tài liệu thể dục thcs hay

73 940 1
tài liệu thể dục thcs hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Thể dục (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Thể dục. Nội dung tài liệu (thời lượng 30 tiết), cụ thể như sau: 1.Phương pháp giảng dạy Thể dục trong trường THCS, những định hướng và yêu cầu cần đạt. 2.Thực hiện tiến trình lên lớp nôn Thể dục trong trường THCS 3.Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài Thể dục phát triển chung 4.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy nhanh và chạy cự ly ngắn ( 60m) THCS 5.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy bền THCS 6.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS 7.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS 8.Phương pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong luyện tập kĩ thuật nhảy cao bước qua và nhảy xã kiểu ngồi trong trường THCS 9.Phương pháp tổ chức thi đấu và côngtác trọng tài trong thi đấu thể thao Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH 1 BÀI 1 : PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Giới thiệu Phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp giảng dạy môn Thể dục theo hướng tích cực nói riêng có vai trò rất lớn trong việc phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực tự giác học tập và rèn luyện, ý chí vươn lên, tạo niềm tin và hứng thú trong học tập, rèn luyện tính năng động sáng tạo, hoàn thành nhân cách, chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào cuộc sống sau này một cách vững vàng và tham gia lao động bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, giáo dục nói chung, giáo dục thể chất nói riêng trong các nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đội ngũ giáo viên Thể dục trong các nhà trường đã được tiếp thu việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực; dạy học theo nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng tại các lớp chuyên đề bồi dưỡng giáo viên của Tỉnh và huyện, chất lượng các giờ học Thể dục nội khoá đã được nâng cao, đáp ứng được phần nào về mục tiêu môn học. Tuy vậy, trong quá trình dạy học bộ môn nhiều giáo viên còn lúng túng khi sử dụng các phương pháp dạy học, quá trình lên lớp còn thực hiện cứng nhắc, chưa kết hợp và giải quyết hài hoà giữa các bước lên lớp. Để giúp đội ngũ giáo viên Thể dục trong các nhà trường có cách nhìn tổng quan hơn về phương pháp dạy học và các yêu cầu cần đạt trong quá trình lên lớp bộ môn, để từ 2 đó cải tiến phương pháp dạy học của mình, từng bước nâng cao chất lượng giờ học bộ môn trong trường THCS. Tài liệu xin giới thiệu một số nội dung sau: I.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nắm chắc hơn các phương pháp giảng dạy TDTT trong trường phổ thông. - Biết được những ưu điểm, nhược điểm, những yêu cầu cần đạt của từng nhóm phương pháp. - Xác định được những yêu cầu cần đạt của một giờ học theo hướng "tích cực" để điều chỉnh cách thức giảng dạy đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp. 2. Về kĩ năng: - Nhận diện được các dấu hiệu "tích cực" của giờ dạy Thể dục trong trường phổ thông; - Lựa chọn, phối hợp tốt các phương pháp giảng dạy đối với từng thể loại bài lên lớp; - Thực hiện đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng giờ học Thể dục. II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP: 1.Tài liệu:  Tài liệu BDTX chu kỳ III (2004-2007) bài 4  Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007.  SGV Thể dục 6, 7 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003  SGV Thể dục 8 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004  SGV Thể dục 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005  Hướng dẫn giảng dạy TDTT – Nhà xuất bản TDTT năm 1993 2. Điều kiện hỗ trợ:  Điều kiện CSVC phục vụ dạy học hiện có của nhà trường  Một số chuyên đề trên sách , báo, tạp chí, mạng Internet có liên quan đến bài học.  Tổ chức chuyên đề, thảo luận, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn III. NỘI DUNG 3 1. Nhóm phương pháp sử dụng dùng lời: a) Khái niệm: Đây là nhóm phương pháp mà giáo viên thường sử dụng lời nói để giảng giải, phân tích, phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, mệnh lệnh, nêu gương, nhận xét, đánh giá… để giới thiệu kỷ thuật động tác, kiến thức mới, phân tích về nội dung cơ bản, nhiệm vụ bài học, phương hướng chuyển động của các bộ phận cơ thể, các mấu chốt kĩ thuật động tác. b) Ưu điểm của phương pháp này: Xây dựng được khái niệm ban đầu về động tác, giúp học sinh nắm bắt được chi tiết, cấu trúc kĩ thuật động tác, nhiệm vụ và yêu cầu giờ học, tăng cường tính tư duy cho học sinh. c) Nhược điểm của phương pháp này: Học sinh không thấy được biên độ, đường đi, hướng động tác ký thuật. d) Yêu cầu khi sử dụng nhóm phương pháp này: - Khi giảng giải (lời nói) cần có sức truyền cảm, đủ âm lượng, tạo nên sự chú ý theo dõi của học sinh; - Lời giảng của giáo viên cần chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu làm nổi bật trọng tâm. Không giải thích dài dòng làm mất thời gian luyện tập của học sinh; - Khi sử dụng phương pháp phát vấn, câu hỏi phải rõ ràng, trong sáng, vừa sức học sinh; - Khi sử dụng khẩu lệnh cần phải dứt khoát, rõ ràng, có sức truyền cảm. Lời nói của giáo viên cần chuẩn xác khi giao nhiệm vụ, căn dặn, hay phê bình, động viên học sinh. 2. Nhóm phương pháp trực quan a) Khái niệm: Trực quan là các hình thức thị phạm, làm mẫu của giáo viên hay cán sự bộ môn (trực quan trực tiếp), xem tranh ảnh, băng hình, biểu đồ, biểu mẫu (trực quan gián tiếp) nhằm mục đích biểu diễn lại kĩ thuật động tác giúp học sinh hiểu qua về hình dáng, biên độ, kết cấu, hướng chuyển động và thứ tự tiến hành của kĩ thuật động tác đó. b) Ưu điểm của phương pháp này: Đây là phương pháp chủ yếu giúp học sinh nắm bắt được bản chất cụ thể của biên độ, đường đi, hướng động tác kĩ thuật, từ đó giúp các em bắt chước và làm theo 4 NỘI DUNG 1: CÁC NHÓM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT c) Nhược điểm của phương pháp này: Nếu lạm dụng phương pháp này sẽ hạn chế đến khả năng tư duy để hiểu về kết cấu kĩ thuật động tác cho học sinh trong qúa trình học tập. d) Yêu cầu khi sử dụng nhóm phương pháp này: - Động tác làm mẫu phải chính xác, đẹp, hoàn chỉnh để giúp học sinh nắm được những yếu lĩnh cơ bản của kĩ thuật; - Có thể làm mẫu toàn bộ động tác hoặc một bộ phận của động tác, làm nhanh hoặc chậm, di động hoặc tại chỗ, động tác đúng và động tác sai, tay không hoặc có dụng cụ… Đối với các động tác mới và khó cần làm mẫu nhiều lần, từ chậm đến nhanh; - Vị trí làm mẫu và hướng làm mẫu phải phù hợp để mọi học sinh có thể nhìn thấy biên độ, góc độ của động tác (Trung tâm đội hình); - Khi làm mẫu cần kết hợp với giảng giải kĩ thuật để giúp học sinh nắm bắt yếu lĩnh kĩ thuật nhanh hơn; - Ngoài việc làm mẫu, giáo viên cần phải tăng cường sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ (nhất là các bài học có nội dung mới) nhằm giúp học sinh hiểu, nắm được kĩ thuật nhanh hơn và vận dụng vào tập luyện. Tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ phải được treo thường xuyên suốt cả tiết học để học sinh có thể đối chứng giữa động tác của mình với tranh kĩ thuật từ đó để so sánh, sửa chữa, khắc phục những thiếu sót của học sinh. 3. Nhóm phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn: a) Khái niệm: *Phương pháp hoàn chỉnh: Là tập động tác từ đầu đến cuối, không phân nhỏ thành các bộ phận. - Ưu điểm: Tạo được cảm giác đúng toàn bộ kĩ thuật, dễ dàng nắm được hệ thống của động tác. - Nhược điểm: Học sinh khó nắm được các chi tiết của động tác nên thường chỉ dùng khi dạy các động tác kĩ thuật đơn giản. *Phương pháp phân đoạn: Là chia động tác thành các phần kĩ thuật riêng lẻ, hướng dẫn học sinh tập từng phần kĩ thuật. Khi từng phần kĩ thuật học sinh thực hiện thuần thục thì cho tập liên kết các phần đó thành động tác hoàn chỉnh. - Ưu điểm: Học sinh dễ nắm được các chi tiết của từng phần động tác, tiết kiệm được thời gian, thích hợp khi dạy các động tác khó, phức tạp. 5 - Nhược điểm: Chia động tác ra nhiều phần chi tiết, kĩ thuật riêng lẻ học sinh sẽ khó nắm được hệ thống của động tác, đưa đến định hình động tác không chính xác. Tóm lại, hai phương pháp trên đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Các động tác kĩ thuật khó khi sử dụng PP phân đoạn sẽ dễ dàng thực hiện, ngược lại những động tác đơn giản dùng PP hoàn chỉnh sẽ giúp học sinh hệ thống, liên kết động tác một cách thuận lợi. Các phương pháp này chỉ sử dụng được khi gặp các động tác có kĩ thuật phức tạp hoặc đơn giản. Còn lại nếu lạm dụng phương pháp này cho tất cả các động tác sẽ dẫn tới cấu trúc kĩ thuật động tác bị vỡ vụn. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứa kĩ, phối hợp sử dụng để chúng bổ sung lẫn nhau. b) Yêu cầu khi sử dụng nhóm phương pháp này - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ động tác để quyết định nên tiến hành cho học sinh tập hoàn chỉnh hay phân đoạn. - Khi dùng phương pháp hoàn chỉnh phải chú ý tìm cách nhấn mạnh vào khâu trọng tâm, có thể giảm bớt độ khó các động tác như: rút ngắn cự ly, bớt khối lượng, hạ thấp độ cao… - Khi dùng phương pháp phân đoạn cần chú ý: Thận trọng trong việc chia nhỏ động tác, cân nhắc kĩ lưỡng quan hệ giữa các bộ phận của động tác để khỏi phá hoại kết cấu hữu cơ của động tác. Phân tích cho học sinh thấy rõ vị trí của các bộ phận trong toàn bộ động tác và ảnh hưởng qua lại của chúng. Sau khi tập các động tác phân đoạn cần bố trí thời gian thích đáng để tập liên kết các động tác, tiến tới nắm động tác hoàn chỉnh. 4. Nhóm phương pháp tập luyện a) Khái niệm: Phương pháp luyện tập là thông qua luyện tập để tiếp thu kiến thức kĩ năng và nâng cao các tố chất thân thể. Đó là đặc điểm nổi bật của TDTT, khác hẳn với các môn văn hóa. Phương pháp luyện tập bao gồm rất nhiều hình thức, đó là: - Hình thức tập luyện lặp lại: Tức là tập đi tập lại nhiều lần một động tác với khoảng cách và cường độ không quy định rõ ràng; - Hình thức tập luyện biến đổi: Tức là tập một động tác những đã thay đổi hình thức yêu cầu, độ khó và các điều kiện khác; - Hình thức trò chơi, thi đấu: Là thông qua trò chơi, thi đấu để luyện tập, nó có tác dụng làm cho học sinh phấn khởi, hào hứng luyện tập đồng thời cũng đánh giá được tương đối khách quan kết quả học tập của học sinh; 6 - Hình thức tổ chức học tập: Phân nhóm, phân nhóm quay vòng, tập đồng loạt tập luyện vòng tròn, chia tổ luyện tập…tạo điều kiện cho học sinh được trao đổi, thảo luận, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. b) Ưu điểm của phương pháp này: Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn, nó khác với các môn học tập văn hoá khác. Sử dụng phương pháp này tạo điều kiện giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao được sức khoẻ, thể chất cho người tập. c) Nhược điểm của phương pháp này: Khó hình thành khả năng tư duy cho học sinh trong luyện tập, lạm dụng nhiều dẫn tới mệt mỏi và nhàm chán trong học tập. d) Yêu cầu khi sử dụng phương pháp luyện tập: - Khối lượng vận động trong luyện tập phải phù hợp với sức khỏe, trình độ, giới tính. - Khi tập luyện động tác không nên lặp đi lặp lại quá nhiều lần tránh sự nhàm chán, gây mệt mỏi, dễ bị chấn thương. - Hình tức tập luyện phải phong phú, (sử dung phương pháp tập đồng loạt, phân nhóm, quay vòng và không quay vòng…), không phức tạp, không đòi hỏi nhiều dụng cụ, không tốn nhiều thời gian và luân chuyển đội hình tập luyện quá nhiều. 5. Nhóm phương pháp sửa chữa động tác sai. a) Khái niệm: Phương pháp sửa sai là phương pháp dùng để uốn nắn những sai lệch về mặt kĩ thuật ban đầu góp phần kịp thời hướng cho các em thực hiện đúng, chính xác kĩ thuật, tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật mới nhanh và phòng tránh chấn thương. b) Ưu điểm của phương pháp này: Phương pháp này giúp người học nắm rõ chi tiết, cấu trúc, biên độ, hướng chuyển động của động tác. Từ đó để chỉnh sửa hướng tới hình thành kĩ năng cho người học. c) Nhược điểm của phương pháp này: Sử dụng phương pháp này nhiều, ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng chung của giờ học d)Yêu cầu khi sử dụng phương pháp sửa sai - Phát hiện sớm những sai lệch về mặt kĩ thuật của học sinh, từ đó giúp các em sửa chữa kịp thời, tránh để học sinh tập đi tập lại động tác sai sẽ hình thành kĩ năng xấu, khó sửa chữa; - Tổ chức sửa sai bên ngoài đội hình tập luyện của học sinh để khỏi ảnh hưởng chung đến thời gian học tập của cả lớp. 7 Trong các nhóm phương pháp giảng dạy trên, mỗi nhóm phương pháp đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng và không có phương pháp nào là vạn năng cả. Vì vậy giáo viên phải lựa chọn các nhóm phương pháp sao cho phù hợp với nội dung của tiết dạy, sử dụng một cách hợp lý, vận dụng triệt để những mặt tốt của từng phương pháp để tạo cho giờ học luôn luôn sinh động, hấp dẫn, kích thích được học sinh tích cực, tự giác trong tập luyện Đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực của người học, trước hết giáo viên phải khái quát được hệ thống nội dung chương trình và sự phát triển chương trình (mạch nội dung, tính kế thừa và nâng cao của chương trình). Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống mà phải biết lựa chọn, kết hợp hết sức mềm dẻo các PPDH tích cực trong những nội dung, kiểu bài cụ thể để nâng cao vốn kiến thức, rèn luyện được kĩ năng cho học sinh đồng thời tránh được việc giảng dạy lặp lại, dài dòng tạo nên sự nhàm chán trong dạy học của giáo viên và tập luyện của học sinh. Môn Thể dục trong trường THCS có rất nhiều thể loại bài dạy khác nhau, tương ứng với mỗi thể loại bài dạy có những nhóm phương pháp giảng dạy khác nhau. 1. Thể loại bài dạy lý thuyết: Đây là thể loại bài chiếm tỷ lệ rất ít trong chương trình giảng dạy bộ môn tại các trường phổ thông (phần cứng 2 tiết/năm). Tuy vậy, thể loại bài này thường được sử dụng nhiều để giảng dạy trong thời tiết không thuận lợi (chương trình dự phòng). Đối với thể loại bài này chúng ta chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp sử dụng lời nói: Giảng giải, phân tích, phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, nêu gương để chuyển tải kiến thức bài học đến với học sinh. 2. Thể loại bài dạy thực hành: Đây là thể loại bài dạy chủ yếu trong chương trình môn học. Trong thể loại bài dạy thực hành có rất nhiều kiểu bài dạy khác nhau. Cụ thể a) Kiểu bài mới: Đây là dạng bài trang bị những kiến thức, những bài tập, những động tác mới mẻ cho học sinh, dạng bài này thường gặp ở các lớp đầu cấp (lớp 6,7). Khi gặp kiểu bài này, giáo viên cần sử dụng đan xen các nhóm phương pháp dùng lời, phương 8 NỘI DUNG 2: CÁC THỂ LOẠI BÀI DẠY TDTT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ỨNG pháp trực quan, phương pháp phân đoạn, Phương pháp luyện tập, Phương pháp sửa sai để giảng dạy sao cho hiệu quả. b) Kiểu bài tổng hợp: Là kiểu bài mà trong kiến thức nội dung bài học bao gồm những kiến thức, kĩ thuật mới và cả những kiến thức, nội dung đã được học ở những tiết trước (bài mới + bài ôn tập): Khi gặp kiểu bài này, giáo viên cần sử dụng đan xen cả 5 nhóm phương pháp dạy học. (phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp phân đoạn, hoàn chỉnh, Phương pháp luyện tập, Phương pháp sửa sai). c) Kiểu bài ôn tập: Đây là kiểu bài dùng để ôn tập những kiến thức, kĩ thuật đã học ở những tiết trước (ôn tập chương, hoàn thiện kĩ thuật động tác, hoàn thiện giai đoạn ) Khi gặp kiểu bài này, giáo viên cần sử dụng đan xen các phương pháp: trực quan, luyện tập, trò chơi, thi đấu, sửa chữa đông tác sai. Trong đó phương pháp luyện tập là chủ yếu. d) Kiểu bài kiểm tra: Đây là kiểu bài dùng cho các tiết kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra định kỳ theo chương trình bộ môn. Đối với kiểu bài này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời (Phát vấn, mệnh lệnh) và PP thi đấu. 1. Một số điểm cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học Thể dục Ngày nay, mục tiêu chương trình Thể dục ở trường phổ thông đã đổi mới, cụ thể là: " Mục tiêu lấy việc nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh là mục tiêu quan trọng nhất, giải quyết hài hoà mối quan hệ kiến thức và kĩ năng, sức khoẻ và thể lực. Lựa chọn nội dung học đảm bảo tính kế thừa, liên thông, đồng thời kết hợp truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học GDTC hiện đại. Lược bỏ có cân nhắc kĩ những nội dung khó hoặc không khả thi, mở rộng quyền chủ động sáng tạo của địa phương trong quá trình thực hiện chương trình " Để đáp ứng mục tiêu chương trình đề ra, giờ học Thể dục giờ đây phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Giờ dạy phải đảm bảo đúng quy trình và các bước lên lớp. Giờ học phải có từ 2-3 nội dung (đáp ứng mục tieu nâng cao sức khoẻ), được sắp xếp và lồng ghép sao cho khoa học, hiệu quả. 9 NỘI DUNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG - Giáo viên sử dụng linh hoạt, hài hoà các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức luyện tập (đồng loạt với lần lượt), chú trọng việc phân tổ, phân nhóm không quay vòng và phân nhóm quay vòng, hạn chế việc di chuyển đội hình quá nhiều trong một giờ học giúp học sinh có thêm thời gian để luyện tập. - Tăng cường sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu để đảm bảo cho giờ học luôn sinh động, hấp dẫn. Đảm bảo khối lượng vận động trong giờ học, tăng dần đến mức hợp lý đối với lứa tuổi, giới tính của học sinh. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phân tích, giảng giải kĩ thuật ngắn gọn, vừa đủ, nhấn mạnh khâu then chốt, kết hợp làm mẫu chính xác, tránh giải thích dài dòng, thị phạm nhiều lần làm mất thời gian luyện tập của học sinh. - Trong giờ học, giáo viên cần tạo tình huống để cho học sinh tự quản, được chỉ huy, điều hành và có cơ hội tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. - Cuối mỗi giờ học, giáo viên cần tổ chức giao bài tập về nhà và chỉ dẫn học sinh luyện tập ngoài giờ (ở trường và ở nhà); đây là vấn đề hết sức cần thiết trong giờ học Thể dục hiện nay. 2. Những điều kiện để nâng cao chất lượng giờ dạy theo hướng đổi mới a) Sử dụng các hình thức lên lớp một cách linh hoạt: Đổi mới về PPDH đòi hỏi phải đổi mới hình thức tổ chức tập luyện theo hướng: - Mạnh dạn áp dụng các hình thức lên lớp: dòng chảy, phân nhóm, phân nhóm quay vòng. Tuỳ theo nội dung từng bài mà lựa chọn các hình thức lên lớp cho linh hoạt. - Mệnh lệnh điều hành tập luyện cần phải rõ ràng, mạch lạc, nhanh gọn. - Cần chọn vị trí thích hợp để khởi động, bỗ trợ – học và tập luyện. Tránh tập hợp và di chuyển đội hình quá xa, quá nhiều ảnh hưởng đến thời gian luyện tập của học sinh. - Mọi hoạt động diễn ra trong một tiết học phải là một bản kế hoạch chi tiết, giáo viên chủ động dẫn dắt học sinh thực hiện bản kế hoạch đó (giáo án). Giáo viên phải luôn đặt câu hỏi: + Giáo viên nói cái gì? nói như thế nào? câu hỏi đã rõ ràng, trong sáng chưa? dự kiến học sinh trả lời (đúng, sai)? + Học sinh tập trung ở đâu? giáo viên đứng ở vị trí nào? + Chọn các động tác khởi động, bỗ trợ nào? số lần và thời gian thực hiện bao nhiêu? + Áp dụng các đội hình tập luyện nào? 10 [...]... ngắn ở lớp 8 hoặc lớp 9 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO: * Tài liệu sách giáo khoa (GV) thể dục lớp 6,7,8,9 THCS * Tài liệu giáo dục bồi dưỡng thường xuyên nhà xuất bản giáo dục * Tài liệu giáo dục và các tài liệu khác.v.v… BÀI 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ DẠY HỌC NỘI DUNG CHẠY BỀN Ở THCS I MỤC TIÊU: - Biết được nội dung và các biện pháp cơ bản của trong dạy học chạy bền THCS - Phát huy tính tích... sinh là không thể thiếu được Muốn đạt được điều này bạn hãy cần tiến hành các công việc cụ thể sau: 1 Bài thể dục phát triển chung lớp 6 gồm 9 động tác 2 Bài thể dục phát triển chung lớp 7 gồm 9 động tác 3 Bài thể dục phát triển chung lớp 8, gồm 35 nhịp chung cho nam và nữ 4 Bài thể dục phát triển chung lớp 9, gồm 45 nhịp riêng cho nam và nữ II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mục đích: - Khi học bài thể dục phát triển... trong dạy học bài thể dục phát triển chung 2 Yêu cầu: - Giáo viên thuộc các động tác của bài thể dục lớp 6, 7, 8 và lớp 9 - Thuộc các bước dạy học của động tác mới - Biết thiết kế một số phương pháp tổ chức lớp học bài thể dục phát triển chung theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh III NỘI DUNG Một số biện pháp dạy học mới trong giảng dạy bài thể dục phát triển chung THCS Một số biện... ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 1 Bài thể dục: - Ôn động tác vươn thở, tay, chân, lườn ( (28- 1 30’) G 1 4L bụng và phối hợp sinh thực hiện ôn luyện 3 phút - Học mới động tác 7 phút 6 10L - Giáo viên nhắc lại các động -Nam ôn bài thể dục, tác thể dục và hướng dẫn học nữ ôn bật nhảy sau đó - Giáo viên nêu tên động tác, - Đội hình ôn bài thể làm mẫu và phân tích kĩ dục thuật động tác, sau đó hướng dẫn... cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, một cách từ từ, từ nhẹ đến nặng dần, để tiếp tục học tập có hiệu quả ở phần cơ bản Làm cho cơ bắp, khớp xương, gân, hệ thần kinh được chuẩn bị tốt để thực hiện lượng vận động cao hơn, nặng hơn ở phần cơ bản + Khởi động chung: 25 Các bạn có thể sử dụng để tham khảo qua một số bài thể dục phát triển chung lớp 6, lớp 7, bài thể dục buổi sáng và bài thể dục. .. đổi mới cơ bản trong giờ dạy Thể dục hiện nay? 5 Để có một giờ dạy Thể dục theo phương pháp đổi mới, bạn cần chuẩn bị những điều kiện gì? BÀI 2: THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH LÊN LỚP MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG I GIỚI THIỆU CHUNG Công tác chuẩn bị các điều kiện và nắm vững tiến trình lên lớp là điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của giờ dạy Thể dục trong trường phổ thông... thức, phương pháp lên lớp khoa học, hợp lý b) Nghiên cứu tài liệu: (bao gồm chương trình, SGK, tài liệu tham khảo…) Việc nghiên cứu tài liệu trước mỗi giờ dạy giúp người giáo viên nắm vững đặc điểm, yêu cầu kĩ thuật động tác, độ khó, mấu chốt kĩ thuật, khối lượng vận động, thứ tự trước sau của các động tác trên cơ sở đó kết hợp với tình hình cụ thể của học sinh mà xác định các bước giảng dạy, lựa chọn... pháp sửa sai - Phương pháp thi đấu 2.1 Một số hướng dẫn về phương pháp giảng dạy thể dục lớp 6 - Đối với học sinh lớp 6 đã được học bài thể dục ở Tiểu học, nên việc dạy học một bài thể dục mới đối với các em không khó lắm Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 6 đòi hỏi học sinh phải thực hiện động tác phải chính xác hơn và thể hiện được sự khoẻ mạnh, nhịp nhàng, uyển chuyển là những nét đẹp của từng động... nghiệm BÀI 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I GIỚI THIỆU CHUNG Như các bạn đã biết dạy học nhằm nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung là một trong những mục tiêu vô cùng cấp bách, để có thể thực hiện mục tiêu vô 20 cùng quan trọng này, cần có phương pháp dạy và học tốt Trong dạy học bài thể dục phát triển chung cũng như trong dạy học các nội dung khác,... thành công của mỗi giờ dạy - học 2 Tiến hành giờ dạy Thể dục: Quá trình tiến hành một giờ dạy thể dục là một quá trình lao động cụ thể, nghiêm túc và sáng tạo đối với người giáo viên, vì vậy cần tuân thủ các bước sau: a) Thực hiện đầy đủ các nội dung, kế hoạch đề ra trong giáo án 14 Nếu có những diễn biến khác thường (ngoài dự kiến) thì có thể linh hoạt thay đổi ở mức độ nhất định, tránh cứng nhắc ảnh hưởng . Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Thể dục (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Thể dục. Nội dung tài liệu (thời lượng 30 tiết), cụ thể như. xuất bản Giáo dục năm 2007.  SGV Thể dục 6, 7 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003  SGV Thể dục 8 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004  SGV Thể dục 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005  Hướng dẫn giảng. dục. II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP: 1 .Tài liệu:  Tài liệu BDTX chu kỳ III (2004-2007) bài 4  Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2007. 

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a) Sử dụng các hình thức lên lớp một cách linh hoạt:

    • IV. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan