Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

107 788 0
Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ những năm 90 đến nay

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện Việt Nam đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực từ những năm 90 đến nay, bên cạnh những mặt tích cực, tình hình tội phạm có tính quốc tế (hay còn gọi là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nớc ngoài) diễn biến phức tạp. Tình trạng ngời Việt Nam phạm tội ở nớc ngoài, ngời nớc ngoài phạm tội ở Việt Nam, ngời Việt Nam phạm tội ở trong nớc bỏ trốn ra nớc ngoài, ngời nớc ngoài phạm tội ở nớc ngoài trốn sang Việt Nam, các băng nhóm tội phạm ở trong nớc cấu kết với các tổ chức tội phạm nớc ngoài mua bán phụ nữ, trẻ em, làm hộ chiếu giả, làm, tàng trữ, vận chuyển, lu hành tiền giả, các giấy tờ có giá giả khác, buôn lậu vũ khí, sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy . có xu hớng gia tăng cả về mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội. Tình hình này không những xâm hại tính mạng, sức khỏe của ngời dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nớc, tổ chức, làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nớc, mà còn thực sự đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế, xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nớc, gây ra những hậu quả nặng nề về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thậm chí tình hình tội phạm có tính quốc tế còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo nớc ngoài lợi dụng tiến hành các hoạt động mua chuộc, thu thập tình báo, phá hoại sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế đạt hiệu quả cao, thì hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đáp ứng yêu cầu này, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đợc Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua tại kỳ họp thứ t, ngày 26-11-2003, đã dành 2 riêng Phần thứ tám quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vớng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải nghiên cứu giải quyết nh dẫn độ ngời phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, từ chối dẫn độ ngời phạm tội, việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án . Trong khi đó, xét về mặt lý luận, chế định hợp tác quốc tế cha đợc tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng, và xung quanh chế định này, còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngợc nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sựViệt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng và nhạy cảm, đã đợc một số nhà luật học, cơ quan ở trong và ngoài nớc quan tâm nghiên cứu. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ T pháp có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp lệnh tơng trợ t pháp quốc tế" (Bộ T pháp, Hà Nội, 2000); Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Dẫn độ tội phạm và tơng trợ t pháp hình sự trong phòng chống tội phạm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp" (Bộ Công an, Hà Nội, 2000); Bùi Anh Dũng - Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an có luận văn thạc sĩ luật học: "Quan hệ phối hợp giữa lực lợng Cảnh sát nhân dân Việt Nam với Cảnh sát nớc ngoài trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" (Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2000) . Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tơng trợ t pháp 3 hình sự, nhng cha có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự, cũng nh thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sựViệt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt đợc mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ khái niệm hợp tác quốc tế, các hình thức hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. - Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tếViệt Nam. - Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế của một số nớc trên thế giới. - Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác quốc tế và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự ở nớc ta. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế. Đối tợng nghiên cứu của luận văn Đối tợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác 4 quốc tế và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự của Việt Nam với các nớc trong khu vực và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu đề tài này dới góc độ luật tố tụng hình sự. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nớc ta. Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nớc về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo tổng kết, số liệu về hợp tác quốc tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cơ sở phơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội học . đã đợc sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tơng đối toàn diện và tơng đối có hệ thống về chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. 5 - Phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác quốc tế và thực tiễn áp dụng ở nớc ta. - Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật tố tụng hình sự của nớc ta về hợp tác quốc tế với những quy định tơng ứng trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nớc trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự. - Đề xuất phơng hớng nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu và những giải pháp đợc đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận pháp lý tố tụng hình sự và tổng kết, nghiên cứu thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sựViệt Nam. Đồng thời, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ luận cứ khoa học cho việc đổi mới tổ chức, bộ máy, bố trí cán bộ các cơ quan t pháp hình sự, góp phần vào công cuộc cải cách t pháp ở nớc ta hiện nay. Luận văn có thể đợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụng hình sự nói riêng, cũng nh trong đào tạo, bồi dỡng cán bộ chuyên trách về hợp tác quốc tế thuộc các ngành T pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chơng, 8 mục. 6 Chơng 1 Một số vấn đề lý luận chung về Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự 1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự và ý nghĩa của việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế Trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự Hợp tác quốc tế là sản phẩm của sự phát triển xã hội loài ngời, một bộ phận tạo thành của tiến trình lịch sử nhân loại, chịu sự chi phối của những biến thiên của lịch sử. Xã hội nguyên thủy cha có Nhà nớc, do đó cũng không có hợp tác quốc tế. Từ khi Nhà nớc xuất hiện, giai cấp thống trị thông qua chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nớc để củng cố, mở rộng sự thống trị của mình. Chức năng đối ngoại của Nhà nớc là tiền đề để hình thành sự hợp tác quốc tế. Do sự phát triển không đồng đều của xã hội loài ngời, mà trong cùng một thời đại, thờng tồn tại nhiều loại chế độ chính trị và nhiều loại hình hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, có nhiều tầng nấc đan xen nhau. Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có nhiều bớc nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lợng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nớc tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Thế giới đang đứng trớc nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phơng nh chống tội phạm quốc tế, tội phạm 7 có tính quốc tế (hay còn gọi là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nớc ngoài), bảo vệ môi trờng, hạn chế bùng nổ dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo . Những vấn nạn này đã có từ lâu, nhng cha bao giờ chúng trở thành vấn đề lớn, nghiêm trọng, ảnh hởng đến sự phát triển của các quốc gia, tơng lai loài ngời tùy thuộc một phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề này. Vì vậy, hợp tác quốc tế ngày nay đang diễn ra với quy mô ngày càng rộng lớn, nội dung sâu sắc, hình thức sinh động phong phú. Không một quốc gia nào tồn tại biệt lập lại có thể phát triển đợc. Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập quốc tế và khu vực, đến nay đã tạo dựng đợc cho mình một vị trí mới trên thế giới. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, nếu nh vào các thập kỷ trớc, tội phạm mới chỉ dừng lại ở phạm vi hoạt động giữa các quốc gia láng giềng, thì ngày nay tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế đã mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp nơi trên thế giới, tức là mang tính toàn cầu, phơng thức, thủ đoạn phạm tội càng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lợi dụng tối đa các thành tựu của khoa học, công nghệ để hoạt động. Hậu quả do tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế gây ra là vô cùng to lớn đối với từng quốc gia, cũng nh trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế không còn trong phạm vi mỗi quốc gia, mà phải tiến hành đấu tranh trên phạm vi toàn cầu. Để cuộc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này có hiệu quả, các cơ quan tiến hành tố tụng mỗi nớc phải hợp tác, phối hợp, liên kết với nhau vì lợi ích của mỗi quốc gia và vì lợi ích chung. Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Hợp tác là trợ giúp qua lại lẫn nhau" [71, tr. 848]. Nh vậy, hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có thể đợc hiểu là sự trợ giúp qua lại lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngời có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền, ngời có 8 thẩm quyền tơng ứng của nớc ngoài đợc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp và công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Từ khái niệm trên, có thể rút ra những đặc điểm của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nh sau: Thứ nhất, chủ thể của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tơng ứng của nớc ngoài. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đợc Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua tại kỳ họp thứ t, ngày 26-11-2003 (sau đây gọi tắt là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003): 1. Các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: a) Cơ quan điều tra; b) Viện kiểm sát; c) Tòa án. 2. Những ngời tiến hành tố tụng gồm có: a) Thủ trởng, Phó thủ trởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; b) Viện trởng, Phó Viện trởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên; c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Th ký Tòa án [9]. Đối với nớc ngoài, chủ thể của quan hệ quốc tế trong tố tụng hình sự là các cơ quan có thẩm quyền, ngời có thẩm quyền tơng ứng. Điều 341 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nớc ta quy định: "Khi thực hiện tơng trợ t pháp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng 9 của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng những quy định của điều ớc quốc tế có liên quan mà nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của Bộ luật này" [9]. Trong số các cơ quan tiến hành tố tụng của nớc ta tham gia hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, thì theo các Hiệp định tơng trợ t pháp mà nớc ta đã ký kết với một số nớc trên thế giới, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan làm đầu mối trung ơng. ở các nớc ký Hiệp định tơng trợ t pháp với ta cũng có các cơ quan tơng tự, trong quá trình thực hiện tơng trợ pháp lý về hình sự, các cơ quan này có thể liên hệ qua cơ quan đầu mối trung ơng hoặc có thể liên hệ trực tiếp với nhau [36, tr. 22]. Thứ hai, việc thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phải bảo đảm các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều 340 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định: Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền tơng ứng của nớc ngoài đợc thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế [9]. Điều 343 Bộ luật này còn quy định: "Căn cứ vào các điều ớc quốc tế mà nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể ." [9]. Từ những quy định trên, có thể thấy, trong quá trình thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, chúng ta phải tuân thủ bốn 10 nguyên tắc: 1) nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; 2) nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; 3) nguyên tắc phù hợp với các điều ớc quốc tế mà nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của pháp luật Việt Nam; 4) nguyên tắc có đi có lại. Thứ ba, mục đích của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nớc, tổ chức và công dân của các quốc gia trên lãnh thổ của nhau, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác về nhiều mặt giữa nớc ta và các quốc gia hữu quan. Trong thời đại ngày nay, phạm vi các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia ngày càng lớn và tính chất các mối quan hệ đó ngày càng đa dạng. Cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ đó chính là pháp luật: pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu đó, hệ thống pháp luật của mỗi nớc có bớc phát triển mới: bên cạnh việc quy định và điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến chủ thể trong nớc, còn có quy định và điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến tổ chức, cá nhân nớc ngoài. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng tơng ứng của nớc ngoài trong việc thực hiện mối quan hệ hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự với các cơ quan tiến hành tố tụng của nớc ta. Vì vậy, những quy định này tạo ra niềm tin, là cơ sở để mở rộng mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia, dân tộc. Thứ t, các hình thức hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự rất đa dạng nh dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, từ chối dẫn độ, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án; việc giao nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật, tiền liên quan đến vụ án. [...]... nghĩa của việc ghi nhận chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Chế định hợp tác quốc tế lần đầu tiên đợc ghi nhận chính thức trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn, đánh dấu sự trởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự của nớc ta Trong chế định hợp tác quốc tế, khái niệm hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là khái niệm cơ bản,... cho hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nớc ta Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, hợp tác quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả đạt đợc của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự Vì vậy, việc quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc. .. 1.3 Những quy định về hợp tác quốc tế trong pháp luật tố tụng hình sự một số nớc trên thế giới Hợp tác quốc tế là một lĩnh vực rất quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế, cho nên các nớc đều đề cập vấn đề này trong pháp luật tố tụng hình sự Nghiên cứu những quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự của Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc, Vơng quốc Thái Lan... cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có tính quốc tế nói riêng 14 1.2 lợc khảo lịch sử hình thành và phát triển những quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trớc khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời 1.2.1 Những quy định về hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 Sau khi Cách mạng... giá đúng vai trò của hợp tác quốc tế, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nớc ta luôn luôn giành sự quan tâm to lớn đối với vấn đề hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, nhất là việc thể chế hóa bằng pháp luật, chính sách của Đảng trong lĩnh vực này Việc pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của nớc ta quy định về hợp tác quốc tế có những ý nghĩa sau... nớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, phải phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng đồng bộ các biện pháp, trong đó có hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, bởi lẽ từng quốc gia riêng biệt không thể nào giải quyết đợc vấn đề tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế Nh vậy, việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự góp phần đấu tranh... hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự 11 Tuy nhiên, việc áp dụng chế định hợp tác quốc tế một cách tùy tiện, không đúng pháp luật, bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bởi nó vi phạm nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự Những hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác quốc tế không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, xâm hại... thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung, hợp tác quốc tế về lĩnh vực này nói riêng Việc quy định trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt... pháp luật Việt Nam, nếu cần thiết phải hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng của nớc bạn thì yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự thực hiện thông qua con đờng ngoại giao Giữa Việt Nam và các nớc cha ký kết Hiệp định tơng trợ t pháp, do đó cha hình thành cơ sở pháp lý để điều chỉnh vấn đề hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự 16 1.2.2 Những quy định về hợp tác quốc tế trong. .. công dân, tổ chức Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn 12 chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, . nhận chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Chế định hợp tác quốc tế lần đầu tiên đợc ghi nhận chính thức trong Bộ luật tố tụng hình. về hợp tác quốc tế, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hợp tác 4 quốc tế và thực tiễn hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan