa, gây ứ đọng vốn, tăng chi phí, giảm hệ số quay vòng của vốn đầu tư, dẫn đến lợi nhuận giảm.

Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ theo thời gian, ta theo dõi bảng sau:

Bảng doanh thu tiêu thụ theo thời gian

Với phân tích trong bảng trên cho thấy, doanh thu tiêu thụ theo thời gian thực hiện năm 2010 hầu hết đều tăng so với kế hoạch đặt ra Doanh thu cả năm tăng 432.511 nghìn đồng tương ứng 5,919% so với kế hoạch Trong năm chỉ có tháng 8 và

Trang 32

đồng tương ứng 15,907% so với kế hoạch, chiếm tỷ trọng 5,17% Doanh thu tháng 9 giảm 49.558 nghìn đồng tương ứng 9,317% so với kế hoạch, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng 6,23% trong tổng doanh thu.

Các tháng có doanh thu tiêu thụ cao nhất là tháng 11 (842.485 nghìn đồng), tháng 12 (861.293 nghìn đồng) và tháng 1 (798.321 nghìn đồng), trong đó doanh thu tiêu thụ tháng 12 chiếm tỷ trọng 11,13% trong tổng doanh thu tiêu thụ cả năm.

Như vậy ta thấy hầu hết doanh thu tiêu thụ tăng cao vào các tháng đầu năm và cuối năm, cho thấy vào thời điểm này mức tiêu thụ là lớn nhất Đặc biệt là các tháng cuối năm, ở quý IV doanh thu tiêu thụ cả quý là 2.339.396 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 30,23% trong tổng doanh thu tiêu thụ cả năm Quý III có doanh thu tiêu thụ thấp nhất, giảm 104.227 nghìn đồng tương ứng 7,22% so với kế hoạch đặt ra.

2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)2.3.1 Phân tích kết cấu TSCĐ

Tài sản cố định của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có một vị trí khác nhau, trong quá trình sản xuất kinh doanh chúng thường xuyên biến động về quy mô và kết cấu Để phân tích được kết cấu của TSCĐ và biến động của TSCĐ ta dựa trên bảng số liệu sau:

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ hữu hình năm 2010

Qua bảng số liệu trên tác giả thấy kết cấu TSCĐ của Công ty khá phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó tỷ trọng nhà cửa, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao cả ở đầu năm và cuối năm, thiết bị động lực chiếm tỷ trọng nhỏ.

Trang 33

Ở thời điểm đầu năm, tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc chiếm 46,17%, đến cuối năm có giảm đi chút còn 44,06% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của TSCĐ Phương tiện vận tải ở thời điểm đầu năm là 28,89% đến cuối năm chiếm tỷ trọng

27,05% Tỷ trọng nhà củă vật kiến trúc và phương tiện vận tải cuối năm giảm đi so với đầu năm trong tổng giá trị TSCĐ là do cuối năm tỷ trọng máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý tăng lên.

Ở cuối năm tỷ trọng máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý tăng mạnh, bên cạnh đó thiết bị động lực đến cuối năm giảm mạnh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 2,68% trong tổng giá trị TSCĐ.

Ngoài ra Công ty còn mua thêm nhiều thiết bị tài sản phục vụ cho công tác quản lý hành chính, Công tác an toàn bảo hộ lao động, các trang bị phục vụ đời sống công nhân viên

Như vậy, xét một cách tổng quát thì năm 2010 Công ty đã có hướng đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ và vật kiến trúc Có thể nói đây là sự đầu tư đúng đắn để chuẩn bị cho công tác kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.

2.3.2 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ

Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ là đánh giá một cách khái quát trình độ sử dụng TSCĐ và mức độ biến động của nó Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá qua 2 chỉ tiêu tổng hợp là: Hệ số hiệu suất TSCĐ (Hhs) và hệ số huy động TSCĐ (Hhđ).

a Hệ số hiệu suất TSCĐ

Hệ số này cho biết trong một kỳ, một đơn vị giá trị TSCĐ (vốn cố định) đã tham gia vào sản xuất làm ra bao nhiêu sản phẩm hay bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanh thu)

- Chỉ tiêu giá trị:

Hhs = ; đ/đ (2-1) Trong đó: Hhs : Hệ số hiệu suất TSCĐ

G : Doanh thu thuần, đ.

Vbq: Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ, đ

Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ phân tích được xác định theo công thức: Vdk: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ, đ

Vck: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ, đ

Nguyên giá bình quân TSCĐ của công ty năm 2009:

Trang 34

Vbq =

Nguyên giá bình quân TSCĐ của công ty năm 2010: Vbq = 561.354.43 52644.130.446 = 602.742.441; đ

Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện hơn ta xét hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp thông qua hệ số huy động TSCĐ.

b Hệ số huy động TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ (tính bằng giá trị hoặc hiện vật), doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn cố định là bao nhiêu (Hệ số huy động tài sản cố định là một chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất TSCĐ).

Hhd = (2-3)

Thay số vào công thức ta có bảng tổng hợp số liệu sau:

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Như vậy cùng với việc đầu tư mở rộng sản xuất thì giá trị tài sản cố định bình quân cũng tăng lên nhưng nhận thấy rõ một điều là hiệu quả sử dụng tài sản cố định bị giảm sút so với năm 2009 tính theo giá trị thì để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty phải huy động thêm 0,295 đồng TSCĐ.

Hệ số huy động TSCĐ cũng tăng so với năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần huy động thêm 0,002 đồng TSCĐ.

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy trong năm 2010 doanh nghiệp đã sử dụng TSCĐ không tốt, một phần là do sự quản lý sử dụng TSCĐ chưa hợp lý gây lãng phí Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tiết kiệm chi phí để sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất.

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Trang 35

Các số liệu về tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị vệ sinh được tập hợp trong bảng 2-9.

Qua bảng tổng hợp trên nhận thấy Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh đã quan tâm đến việc bổ sung thêm TSCĐ nhất là nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 và những năm sau này Cụ thể tổng TSCĐ trong năm 2010 tăng 121.449.115 đồng trong đó nhà cửa vật kiến trúc tăng 36.613.700 đồng chiếm 30,15% Phương tiện vận tải tăng 25.523.600 đồng chiếm 21,02% trong tổng TSCĐ tăng Máy móc thiết bị cũng tăng mạnh chiếm tỷ trọng 29,20% trong tổng tài sản cố định tăng Tài sản cố định trong năm giảm 38.673.104 đồng Trong đó thiết bị động lực giảm 18.108.834 đồng chiếm 46,83%, nhà cửa vật kiến trúc giảm 12.027.735 đồng chiếm 31,10% trong tổng tài sản

Vt: Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ Vck: Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ.

Trang 36

Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2010

Trang 37

Như vậy hệ số đổi mới tài sản cố định của năm 2010 lớn hơn so với hệ số đổi mới tài sản cố định năm 2009 Điều này thể hiện sự quan tâm vầ kế hoạch thay thế, đổi mới máy móc thiết bị của Công ty rất chặt chẽ và có định hướng phát triển theo chiều

Vg: Nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ Vdk: Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ.

Như vậy, năm 2010 Công ty đã thanh lý, nhượng bán và luân chuyển TSCĐ khá nhiều so với năm 2009 do đó hệ số sa thải TSCĐ của năm 2010 là 0,069 cao hơn hệ số sa thải của năm 2009.

2.3.4 Phân tích hao mòn TSCĐ

Tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ bị giảm giá trị sử dụng và dẫn tới tài sản cố định không còn dùng được nữa hoặc tài sản cố định có giá trị trao đổi thấp hơn giá trị ban đầu của nó Sự giảm dần giá trị đó gọi là hao mòn tài sản cố định Do đó việc phân tích tình trạng kỹ thuật cũng chính là phân tích mức độ hao mòn của chúng, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của TSCĐ so với nhu cầu sản xuất kinh doanh từ đó có các biện pháp tái sản xuất TSCĐ.

Tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị được đánh giá thông qua hệ số hao mòn của máy móc thiết bị như sau:

Trang 38

Vbd: Tổng giá trị ban đầu (đ)

Qua kết quả tính toán cho thấy hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ lớn hơn hệ số hao mòn TSCĐ cuối kỳ điều này chứng tỏ năm 2010 Công ty đã chú trọng đầu tư mua sắm thêm TSCĐ Tuy nhiên hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty cao chứng tỏ tình trạng máy móc thiết bị của Công ty đã già cỗi, năng lực của máy móc thiết bị đã tận dụng gần hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh Để dây chuyền sản xuất đảm bảo có tính đồng bộ và liên tục, đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi tăng cao, trong những năm tới Công ty cần phải quan tâm đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới.

2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và nhạy cảm vì nó liên quan đến con người, do đó việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.

2.4.1 Phân tích số lượng và cơ cấu lao động

Bảng phân tích số lượng và cơ cấu lao động của Công ty cổ phần thiết bị vệ sịnh được thể hiện trong bảng 2-10.

Từ bảng phân tích cho thấy, số công nhân viên trong Công ty năm 2010 đã tăng 4 người so với kế hoạch và với năm 2009 tương ứng tăng 8,33% Trong đó số nhân viên kinh tế đã tăng nên 2 người so với kế hoạch và cả thực tế năm 2009, tương ứng với 14,29% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nhân viên toàn công ty (30,77%) Nhân viên bán hàng tăng 1 người so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 23,08% trong tổng số nhân viên toàn Công ty Bộ phận kỹ thuật và hành chính cũng tăng lên một người so với kế hoạch và năm 2009 Trong đó bộ phận hành chính chiếm 26,92% và bộ phận kỹ thuật chiếm 15,38% trong tổng số nhân viên toàn Công ty năm 2010 Số lượng lao động trong năm 2010 tăng lên như vậy là do nhu cầu của việc mở rộng thị trường.

Trang 39

LĐ2010, LĐ2009 : số lượng lao động năm 2010 và năm 2009 DT2010, DT2009: Doanh thu năm 2010 và năm 2009

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được thể hiện phần lớn ở trình độ học vấn của họ như: trình độ chuyên môn, tuổi ngày, tuổi nghề, trình độ xã hội, giới tính…Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp Để phân tích chất lượng lao động ta sử dụng bảng số liệu 2-11.

Trang 40

nhân viên trong doanh nghiệp chỉ tăng 8,33% tương ứng với 4 người Lao động có trình độ cao đẳng trở nên trong năm đều tăng, cụ thể: Số lao động có trình độ cao đẳng tăng 2 người tương ứng 40%, số lao động có trình độ đại học tăng 4 người tương ứng 11,76% và số lao động trên đại học tăng 1 người so với năm 2009.

Số lao động ở trình độ trung cấp và lao động phổ thông thì có xu hướng giảm đi, trong đó lao động trình độ trung cấp giảm 2 người tương đương 40% so với năm 2009, và giảm 1 người so với kế hoạch

Số lao động nữ trong năm 2010 chiếm 32 (tỷ trọng 62%) trong tổng số lao động của toàn công ty.

Bảng phân loại chất lượng lao động

Số lao động có trình độ cao đẳng trở lên tăng, còn số lao động trình độ trung cấp trở xuống giảm, điều này cho thấy chất lượng lao động của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện Để đáp ứng cho sự phát triển lâu dài của Công ty, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học mới, trong những năm tới Công ty cần tạo điều kiện hơn nữa nâng cao chất lượng lao động và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động, cụ thể là mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ và cử cán bộ đi đào tạo tại các trường đại học chuyên nghiệp…

2.4.3 Phân tích năng suất lao động

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:11

Hình ảnh liên quan

Hình 1- 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Hình 1.

1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng ph.

ân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh năm 2010 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2-2 TT hàngMã  Tên hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

2 TT hàngMã Tên hàng Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2-2 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

2 Xem tại trang 20 của tài liệu.
) Giá trị(Đồng) - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

i.

á trị(Đồng) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng phân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng ph.

ân tích tình hình cung ứng theo nguồn hàng Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2-4 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

4 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2-4 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

4 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2-4 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

4 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2-5 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 2.

5 Xem tại trang 28 của tài liệu.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52                                                    - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

52.

Xem tại trang 29 của tài liệu.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ theo thời gian, ta theo dõi bảng sau: - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

c.

ó thể hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ theo thời gian, ta theo dõi bảng sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 2.3.1 Phân tích kết cấu TSCĐ - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

2.3.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 2.3.1 Phân tích kết cấu TSCĐ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng ph.

ân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Xem tại trang 34 của tài liệu.
Từ bảng phân tích năng suất lao động có thể nhận thấy: - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

b.

ảng phân tích năng suất lao động có thể nhận thấy: Xem tại trang 41 của tài liệu.
1. TSCĐ hữu hình 22 16 117.593.162 183.915.336 66.322.174 156,4 2,74 1,89 - Nguyên giá222561.354.435644.130.44682.776.011 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

1..

TSCĐ hữu hình 22 16 117.593.162 183.915.336 66.322.174 156,4 2,74 1,89 - Nguyên giá222561.354.435644.130.44682.776.011 Xem tại trang 49 của tài liệu.
ĐVT: đồng Bảng 2-21 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

ng.

Bảng 2-21 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 3-1: Lưu đồ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Hình 3.

1: Lưu đồ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Xem tại trang 73 của tài liệu.
ĐVT: Bộ Bảng 3-2 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 3.

2 Xem tại trang 76 của tài liệu.
ĐVT: Bộ Bảng 3-3 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 3.

3 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

nh.

hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo khách hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng k.

ế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo khách hàng Xem tại trang 81 của tài liệu.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

52.

Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo khách hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng k.

ế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo khách hàng Xem tại trang 82 của tài liệu.
Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo mặt hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng k.

ế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo mặt hàng Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo mặt hàng - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng k.

ế hoạch tiêu thụ hàng hóa năm 2011theo mặt hàng Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 3-8 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 3.

8 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng kế hoạch doanh thu bán hàng năm 2011 - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng k.

ế hoạch doanh thu bán hàng năm 2011 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 3-11 TT Mã hàng Tên hàng tiêu thụ KH Sản lượng  - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

Bảng 3.

11 TT Mã hàng Tên hàng tiêu thụ KH Sản lượng Xem tại trang 89 của tài liệu.
SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52                                                    - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc

52.

Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan