Tiểu luận CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW CÓ THỂ ĐƯỢC MÔ TẢ BỞI MỘT QUY TẮC TAYLOR TUYẾN TÍNH HAY BỞI MỘT QUY TẮC PHI TUYẾN

45 584 4
Tiểu luận CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW CÓ THỂ ĐƯỢC MÔ TẢ BỞI MỘT QUY TẮC TAYLOR TUYẾN TÍNH HAY BỞI MỘT QUY TẮC PHI TUYẾN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC MÔ TẢ BỞI MỘT QUY TẮC TAYLOR TUYẾN TÍNH (MỞ RỘNG) HAY BỞI MỘT QUY TẮC PHI TUYẾN? Nguyên tắc Taylor ban đầu thiết lập một mối quan hệ tuyến tính đơn giản giữa lãi suất, lạm phát và lỗ hổng sản lượng. Một phần mở rộng quan trọng cho quy tắc này là giả định về một hành vi forward-looking của các ngân hàng trung ương. Bây giờ họ được giả định là nhắm mục tiêu đến lạm phát kỳ vọng và lỗ hổng sản lượng thay vì giá trị hiện tại của các biến này. Sử dụng một hàm phản ánh chính sách tiền tệ hướng tới tương lai, bài viết này phân tích xem liệu chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương thực sự có thể được mô tả bởi một quy tắc Taylor tuyến tính hay, là bởi một quy tắc phi tuyến. Bài viết cũng phân tích liệu quy tắc đó có thể được mở rộng với một chỉ số điều kiện tài chính chứa thông tin từ một số giá tài sản và các biến số tài chính. Kết quả cho thấy hành vi tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh được mô tả tốt nhất bởi một quy tắc phi tuyến, nhưng hành vi của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thể được mô tả tốt bởi một quy tắc Taylor tuyến tính. Bằng chứng của chúng tôi cũng cho thấy rằng chỉ có Ngân hàng Trung ương châu Âu phản ứng với điều kiện tài chính. 1. Giới thiệu Từ khi thành lập, bởi Taylor (1993), quy tắc lãi suất đại số tuyến tính đã chỉ rõ cách mà FED điều chỉnh quỹ liên bang của nó nhắm đến mục tiêu tỷ lệ lạm phát hiện tại và lỗ hổng sản lượng hiện nay, một số nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm tra tính hợp lệ của nguyên tắc này cho các nước khác và các thời kỳ. Một phần mở rộng quan trọng được cung cấp bởi Clarida et al. (1998, 2000), người đã đề nghị sử dụng một phiên bản forward-looking của Quy tắc Taylor nơi mà ngân hàng trung ương nhắm mục tiêu đến lạm phát kỳ vọng và lỗ hổng sản lượng thay vì giá trị của các biến này trong quá khứ hay hiện tại. Thực tế đó cho phép các ngân hàng trung ương đưa các biến liên quan vào khoản mục khi hình thành dự báo của mình. Gần đây, một số nghiên cứu đã mở rộng Quy tắc Taylor forward-looking bằng cách xem xét ảnh hưởng của các biến khác trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Một phần mở rộng quan trọng có liên quan đến sự bao gồm của giá tài sản và các biến tài chính trong quy tắc. Vấn đề này đã gây ra một cuộc thảo luận rất lớn trong các tài liệu: trong khi một số tác giả cho rằng ngân hàng trung ương nên nhắm mục tiêu đến giá tài sản thì một số tác giả khác không đồng ý. Để góp phần vào cuộc thảo luận này, chúng tôi đặt câu hỏi liệu quy tắc Taylor cơ bản có thể thay bằng mở rộng với một biến thay thế mà biến này tập hợp những thông tin từ thị trường tài sản và tài chính, tức là liệu có phải ngân hàng trung ương đang nhắm mục tiêu đến thông tin kinh tế liên quan chứa đựng trong một nhóm biến tài chính chứ không phải đơn giản chỉ nhắm mục tiêu đến mỗi biến tài chính thành phần. Như vậy, mục tiêu đầu tiên của bài viết này là để ước lượng một quy tắc Taylor tuyến tính cho khu vực châu Âu, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (Anh) được mở rộng với một chỉ số điều kiện tài chính tập hợp các thông tin kinh tế liên quan chứa đựng trong một số biến tài chính. Thay vì dựa vào giá tài sản cụ thể hoặc các biến tài chính, như các nghiên cứu khác, chỉ số được xây dựng trong bài báo này tổng hợp các thông tin có liên quan được cung cấp bởi các biến đó dưới dạng một biến đơn nơi mà trọng số3u8e của mỗi biến tài sản và tài chính được phép thay đổi theo thời gian. Các ngân hàng trung ương có thể không nhắm mục tiêu đến một biến tài sản hoặc tài chính cụ thể trong tất cả thời gian, nhưng nó có thể là mục tiêu trong một số trường hợp, tức là khi, vì một số lý do, nó chứa sự liên quan kinh tế cụ thể. Như vậy, tổng hợp các thông tin từ một số tài sản và các biến tài chính trong một chỉ số có trọng số sẽ cho phép rút ra sự liên quan kinh tế cụ thể của từng biến tại mỗi thời điểm. Kết quả từ ước lượng của một quy tắc Taylor tuyến tính forward-looking chỉ ra rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phản ứng với các thông tin chứa đựng trong các chỉ số điều kiện tài chính đã được phát triển trong nghiên cứu này, nhưng FED và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) thì không phản ứng với thông tin này. Nguyên tắc Taylor truyền thống là một quy tắc chính sách mà có nguồn gốc từ việc tối thiểu hàm tổn thất đối xứng bậc hai của ngân hàng trung ương với giả định rằng hàm tổng cung tiền là tuyến tính. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể không có trường hợp này và các ngân hàng trung ương có thể gán trọng số khác nhau cho lạm phát kỳ vọng tiêu cực và tích cực và lỗ hổng sản lượng trong hàm tổn thất của nó. Trong trường hợp đó, chúng sẽ không theo một quy tắc tuyến tính mà là một quy tắc Taytor phi tuyến tính forward- looking. Chỉ có một số nghiên cứu rất gần đây bắt đầu xem xét những bất đối xứng hay phi tuyến trong phân tích chính sách tiền tệ. Tài liệu này mở rộng việc phân tích cho hai khu vực chưa được khám phá bởi những nghiên cứu đó. Trước hết, lần đầu tiên nó cung cấp một mô hình phi tuyến để nghiên cứu về chính sách tiền tệ của ECB, nơi mà sự hiện diện của bất đối xứng được đưa vào tài khoản trực tiếp trong cấu trúc của mô hình. Thủ tục này sẽ cho phép một câu trả lời cho các câu hỏi: liệu chính sách tiền tệ của ECB có thể được đặc trưng bởi một quy tắc Taylor phi tuyến hay không? Hay nói cách khác, là ECB có phản ứng khác nhau khi mà lạm phát ở trên và dưới mục tiêu hay không? Liệu nỗ lực của ECB là để đạt đúng mục tiêu đối với lạm phát hay là giữ lạm phát trong một phạm vi nhất định? Thứ hai, nghiên cứu này cũng mở rộng các thông số kĩ thuật phi tuyến tính của quy tắc Taylor với chỉ số tài chính đã được sử dụng trong ước lượng tuyến tính để kiểm tra xem, sau khi kiểm soát phi tuyến, ECB và hai ngân hàng TW khác có còn phản ứng với thông tin chứa trong là chỉ số đó hay không. Kết quả của việc ước lượng các mô hình hồi quy phi tuyến chuyển tiếp trơn (smooth transition) rất thú vị. Đầu tiên, chúng chỉ ra rằng các Chính sách tiền tệ của ECB được mô tả bằng một chính sách tiền tệ phi tuyến tính tốt hơn là một quy tắc Taylor tuyến tính: nó chỉ phản ứng tích cực đối với lạm phát phát khi đó là trên 2,5%; và nó chỉ bắt đầu phản ứng với các doanh nghiệp chu kỳ trong khi mức lạm phát ổn định, tức là thấp hơn 2,5%. Mặc dù ngưỡng ước lượng này cao hơn so với các mục tiêu chính thức (khoảng 2%), nhưng đây là một kết quả thực nghiệm xác nhận khá rõ rệt các nguyên tắc chính của chính sách tiền tệ của ECB. Thứ hai, kết quả cũng cho thấy ECB - trái với các ngân hàng trung ương khác - tiếp tục xem xét các thông tin chứa trong các chỉ số tài chính ngay cả sau khi tính chất phi tuyến được kiểm soát. Thứ ba, chúng tôi tìm ra các bằng chứng thứ yếu để bác bỏ các mô hình tuyến tính đối với Mỹ nhưng không bác bỏ cho Vương quốc Anh, nơi mà BOE dường như đang theo đuổi một mục tiêu trung bình 1,8-2,4% tại mức lạm phát chứ không phải là mức mục tiêu chính thức hiện tại là 2%. Phần còn lại của bài viết này được tổ chức như sau: Phần 2 trình bày một đánh giá ngắn gọn của các tài liệu về quy tắc Taylor. Cách thức dùng để ước lượng tuyến tính Quy tắc Taylor được mô tả tại mục 3; phần này cũng trình bày những dữ liệu và phân tích kết quả thực nghiệm của việc ước lượng các thông số kĩ thuật. Mô hình đã sử dụng để ước lượng quy tắc Taylor phi tuyến được trình bày và phân tích trong phần 4, cũng như các kết quả ước lượng của nó. Phần 5 nhấn mạnh khám phá chính của bài viết này và kết luận. 2. Một đánh giá ngắn gọn của các tài liệu về quy tắc Taylor Phần này dự định cung cấp một đánh giá ngắn gọn của các tài liệu về quy tắc Taylor, nhấn mạnh những đóng góp chính phục vụ cho phân tích được trình bày trong bài viết này. Trong dạng ban đầu của nó, nguyên tắc Taylor giả định rằng ngân hàng trung ương sử dụng các giá trị của lạm phát và lỗ hổng sản lượng ở quá khứ hay hiện tại để thiết lập các lãi suất. Tuy nhiên, trong thực tế, họ có xu hướng dựa vào các thông tin có sẵn - liên quan đến diễn biến kỳ vọng của giá dự khi xác định lãi suất. Vì lý do đó, Clarida et al. (1998, 2000) đề nghị sử dụng một phiên bản forward-looking của các quy tắc Taylor mà các ngân hàng trung ương hướng đến mục tiêu lạm phát kỳ vọng và lỗ hổng sản lượng thay vì giá trị của các biến trong quá khứ hay hiện tại. Thực tế đó cho phép các ngân hàng trung ương đưa các biến có liên quan khác nhau vào tài khoản khi hình thành dự báo của mình. Họ chứng minh lợi thế của nó trong việc phân tích các hành vi chính sách của Fed và ngân hàng trung ương khác. Fourcans và Vranceanu (2004) và Sauer và Sturm (2007) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét một quy tắc Taylor forward-looking trong việc phân tích chính sách tiền tệ của ECB. Một số nghiên cứu mở rộng quy tắc tuyến tính này bằng cách xem xét ảnh hưởng của các biến khác trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ví dụ, Fourcans và Vranceanu (2004) đưa ra một số bằng chứng cho thấy một phản ứng của ECB đối với độ lệch của tỷ giá hối đoái với giá trị trung bình của nó. Một kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Chadha et al. (2004) cho Fed, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Nhật Bản và bởi Lubik và Schorfheide (2007) cho các ngân hàng trung ương của Canada và Anh. Xem xét vai trò của cung tiền trong các hàm phản ứng của ECB, Fendel và Frenkel (2006) và Surico (2007b) kết luận rằng nó không ảnh hưởng đến hành vi của ECB một cách trực tiếp, nhưng nó là một công cụ tốt để dự đoán lạm phát tương lai. Vai trò của giá tài sản là một vấn đề quan trọng được xem xét trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, không đạt được sự đồng thuận về việc liệu ngân hàng trung ương nên hay không nên nhắm mục tiêu đến loại biến này. Cecchetti et al. (2000), Borio và Lowe (2002), và Goodhart Hofmann (2002), Sack và Rigobon (2003), Chadha et al. (2004) và Rotondi và Vaciago (2005) cho rằng ngân hàng trung ương nhắm mục tiêu giá tài sản là điều quan trọng. Họ cũng cung cấp bằng chứng và sự ủng hộ theo hướng đó. Ngược lại, ông Bernanke và Gertler (1999, 2001) và Bullard và Schaling (2002) không đồng ý với một kiểm soát trước (ex-ante ) trên giá tài sản. Họ cho rằng một khi nội dung dự đoán của giá tài sản cho lạm phát đã được tính toán, thì cơ quan tiền tệ không nên phản ứng với biến động giá tài sản. Thay vào đó, các ngân hàng trung ương chỉ nên hành động nếu dự kiến rằng chúng ảnh hưởng đến lạm phát dự báo hoặc sau sự bùng nổ của bong bóng tài chính để tránh thiệt hại cho nền kinh tế thực. Mặt khác, Drif fi ll et al. (2006) phân tích sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và thị trường tương lai trong bối cảnh của một hàm phản ứng tuyến tính. Họ tìm ra bằng chứng ủng hộ cho sự bao gồm của giá tương lai trong hàm phản ứng của ngân hàng trung ương như 1 đại diện cho sự ổn định tài chính. Hơn nữa, Kajuth (sắp xuất bản) cho thấy chính sách tiền tệ cũng nên phản ứng với giá nhà bởi vì sự ảnh ưởng của nó đến việc tiêu thụ. Vấn đề ổn định tài chính cũng được điều tra bởi Montagnoli và Napolitano (2005). họ xây dựng và sử dụng một chỉ số điều kiện tài chính bao gồm tỷ giá hối đoái, giá cổ phần và giá nhà trong ước lượng của quy tắc Taylor cho một số ngân hàng trung ương. Kết quả cho thấy chỉ số này có thể hữu ích trong việc mô hình hóa các hành vi của chính sách tiền tệ. Xem xét những phát triển này, mục tiêu đầu tiên của chúng tôi chỉ đơn giản là để ước lượng một quy tắc Taylor tuyến tính cho khu vực châu Âu, Mỹ và Anh, nơi mà các thông tin từ một số biến tài chính được hạch toán để làm sáng tỏ thêm về tầm quan trọng hoặc không quan trọng của nó. Trong tất cả các nghiên cứu đề cập đến nay, nguyên tắc Taylor được coi là một nguyên tắc lãi suất tuyến tính đơn giản mà đại diện cho một chính sách cai trị tối ưu trong điều kiện các ngân hàng trung ương muốn tối thiểu một hàm tổn thất đối xứng bậc hai và có hàm tổng cung tiền là tuyến tính. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể không có trường hợp này và các ngân hàng trung ương có thể có sự ưu tiên bất đối xứng và, do đó, theo quy tắc Taylor phi tuyến. Nếu các ngân hàng trung ương được chỉ định gán các trọng số khác nhau đối với lạm phát tiêu cực và tích cực và lỗ hổng sản lượng trong hàm tổn thất, thì khi đó một quy tắc Taylor phi tuyến dường như phù hợp hơn để giải thích hành vi của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ gần đây các tài liệu mới bắt đầu xem xét mô hình phi tuyến hoặc bất đối xứng trong phân tích chính sách tiền tệ. Bất đối xứng chính sách tiền tệ có thể là kết quả của mô hình kinh tế vĩ mô phi tuyến (Dolado et al., 2005), sở thích của ngân hàng trung ương phi tuyến (Dolado et al, 2000;. Nobay và Peel năm 2003; Ruge-Murcia, 2003 và Surico, 2007a) hoặc cả hai (Surico, 2007b). Đặc biệt, Surico (2007b) nghiên cứu sự hiện diện của tính chất phi tuyến trong chính sách tiền tệ của ECB cho giai đoạn tháng 1 năm 1999-tháng 12 năm 2004, ước lượng một mô hình tuyến tính GMM từ nguồn gốc của một hàm tổn thất với sở thích bất đối xứng và xem xét một tập hợp đường cung lồi. Ông nhận ra rằng các sự thắt chặt sản lượng hàm ý sự phản ứng của chính sách tiền tệ lớn hơn mở rộng sản lượng có cùng kích thước, nhưng không có phản ứng bất đối xứng được tìm thấy đối với lạm phát. Với nhiều dữ liệu có sẵn hơn và sử dụng một mô hình khác - chính xác hơn là một mô hình phi tuyến forward-looking, chúng tôi cũng hy vọng sẽ tìm ra bằng chứng của một phản ứng bất đối xứng của ECB đối với lạm phát. Nguyên tắc chính sách tiền tệ phi tuyến forward-looking của chúng tôi được sử dụng trong phân tích có tính bất đối xứng trong mô hình kinh tế vĩ mô và trong các ưu đãi ngân hàng trung ương ngầm và khái quát các quy tắc Taylor truyền thống của Clarida et al. (1998, 2000). Thay vì chỉ đơn giản là dựa vào một mô hình tuyến tính, Ala Surico (2007b), nơi những bất đối xứng được hạch toán bằng cách sử dụng các sản phẩm và các sản phẩm chéo của lạm phát và lỗ hổng sản lượng hoặc bằng một phân tích riêng biệt cho lạm phát trên hoặc dưới các mục tiêu, báo cáo này ước lượng một mô hình chính sách tiền tệ phi tuyến tính nơi mà sự hiện diện của bất đối xứng được đưa vào tài khoản trực tiếp trong cấu trúc của mô hình. Hơn nữa, thủ tục này cũng sẽ cung cấp một câu trả lời cho câu hỏi liệu một ngân hàng trung ương sẽ theo một mốc mục tiêu hay một phạm vi mục tiêu đối với lạm phát. Hai nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến việc áp dụng mô hình phi tuyến để phân tích hành vi của chính sách Ngân hàng Trung ương ': Martin và Milas (2004) và Petersen (2007). Martin và Milas (2004) áp dụng một mô hình hàm chuyển tiếp trơn logistic bậc hai phi tuyến (a nonlinear quadratic logistic smooth transition model) đối với chính sách tiền tệ của BOE. Họ tập trung phân tích của họ về chính sách trong mục tiêu lạm phát đã thiết lập vào năm 1992 và tìm ra bằng chứng về tính chất phi tuyến trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1992-2000. Họ chỉ ra rằng các nhà chức trách tiền tệ Anh cố gắng để giữ mức lạm phát trong một phạm vi thay vì theo đuổi một mục tiêu điểm và có xu hướng phản ứng tích cực khi độ lệch tăng hơn là giảm xuống của lạm phát khỏi phạm vi mục tiêu. Thiếu sót duy nhất của bài báo là không cung cấp một kiểm định cho sự phù hợp của mô hình, ví dụ như các tác giả không kiểm tra tính hợp lệ của mô hình phi tuyến của họ chống lại một mô hình tuyến tính hoặc chống lại một lựa chọn thay thế phi tuyến khác. Đây là một vấn đề quan trọng mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong nghiên cứu này. Gần đây, Petersen (2007) áp dụng một mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn đơn giản đối với chính sách tiền tệ của Fed trong giai đoạn 1985-2005 bằng cách sử dụng quy tắc Taylor cơ bản và tìm ra sự hiện diện của phi tuyến: một khi lạm phát tiếp cận một ngưỡng nhất định, Fed bắt đầu phản ứng mạnh mẽ hơn đối với lạm phát. Tuy nhiên, Petersen (2007) không đưa vào tài khoản mức độ trơn của lãi suất hay khả năng quy tắc Taylor là hướng tới tương lai. Vì vậy, một phân tích phi tuyến xem xét những khía cạnh trong hành vi Fed là cần thiết. Chúng tôi sẽ cung cấp các phân tích và mở rộng các quy tắc tiền tệ phi tuyến với các biến số khác cung cấp thông tin về các điều kiện tài chính. Hơn nữa, đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu cho các khu vực châu Âu, kiến thức của chúng tôi, để áp dụng một mô hình phi tuyến với chế độ chuyển tiếp trơn để nghiên cứu về chính sách tiền tệ của ECB. 3. Thống kê mô tả và ước lượng các quy tắc Taylor tuyến tính Quy tắc Taylor tuyến tính cơ bản được quy định và ước lượng trong phần này. Chúng tôi bắt đầu việc mô tả các quy tắc trong thời điểm hiện tại và tương lai. Sau đó, chúng tôi tiến hành ước lượng đối với khu vực Euro, Mỹ và Anh. Trong phần 4, chúng tôi sẽ xem xét một trường hợp quy tắc phi tuyến. 3.1. Nguyên tắc Taylor tuyến tính Quy tắc dưới đây được đề xuất bởi Taylor (1993) để mô tả chính sách tiền tệ ở Mỹ trong giai đoạn 1987-1992: Quy tắc này liên quan đến lãi suất danh nghĩa ngắn hạn (i*) như là công cụ chính sách tiền tệ và cho rằng nó sẽ tăng lên nếu lạm phát (π t ) tăng vượt quá lạm phát mục tiêu (π*) (tức π t > π* hay ∆π = π t - π* > 0) hoặc nếu sản lượng đầu ra (y t ) tăng lên trên giá trị xu hướng hoặc giá trị tiềm năng (y*) (tức y t > y* hay ∆y= y t - y* >0). Do đó, β chỉ ra độ nhạy cảm của chính sách lãi suất đối với độ lệch lạm phát so với mục tiêu và γ cho thấy độ nhạy cảm của lãi suất đến lỗ hổng sản lượng. Trong trạng thái cân bằng, độ lệch của lạm phát và sản lượng với giá trị mục tiêu là 0, và do đó, lãi suất mong muốn (i*) là tổng các lãi suất thực tế cân bằng () cộng với lạm phát mục tiêu i* = + π*. Quy tắc Taylor ban đầu (1993) xem xét độ lệch của lạm phát so với lạm phát mục tiêu ∆π trong bốn quý vừa qua. Tuy nhiên, trong thực tế, ngân hàng trung ương không hướng tới lạm phát mục tiêu trong quá khứ hay hiện tại, mà là lạm phát kỳ vọng. Vì lý do đó, Clarida và cộng sự (1998) đề nghị việc sử dụng một quy tắc Taylor hướng tới tương lai. Phiên bản này cho phép các ngân hàng trung ương để các biến có liên quan khác nhau vào hạch toán khi tiến hành dự báo lạm phát. Do đó, theo Clarida và cộng sự (1998, 2000), lãi suất kỳ vọng (i*) mà các ngân hàng trung ương mong muốn phụ thuộc vào độ lệch của lạm phát kỳ vọng với giá trị mục tiêu ∆π trong k giai đoạn (hàng năm) và chênh lệch sản lượng dự kiến ∆y trong p kỳ kế tiếp, trong đó lãi suất theo quy tắc Taylor tương lai như sau: trong đó E là các nhà điều hành mong đợi và Ω t là một vector bao gồm tất cả các thông tin sẵn có cho các ngân hàng trung ương tại thời điểm thiết lập lãi suất. Theo nguyên tắc Taylor, để chính sách tiền tệ được ổn định thì các hệ số về chênh lêch lạm phát (β) nên vượt quá 1và hệ số lỗ hổng sản lượng (γ) nên dương. Một hệ số β >1 nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thực để đáp ứng mức lạm phát cao hơn, mà tạo nên một hiệu quả ổn định trong lạm phát; mặt khác, β <1 cho thấy một hành vi điều tiết nới lãi suất phù hợp với lạm phát, có thể tạo ra khủng hoảng tự thực hiện của lạm phát và sản lượng đầu ra. Một hệ số dương trên chênh lệch sản lượng đầu ra γ>0 có nghĩa là trong các tình huống mà sản lượng thấp hơn mức tiềm năng của nó thì một sự giảm trong lãi suất sẽ có tác động ổn định nền kinh tế. Một quá trình thông thường khi ước lượng hàm phản ứng chính sách tiền tệ là để kiểm soát tự tương quan trong lãi suất. Điều này thường được thực hiện bằng cách giả định rằng các ngân hàng trung ương không điều chỉnh ngay lập tức lãi suất cho mong muốn của mình nhưng lại quan tâm đến lãi suất làm phẳng. Một số cơ sở lý thuyết trong các tài liệu trước đó đã đưa lãi suất làm phẳng trong quy tắc Taylor, giống như nỗi sợ hãi sự gián đoạn trong thị trường tài chính, sự tồn tại của những rào cản giao dịch, sự tồn tại của lãi suất danh nghĩa trái phiếu zero không ràng buộc thấp hơn hoặc thậm chí không chắc chắn về những tác động của các cú sốc kinh tế. Như vậy, nếu Ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất dần về mức mong muốn, sự linh hoạt của điều chỉnh mức lãi suất hiện tại với lãi suất mục tiêu được cho bởi: Trong đó tổng của ρ j mức độ làm phẳng trong lãi suất và j đại diện cho số lượng độ trễ. Số lượng các độ trễ trong phương trình này thường được lựa chọn trên cơ sở thực nghiệm để không có tự tương quan trong các phần dư. Xác định α = – (β - 1)π*, t+p = y t+p – y* t+p và chèn phương trình (3) vào (2) giả định rằng các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lãi suất lên đến sai số phân phối ngẫu nhiên độc lập và giống nhau (u) biểu diễn theo các phương trình sau đây: Mà thống kê mô tả thường được ước tính trong các nghiên cứu. Quy tắc này có thể dễ dàng mở rộng để bao gồm một vector bổ sung của m biến giải thích khác (x) mà có thể có khả năng ảnh hưởng đến thiết lập lãi suất. Để làm điều đó, chúng tôi chỉ cần thêm [...]... chính sách tiền tệ ba ngân hàng trung ương làm theo có thể được mô tả bởi một quy tắc Taylor forward – looking tuyến tính, mà trong trường hợp của khu vực Euro rõ ràng là mở rộng thêm một chỉ số tổng hợp của các biến số tài chính Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng vẫn là: liệu chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thực sự được mô tả bởi một quy tắc Taylor tuyến tính hay hành vi của họ có thể. .. của họ có thể được đặc trưng bởi một quy tắc thay vì tiền tệ phi tuyến phức tạp hơn? Phần tiếp theo được dành để trả lời câu hỏi này 4 Đặc điểm và ước lượng của các quy tắc Taylor phi tuyến Quy tắc phi tuyến tính Taylor được xác định và ước lượng trong phần này Chúng ta bắt đầu bằng cách trình bày mô hình phi tuyến tính và dùng một kiểm định để xác nhận sự hiện diện của tính phi tuyến tính (nonlinearities)... của Taylor (1993), tức là không cho phép một hành vi forward-looking của ngân hàng hoặc lãi suất làm phẳng Mặc dù ước lượng cho OutpGap và π* là hợp lý, kết quả cho thấy mô hình đơn giản này là không thể nắm bắt phản ứng của ECB đối với tỷ lệ lạm phát Điều đó có nghĩa rằng chính sách tiền tệ của ECB không được đặc trưng bởi Quy tắc Taylor tuyến tính cơ bản Nhưng nó có thể được mô tả bởi một quy tắc tiền. .. hình phi tuyến tính, điều quan trọng là kiểm định xem hình vi của CSTT trong một quốc gia cụ thể có thực sự được mô tả bởi quy tắc phi tuyến tính Taylor Điều này hàm ý rằng chúng ta sẽ bác bỏ kiểm định tuyến tính mô hình STR Giả thiết Ho của mô hình tuyến tính là : n = 0 và : n > 0 Tuy nhiên, không phải là mô hình LSTR1 cũng không phải là mô hình LSTR2 được xác định theo giả thuyết này, chúng chỉ được. .. 10%, điều này có nghĩa là hành vi của FED đối với chính sách tiền tệ có thể được giải thích rõ bằng quy tắc Taylor tuyến tính tương lai Do đó, nghiên cứu này chỉ ra rằng các bằng chứng được tìm thấy bởi Petersen (2007) cho thấy quy tắc Taylor phi tuyến mà FED đang theo đuổi chỉ có giá trị khi xem xét quy tắc Taylor phi tuyến cơ bản Ngay khi chúng tôi bắt đầu từ giả định này và xem xét một mẫu hình đầy... chính sách tiền tệ của ECB và BOE có thể được mô tả bởi một quy tắc Taylor phi tuyến, nhưng các bằng chứng không phải là quá rõ ràng về hành vi của Fed Kết quả của các bài kiểm tra tuyến tính cung cấp ở dưới cùng của bảng 4 (xem dòng H01) – Nơi mà lạm phát (dự kiến) là biến ngưỡng - cho thấy chúng ta có thể bác bỏ giả thiết tuyến tính với mức ý nghĩa 5% đối với ECB và BOE, nhưng chỉ ở mức 10% cho mô. .. 5 Kết luận Bài viết này thảo luận về hai vấn đề quan trọng Đầu tiên là, liệu ngân hàng trung ương, bên cạnh mục tiêu lạm phát và lỗ hổng sản lượng, thì có phản ứng với các thông tin chứa trong giá tài sản và biến tài chính hay không Thứ hai, nó phân tích xem chính sách tiền tệ ngân hàng trung ương có thể được mô tả bởi một tuyến forward-looking của nguyên tắc Taylor hay là bởi một quy tắc phi tuyến. .. với trường hợp mà phi tuyến không bị từ chối, chúng ta sẽ tiến hành ước lượng thông số kỹ thuyệt của các phi tuyến tương ứng 4.1 Quy tắc Taylor phi tuyến tính Quy tắc Taylor trình bày và ước lượng ở trên là một quy tắc lãi suất tuyến tính đơn giản, đại diện cho một khuôn khổ chính sách với điều kiện NHTW là một hàm tối thiểu hóa thua lỗ bậc hai bất đối xứng và hàm tổng cung là tuyến tính Tuy nhiên, trong... cứu về hành vi của một số NHTW có liên quan, Martin và Milas (2004) và Petersen (2007), không một nghiên cứu nào áp dụng để phân tích hành vi chính sách của NHTW châu Âu (ECB) Bài nghiên cứu này có ý định cung cấp cùng một lúc, một phân tích so sánh giữa chính sách tiền tệ của ECB và chính sách tiền tệ của FED và BOE Ngoài ra, nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu hiện có theo quy tắc Taylor bằng việc... một số biến tài chính dựa trên quy t định lãi suất của chính ECB Vì vậy, nghiên cứu này kết luận rằng quy tắc Taylor phi tuyến này là một quy tắc phù hợp nhất cho ECB Quy tắc Taylor phi tuyến hướng đến tương lai với lãi suất được làm mượt ước lượng cho Mỹ (xem cột US2) không đưa ra bất kỳ khác biệt có ý nghĩa nào so với kết quả được đưa ra trong cột US1 Tuy nhiên, điều quan trọng là mô hình tuyến tính . CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÓ THỂ ĐƯỢC MÔ TẢ BỞI MỘT QUY TẮC TAYLOR TUYẾN TÍNH (MỞ RỘNG) HAY BỞI MỘT QUY TẮC PHI TUYẾN? Nguyên tắc Taylor ban đầu thiết lập một mối quan hệ tuyến. thực sự có thể được mô tả bởi một quy tắc Taylor tuyến tính hay, là bởi một quy tắc phi tuyến. Bài viết cũng phân tích liệu quy tắc đó có thể được mở rộng với một chỉ số điều kiện tài chính chứa thông. hồi quy phi tuyến chuyển tiếp trơn (smooth transition) rất thú vị. Đầu tiên, chúng chỉ ra rằng các Chính sách tiền tệ của ECB được mô tả bằng một chính sách tiền tệ phi tuyến tính tốt hơn là một

Ngày đăng: 21/06/2015, 23:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.1. Quy tắc Taylor phi tuyến tính

  • 4.2. Tuyến tính và phi tuyến tính

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan