Châu.địa 8. tuần 32. tiêt 43.44

6 248 0
Châu.địa 8. tuần 32. tiêt 43.44

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần:32 Ngày soạn:27/03/2011 Tiết:43 Ngày dạy:02/04/2011 Bài 37: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Sau bài học cần giúp cho học sinh nắm được: - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam - Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và sự phân bố của chúng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ. Phân tích hình ảnh địa lý và các mối liên hệ địa lý. 3. Thái độ: Có ý thức và hành vi bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bản đồ tư nhiên, thực động vật Việt Nam Các tranh ảnh về các loài động vật, thực vật. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phút Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. a) Đất Feralit đồi núi thấp: 65% b) Đất mùn núi cao : 11% c) Đất phù sa : 24% III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. 1. Sau khi kiểm tra tại khối 8 lớp 8A 1 , 8A 2 , 8A 3 , kết quả đạt được như sau: Lớp Số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8A 1 8A 2 8A 3 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra. Xếp loại Tổng số học sinh Tỷ lệ (%) Giỏi (9 – 10) Khá (7 – 8) Trung bình (5 – 6) Yếu (<5) Trên trung bình(>5) 3. Bài mới: a, Vào bài: Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. Việt Nam là xứ sở của rừng và vô vàn loài sinh vật đến tụ hội, sinh sống, phát triển qua hàng triệu năm trước. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU b, Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1. Cá nhân/ Cả lớp Tìm hiểu đặc điểm chung. Bước 1: Dựa vào bản đồ thực động vật Việt Nam, atlát địa lý và nội dung Sgk em hãy tìm trên bản đồ các kiểu rừng, các loài thực vật, động vật? Bước 2: Nhận xét về các loài thực động vật và rút ra nhận xét? (Dựa vào vị trí địa hình, đất, khí hậu để rút ra nhận xét). Chuyển ý: Nước ta có bao nhiêu loài sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm? Vậy tại sao nước ta lại giàu có về thành phần loài. 2. Hoạt động 2. Cá nhân/ Cả lớp Bước 1: Dựa vào nội dung Sgk em hãy nêu dẫn chứng chứng tỏ nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật? ? Hãy lấy ví dụ? Bước 2: Hãy cho biết nguyên nhân nào tạo nên sự phong phú về thành phần loài sinh vật của nước ta. Chuyển ý: Mỗi loài sinh vật đòi hỏi điều kiện sống khác nhau, phong phú về giống loài sinh vật sẽ có nhiều môi trường sống khác nhau. 2. Hoạt động 2. Cá nhân/ Cả lớp. Bước 1: Học sinh dựa vào bản đồ động vật, atlát địa lý và nội dung Sgk hãy cho biết nước ta có các hệ sinh thái tiêu biểu nào? Gồm: - Các hệ sinh thái tự nhiên - Các hệ sinh thái nhân tạo. Bước 2: Hãy nhận xét và giải thích sự tồn tại của các loại hệ sinh thái nói trên? Cho ví dụ? Bước 3: Dựa vào vốn hiểu biết em hãy nêu tên một số vườn quốc gia ở nước ta? Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ? Vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì Bước 4:Em hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở địa phương? Bước 5: Rừng trồng và rừng tự nhiên có những đặc điểm gì khác nhau? Học sinh tra lời, GV chuẩn kiến thức. 1. Đặc điểm chung. - Sinh vật rất phong phú và đa dạng. + Đa dạng về thành phần loài và gen. + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. 2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật. - Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm = 50% + Thực vật: 14.600 loài. + Động vật: 11.200 loài. Số loài quý hiếm: Thực vật: 350 loài Động vật: 365 loài. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái Các hệ sinh thái tiêu biểu. - Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. - Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên. Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống. 4. Kết luận, đánh giá: - GV gọi 1- 2 học sinh đọc phần tổng kết cuối bài. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU - Cho học sinh đọc, làm các bài tập trắc nghiệm ? Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Các vườn quốc gia có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội vì đó là: A- Nơi bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên. B- Cơ sở nhân giống và lai tạo giống mới, phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được. C- Phát triển du lịch sinh thái, tạo môi trường sống tốt cho xã hội. D- Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. E- Tất cả các ý trên. 5.Hoạt động nối tiếp: - Học sinh làm các bài tập cuối Sgk và chuẩn bị bài hôm sau. IV. PHỤ LỤC: GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần:32 Ngày soạn:27/03/2011 Tiết:44 Ngày dạy:02/04/2011 Bài 38 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Qua bài học HS cần nắm được : - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật. - Nguyên nhân của sự suy giảm và cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Nắm được thực trạng (số lượng,chất lượng) nguồn tài nguyên này . 2. Kĩ năng : - Vẽ biểu đồ tỉ lệ % rừng che phủ . 3. Thái độ : - Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên . II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ hiện trạng rừng tự nhiên Việt nam . - Sách giáo khoa. Phiếu học tập 38.1 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu đặc điểm chung sinh vật nước ta ? - Nêu tên và sự phân bố các kiểu rừng ở nước ta ? 3. Bài mới : a. Vào bài: Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở nước ta đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng. Đó là vấn đề chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1. Thảo luận nhóm. Bước 1: HS dựa vào thông tin và bảng 38.1 trong sách cho biết ? Về mặt kinh tế –xã hội tài nguyên thực vật của nước ta có các giá trị sử dụng nào ? Bước 2: Em hãy kể một số loài cây điển hình của địa phương em có các giá trị sử dụng cho kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội. Phiếu học tập 38.1 Giá trị sử dụng Tên một số loài cây điển hình 1. Giá trị tài nguyên sinh vật: - Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta phong phú nhưng không vô tận . +Kinh tế: cung cấp gỗ, thực phẩm, lương thực, dược liệu, nguyên liệu sản xuất. + Văn hóa và du lịch: Sinh vật cảnh. Tham quan du lịch, an dưỡng, chữa bệnh. Nghiên cứu khoa học. Cảnh quan thiên nhiên văn hóa đa dạng. + Môi trường sinh thái; Điều hòa khí hậu, tăng lượng ôxy, làm sạch không khí. Giảm các loại ô nhiễm cho môi trường. Giảm nhẹ thiên tai, hạn GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU 1- Nhóm cây cho gỗ 2- Nhóm cây thuốc (dược liệu ) 3- Nhóm cây thực phẩm 4- Nhóm cây cảnh, hoa GV. Em hãy kể tên một số loài động vật ở Việt Nam có giá trị về mặt kinh tế và xã hội ? 2. Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp Bước 1: Yêu cầu HS xem thông tin trong SGK và bảng số liệu về diện tích rừng qua một số năm ở trang 135 sách giáo khoa cho biết : Bước 2: Em có nhận xét gì về sự thay đổi diện tích rừng che phủ từ 1943 đến 2001. Bước 3: Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết vì sao có sự thay đổi này ? Chuyển ý: Nếu để diện tích rừng che phủ nước ta ngày càng bị thu hẹp thì hậu quả gì sẽ xảy ra cho môi trường tự nhiên nước ta ? 2. Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp Bước 1: Theo em để bảo vệ rừng thì cần phải có những biện pháp gì ? GV chốt ý : - Thành lập các khu vường quốc gia các khu dự trữ sinh thái . - Khôi phục và trồng lại rừng ở các nơi trước đây là rừng bị tàn phá . - Có biện pháp quản lý rừng , ban hành luật bảo vệ tài nguyên . GV. Dựa vào thông tin trong sách cho biết việc khai thác và sử dụng tài nguyên động vật hiện nay như thế nào ? GV. Cho biết hậu quả việc khai thác tài nguyên động vật vừa qua ? hán. Ổn định độ phì của đất. 2. Bảo vệ tài nguyên rừng: - Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do + Bị chiến tranh hủy diệt. + Khai thác rửng bừa bãi. + Đốt rừng làm rẫy. - Cần phải có biện pháp bảo vệ rừng không chặt phá bừa bãi, phục hồi lại vốn rừng ở những nơi đã bị tàn phá . 3. Bảo vệ nguồn tài nguyên động vật: - Hạn chế việc săn bắt các loài động vật trong rừng và ở biển. - Bảo vệ các loài quý hiếm. - Không sử dụng các phương tiện săn bắt động vật mang tính chất hủy diệt hàng loạt * Bảo vệ tài nguyên sinh vật là góp phần làm cho đất nước ta mãi xanh tươi và phát triển bền vững 4. Kết luận, đánh giá: ? Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây: ? Nguyên nhân nào sau đây làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta: 5. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài củ và làm bài tập 3 sgk. - Chuẩn bị nội dung bài 39 hôm sau học. - Sưu tầm tranh ảnh về tự nhiên nước ta. - Ôn lại các đặc điểm chung của khí hậu, địa hình,vùng biển nước ta. IV. PHỤ LỤC: GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 . KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. 1. Sau khi kiểm tra tại khối 8 lớp 8A 1 , 8A 2 , 8A 3 , kết quả đạt được như sau: Lớp Số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8A 1 8A 2 8A 3 2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra. Xếp loại. sau. IV. PHỤ LỤC: GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần: 32 Ngày soạn:27/03/2011 Tiết :44 Ngày dạy:02/04/2011 Bài 38 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT. đặc điểm chung của khí hậu, địa hình,vùng biển nước ta. IV. PHỤ LỤC: GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011

Ngày đăng: 20/06/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan