Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

44 1.1K 10
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Một xã hội phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà còn cần tới sự phân phối công bằng hơn. Tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào cũng đều phải quan tâm đến. Tăng trưởng nhanh thực hiện phân phối công bằng là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đều mong muốn đạt được. Giữa tăng trưởng kinh tế phân phối thu nhập có sự liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau đối với mối liên hệ này. Do đó, cho đến nay chưa có một quốc gia nào xây dựng được một mô hình giải quyết hoàn hảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội. Việt Nam là một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với công bằng tiến bộ xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập vào khu vực thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Đó là tăng trưởng kinh tế cao so với một số nước trong khu vực thế giới, trong khi tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Việt Nam ngày càng được biết đến như một nền kinh tế năng động hàng đầu trong các nước đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển từ đó dẫn đến sự bất bình đẳng nếu vượt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự mất ổn định. Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi quy luật đó, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt… Chính vì vậy, yêu cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn đòi hỏi bức thiết trong việc thực hiện công bằng tiến bộ xã hội, đặc biệt là công bằng trong phân phối thu nhập. Do đó việc nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường vận dụng vào Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng thu nhập: thực trạng giải pháp Việt Nam.” Với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu những lý thuyết về tăng trưởng, bất bình đẳng những tác động của tăng trưởng kinh tế đối với phân phối thu nhập, từ đó liên hệ thực tiễn Việt Nam. Tôi hi vọng khi nắm vững được những cơ sở lý thuyết 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 này, có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Đề tài gồm có 3 mục tiêu sau: 1. Hệ thống hóa lý thuyết về tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. 2. Phân tích thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập Việt Nam trong thời gian qua. 3. Đề xuất các chính sách cần thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng là các phương pháp nghiên cứu chung đặc thù như phân tích tổng hợp, lôgíc lịch sử . 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 1.1. Những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà mọi quốc gia trên thế giới đều theo đuổi là duy trì mức tăng trưởng kinh tế thích hợp. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó còn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập thực tế được tính cho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay một ngành) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc. 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Do đó nhìn chung, tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản lượng quốc dân. %100 Y YY g 1t 1tt t × − = − − trong đó: g t là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t. Y là GDP thực tế của thời kỳ t. GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh tế. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước - thông thường tính cho một năm. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 %100 y yy g 1t 1tt t pc × − = − − trong đó: g pc t là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t. y là GDP thực tế bình quân đầu người. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.1.3.1. Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế là những nhân tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào đầu ra của nền kinh tế. Các nhân tố kinh tế bao gồm 4 yếu tố chủ yếu: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ công nghệ. Vốn: là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Lao động: là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào, được xác định bằng số lượng dân số nguồn lao động mỗi quốc gia. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, có sáng kiến phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô (số lượng) lao động, còn yếu tố vốn con người có vị trí chưa cao do trình độ chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp. Tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, được đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các nước được thiên nhiên ưu đãi có được những lợi thế so sánh. Từ đó phát triển các mặt hàng là thế mạnh của nước mình. Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động này càng mạnh đến tăng trưởng các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới . có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. 1.1.3.2. Nhân tố phi kinh tế Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế có tính chất nội dung tác động khác. Ảnh hưởng của chúng là gián tiếp không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế như: Đặc điểm văn hoá xã hội: đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều đến quá trình phát triển. Nhân tố văn hóa- xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục, tập quán,… Trình độ văn hoá mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật, của trình độ quảnkinh tế- xã hội. Nhân tố thể chế chính trị- xã hội: Các nhân tố thể chế chính trị- xã hội được thừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Một thể chế chính trị- xã hội ổn định mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng phát triển nhanh chóng. Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái hoặc gây ra xung đột xã hội. Vai trò của Nhà nước: Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước. Bằng những công cụ chính sách của mình, Chính phủ đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế những hướng ưu tiên cần thiết cho từng thời kỳ như có những chính sách duy trì công ăn, việc làm; thực hiện phân phối lại thu nhập thông qua các loại thuế; thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng, bảo trợ xã hội nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững. Ngoài ra còn có một số nhân tố như cơ cấu dân tộc, tôn giáo, sự tham gia của cộng đồng… cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tuỳ thuộc vào chính sách của chính phủ. Nói chung, một đất nước càng đa dạng về thành phần tôn giáo sắc tộc 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thì đất nước càng tiềm ẩn bất ổn về chính trị xung đột, bạo lực trong nước, thậm chí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác. 1. 2. Những vấn đề lý luận về bất bình đẳng thu nhập 1. 2.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Từ đó ta có thể hiểu bất bình đẳng thu nhập là sự không ngang bằng nhau về thu nhập, của cải của những cá nhân khác nhau trong xã hội. Bất bình đẳng về thu nhập tức là người giàu sẽ giàu hơn còn người nghèo sẽ lại nghèo thêm. Sự phân phối thu nhập cho người giàu nhiều hơn người nghèo. Người nghèo sẽ ít được hưởng lợi từ sự phát triển của xã hội việc tiếp cận về giáo dục y tế đối với người nghèo sẽ ngày càng khó khăn. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thu nhập 1. 2.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Tuỳ theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. Cách phân phối như vậy gọi là phân phối theo sở hữu các nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân có được là do nhiều nguồn hình thành khác nhau. Thứ nhất, bất bình đẳng thu nhập do được thừa kế tài sản. Nhiều cá nhân sinh ra đã là người giàu vì họ được thừa kế một tài sản lớn. Sự bất công về thu nhập do của cải thừa kế tập trung vào tay một số ít người đã gây nhiều sự phản đối một cách được Chính phủ áp dụng để hạn chế sự bất bình đẳng này là đánh thuế cao vào tài sản thừa kế quà tặng. Thứ hai, bất bình đẳng thu nhập do hành vi tiêu dùng tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về của cải tích luỹ được. Có những người tiết kiệm nhiều để tích lũy một lượng của cải khi về hưu, tức là thu nhập của họ sẽ tăng trong tương lai so với những người sẵn sàng tiêu dùng hết trong hiện tại. Thứ ba, bất bình đẳng thu nhập do kết quả kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều người giàu có vốn lớn, họ giám chấp nhận rủi ro, mạnh dạn đầu tư kinh doanh vào những lĩnh vực lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng cao như đầu tư chứng khoán, bất 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 động sản, … thì họ càng giàu hơn tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập với những người nghèo không có vốn làm ăn. 1.2.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động Lao động là điều kiện cơ bản tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với kỹ năng lao động, điều kiện lao động tính chất nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập từ lao động như: Khác nhau về khả năng kỹ năng lao động dẫn đến khác nhau về thu nhập: Xu hướng chung là những người có thể lực khỏe mạnh, có trình độ học vấn cao có kỹ năng lao động giỏi thì nhận được mức thu nhập cao hơn, những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp nên ít cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, giáo dục, sinh đẻ…; điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục. Khác nhau về cường độ làm việc: Ngay cả khi cơ hội làm việc của các cá nhân là như nhau nhưng cường độ làm việc của họ khác nhau thì cũng sẽ dẫn đến mức thu nhập không bằng nhau Khác nhau về nghề nghiệp tính chất công việc: Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự khác biệt về tiền lương. Những công việc phổ thông đòi hỏi ít kỹ năng thường được trả lương thấp; còn những công việc chuyên môn, có hàm lượng chất xám nhiều sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Ngoài ra bất bình đẳng thu nhập từ lao động còn có những nguyên nhân khác như sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát điểm của các cá nhân hay sự không hoàn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai các rủi ro khác đều có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá nhân, gây nên tình trạng chênh lệch thu nhập. 1.2.3. Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Các thước đo bất bình đẳng phụ thuộc vào mức thu nhập/tiêu dùng trung bình trong một nước sự phân phối thu nhập/tiêu dùng trung bình đó. Một số thước đo bất bình đẳng thu nhập điển hình: 1.2.3.1. Đường Lorenz hệ số Gini Đường Lorenz hệ số Gini là thước đo bất bình đẳng được sử dụng phổ biến nhất. Đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Còn hệ số Gini (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hình A (hình 1), được xác định bởi đường Lorenz đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (A+B). g=A/ (A+B) Từ đó: 0≤ g ≤ 1 Hình 1. Đường Lorenz hệ số Gini 100% A 100% Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đường Lorenz sẽ trùng với đường chéo OA của hình vuông, ứng với hệ số Gini g= 1. Còn nếu toàn bộ thu nhập được phân phối cho một người những người khác không có chút thu nhập nào, đường Lorenz sẽ chạy theo cạnh đáy cạnh bên phải của hình vuông, đó là trường hợp bất bình đẳng tuyệt đối, ứng với g= 0. Trên thực tế, hệ số Gini cho các nước có phân phối thu nhập chênh lệch lớn nằm giữa 0,5 0,7 còn những nước có phân phối tương đối công bằng thì hệ số Gini nằm trong phạm vi 0,2 đến 0,35. 1.2.3.3. Tiêu chuẩn “40” World Bank World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao; từ 12% đến 17% của tổng thu 8 % dân số % thu nhập A A B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối nếu tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bình đẳng thấp. 1.2.3.4. Hệ số giãn cách thu nhập: Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao. Ngoài ra, để đánh giá tình trạng phân phối thu nhập, người ta còn dùng tỉ lệ nghèo đói. Đó là là phần trăm dân số có thu nhập thấp hơn một giá trị tuyệt đối nào đó được gọi là ngưỡng nghèo đói, mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản như lương thực, quần áo nhà để đảm bảo cho người ta có thể tiếp tục tồn tại. 1.3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế phân phối thu nhập luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi của các nhà nghiên cứu các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, giữa tăng tưởng kinh tế phân phối thu nhập có mối quan hệ tương tác với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải cho xã hội chính là điều kiện thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội. Ngược lại, phân phối thu nhập công bằng sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nó kích thích tính tích cực, sáng tạo của mọi người nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra một xã hội hài hoà giữa lợi ích cá nhân công cộng. Như vậy, phân phối thu nhập công bằng vừa là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng. 1.3.1. Lý thuyết chữ “U ngược” của Simon Kuznets (1955) Lý thuyết bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng, nghĩa là “mức độ bất bình đẳng về thu nhập có hướng gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi khi nền kinh tế đã đạt tới một trình độ phát triển cao hơn”. Bigsten Levin, 2001 đã nghiên cứu lý thuyết này cho rằng nếu bất bình đẳng có thể làm động lực cho tăng trưởng tốt hơn, rồi từ đó tạo ra cơ hội điều kiện để xoá đói giảm nghèo nhanh hơn thì bất bình đẳng là điều kiện chấp nhận được. Với quan điểm này, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của các nước kém 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phát triển, tình trạng bất bình đẳng sẽ gia tăng mạnh. Nhà nghiên cứu Ahlwalia (1976) đã sử dụng số liệu phân phối thu nhập của hơn 60 quốc gia, đã đi đến một kết luận tương tự một cách cụ thể hơn kết quả điều tra bằng các số liệu đã cho thấy bất bình đẳng đã gia tăng mạnh giai đoạn phát triển ban đầu rồi sau đó bị đảo ngược lại giai đoạn phát triển cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng đảo ngược này là do sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất, tăng cường giáo dục, đào tạo tay nghề sự biến đổi về dân số. Dù só sự gia tăng bất bình đẳng giai đoạn đầu phát triển, nhưng đã không làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khó tuyệt đối trong xã hội nói chung. 1.3.2. Lý thuyết phân tích kinh tế chính trị của Alesina Rodrik (1994); Persson Tabellini (1994); Bertola (1993); Perotti (1992): Mô hình này cố gắng để xây dựng một cầu nối giữa lý thuyết tăng trưởng nội sinh của nền kinh tế lý thuyết chính trị nội sinh. Trong xã hội dân chủ, mức thuế được quyết định bởi các cử tri trung bình. Thuế được giả định là tỉ lệ thuận với thu nhập chi tiêu công như các khoản thu thuế lũy tiến được phân phối lại cho tất cả mọi người dân. Do đó, lợi ích người nghèo nhận được thì lớn hơn lợi ích của người giàu. Vì vậy, người nghèo sẽ muốn có một mức thuế cao- tái phân phối. Trong các xã hội bất bình đẳng, thu nhập của các cử tri trung bình là thấp hơn so với thu nhập trung bình, khi đó một lượng lớn người ưa thích mức phân bổ lại thu nhập sẽ làm hạn chế đầu tư do lợi nhuận ròng thu được thấp hơn làm giảm tăng trưởng. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng sẽ tăng cao nếu chênh lệch trong phân phối của cải không hướng vào người nghèo. Hàm ý của lý thuyết này là một xã hội càng rời xa mô hình nguyên mẫu dân chủ "một người đàn ông, một phiếu bầu" thì càng có ít cơ hội giảm mức độ bất bình đẳng thông qua việc phân phối lại. 1.3.3. Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo của Chiou (1998); Aghion Bolton (1997); Galor Zeira (1993); Saint Paul Verdier (1993): Đây là mô hình dựa trên vai trò của những nhược điểm tại các thị trường vốn. Cụ thể, trong các xã hội nơi mà các chủ thể không thể tiếp cận tự do với các nguồn vốn vay, tình trạng bất bình đẳng chỉ ra rằng một phần khá lớn dân số sẽ nằm dưới ngưỡng chi phí chuẩn của giáo dục. Vì vậy, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực là thấp. nếu tăng trưởng dựa vào đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thì sự tăng trưởng cũng sẽ rất thấp. Phân phối lại làm tăng tổng sản lượng dẫn đến tăng trưởng bởi vì nó cho phép người nghèo đầu tư vào nguồn vốn nhân lực. Nếu thị trường vốn có xu 10 [...]... qua hệ thống thu thu nhập luỹ tiến các chương trình phúc lợi PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VIỆT NAM 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 2.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 2.1.1.1 Thành tựu tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh. .. động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 2.2.2.1 Hạn chế của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập Quá trình tăng trưởng kinh tế với phân phối thu nhập cũng bộc lộ những nguy cơ thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước: Tăng trưởng kinh tế nhanh mức cao nhưng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; người... tục mức cao Tuy nhiên xu hướng giảm tỷ lệ nghèo diễn ra đồng thời với gia tăng bất bình đẳng Khoảng cách giàu nghèo không chỉ gia tăng tầm quốc gia mà còn giữa vùng trong nội bộ mỗi vùng 2.2 Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 2.2.1 Thành tựu về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với công bằng xã hội 2.2.1.2 Thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng. .. hạn chế nên tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên do đó sự tăng trưởng này chưa thực sự vững chắc 2.1.1.2 Hạn chế tăng trưởng kinh tế 15 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, nhìn chung chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những... III GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG 3.1 Quan điểm của Đảng Nhà nước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội Trước đổi mới, vấn đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế tiến bộ, công bằng xã hội chưa được đề cập một cách thỏa đáng trong nhận thức, lý luận Do chế độ tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài, các vấn đề xã hội cũng được kế hoạch hóa và. .. trưởng kinh tế tăng Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đến nay chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định So với các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, chỉ sau Trung Quốc Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991- 2009 là 7,45%/ năm Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm... Việt Nam 2.1.2.3 Bất bình đẳng theo vùng Cùng với quá trình phát triển, lợi ích của tăng trưởng kinh tế được phân bổ không đồng đều, do đó một số vùng đã bắt đầu gia tăng sự bất bình đẳng, nhất là tại những vùng tăng trưởng kinh tế nhanh như vùng Đông Nam Bộ nơi tập trung những trung tâm đô thị lớn năng động của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa– Vũng Tàu… Bất bình đẳng đã tăng. .. bình đẳng đến sự bất ổn định chính trị tình trạng bất ổn định xã hội Theo mô hình bất ổn kinh tế chính trị, bất bình đẳng là một yếu tố quan trọng quyết định sự bất ổn của chính trị- xã hội điều này đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng thấp hơn dự kiến thông qua đầu tư trở lại Cụ thể, mâu thu n bất bình đẳng xã hội trầm trọng thêm lần lượt làm cho quyền sở hữu trở nên ít an toàn hơn làm... quả quan trọng về tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội Kết quả của tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập thực tế bình quân đầu người có sự gia tăng liên tục Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng của nhóm thu nhập cao nhất năm 2003-2004 tăng 304,4 nghìn đồng, nhưng nhóm thu nhập thấp chỉ tăng 34,1 nghìn đồng, bằng 11% của nhóm thu nhập cao nhất Từ năm 1999, thu. .. phục hồi tăng trưởng trở lại Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, cùng các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, khuyến khích kinh tế trang trại cải cách phân phối sản phẩm đã đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, từ 6,8% năm 2000 lên 8,5% năm 2007 Từ năm 2008 đến nay nền kinh tế lại suy giảm do những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước ảnh hưởng của . Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế 2.1.1.1. Thành tựu tăng trưởng. tôi quyết định chọn đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam. ” Với đề tài này tôi chỉ

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:43

Hình ảnh liên quan

Còn hệ số Gini (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hìn hA (hình 1), được xác định bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa  đường Lorenz đó (A+B). - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam

n.

hệ số Gini (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hìn hA (hình 1), được xác định bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (A+B) Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan