Tiểu luận: VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

21 606 0
Tiểu luận: VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ  XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 1.1. Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương 1.2. Tình hình ở Việt Nam thời cận đại 2. VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) Pháp cho vay nặng lãi và các hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam 2.2. Biểu hiện 2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế 2.2.1.1. Trong tài chính – tiền tệ 2.2.1.2. Trong nông nghiệp 2.2.1.3. Trong thủ công nghiệp 2.2.1.4. Trong giao thông vận tải 2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị 2.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội 2.3. Tác động đến tình hình Việt Nam 3. KẾT LUẬN

MỤC LỤC 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 1.1. Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương 1.2. Tình hình ở Việt Nam thời cận đại 2. VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) Pháp cho vay nặng lãi và các hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam 2.2. Biểu hiện 2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế 2.2.1.1. Trong tài chính – tiền tệ 2.2.1.2. Trong nông nghiệp 2.2.1.3. Trong thủ công nghiệp 2.2.1.4. Trong giao thông vận tải 2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị 2.2.3. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội 2.3. Tác động đến tình hình Việt Nam 3. KẾT LUẬN 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG (TCNHĐD) Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 1 1.1. Tình hình ở Pháp với sự lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương Với những âm mưu và kế hoạch xâm lược phương Đông từ lâu thì đến ngày 1 – 9 – 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Việc xâm lược Việt Nam của Pháp cũng như xâm lược các nước phương Đông của phương Tây đều là vấn đề tất yếu khi Chủ nghĩa tư bản (CNTB) ngày càng lớn mạnh mà hệ quả của nó sẽ là nhu cầu mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa sản xuất và sau đó là nguồn nguyên liệu. Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đến năm 1862 chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và năm 1867 chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Nhưng năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ xảy ra, Pháp bị quân Đức đánh bại và một phần lãnh thổ bị quân Đức chiếm đóng. Tình hình lúc này không cho phép giai cấp tư sản Pháp tăng cường hoạt động. Năm 1873, quân Đức rút khỏi đất Pháp, nhưng sự uy hiếp của Đức với Pháp rất mạnh, buộc giới chính trị Pháp phải đề phòng đường biên giới phía đông. Đến trước năm 1873, tình hình kinh tế và chính trị nước Pháp chưa ổn định nên không cho phép giai cấp tư sản Pháp nghĩ tới chuyện đánh chiếm thuộc địa nơi xa, vừa tốn kém vừa nguy hiểm. Điều này khiến tư bản Pháp vẫn chưa dám chủ trương mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì. Trước tình cảnh đó, Soái phủ Nam Kỳ đã vận động Chính phủ Pháp cho thành lập một “ngân hàng phát hành giấy bạc trực thuộc chính phủ” nhưng đã bị Chính phủ Pháp phủ quyết, không chấp nhận với lý do nước Pháp đang bận rộn vào tình hình chiến sự tại châu Âu và nguy cơ chiến tranh Pháp - Phổ có thể xảy ra. Trước thất bại đó, Soái phủ Nam Kỳ đã cùng với Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp vận động giới Tài chính - ngân hàng Pháp, thành lập một ngân hàng phát hành giấy bạc giành cho xứ thuộc địa và lấy tên gọi là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine). Đề nghị này đã nhận được sự tán đồng của giới tài phiệt Pháp và họ đã nhất trí các văn bản chờ Chính phủ Pháp phê duyệt. Sau khi cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) kết thúc, nước Pháp lâm vào tình cảnh túng thiếu về mặt tài chính, Chính phủ Pháp phải lệ thuộc vào các ngân hàng nên đã đồng ý đề nghị của Soái phủ Nam Kỳ. Ngày 21 – 1 - 1875 giới tài phiệt Pháp thành lập ra Ngân hàng Đông Dương và cho cơ quan này được hưởng “đặc quyền” phát hành giấy bạc. Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ngay lập tức cho mở cửa thương cảng Sài Gòn nhằm thoát khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều đình Huế và thăm dò tiềm năng thương mại của xứ Nam Kỳ. Kết quả của việc làm này, không những giúp cho thực dân Pháp dần thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập từ phía quân đội triều đình Huế mà còn giúp cho chính quyền thực dân có thêm nguồn tài chính để làm giàu cho chính quốc. Nhưng do thiếu nguồn vốn dùng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và 2 đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi tại đây đã làm cho nền kinh tế Nam Kỳ lâm vào tình trạng trì truệ trong suốt thời gian dài. Mọi tiềm năng thương mại của xứ sở đều rơi dần vào tay các thương nhân người Anh, Đức và Hoa kiều. Sau khi chiếm xong Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ra sức củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống dưới, một bộ máy cai trị trực tiếp mang nặng tính chất độc tài quân sự. Từ đó, sự hiện diện và lớn mạnh của ngân hàng Đông Dương đã xuất hiện ở Việt Nam cùng với quá trình xâm lược của Pháp và ngày càng thâu tóm mọi quyền lực trong đời sống lẫn xã hội Việt Nam. 1.2. Tình hình ở Việt Nam thời cận đại Với chế độ Phong kiến lạc hậu, bảo thủ đã làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam ngày càng lộ rõ bộ mặt yếu kém của mình. Nông nghiệp bị bỏ bê trễ, các công tác dinh điền và đê điều đều bị sao nhãng, nạn vỡ đê, mất mùa xảy ra thường xuyên. Công – thương nghiệp các chính sách ức chế thương nghiệp, bế quan tỏa cảng trong thương nghiệp cũng như chính sách “công tượng” trong công nghiệp kìm hãm ngặt nghèo sự phát triển của hai ngành kinh tế đó. Nền tài chính của nhà nước phong kiến ngày càng thiếu hụt một cách trầm trọng, đời sống nhân dân trong nước ngày một kiệt quệ. Mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc, dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân ở nhiều nơi, ở cả đồng bằng và cả vùng núi. Cùng với đó là sự hoành hành của các toán thổ phỉ ở phía Bắc từ Trung Quốc tràn sang và sự hoành hành của bọn Tàu Ô cướp biển. Cho đến năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng ở Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Tình hình này làm cho đất nước thêm hỗ loạn trong việc chống thù trong giặc ngoài. Sau năm 1867, tình hình Việt Nam lại càng bi đát. Triều đình phong kiến vẫn tiếp tục ra sức vơ vét bóc lột nhân dân cả nước, vừa để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của giai cấp phong kiến suy tàn, vừa để có tiền bồi thường chiến phí cho Pháp. Một bộ phận quan lại, sĩ phu tiến bộ thức tỉnh, mạnh dạn đưa ra nhiều đề nghị đổi mới các mặt công tác nội trị , ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội của nhà nước phong kiến tuy nhiên triều Nguyễn cầm quyền lúc đó đang đứng trên miệng hố suy vong lại đối lập với nhân dân nên trước sau đã ngoan cố cự tuyệt mọi đề nghị cải cách lớn nhỏ, thủ tiêu những tiền đề phát triển mới của xã hội, luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời. Chính những điều này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lớn mạnh của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương. Sự lớn mạnh này đã chứng tỏ vai trò chúa tể của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam thời cận đại. 3 2. VAI TRÒ CHÚA TỂ CỦA TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÔNG DƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp cho vay lãi và các hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam Về kinh tế: vào trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Anh). Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lý do như: phải bồi thường chiến tranh do bại trận, nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm phát triển để kiếm lợi nhuận cao… Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hạng thứ 4 (sau Đức, Mĩ, Anh) và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác. Tuy vậy công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể: hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 - 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần. Bên cạnh đó Pháp còn có nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 trệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng cũng bị sa sút. Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pari nắm 2/3 tư bản của ngân hàng trong nước. Pháp là nước đứng thứ 2 (sau Anh) về xuất khẩu nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Năm 1908, 38 tỉ Franc được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 -60 tỉ Franc, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2-3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ Franc. Về chính trị: bên cạnh các yêu tố kinh tế chi phối thì đặc điểm này của Pháp còn có sự tác động mạnh mẽ của yếu tố chính trị, đặc điểm truyền thống từ trước đó của Pháp. Tháng 9-1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba. Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp. Đặc 4 điểm của nền Cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ. Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến trang xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi làm cho tình hình trong nước càng thêm bất ổn. Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Việt Nam, Lào, Campuchia. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc. Những năm 90, pháp chinh phục nhiều nước châu Phi. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km và 55,5 triệu dân. Với nền chính trị thường xuyên biến động như vậy cũng đã tác động không nhỏ đến đặc điểm kinh tế của Pháp. Tình hình như vậy đã không tạo ra môi trường ổn định để đầu tư phát triển kinh tế trong nước, mà còn nâng mức rủi ro cao cho các nhà đầu tư vì vậy thay vào đó các nhà tư bản pháp đã tiến hành áp dụng các hình thức cho vay lấy lãi thu lợi nhuận, cả trong nước và ở các nước thuộc địa. Do vậy đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. Với đặc điểm này của Pháp đã tác động trực tiếp đến chính sách cai trị của pháp ở những thuộc địa và vùng lệ thuộc. Ở Việt Nam, thời điểm này nền kinh tế đang trì trệ và chính phủ Pháp đang gặp những khó khăn về tài chính. Hoàn cảnh đặc biệt đó cùng với bản chất của mình thì ngân hàng Đông Dương ra đời vào 21 – 1 – 1875 và nhanh chóng trở nên quyền lực nhất Đông Dương chi phối bao trùm lên cả đời sống chính trị và kinh tế nước ta. Ngân hàng Đông Dương với tư cách là một tổ chức độc quyền thực sự, đã thực hiện những hình thức lũng loạn tại thị trường Việt Nam. Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, tiến hành xâm nhập sâu và chi phối mạnh mẽ đến các công ty, xí nghiệp và rồi thâu tóm luôn quyền lực. Thông qua rất nhiều thứ thuế để tăng cường hơn nữa nguồn lợi nhuận cho mình, độc quyền phát hành giấy bạc…với những hình thức lũng loạn tinh vi cái bóng ngân hàng Đông Dương bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế và đồng thời tác động sâu sắc trên cả chính trị và cả quân sự trong một thời gian dài. 2.2. Biểu hiện 2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế 2.2.1.1. Trong tài chính – tiền tệ Việt Nam bị lũng đoạn sâu sắc về tài chính – tiền tệ, đặc biệt là tư bản tài chính là kẻ lũng đoạn chủ yếu và chi phối lĩnh vực tài chính – tiền tệ rất sâu sắc. Giai đoạn này Pháp đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang đế quốc chủ nghĩa vấn đề tài chính càng trở thành một vấn đề nóng bỏng. Năm 1862, đánh dấu sự hiện diện một Tư bản tiền tệ đầu 5 tiên ở Việt Nam. Pháp chiếm Nam Kỳ mở rộng âm mưu chiếm toàn Trung Kỳ, Bắc Kỳ Việt Nam. Để có đủ kinh phí để tiến lành âm mưu đó, năm 1873 chính phủ Pháp đã chấp nhận sự thành lập của ngân hàng Đông Dương nhưng hoạt động vào năm 1875. Ngân hàng Đông Dương là một tập đoàn tư bản tài chính của các tập đoàn tài chính tại Pháp mà trực tiếp là tập đoàn tài chính quốc gia Pháp. (Tính chất là công ty cổ phần, có sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính tại nước Pháp và quốc tế). Cụ thể chủ sở hữu của ngân hàng Đông Dương gồm: - Cục cứu đoái toàn quốc (tư bản nhà nước). - Tổng công ty, tập đoàn tổ chức thao túng toàn bộ công ty công thương nghiệp của nước Pháp. - Ngân hàng công thương nước Pháp. - Ngân hàng Pháp – Hà Lan. - Các ngân hàng một số địa phương tại Pháp, ngân hàng Lyon, ngân hàng Bordeaux. Có thể nói ngân hàng Đông Dương là con đẻ, chi nhánh ngân hàng nước Pháp tại Việt Nam. Ngân hàng Đông Dương có đặc điểm là ngân hàng có sự hậu thuẩn của các thế lực tư bản tài chính, tư bản Pháp nên được ưu tiên rất lớn trong vùng ảnh hưởng, phát triển cơ sở và tham gia vào những hoạt động ưu ái của nhà nước (nhà nước đáp ứng). Ngân hàng Đông Dương đã có hai ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thuộc địa. Trước tiên nó đóng một vai trò tiền tệ và tiếp đó là tài chính. Vai trò tiền tệ: - Thành lập năm 1975 với 8 triệu vốn của tư nhân dưới sự bảo hộ của chi nhánh thương phiếu, tín dụng thành phố Lyon, Tín dụng kỹ nghệ và ngân hàng Paris và Hà Lan. Ngân hàng Đông Dương được nhận đặc quyền phát hành giấy bạc, đặc quyền đó đã được giao nhiều lần, có giá trị 25 năm khi gần hết hạn thì ngân hàng Đông Dương được quyền gia hạn tiếp. Đặc quyền này mặc nhiên tạo thành một hình thức độc quyền. - Đổi lại nghĩa vụ của ngân hàng Đông Dương đối với chính phủ Đông Dương vay 2 triệu đồng và thời điểm hoàn nợ đến lúc hết hạn phát hành tiền tệ mới trả nợ. - Lúc đầu ngân hàng Đông Dương hoạt động với hai chi nhánh ở Nam Kỳ và Ấn Độ, ngân hàng Đông Dương phải mở rộng ra tất cả các hướng theo các giai đoạn sau như Hải Phòng năm 1885, Hà Nội năm 1887 và Đà Nẵng năm 1891. Song song với việc đó thì vốn của nó tăng lên từ 8 triệu lúc đầu, lên đến 24 triệu vào năm 1900. Tăng từ 72 triệu năm 1920 đến 157,2 triệu năm 1946. - Ngân hàng không những giải quyết những vấn đề lien quan đến tiền tệ mà còn tất cả vấn đề tín dụng. Hệ thống này được đặc biệt chỉ định ở Đông Dương ở đó nó đáp ứng với các điều kiện kinh tế và xã hội của xứ sở. Con số cho vay trên thu 6 hoạch không đáng kể đã gây ra những cuộc phê bình dữ dội trong những người tán thành việc rút đi đặc quyền. Ngân hàng Đông Dương đã chán ghét việc đầu tư vốn của mình vào những hoạt động không có lợi thế của một sự kết thúc nhanh chóng và một hiệu suất có lãi. Trong khi đó, việc trả trước kỳ hạn của các kỳ phiếu bảo đảm việc vay mượn trên các mặt hàng hóa phong phú trên thị trường quốc tế, những hoạt động chiết khấu và hoa hồng phí tổn… tất cả những điều đó đã thôi thúc ngân hàng Đông Dương hoạt động nhằm đuổi theo những lợi nhuận chắc chắn hơn và có lợi hơn. - Đồng Đông Dương (Piastre) có đến 900 ‰ sản xuất từ năm 1875 thì thị trường Việt Nam song song cả đồng Mexico/ đồng Đông Dương, cuối thế kỷ XIX đồng Đông Dương vẫn ngự trị. - Pháp ra lệnh chỉ cho phép lưu hành trong nội địa, ra ngoài thì có thể mang ra đồng Mexico nhưng đi vào thì không được mang đồng Mexico vào. Với mục đích làm cạn kiệt đồng Mexico đi ra bên ngoài. - Đầu thế kỷ XX, Pháp vẫn chưa thiết lập được đồng Đông Dương trong thị trường Việt Nam. Đến năm 1906 thì Pháp đưa ra một chế tài: đồng Mexico không có giá trị giao dịch trên thị trường Đông Dương. Từ đó đồng Mexico mất chỗ đứng trong nền kinh tế Việt Nam. - Từ năm 1875 – 1906, trong vòng 40 năm Pháp mở một cuộc chiến đánh bật đồng Mexico ra khỏi thị trường Đông Dương, thay thế đồng Đông Dương. Cuối cùng đồng Đông Dương của Pháp trở thành đồng tiền chính trong thị trường của Việt Nam. Nhưng mà đồng Franc – Đông Dương khác nhau hai hệ thống bản vị khác nhau là vàng – bạc nó không mắc xích với nhau để đảm bảo đồng Đông Dương cột vào kinh tế của Pháp, thì Pháp đưa ra một tỷ giá cứu đoái. 1 đồng Đông Dương = 10 đồng Franc đây là tỷ giá cố định. - Năm 1930 hai đồng Đông Dương và đồng Franc nhận lại dựa trên 1 hệ thống bản vị duy nhất từ ngân bản vị sang ngân bản vị là kim bản vị. - Pháp đã tiến tới thành lập một khu vực đồng Franc (Đông Dương) và sự đồng nhất đó là sự biểu hiện cao của tư tưởng ăn bám trong kinh tế. - Nước Pháp đồng hóa tiền tệ có mưu đồ từ lâu, khống chế thị trường Việt Nam, khi khống chế được thì vai trò chúa tể của ngân hàng Đông Dương càng nắm vững hơn trong thị trường kinh tế Việt Nam. Vai trò tài chính: - Thủ đoạn cho vay trực tiếp: thì không chỉ là Tư bản tài chình mà tư bản ngân hàng thông thường sử dụng. Đó chính là các tập đoàn cho vay bao gồm lợi ích kèm theo. Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc không cao, sức khống chế chưa cao mấy. 7 - Thủ đoạn cho vay gián tiếp (đầu tư): được xem là thủ đoạn tinh xảo, tinh vi. Cách thức tiến hành: là mua cổ phần trong các công ty kinh doanh để trở thành nhà đầu tư và có cổ phần trong các công ty đầu tư kinh doanh để tham gia vào khâu sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Mua cổ phiếu công ty có nhiều cổ phần, cổ đông, cổ tức. Cổ phiếu gồm hai loại: cổ phiếu thông thường (giá trị thấp), cổ phiếu đặc biệt (đắt tiền). Các thế lực tài chính lần lượt chen chân, lắng sâu hơn vào công ty, mua cổ phiếu, tham gia vào hội đồng quản trị hoặc tư cách chủ tịch hội đồng quản trị, nhân sự, kinh doanh, phân phối lợi nhuận. - Các thế lực tài chính lần lượt chen chân, lấn sâu hơn vào các công ty, mua cổ phiếu, tham gia vào hội đồng quản trị hoặc tư cách chủ tịch hội đồng quản trị để lèo lái, chi phối các công ty kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế đi theo mục tiêu của mình. Trong thực tế, các lĩnh vực tài chính, mà nhiều nhất là tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương đã dần dần thao túng nhiều công ty kinh doanh cả về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, thương nghiệp và cả trong nông nghiệp. Tiềm lực tài chính hiện diện khắp tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. - Những công ty chịu sự chi phối của các lĩnh vực tài chính rõ nét. Nhất là các công ty địa ốc, thứ hai là các ngân hàng tín dụng cho vay thông thường, thứ ba là các công ty phục vụ các hoạt động chính yếu tại Việt Nam và Đông Dương như (công ty xe lửa Đông Dương, công ty điện và nước Đông Dương) đều là lĩnh vực dễ hái ra tiền, công ty than Bắc kỳ là tổ chức tư bản tài chính xen vào rất lớn, công ty cao su Đông Dương, tập đoàn đồn điền chè Đông Dương, một số công ty xuất nhập khẩu trong đó công ty Demis – Freres chịu sự chi phối của nhiều thế lực tài chính. - Ngân hàng đông dương còn thôn tính, khống chế nhiều công ty khác thuộc Đông Dương. Các thế lực tư bản tài chính thôn tính các công ty tài chính khác thuộc Đông Dương. Các thế lực tư bản tài chính thôn tính các công ty, nổi tiếng nhất là tập đoàn tài chính cao su Đông Dương, gọi tắt là Rivad vua cao su ở Đông Dương, Kinh doanh còn là thế lực tài chính Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương thâu tóm lại được tập đoàn Rivad Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương trở thành cha đẻ của vua Rivad toàn Đông Dương. Tập đoàn thiếc, kẽm Alain et De Wendell chuyên về kinh doanh vonfam cũng bị Ngân hàng Đông Dương thâu tóm bằng cách cho người vào công ty mua cổ phần. Tập đoàn Rot Child et Mirabeau (kềm). Tập đoàn Solages (Phốt phát). - Dường như không có lĩnh vục nào là không có sự chen chân, khống chế, chi phối của ngân hàng Đông Dương đối với các công ty tư bản. Rõ ràng tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương và các thế lực tài chính nói chung đã dùng những thủ đoạn hết sức tinh vi, chi phối toàn bộ tài chính Việt Nam. Sự chi phối toàn bộ kinh tế đó làm cho nền kinh tế Việt nam ngày càng lệ thuộc sâu sắc vào các thế lực tài 8 chính mà trong đó nặng nề nhất là tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương. Vì vậy hệ quả tiếp nối là chính phủ Đông Dương cũng chịu sự chi phối sâu sắc trước các thế lực tài chính. Trong nền kinh tế Việt Nam tổ chức lũng đoạn nhà nước của Chủ Nghĩa Đế Quốc cũng đã hiện nguyên hình. Khẳng định nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa ở giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa. - Trong quá trình đầu tư phát triển của tư bản Pháp trong nền kinh tế Việt nam thời kì khai thác trọng tâm với hai lần khai thác thuộc địa trước và sau chiến trang thế giới thứ nhất. Sự đầu tư của tư bản Pháp cả phía nhà nước lẫn phía tư nhân thực sự bùng nổ mạnh mẽ nhất từ sau khi chiến tranh. Hậu quả làm cho nền kinh tế Việt Nam Phát triển mạnh mẽ và đạt đến sự hoàng kim trong thời hiện đại ở những thập niên 1920 – 1930. Nhưng ẩn đằng sau sự hoàngkim đó là sự lũng đoạn, thâu tóm ngày càng toàn diện và sâu sắc của các thế lực tài chính. Trong đó nổi bật là tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương, sự lũng đoạn cao này là con đường đư các thế lực tài chính trở thành chúa tể trong nền kinh tế Việt Nam và là con đường cho phép các thế lực tài chính lũng đoạn cả chính phủ Đông Dương. Vì vậy tư bản tài chính vừa là chúa tể về kinh tế, xã hội, vừa thể hiện trong đời sống chính trị ở Việt Nam. Nổi bật nhất, lấn lướt nhất là tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương. 2.2.1.2. Trong nông nghiệp Tình trạng chiếm đoạt đất đai xuất hiện phổ biến, việc chiếm đoạt đất đai có ý nghĩa nhất định trong tư duy của khai thác nhiên liệu, ngoài những nguồn nhiên liệu lộ thiên, những quặng mỏ được điều tra thì còn biết bao nhiêu những nguồn nhiên liệu không nằm lộ thiên. Họ nghĩ các nhà tư bản nghĩ những chuyện sâu xa hơn, dự phòng khi nào nguồn đất đai lộ ra những nguồn nguyên liệu thì sẽ chuyển qua tay các công ty lớn tạo nên sự chiếm đoạt đất đai nhằm để độc quyền. Sự thâm nhập của Tư bản tài chính vào nông thôn, rất khó thấy ở nông thôn có bóng dáng của tư bản tài chính, thực ra tư bản Pháp đã chú ý đến vùng nông thôn họ thông qua mạng lưới tài chính, thông qua các ngân hàng địa ốc,… tạo điều kiện cho nhân dân vay nhưng điều kiện là phải có thế chấp, tín chấp để nhằm khống chế về sản xuất, chủng lợi về cây trồng cũng bị khống chế theo đất. Tư bản pháp tính đến độc chiếm nguyên liệu. Đầu thế kỉ XX, đầu tư tài chính vào nông thôn năm 1906 là 10 % , năm 1924-1928 là 44% đây là quá trình thông qua mạng lưới tài chính để thâu tóm ruộng đất của nhân dân. Trong phương thức bóc lột ở nông thôn, hoặc tư bản Pháp trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng lưới tài chính tư bản Pháp không trừ một thủ đoạn nào để chiếm lợi nhuận thông qua việc bóc lột tư bản, bóc lột phong kiến. Nhiều nhà tư bản nhưng kinh doanh 9 theo kiểu địa chủ Việt Nam, sự kết hợp này gần như là thường xuyên. Thậm chí người Pháp bóc lột theo lối phong kiến phổ biến hơn do không cần đầu tư nhưng lợi nhuận lớn hơn thậm chí sau năm 1930-1931, khi phòng trào dân chủ năm 1936- 1939 tư tưởng dân chủ phát triển cao nó thúc đẩy bộ máy chính quyền ở Việt Nam bắt đầu điều chỉnh: bỏ quy định thế chấp tài sản vay, hạ thuế suất mà chỉ cần tín chấp ở địa phương là cho vay đây được coi là một nét tiến bộ trong đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Trong thực tế tư bản Pháp là khôn ngoan khi chỉ cần cho vay theo tín chấp của địa phương thì nó không phải lấy tiền từ túi mà nó mở các công phiếu, trái phiếu đó là tiền của người dân Việt Nam cho chính người dân Việt Nam vay. Do đó không mất khoản sinh lợi tạo điều kiện phát triển nông thôn Việt Nam đảm bảo được lợi nhuận vốn cho tư bản. Xuất khẩu nông sản phẩm nguồn nguyên liệu lấy từ nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng thì các công ty lũng đoạn đã tiến hành vơ vét nguồn nguyên liệu để tạo nguồn lợi. Hàng rào thuế quan đã tạo ưu đãi cho các công ty nhà buôn ở Pháp rất thuận lợi. Các công ty nước ngoài thì rất khó khăn do thuế xuất nhập khẩu. Nên các công ty nước ngoài là không có chỗ đứng. Những người thu mua chủ yếu là người Pháp, khi loại bỏ các công ty khác thì tính độc quyền ngày càng cao. Càng về sau này thì giá không được mặc cả do chỉ có người Pháp mua. Giá trị thu lại rất thấp, nguy cơ phá sản cao. Nếu được bán thì bán giá rất thấp, hàng hóa ngày càng kiệt quệ do ép giá để Pháp kiếm lợi nhuận cao (sự can thiệp của nhà nước). Lúa gạo là mặt hàng chính và phổ biến. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ XIX trở đi, các mặt hàng nông sản mở rộng ra cây công nghiệp như cây cà phê, cao su, riêng cao su có thể nói nó được đầu tư lớn hướng tới khu vực mở rộng sản xuất và thị trường ngày càng lớn trong thời kì tập đoàn tài chính cao su Đông Dương ra đời ngay lúc chiến tranh thế giới diễn ra (1917), số thành viên lên đến 139 thành viên thực chất đây là tập đoàn Tư bản tài chính nó chỉ đứng sau tập đoàn ngân hàng Đông Dương. Tập đoàn tài chính cao su Đông Dương hoặt động: trong lĩnh vực cao su rất nhiều tổ chức đã ra đời với những công ty nỗi tiếng từ chỗ có rất nhiều đồn điền cao su thì các công ty lớn bắt đầu nuốt các công ty bé. Dần dần tồn tại các công ty máu mặt và sự hiện diện các công ty tài chính. Thập niên 1930 các công ty nhỏ biến mất, còn lại một số công ty lớn trong đó nổi tiếng nất là công ty Michelin, công ty đất đỏ, công ty cây nhiệt đới. Ngân hàng Đông Dương thông qua hoặt động mua cổ phiếu, sau đó khống chế, thao túng đến 27 công ty kinh doanh cao su chiếm thì phần ở Việt Nam là 68%, ngân hàng Đông Dương khống 10 [...]... thị trường Việt Nam nhằm thâu tóm luôn mọi quyền lực ở đây Với những hình thức lũng loạn tinh vi cái bóng ngân hàng Đông Dương bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế và đồng thời tác động sâu sắc trên cả chính trị và cả quân sự của Việt Nam trong một thời gian dài Phải nói rằng, sự hiện diện của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam là khá sớm và nó thể hiện vai trò chúa tể của mình trong rất... đánh chiếm Việt Nam cho bằng được không phải là điều ngẫu nhiên và đơn giản Chính những điều này đã làm cho xã hội Việt Nam thêm rối loạn với sự xuất hiện nhiều giai tầng mới như: giai cấp tư sản, tiểu tư sản… Sự xáo trộn này đã làm mâu thuẫn xã hội Việt Nam trở nên gay gắt khi mà tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương thể hiện vai trò chúa tể của mình ở Việt Nam thời cận đại Nước Việt Nam đã có những... lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam Đặc biệt, trong lĩnh vực Tài chính – tiền tệ Đây là lĩnh vực được thực dân Pháp rất chú trọng và tìm mọi cách để độc chiếm tiền tệ ở Việt Nam nhằm chi phối nền Tài chính ở đây Không dừng lại ở đó, sự chen chân của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương còn ngay cả trong nông nghiệp và các lĩnh vực của kinh tế Mặc dù nó không lớn và chi phối mạnh mẽ trong. .. là từ không thể thiếu trong những việc mà họ làm Khi đã khống chế phần nào về kinh tế thì tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương bắt tay vào lĩnh vực chính trị và văn hóa – xã hội nhằm chiếm gọn và khống chế luôn Việt Nam Sự xâm nhập vào chính trị và văn hóa – xã hội này là nhằm xâm nhập vào quyền lực và cả đời sống của người dân Việt Nam để từ đó biến Việt Nam là “con ruột” của chính quốc Vì thế mà... về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc 20 địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. .. tại Liên bang Đông Dương Ngân hàng Đông Dương đóng một vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị - xã hội thông qua các hình thức thủ đoạn kinh tế tinh vi, thao túng, thâu tóm các công ty vừa và nhỏ không có thế lực từ đó làm kiểm soát phần lớn các hoạt động ngân hàng và tài chính dần nhúng tay vào chính trị lũng đoạn bộ máy nhà nước - Biểu hiện: + Ngân hàng Đông Dương bắt đầu len... đó là qua qúa trình đầu tư của chủ nghĩa tư bản Pháp đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp đó thì lợi ích kinh tế chủ yếu mang lại cho các nhà Tư bản là chủ yếu 3 KẾT LUẬN Như vậy, sự hiện diện của tập đoàn Tài chính ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung thời cận đại là sự hiện diện tất yếu... hiện chính sách thực dân kiểu mới Như vậy, nhà nước tư bản đã trở thành công cụ của 14 một nhóm nhỏ tư bản độc quyền đặc biệt là ngân hàng Đông Dương, nhà nước ngày càng công khai phục tùng tư bản độc quyền Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, ngân hàng Đông Dương thông qua đại diện của chúng, còn trong thời kỳ tư bản lũng đoạn thì chúng trực tiếp giữ các chức vụ chủ chốt - Hệ quả: Ngân hàng Đông Dương. .. phong bại tục Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị Về xã hội: các tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày... việc xác định mục tiêu nhiệm vụ cách mạng nhân dân Việt Nam bị nhầm lẫn Chính sách kinh tế của Pháp và sự độc quyền và ngày càng cao đã dẫn đến hệ quả trái ngược về mặt chính trị đó là nhiều giai cấp không hội tụ đủ những điều kiện thông thường để thể hiện vai trò của giai cấp trong đời sống nhân dân Đó là hàng loạt hậu quả của của nền kinh tế độc quyền thời Pháp thuộc và bên cạnh đó nó chỉ mang lại một . là mua cổ phần trong các công ty kinh doanh để trở thành nhà đầu tư và có cổ phần trong các công ty đầu tư kinh doanh để tham gia vào khâu sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Mua cổ. Anh, Đức và Hoa kiều. Sau khi chiếm xong Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ra sức củng cố bộ máy cai trị đàn áp từ trên xuống. có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc. Những năm 90, pháp chinh phục nhiều nước châu Phi. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được

Ngày đăng: 21/06/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan