Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

32 942 3
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều tồn tại như quy mô, khối lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng trị giá thấp, dễ gặp rủi ro. Thị trường xuất khẩu của ta chưa ổn định một trong những nguyên nhân là chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã còn nghèo nàn, giá thành cao, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian.Về cơ cấu hàng xuất khẩunhững thay đổi rõ nét nhưng tỷ trọng hàng chế biến còn thấp hơn hàng thô. Về nhập khẩu, thì tình trạng nhập siêu lớn . Trong thời gian tới, cùng với lộ trình tham gia AFTA và trở thành thành viên của WTO, chính phủ Việt Nam cần có những chính sách thương mại quốc tế phù hợp và hữu hiệu để mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt nhập siêu. Do vậy việc đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của vấn đề để đề xuất nhữnh giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là giai đoạn hiện nay- giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, có ý nghĩa quan trọng cả mặt lý luận và thực tiễn vì vậy nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây là hết sức cần thiết . Đề án môn học bao gồm những nội dung chính sau: - Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. - Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay. - Một số đề xuất và kiến nghị. Do quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy giáo và bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để bài viết này đươc hoàn chỉnh hơn. Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Như Bình đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. 1. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay 1.1 Xuất khẩu * Kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 tới nay đều tăng lên cả về tốc độ và giá trị tuyệt đối. Năm 2000 tổng kim ngạch đạt 14,45 tỷ USD tăng 24% so với năm 1999, tức là tăng 3,76 tỷ USD. So với chỉ tiêu tăng trưởng Quốc hội đặt ra từ đầu năm thì chúng ta đã thực hiện gấp 2 lần, và như vậy ngành thương mại đã về đích so với kế hoạch từ cuối tháng 11. Mặt khác, 3,76 tỷ USD tăng thêm đã gấp 1,8 lần tổng kim ngạch năm 1991-năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 1991-2000; và bằng 51,83% tổng kim ngạch năm 1996-năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000. Một chút so sánh như vậy để thấy rằng ngành thương mại đạt kim ngạch xuất khẩu 14,45 tỷ USD là một thành tích rất đáng tự hào, một sự cố gắng rất lớn góp phần cùng cả nước đưa tốc độ tăng GDP năm 2000 lên 6,7% . Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 15,1 tỷ USD, bằng 90,1% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu đạt được thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm, chủ yếu là do tình hình kinh tế thương mại thế giới diễn biến không thuận lợi, nhất là vào những tháng cuối năm giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới , đặc biệt là giá giầu thô. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2001. Khác với đồ thị giảm dần của năm 2001, tốc độ tăng trưởng luỹ kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần (sau 3 tháng –12%, 6 tháng –4,9%, 9 tháng +3,2%, 12 tháng +11,2%). Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2003 đạt khoảng 16,55 tỷ USD, bằng 93% kế hoạch cả năm và tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2002. Tuy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng có thấp hơn so với kết quả của các tháng đầu năm nhưng đã vượt khá xa so với mục tiêu tăng 7-8% đề ra cho cả năm 2003. Xuất khẩu tăng một phần là nhờ được lợi về giá và quan trọng Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hơn là do tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy giá cả hàng hoá xuất khẩu tăng góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng hơn 700 triệu USD. Trong khi đó, khối lượng hàng hoá xuất khẩu tăng cũng giúp cho kim ngạch chung tăng 2,3 tỉ USD . Như vậy kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 tới nay liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, một trong những yếu tố góp phần làm kim ngạch tăng trưởng cao như vậy là thị trường . * Thị trường Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam (%) Thị trường 2000 2001 2002 6 tháng đầu năm 2003 Tổng số 100 100 100 100 1.Châu Á 60,0 57,3 52,1 47,6 ASEAN 18,1 17,0 14,5 15,8 Trung Quốc 10,6 9,4 8,9 7,3 Nhật Bản 17,8 16,7 14,6 14,0 Hàn Quốc 2,4 2,7 2,8 2,2 2.Châu Âu 23,0 23,4 23,5 21,7 EU 19,6 20.0 18,9 19,1 Đông Âu 1,9 2,6 2,0 1,5 3.Châu Mỹ 6,6 8,9 16,3 22,9 Mỹ 5,1 7,1 14,5 20,2 4.Châu Đại Dương 9,0 7,1 8,1 6,8 Australia 8,8 6,9 8,0 6,6 5.Châu Phi 1,0 1,1 0,8 1,1 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166 – thứ 6 – 17/10/2003 –trang 6 – tác giả Dương Ngọc) Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2000 tới nay đều tăng lên trước hết là do Việt Nam thực hiện phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu cho tới nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 200 nước và vùng lãnh thổ. Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trong các châu lục, Châu Á-một thị trường gần với nhiều điểm tương đồng về thị hiếu, nhu cầu, về chất lượng, chủng loại, mẫu mã-đã chiếm tỷ trọng lớn nhất; Châu Âu vẫn duy trì được tốc độ tăng và tỷ trọng khá; Châu Mỹ đã vượt lên chiếm vị trí lớn thứ 2; Châu Đại Dương vẫn là một thị trường lớn và Châu Phi bước đầu được mở mang, được coi là thị trường tiềm năng . Trong các nước và vùng lãnh thổ có 10 thị trường lớn nhất. Nhật Bản liên tục dẫn đầu, chỉ nhường vị trí này cho Mỹ từ năm 2003; Mỹ đã vươn lên đứng đầu, khả năng năm 2003 sẽ đạt trên dưới 4 tỷ USD; Trung Quốc-một thị trường rất gần, rất rộng lớn- duy trì ở vị trí thứ 3; Australia đứng thứ 4; Singapore đứng thứ 5; Đài Loan đứng thứ 6; Đức đứng thứ 7; Anh đứng thứ 8; Hàn Quốc đứng thứ 9; Pháp đứng thứ 10. Diễn biến thị trường từng năm : - Năm 2000: Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì thị trường cũ đồng thời mở thêm nhiều thị mới: xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Đông Á và Đông Nam Á tăng mạnh cụ thể là xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 60%, Trung Quốc tăng 87%, Australia tăng 75%, Malaysia tăng 54%, Hồng Kông tăng 46%, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Á chiếm trên dưới 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó thị trường Nhật Bản và ASEAN chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Châu Âu tới nay đã đạt 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với khu vực Bắc Mỹ mà chủ yếu là Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng có bước tăng trưởng khá, chiếm trên dưới 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù Việt Nam chưa được Mỹ cho hưởng quy chế thương mại bình thường với quốc gia này. Tuy vậy hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường này bằng chứng là kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ bằng 28% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản và 20% sang EU. Hàng hoá xuất khẩu vào các khu vực thị trường khác như Liên Bang Nga, các nước khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Đông Âu chiếm trên 3%, Australia chiếm trên 5%, Châu Phi và Nam Phi hơn 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Việt Nam đã hình thành một số thị trường chủ lực xuất khẩu hàng hoá, hiện có 40 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam có giá trị từ 8 triệu USD trở lên, trong đó 23 thị trường trên 100 triệu USD, đặc biệt là 8 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam trên 500 triệu USD trong đó 3 nước đạt trên 1 tỷ USD là Nhật Bản, Trung Quốc và Australia. Với Trung Quốc đâynăm đầu tiên kim ngạch 2 chiều đạt gần 3 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu là 1,6 tỷ USD , còn Nhật Bản vẫn đứng vị trí hàng đầu với việc nhập khẩu hàng Việt Nam trong năm 2000 đã lên tới 2,621 tỷ USD tăng 46,77% so với năm 1999. Hoạt động thương mại năm 2000 đã góp phần nâng tầm Việt Nam trên thế giớI, đó là chúng ta đã ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ tháng 7/2000 mở ra thời kỳ mới trong quan hệ buôn bán với một cường quốc kinh tế mạnh. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 vì vậy quan hệ thương mại giữa Việt và Mỹ bắt đầu phát triển . - Năm 2002 nổi bật là xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh, cả năm ước đạt 2,42 tỷ USD, bằng hơn 2 lần so với năm 2001. Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch đã tăng từ 7,1% lên 14,5% và riêng phần đóng góp đối với tốc độ tăng trưởng chung năm 2002 là 9% . Xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng nhanh nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản và ASEAN lại giảm, xuất khẩu vào EU và Trung Quốc tăng chậm. Xuất khẩu vào Nhật Bản giảm 3%, chủ yếu do giảm kim ngạch dầu thô và hàng dệt may. Thị trường ASEAN vẫn trì trệ do giảm kim ngạch linh kiện vi tính và sự chuyển hướng xuất khẩu dầu thô sang khu vực khác. Xuất khẩu vào EU tăng 4,5 % nhưng trong đó xuất khẩu hàng dệt may giảm 9% do sức mua năm nay yếu, Trung Quốc lại được EU bãi bỏ hạn ngạch đối với một số Cat hàng dệt may mà ta có hạn ngạch nên cạnh tranh gay gắt hơn. - 10 tháng đầu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng gấp đôi so với năm 2002, trong khi đó các thị trường khác cũng có chuyển biến tích cực. 20/40 thị trường xuất khẩu chủ lực có tăng trưởng cao, thị trường đang dẫn đầu tốc độ tăng trưởng là Bồ Đào Nha (105%), các Tiểu Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là (43,5%), Myanma (78,7%), campuchia (52,8%), Thái Lan (41%).Tuy nhiên vẫn có 6/40 thị trường không có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2002, một số thị trường giảm là Nga (25%), Ailen(20%), Đài Loan (13%), Lào (9%), Irăc (59%). Trong khi tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh, thì ở các thị trường truyền thống khác lại sụt giảm như Hàn Quốc, Đài Loan …đặc biệt là thị trường EU giảm 31% so với cùng kỳ năm 2002, riêng mặt hàng dệt may 10 tháng đầu năm đạt khoảng 2 tỷ USD chủ yếu do tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU khoảng trên 200 triệu USD và Nhật Bản khoảng 270 triệu USD, từ nay đến cuối năm 2003 có thể khó thay đổi tình thế này. Có thể nói yếu tố thị trường có nguyên nhân khách quan và chủ quan, một mặt nếu không có thị trường Mỹ với kim ngạch xuất khẩu tăng thêm con số hơn 1 tỷ USD so với năm 2002 thì cũng khó có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao trong năm 2003; mặt khác nếu không có sự chuẩn bị tốt thực hiện hiệp định thương mại Việt –Mỹ sẽ bỏ qua thời cơ khách quan đem lại. Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có một số điểm lưu ý : Châu Á - một châu lục duy nhất mà nước ta nhập siêu – thì tỷ trọng xuất khẩu vào châu lục này liên tục giảm xuống, trong đó giảm mạnh là Nhật Bản và Trung Quốc. Cần phải tận dụng cơ hội giảm thuế suất nhập khẩu vào ASEAN, tranh thủ thị trường gần là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để cải thiện cán cân thương mại với nước này. Đông Âu vốn là thị trường truyền thống, nhưng hiện tỷ trọng còn ở mức rất thấp và giảm trong 3 năm liền. Tới đây, 10 nước ở khu vực này gia nhập EU sẽ vừa tạo thuận lợI, đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn nhất định, cần khai thác mặt thuận và hạn chế mặt nghịch . Châu Phi là thị trường rộng lớn, nhất là đối với hàng nông sản và các loại hàng chưa đòi hỏi cao về chất lượng, nhưng quy mô xuất khẩu vào thị trường này còn nhỏ bé. * Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu (triệu USD) Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mặt hàng chủ yếu 2000 2001 2002 10 tháng đầu 2003 1.Dệt may 1.892 1.978 2.756 3.155 2.Dầu thô 3.496 3.140 3.274 3.110 3.Giầy dép 1.402 1.600 1.871 1.847 4.Thuỷ sản 1.473 1.827 2.021 1.808 5.Gạo 664 619 718 679 6.Điện tử,mt 780 709 484 550 7.SP gỗ 289 332 434 446 8. Cà phê 505 392 317 374 9.TC,MN 289 317 334 285 10.Cao su 158 166 267 273 11.Dây,CĐ 0 181 183 233 12.Hạt điều 173 151 217 221 13.SPnhựa 101 120 150 149 14.Than đá 86 120 150 147 15.Rau quả 216 347 200 127 16.XĐ $ PT 0 0 150 121 17.Hạt tiêu 144 90 100 89 (Nguồn: Bộ thương mại; Tính toán dựa trên số liệu trong thời báo kinh tế Việt Nam số 66 –thứ 6 - 17/10/2003 trang 6 tác giả Dương Ngọc ) Nhìn chung số loại mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu đã gia tăng qua các năm. Đến năm 2002 Việt Nam đã có 17 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD và 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD ( dệt may, dầu thô, thuỷ sản) trong đó Dầu thô đạt trên 3 tỷ USD; Khả năng năm 2003 này sẽ có thêm mặt hàng nữa là giầy dép đạt trên 2 tỷ USD và 2 mặt hàng có khả năng vượt 3,5 tỷ USD Trong 4 mặt hàng trên cũng đang có sự rượt đuổi để thay đổi ngôi thứ, hàng dệt may đang vị trí thứ 2 đã vượt lên vị trí thứ nhất vào đầu năm 2003. Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt ở trên 170 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn sau. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trườngchính(%) Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 1 . Mỹ 2,6 2,4 35,5 2 . EU 33 31 20 3 . Nhật Bản 32,4 29,9 17,84 4 . Đài Loan 13,8 13,3 8,5 5. Hàn Quốc 3,6 4,1 3,4 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166-17/10/2003-trang 6- Dương Ngọc) Trong khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sút giảm mạnh ở các thị trường khác thì thị trường Mỹ lại tăng vọt qua các thị trường đứng trên để vươn lên đứng thứ nhất, vượt xa thị trường đứng thứ 2 và xu hướng này còn tiếp tục vào 10 tháng đầu năm 2003 này. Dầu thô trong nhiều năm qua đứng vị trí số một về kim ngạch xuất khẩu, chỉ nhường vị trí này trong 10 tháng đầu năm 2003 cho đệt may. Trong 11 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô của Việt Nam thì 5 thị trường sau đây là lớn nhất. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam (%) (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 166-17/10/2003-tác giả Dương Ngọc) Giầy dép Việt Nam đã có mặt ở 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó lớn nhất là EU (70%), tiếp đến là Mỹ (11%) , Nhật Bản (3%) . Hàng thuỷ sản đã có mặt ở 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ là thị trường tăng nhanh nhất, hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất (tăng từ 26% năm 2001 lên 33% năm 2002 và 36% trong 6 tháng đầu năm 2003);tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan . Ngoài 17 mặt hàng vượt trội trên, còn có 13 mặt hàng khác, trong đó có 4 mặt hàng mới tham gia vào danh sách các mặt hàng chủ lực, đó là sản phẩm gỗ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp . Diễn biến mặt hàng xuất khẩu qua các năm : * Năm 2000: đi qua để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp về một nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu khởi sắc, vượt qua cơn khốn khó từ sau cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ khu vực. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế, kim ngạch Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 Các nước 2000 2001 2002 1. Au stralia 31,5 28,4 34,6 2 .Trung Quốc 22,2 17,9 21,0 3. singapore 15,4 23,0 19,8 4. Nhật Bản 15 12,3 7,6 5. Indonêsia 4,8 4,8 3,6 Cộng 5 thị trường 88,9 86,4 86,8 10 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 xuất khẩu năm 2000 đạt 14,308 tỷ USD, tăng 52,8% so với năm 1998, 24% so với năm 1999 và vượt mức kế hoạch trên 1 tỷ USD. Với mức xuất khẩu như hiện nay, tính bình quân đầu người là 180 USD, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng tối thiểu của một nước đang phát triển (quy định là 170 USD). Sở dĩ xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong năm qua nhờ vào việc gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng như dầu thô, thuỷ sản, rau quả … Hiện có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trước hết nói về dầu thô, chủ yếu là do giá dầu thế giới tăng (tới 88%) chứ còn lượng dầu xuất khẩu chỉ tăng 1,4% so với năm 1999, nhờ đó giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã đạt tới 3,496 tỷ USD, tăng 71,5% so với năm 1999, điều này chưa thực đáng mừng vì rằng hoàn toàn do yếu tố khách quan mang lại. Lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu đạt ngoài dự kiến là 1,473 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 1999, vượt mức kế hoạch 34,1%, có được thành công là do thời gian qua ta đã chuẩn bị tốt được nguồn hàng xuất khẩu từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến bảo quản, hiện nay hải sản Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và lãnh thổ ,đặc biệt trong số đó sáu bạn hàng lớn nhất là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, riêng thị trường khu vực này đã chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 3,9% so với năm 1999, chưa đạt được kế hoạch năm (1,95 tỷ USD ). Tình hình trên đây là do trong các hợp đồng của khách hàng xuất hiện nhiều chủng loại mới và khó may nên ta chưa chuẩn bị được đủ hàng để giao nhận mặc dù EU đã tăng thêm hạn ngạch cho Việt Nam. Do giá gia công quá thấp, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dần hình thức tự doanh nên bước đầu còn đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của một loạt các nước trong khu vực như Trung Quốc,Thái Lan… Xuất khẩu giầy dép các loại của Việc Nam năm 2000 dường như dậm chân tại chỗ chỉ tăng có 0,7% so với năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1,402 tỷ USD mặc dù kế hoạch đặt ra là 1,65tỷ USD. Nguyên nhân là do có một số lượng lớn hàng giầy dép đang bị tồn kho trên thế giới, do đó các bạn hàng ra sức ép giá đối với ta đồng thời giảm số lượng hợp đồng kí kết dẫn đến công nhân không đủ việc làm. Khó khăn lớn nhất của ngành giầy da là thiếu nguyên liệu, phụ kiện, mọi thứ từ da, đến phụ liệu trang trí và kiểu dáng đều phải nhập từ bên ngoài. Hàng rau quả tuy chỉ mới đạt kim ngạch xuất khẩu là 216 triệu USD nhưng là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm qua (tới 95,5%). Các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của hàng rau quả là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp khác như điều nhân, trà, cao su của Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 1999. Tuy nhiên xuất khẩu hai sản phẩm nông nghiệp là cà phê và gạo lại bị giảm sút nghiêm trọng. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng có bước tăng trưởng khá, đạt 39,7% với kim ngạch xuất khẩu là 289 triệu USD. Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính cũng có bước tăng trưởng khá, tăng 35% so với năm 1999 và đạt ở 780 triệu USD, thị trường chủ yếu của các mặt hàng này là Philippin, Thái Lan, Nhật Bản… Nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 được đánh giá là phong phú đa dạng hơn.Tuy nhiên đây chỉ là những bước đi ban đầu thử nghiệm, thăm dò thị trường, còn làm ăn lâu dài là phải có mặt hàng xuất khẩu quy mô lớn, ổn định, sản phẩm đồng nhất với chất lượng cao . *Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2000 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, chủ yếu do tình hình kinh tế thương mại thế giới diễn biến không thuận lợi. Có 9 mặt hàng chủ lực là lạc nhân, cà phê, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dầu thô, thủ công mỹ nghệ và điện tử bị giảm kim ngạch, chủ yếu do giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô. Tuy nhiên đa số các mặt hàng nông sản chủ lực đều được tổ chức tiêu thụ tốt, mức tăng về lượng rất khá, cao su tăng gần 14%, cà phê trên 25%, hạt điều 20%, hạt tiêu 5%…đã làm thị phần của ta trên thị trường Đào Thị Lan-Kinh tế quốc tế K42 12 [...]... hơn các doanh nghiệp trong nước, không khí đầu tư sôi động hơn khu vực trong nước 1 3 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay *Thành công của xuất nhập khẩu Qui mô xuất khẩu đạt ở mức cao, nhờ qui mô khá nên tốc độ tăng cũng đạt khá cao so với năm trước Xuất khẩu tăng ở cả hai khu vực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những sản xuất tăng trưởng cao... nhập siêu năm 1999 nhưng so với năm 1998 chỉ bằng 42% và so với năm 1997 chỉ bằng 37,2% Nhập siêu tăng do một trong những nguyên nhân là sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu và giảm giá đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của nước ta Hơn nữa cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất như phân bón, xăng dầu, máy móc … Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2001 đạt 16 tỷ USD, bằng 89,9% kế hoạch năm, ... thuế suất thuế nhập khẩu 2 Những yếu tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Viêt Nam 2.1 Yếu tố quốc tế * Lịch trình cắt giảm thuế quan để thực hiện AFTA của Việt Nam -Thuận lợi Việc tham gia AFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT thấp của các nước ASEAN, hạ giá thành các sản phẩm xuất khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh về giá cả của các hàng... vốn trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài từ năm 200 tới nay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn là tốc độ tăng của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước 1.2 Nhập khẩu * Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 đạt 15,2 tỷ USD tăng khoảng 30,8% so với năm 1999 (vượt 15,2% kế hoạch năm ) Cân đối giữa xuấtnhập thì nhập siêu năm. .. sao trong giai đoạn tới Hơn nữa đây còn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, khi mà tính gia công của sản xuất, xuất khẩu và tính đại lý trong thương mại không giảm, mà ở một số địa phương còn gia tăng …nhất là sau khi cắt giảm thế suất thế xuất khẩu, hàng nhập khẩu sẽ gia tăng Vậy để kiềm chế nhập khẩu cần có những biện pháp sau: Loại giải pháp liên quan đến xuất khẩu, theo đó xuất khẩu. .. trọng trong nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu là lối ra của nền kinh tế, bởi xuất khẩu chẳng những là một kênh tiêu thụ lớn mà còn là tiền đề để nhập khẩu thiết bị kỹ thuật –công nghệ, nhập nguyên vật liệu, cải thiện cán cân thanh toán, bình ổn tỷ giá góp phần tăng trưởng kinh tế chung Kim ngạch xuất nhập khẩu phụ thuộc vào thị trường, mặt hàng, giá cả xuất nhập khẩu Điểm lại diễn biến và tác động của những. .. chế biến hàng xuất khẩu Những vấn đề này sẽ tác động không nhỏ đến việc tổ chức nguồn hàng cho việc sản xuất , chế biến và xuất khẩu những mặt hàng truyền thống của ta Những quy định khó tính của Mỹ về hàng nhập khẩu, đó là những trở ngại phi thuế quan, mặt khác để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam được vào thị trường Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải làm quyen... thời cơ được giảm thuế để xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ Xây dựng thị trường nội địa thế nào để tạo dựng nguồn nguyên vật liệu trong nước cho hàng hoá xuất khẩu, tăng tỉ lệ thưc thu thuộc về trong nước trong kim ngạch xuất khẩu * Thị trường Nhìn chung từ năm 2000 tới nay thị trường nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng dần cả về chiều rộng lẫn chất lượng hàng nhập khẩu Có 5 thị trường lớn... Urraina… Năm 2001 đã xuất hiện thêm nhiều thị trường nhập khẩu mới là Achentina, Bồ Đào Nha, Mianma, Cata, Ailen Trong khi các thị trường khác vẫn tiếp tục duy trì và có tốc độ nhập khẩu tăng dần Hiệp định thương mại Việt –Mỹ có hiệu lực 10/12/2001, từ đó quan hệ thương mại giữa 2 nước phát triển mạnh mẽ: xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng đáng kể thì nhập khẩu từ Mỹ cũng nhiều hơn và như vậy Việt Nam. .. Kim ngạch của nhóm hàng khác ngoài 17 nhóm chủ lực đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay là 28,2% làm tỷ trọng của nhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 26% Điều này thể hiện tác dụng của việc mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của mọi thương nhân, khai thác triệt để tiềm năng của các thành phần kinh tế trong việc tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mới * Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt . xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. - Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 tới nay. - Một số đề xuất. cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây là hết sức cần thiết . Đề án môn học bao gồm những nội dung chính sau: - Thực trạng xuất

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan