Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

93 1.2K 15
Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7

Khóa luận tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUBưu điện trung tâm 7 là một đơn vị kinh tế trực thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội. Bưu điện trung tâm 7 là đại diện của bưu điện thành phố Hà Nội tại 5 quận huyện: Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức và là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu thông tin đột xuất của cấp ủy Đảng , chính quyền địa phương và cấp trên. Năm quận huyện trên trước đây đều thuộc quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Tây cũ, sau khi sát nhập Hà Tây về Hà Nội và thực hiện chia tách độc lập giữa Bưu chính – Viễn thông các Bưu điện huyện thị trực thuộc thẳng Bưu điện thành phố Hà Nội dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của Bưu điện trung tâm 7.Do đặc điểm của các dịch vụ Bưu chính, hoạt động bán hàng có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến công tác bán hàng và quản trị bán hàng. Trong thời gian qua, công tác bán hàng và quản trị bán hàng tại các hầu hết các doanh nghiệp Bưu điện chưa được quan tâm đúng mức. Xu hướng hội nhập và cạnh tranh đã làm thay đổi toàn cảnh bức tranh hoạt động của doanh nghiệp Bưu điện. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, các doanh nghiệp Bưu chính cần đổi mới mọi mặt trong đó bán hàng và quản trị bán hàng là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu. Với những đặc điểm của ngành Bưu chính cùng với đặc điểm riêng về nhân lực, cơ sở vật chất, lịch sử của Bưu điện Trung tâm 7 mà có biện pháp thích hợp dành riêng để đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Những giải pháp được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, tích cực. Sửa chữa, khắc phục tồn tại, phát huy tinh thần sáng tạo để nâng cao hiệu quả của hoạt động bán hàng.Sau một quá trình học tập tại trường, được sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông, đặc biệt là các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh cùng với thời gian thực tập tại Bưu điện Trung tâm 7 - Bưu điện TP Hà Nội, với những kiến thức tích luỹ được qua tìm hiểu thực tế dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Ngọc Minh, em đã hoàn thành đề tài: “Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7’’. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của khóa luận có 3 chương chương chính: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về bán hàng và hoạt động bán hàng. Chương 2: Hoạt động bán hàng tại Bưu điện trung tâm 7. Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện trung tâm 7.Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD011 Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận đã nêu ra được các vấn đề cơ bản trong lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp nói chung; phân tích thực trạng bán hàng tại Bưu điện Trung Tâm 7 – Bưu điện Hà Nội nói riêng hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7 – Bưu điện Hà Nội. Do điều kiện thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cho ý kiến đóng góp để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn, góp phần gắn liền lý luận vào thực tiễn sản xuất và thêm kinh nghiệm cho bản thân .Em xin chân thành cảm ơn ./. Hà nội, ngày 25 tháng 10 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị XuânCHƯƠNG ISinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD012 Khóa luận tốt nghiệpMỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNGVÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG1.1. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG.1.1.1. Khái niệm hoạt động bán hàng.1.1.1.a. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bán hàng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau thì vị trí và nội dung của hoạt động bán hàng cũng như cách thức nghệ thuật bán hàng là khác nhau và chúng dần hoàn thiện theo thời gian phù hợp với yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của mỗi thời kì. Về cơ bản, lịch sử phát triển của bán hàng đã trải qua 4 thời kỳ. Đó là: Trước năm 1750 ( thời kỳ trước bắt nguồn): Bán hàng trực tiếp tới từng nhà.Thời kì 1750 – 1870 ( thời kỳ bắt nguồn): Các kĩ năng giao tiếp, chiêu thị, phát triển mạnh. Bắt đầu phát triển các giám đốc bán hàng chuyên biệt, các quản lý bán hàng trực tiếp.Thời kì 1870 – 1929 ( thời kỳ phát triển nền móng) : Xuất hiện các trung gian chính thức để liên hệ, phục vụ khách hàng trên các khu vực. Hệ thống phân phối bán lẻ xuất hiện và phát triển nhanh.Đầu những năm 1900 đã hình thành các lớp dạy kĩ năng bán hàng. Bắt đầu xác lập các cấp quản lý, lãnh đạo bán hàng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp.Thời kì 1930 đến nay( thời kỳ tinh lọc và hình thành): Bán hàng là một nghệ thuật. Xu hướng sản xuất kinh doanh là xu hướng hướng tới khách hàng, kinh doanh theo định hướng khách hàng. Bán hàng đặt tại vị trí trọng tâm mang tính quyết định đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó Marketing là tư tưởng, công cụ hỗ trợ kinh doanh tích cực.1.1.1.b. Khái niệm hoạt động bán hàng. Thuật ngữ bán hàng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, góc độ tiếp cận, đối tượng nghiên cứu ứng dụng thuật ngữ này có thể hàm chứa những nội dung khác nhau và rất đa dạng. Dưới đây là một số khái niệm:Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD013 Khóa luận tốt nghiệpVới tư cách là 1 phạm trù kinh tế Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền và sự chuyển hóa này là bước nhảy nguy hiểm, chết người, khó khăn nhất. Theo cách hiểu này thì bán hàng là một hoạt động đầy rẫy khó khăn, trong đó khó khăn nhất là việc thu tiền của người mua.Với tư cách là một hành vi thương mại Bán hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá đã được thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng.Với tư cách là một chức năng, một khâu quan trọng, một bộ phận cơ hữu của quá trình kinh doanh. Bán hàng là một khâu mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, chuyên thực hiện các hoạt động, các nghiệp vụ liên quan dến việc thực hiện các chức năng chuyển hoá hình thành giá trị của sản phẩm hàng hoá (Từ hàng sang tiền). Bán hàng trong trường hợp này được hiểu và nghiên cứu với tư cách là một phần tử độc lập cấu thành trong một hệ thống kinh doanh, hoặc hệ thống tổ chức có chức năng và nhiệm vụ cụ thể và độc lập tương đối so với các phần tử khác trong hệ thống kinh doanh.Với tư cách là một quá trình Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, có đặc điểm riêng và có tính độc lập tương đối. Bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng đòi hỏi người quản trị phải có quan điểm tổng thể, quan điểm hệ thống để giải quyết tốt tất cả các khâu của quá trình đó. Bán hàng là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để biến khả năng chuyển hóa hình thái giá trị từ hàng sang tiền thành hiện thực một cách có hiệu quả. Marketing được phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho công việc bán hàng của doanh nghiệp.Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD014 Khóa luận tốt nghiệp Bán hàng với tư cách là một quá trình là cơ sở hình thành tư tuởng cơ bản của marketing và ngược lại marketing là công cụ cho hoạt động bán hàng. Tóm lại: Bán hàng là một hoạt động kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xét dưới góc độ của các giao dịch mua bán trực tiếp( bán hàng cá nhân) thì bán hnagf là tiến trình thực hiện các mối quan hệ giữa người mua và người bán, trong đó người bán nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua nhằm thỏa mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán.1.1.2. Các loại hình bán hàng trong doanh nghiệp Người mua và người bán có quyền lựa chọn những hình thức và phương thức bán hàng thuận tiện phù hợp với điều kiện của mình. Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại để phục vụ cho những mục tiêu nhất định, có thể có các loại hình bán hàng sau đây:1.1.2.a. Căn cứ vào địa điểm giao hàng- Bán tại kho cung ứng: thích hợp với nhu cầu lớn, tiêu dùng ổn định và người mua có sẵn phương tiện vận chuyển.- Bán qua cửa hàng, quầy hàng: thích hợp với nhu cầu nhỏ, danh mục hàng nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định.- Bán hàng tại địa điểm tiêu dùng: là hình thức tạo thuận lợi cho người mua, sử dụng chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau giữa những người bán.1.1.2.b. Theo khâu lưu chuyển hàng hóa- Bán buôn: khối lượng lớn, theo hợp đồng và thanh toán thường không dùng tiền mặt. Giá bán buôn thường rẻ hơn giá bán lẻ.- Bán lẻ: đáp ừng nhu cầu kịp thời của người tiêu dùng cuối cùng, thanh toán ngay và thường bằng tiền mặt.Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD015 Khóa luận tốt nghiệp1.1.2.c. Theo phương thức bán- Bán theo hợp đồng và đơn đặt hàng:bán theo khối lượng lớn, người bán cần có điều kiện chuẩn bị đơn hàng.- Thuận mua vừa bán, không cần đơn đặt hàng: người bán có sẵn hàng đủ để đáp ứng cho người mua hoặc hai bên đã tin tưởng lẫn nhau.- Bán đấu giá: áp dụng với hàng có khối lượng lớn, hàng khó tiêu chuẩn, hàng chuyên dùng.- Xuất khẩu1.1.2.d. Theo mối quan hệ thanh toán- Mua đứt bán đoạn: mua bán và thanh toán ngay khi giao nhận hàng.- Bán hàng trả chậm, trả góp.1.1.2.e. Theo cách thức tổ chức kênh phân phối- Bán hàng trực tiếp: Đây là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp tự tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm. Việc sử dụng hình thức bán hàng này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc quản lý cũng như triển khai các kế hoạch bán hàng.- Bán hàng gián tiếp: Bán hàng gián tiếp là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp không tự tổ chức lấy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng các nhà phân phối, các tổ chức bán hàng trung gian. Hình thức bán hàng này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí trong quá trình bán sản phẩm do đã thông qua trung gian. Ngoài ra còn có hình thức bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua internet, bán hàng qua truyền hình, bán hàng qua người môi giới. Các doanh nghiệp hiện nay áp dụng một cách linh hoạt và kết hợp các hình thức bán hàng trên để đạt được tối đa hiệu quả kinh doanh.1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNGSinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD016 Khóa luận tốt nghiệp Nội dung của hoạt động bán hàng bao gồm rất nhiều công việc. Để làm sao bán hàng đạt hiệu quả cao, để khả năng bán hàng thành công là lớn nhất thì người bán hàng phải trải qua những nội dung nhất định trong quá trình bán hàng. Nội dung của hoạt động bán hàng bao gồm các bước công việc và nội dung như hình vẽ sau: Hình1.1 Nội dung hoạt động bán hàng1.2.1. Nghiên cứu nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp vừa là mục tiêu định hướng cho toàn bộ bộ phận bán hàng, vừa là xuất phát điểm cho việc triển khai các mục tiêu bán hàng cụ thể. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp được cụ thể hóa qua mục tiêu bán hàng. Do đó, khi xây dựng kế hoạch bán hàng và quản lý bán hàng thì phải nghiên cứu các mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và các nhiệm vụ đặc biệt để thực hiện mục tiêu đó. Với các nhiệm vụ của doanh nghiệp thì kế hoạch bán hàng cần phải xác định cân đối Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD017Xác lập các mục tiêu, kế hoạch bán hàng.Xác lập chiến thuật bán hàng và các hệ thống yểm trợ bán hàng.Tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng.Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của doanh nghiệpPhân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ bán hàng của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệpgiữa sản xuất và nhu cầu thị trường, giữa doanh thu và lợi nhuận, giữa chi phí tiêu thị và giá thành sản phầm.1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ bán hàng của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, xác định đúng mục tiêu bán hàng và tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu bán hàng cần phải xác định đúng yếu tố khách quan và chủ quan có khả năng tác động tới hoạt động bán hàng của kỳ kế hoạch. Các thông tin thị trường đã được nghiên cứu để đạt mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là chưa đủ để xác định và thực hiện mục tiêu bán hàng. Để xác định mục tiêu và lập kế hoạch bán hàng cần tiếp tục phân tích các yếu tố thuộc môi trường và tiềm lực của doanh nghiệp dưới các góc độ và điều kiện bán hàng cụ thể. Các thông tin và kết luận của môi trường kinh doanh và tiềm lực của doanh nghiệp đã thu thập xử lý trong quá trình xác định mục tiêu và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp có thể được tiếp tục phân tích để lập kế hoạch bán hàng. Tuy nhiên để có thể xác định chính xác các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp cụ thể trong hoạt động bán hàng cần có các chương trình nghiên cứu bổ sung chuyên biệt chi tiết và cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. Thông qua các chương trình nghiên cứu bán hàng cần đảm bảo các thông tin xác định được:Năng lực thị trường: Số lượng bán cao nhất có thể đạt được của một sản phầm, dịch vụ trên thị trường đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một giai đoạn nhất định.Năng lực thị trường có thể xác định theo các tiêu thức khác nhau:• Theo khu vực lãnh thổ.• Theo loại khách hàng.• Theo cấp độ thu nhập.Doanh số của sản phẩm: Là giá trị của một sản phẩm được bán thực sự trên thị trường cụ thể trong một giai đoạn nhất định.Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD018 Khóa luận tốt nghiệpNăng lực bán hàng của doanh nghiệp: Phản ánh khả năng cần hướng vào của doanh nghiệp là khối lượng bán hàng cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được đến từ năng lực thị trường nhờ các nguồn lực và khả năng sẵn có của doanh nghiệp.Dự báo bán hàng của doanh nghiệp: Xác định số lượng bán hàng bằng tiền hoặc theo đơn vị sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của doanh nghiệp đối với từng mặt hàng, theo khoảng thời gian nhất định trên tất cả các thị trường, từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.1.2.3. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu bán hàng.1.2.3.a. Xác định mục tiêu bán hàng Mục tiêu bán hàng là những kết quả cụ thể về bán hàng mà doanh nghiệp mong muốn đạt đến trong một thời kỳ nhất định. Xác định mục tiêu chính xác là cơ sở để xây dựng kế hoạch bán hàng khả thi, là đọng lực thúc đẩy mọi người trong doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, là tiêu chuẩn đánh giá sự nỗ lực cố gắng và đánh giá thành tích của đội ngũ bán hàng. Xây dựng mục tiêu bán hàng là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất của hoạt động quản trị bán hàng. Mục tiêu bán hàng được hình thành ở các khía cạnh khác nhau của hệ thống bán hàng của doanh nghiệp, bao gồm: mục tiêu doanh số hay sản lượng, mục tiêu thị phần, mục tiêu tài chính, mục tiêu chinh phục khách hàng, mục tiêu phát triển lực lượng bán hàng .1.2.3.b. Xác định các chỉ tiêu bán hàng Có 2 dạng chỉ tiêu thường được sử dụng khi xây dựng kế hoạch bán hàng, đó là các chỉ tiêu trên cơ sở kết quả và các chỉ tiêu trên cơ sở hành vi ứng xử. Các chỉ tiêu trên cơ sở kết quả gồm có: khối lượng bán, doanh số bán, chi phí, lãi gộp, lợi nhuận, dự trữ/tồn kho, vong quay vốn . Các chỉ tiêu trên cơ sở hành vi ứng sử thường được sử dụng bao gồm: - Chỉ tiêu hướng khách hàng: chỉ tiêu tăng khối lượng bán cho khách hàng hiện có.- Chỉ tiêu hướng hoạt động: là qui định số các hoạt động cần thực hiện trong thời gian cụ thể như số lần gọi chào hàng trong ngày, số lần trưng bày bán lẻ, số cuộc hội thảo, số lần gặp mặt các nhà bán buôn được tổ chức .Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD019 Khóa luận tốt nghiệp Một hệ thống chỉ tiêu được coi là tốt nếu trong đó các chỉ tiêu được đề ra thích hợp, khả thi, dễ hiểu và đầy đủ.1.2.4. Xác định kỹ thuật và hệ thống yểm trợ bán hàng Một kế hoạch bán hàng hoàn hảo cần có sự hỗ trợ tiếp theo của các chính sách, kĩ thuật của hệ thống yểm trợ bán hàng. Tùy theo cấu trúc tổ chức và sự phân bổ nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong doanh nghiệp mà việc xác định hệ thốn kỹ thuật và yểm trợ bán có thể được giao cho một bộ phận độc lập( bộ phận Marketing) hoặc giao trực tiếp cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. Hệ thống kỹ thuật và yểm trợ bán hàng bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có một số nội dung cơ bản: phương thức bán hàng, hình thức bán hàng, mục tiêu và chính sách giá, quảng cáo và xúc tiến bán hàng, phát triển và hoàn thiện lực lượng bán hàng.Phương thức bán hàng (Bán buôn, bán lẻ). Mỗi phương thức bán hàng có ưu nhược điểm riêng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn và chuyên môn hóa việc bán hàng theo từng phương thức bán hàng.Hình thức bán hàng: Việc lựa chọn hình thức bán hàng nào là rất quan trọng để thực hiện mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp.Mục tiêu và chính sách giá: Mục tiêu và chính sách giá cả có tầm quan trọng đặc biệt đối với khả năng hoàn thành kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng ( khuyến mãi, quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức hội nghị khách hàng .): tạo dựng hình ảnh, uy tín và sự hấp dẫn của doanh nghiệp nói chung, của sản phẩm nói riêng đối với khách hàng tiềm năng. Các công cụ này thường được hiểu là hình thức bán hàng gián tiếp nhằm bổ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho khả năng bán được hàng của doanh nghiệp. Thông qua việc tạo dựng hình ảnh, uy tín và sự hấp dẫn của doanh nghiệp nói chung, cũng như sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng đối với khách hàng tiềm năng.1.2.5. Tổ chức thực hiện các kế hoạch bán hàng.1.2.5.a. Phát triển và hoàn thiện lực lượng bán hàng Phát triển và hoàn thiện lực lượng bán hàng gồm các nội dung chủ yếu sau:Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – Lớp D07QTKD0110 [...]... vấn đề cơ bản trong lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp nói chung; phân tích thực trạng bán hàng tại Bưu điện Trung Tâm 7 – Bưu điện Hà Nội nói riêng hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7 – Bưu điện Hà Nội. Do điều kiện thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này chắc chắn không tránh... Người bán hàng có thể tận dụng đặc điểm này để đưa ra các phương án khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Sản phẩm Bưu chính khơng phải là vật chất chế tạo mới, không phải là vật chất cụ thể mà là hàng hoá dịch vụ. Việc tổ chức bán hàng phải áp dụng các chiến lược dành cho loại hàng hố dịch vụ. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 7 – BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TRUNG. .. nguồn thu đáng kể cho các Bưu cục của TT7, nhất là trên địa bàn quận Hà Đơng. Mạng lưới Bưu chính tồn trung tâm có 32 bưu cục và có 97 điểm Bưu điện –Văn hoá xã; 63 đại lý, 7 kiốt, 1 đường thư cấp 1, 10 đường thư cấp 2, 130 đường thư cấp 3 và 89 đường thư nội thị. Mạng lưới bưu cục Bưu điện Trung tâm 07 Bảng 2.1. Mạng lưới bưu cục tại Bưu điện TT7 TT Tên bưu cục Loại bưu cục Số hiệu địa chỉ I HÀ... Phịng kế tốn: 14 lao động - Phịng nghiệp vụ kinh doanh: 10 lao động - Bưu điện Hà Đông 62 lao động. - Bưu điện Thanh Oai 16 lao động - Bưu điện Ứng Hòa 13 lao động - Bưu điện Mỹ Đức 19 lao động - Bưu điện Chương Mỹ 21 Lao động (2). Mạng lưới BC -VT Bưu điện trung tâm 7 có 32 Bưu cục, 97 điểm Bưu điện văn hoá xã, 63 Đại lý, 7 Kiơt. Bán kính phục vụ: 1,77km. Mạng đường thư trong TT có: 01 đường thư cấp... hàng của Bưu điện trung tâm để nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng. (4). Công tác kế hoạch • Tổ chức xây dựng, quản lý các loại hình kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Bưu điện trung tâm theo định hướng của BĐHN. Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Bưu điện trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, khách hàng và định hướng... khai thác, phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ bưu chính, PHBC của Bưu điện trung tâm. (3). Cơng tác chăm sóc khách hàng • Xây dựng cơ chế hướng dẫn công tác quảng cáo, tiếp thị thuộc lĩnh vực dịch vụ bưu chính, PHBC của Bưu điện trung tâm. • Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, bán hàng. • Tổng hợp phân tích đánh giá cụ thể các hoạt... SXKD, quản lý vật tư tài sản, phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tiếp thị các dịch vụ của Trung tâm. + Quản lý nghiệp vụ các loại dịch vụ Bưu chính, viễn thơng, PHBC, Tiết kiệm bưu điện trong Trung tâm. + Thực hiện công tác báo cáo, kiểm tra các đơn vị về nghiệp vụ theo định kỳ hoặc đột xuất, Quản lý mạng lưới Bưu chính-viễn thơng trong Trung tâm, đề xuất các phương án Sinh viên:... khách hàng; nhận hàng tại địa chỉ người gửi; phát hàng tại địa chỉ người nhận; giới thiệu các dịch vụ mới; quản lý đại lý bưu điện. - Làm đầu mối phát BPBK có sử dụng dịch vụ PTN trên địa bàn do BĐTT7 quản lý. 2.1.4. Các loại dịch vụ mà Bưu điện trung tâm 7 đang cung cấp Bước đầu của quá trình đổi mới đã được hồn thành đó là tổ chức lại mơ hình của VNPT, tách Bưu chính ra khỏi Viễn thơng để Bưu chính... xây dựng kế hoạch bán hàng khả thi, là đọng lực thúc đẩy mọi người trong doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, là tiêu chuẩn đánh giá sự nỗ lực cố gắng và đánh giá thành tích của đội ngũ bán hàng. Xây dựng mục tiêu bán hàng là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất của hoạt động quản trị bán hàng. Mục tiêu bán hàng được hình thành ở các khía cạnh khác nhau của hệ thống bán hàng của doanh... khách hàng, nhận hàng tại địa chỉ người gửi, tiếp thị các dịch vụ mới của đơn vị và của Bưu điện TP Hà Nội. Đề xuất các phương án phát triển các dịch vụ mới. 3. Phịng Kế tốn thống kê - Tài chính: + Phụ trách cơng tác quản lý tài chính, quản lý kế toán, quản lý quỹ tiền mặt, quỹ tem, thẻ Viễn thông – Tin học của Trung tâm. + Lập kế hoạch tài chính hằng năm của Bưu điện Trung tâm 7 theo quy định của Bưu . bán hàng và hoạt động bán hàng. Chương 2: Hoạt động bán hàng tại Bưu điện trung tâm 7. Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu. hưởng đến công tác bán hàng và quản trị bán hàng. Trong thời gian qua, công tác bán hàng và quản trị bán hàng tại các hầu hết các doanh nghiệp Bưu điện chưa

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:10

Hình ảnh liên quan

Hình1.1 Nội dung hoạt động bán hàng - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.1.

Nội dung hoạt động bán hàng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 1.2. các yếu tố của môi trường vĩ mô - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.2..

các yếu tố của môi trường vĩ mô Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1.3: Các yếu tố của môi trường vi mô. - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.3.

Các yếu tố của môi trường vi mô Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến qui luật mua của khách hàng - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến qui luật mua của khách hàng Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 1.5: Bậc thang nhu cầu của Maslow. - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.5.

Bậc thang nhu cầu của Maslow Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 1.6. quy trình quyết định mua của người tiêu dùng - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.6..

quy trình quyết định mua của người tiêu dùng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 1.7. quy trình quyết định mua của tổ chức - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 1.7..

quy trình quyết định mua của tổ chức Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2.1. Mạng lưới bưu cục tại Bưu điện TT7 - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Bảng 2.1..

Mạng lưới bưu cục tại Bưu điện TT7 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 2.2 sơ đồ cơ cấu tổ chức của bưu điện trung tâm7 - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 2.2.

sơ đồ cơ cấu tổ chức của bưu điện trung tâm7 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bưu điện Trung tâm7 là 1 đơn vị trực thuộc Bưu điện TP Hà Nội, có hình thức hạch toán phụ thuộc theo cơ chế thu hộ, chi hộ Bưu điện Hà Nội - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

u.

điện Trung tâm7 là 1 đơn vị trực thuộc Bưu điện TP Hà Nội, có hình thức hạch toán phụ thuộc theo cơ chế thu hộ, chi hộ Bưu điện Hà Nội Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện doanh thu - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Bảng 2.4..

Tình hình thực hiện doanh thu Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 2.5. Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên theo nhóm sản phẩm. - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 2.5..

Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên theo nhóm sản phẩm Xem tại trang 68 của tài liệu.
Cách tổ chức bán hàng kiểu này được áp dụng tại các bưu cục dưới hình thức quầy giao dịch. - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

ch.

tổ chức bán hàng kiểu này được áp dụng tại các bưu cục dưới hình thức quầy giao dịch Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 2.7. Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên theo khu vực địa lý. - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

Hình 2.7..

Tổ chức lực lượng bán hàng chuyên theo khu vực địa lý Xem tại trang 70 của tài liệu.
Để giải bài toán khó này Bưu điện trung tâm7 đang thực hiện thay đổi mô hình tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất - Đẩy mạnh công tác bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 7.doc

gi.

ải bài toán khó này Bưu điện trung tâm7 đang thực hiện thay đổi mô hình tổ chức sản xuất sao cho phù hợp nhất Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan