Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý tỉnh Thanh Hóa

5 572 0
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2014-2015 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 04 câu, có 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a. Nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta. b. Trình bày các thế mạnh của nguồn lao động ở nước ta? Tại sao trong những thập niên gần đây nước ta phải tăng cường xuất khẩu lao động? Câu 2 (3,0 điểm) a. Phân tích những thành tựu của hoạt động xuất khẩu trong những năm qua ở nước ta. b. Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ? Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Câu 3 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy: a. Kể tên các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của đồng bằng này. b. Kể tên các trung tâm du lịch ở nước ta theo các cấp: trung tâm Quốc gia và trung tâm vùng. Câu 4 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 (đơn vị: %) Năm Khu vực 2005 2007 2010 2012 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhà nước 37,6 35,4 33,5 32,6 Ngoài Nhà nước 47,2 47,7 48,8 49,3 Có vốn đầu tư nước ngoài 15,2 16,9 17,7 18,1 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005-2012. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn nói trên. HẾT Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. Số báo danh: …………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGLỚP 12TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn thi: Địa lí Hướng dẫn chấm có 03 trang, gồm 04 câu Câu Ý Nội dung Điểm I 2,0 a Nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta 1,0 - Về kinh tế: + Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế (diễn giải) - Về xã hội: + Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực + Nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước 0,5 0,25 0,25 b Trình bày các thế mạnh của nguồn lao động ở nước ta? Tại sao trong những thập niên gần đây nước ta phải tăng cường xuất khẩu lao động. 1,0 - Những thế mạnh của nguồn lao động: + Số lượng: đông (dẫn chứng), mỗi năm lại được bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động. + Chất lượng: Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên (dẫn chứng). - Nước ta phải tăng cường xuất khẩu lao động vì: + Góp phần giảm sức ép việc làm trong nước và tăng thu nhập cho người lao động. + Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và hội nhập quốc tế. 0,25 0,25 0,5 II 3,0 1 Phân tích những thành tựu của hoạt động xuất khẩu những năm qua 1,0 - Những thành tựu của hoạt động xuất khẩu: + Giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục qua các năm (dẫn chứng) + Cơ cấu hàng xuất khẩu phong phú, đa dạng và có sự chuyển dịch cơ cấu 0,5 0,25 (dẫn chứng) + Thị trường xuất khẩu đa dạng, mở rộng (diễn giải)… 0,25 2 Trình bày về tiềm năng, hiện trạng phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ? Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với vùng Bắc Trung Bộ? 2,0 a Những tiềm năng, hiện trạng phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ 1,5 - Tiềm năng: + Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn; nguồn nguyên liệu của nông - lâm - thuỷ sản; nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ, tiềm năng thủy điện trên một số sông (dẫn chứng) - Hiện trạng phát triển: + Trong vùng có các ngành công nghiệp khá phát triển như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản (dẫn chứng). + Tuy nhiên, cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỉ tới. + Vấn đề năng lượng của vùng đang được ưu tiên phát triển (dẫn chứng). + Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hoá khác nhau. Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có lợi thế trong phát triển. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 b Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ 0,5 - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. - Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu đã mở ra để tăng cường giao thương với các nước láng giềng. 0,25 0,25 III 2,0 a Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam. Kể tên các tỉnh của Đồng bằng sông Hồng, phân tích các thế mạnh về tự nhiên của đồng bằng này. 1,5 - Kể tên các tỉnh của Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng. 0,5 - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của đồng bằng này: + Đất phù sa màu mỡ chiếm diện tích chủ yếu của đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. + Khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, giao thông, du lịch (dẫn chứng). + Biển: Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. + Khoáng sản: Một số loại có giá trị đáng kể như: đá vôi, than nâu, khí tự nhiên thuận lợi cho phát triển công nghiệp. 0,25 0,25 0,25 0,25 b Kể tên các trung tâm du lịch ở nước ta theo các cấp trung tâm Quốc gia và trung tâm vùng 0,5 - Trung tâm du lịch Quốc gia: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. - Trung tâm du lịch vùng (dẫn chứng từ 3 trung tâm du lịch trở lên) 0,25 0,25 V 3,0 1 Vẽ biểu đồ 1,5 - Vẽ biểu đồ: + Biểu đồ miền: Có thể tham khảo biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2012 + Vẽ biểu đồ miền: yêu cầu chính xác khoảng cách năm, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ. - Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu 2 Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn nói trên: 1,5 a Nhận xét: 1,0 - Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2005- 2012 có sự thay đổi: + Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là khu vực Nhà nước, thấp nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng). + Xu hướng: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng) 0,25 0,5 0,25 b Giải thích: 0,5 + Sự chuyển biến trên là phù hợp với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nước ta trong giai đoạn hiện nay. + Do quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế Tổng Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV 10,0 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2014 -2015 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 04 câu, có 01. Địa lý Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. Số báo danh: …………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGLỚP 12TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn thi: Địa. tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta 1,0 - Về kinh tế: + Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế (diễn giải) - Về xã hội: + Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận

Ngày đăng: 19/06/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan