BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN SINH HỌC

9 679 2
BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN SINH HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1 (1,5đ) 1. Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? 2. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 2 (2đ) 1. Phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen? Để phát hiện ra quy luật phân li Menđen đã tiến hành thí nghiệm và giải thích kết quả như thế nào? 2. Lai 1 cây hạt tròn với một cây hạt dài, thu được F 1 tỉ lệ kiểu hình 50% hạt tròn: 50% hạt dài. Chỉ từ cây F 1 đã cho làm thế nào để xác định tính trạng nào là trội tính trạng nào là lặn. Biết rằng tính trạng hình dạng hạt ở cây do 1 gen quy định. Câu 3 (1,5đ) 1. Ở giảm phân I các NST thường có những hoạt động đặc biệt nào mà các lần phân bào khác không có? 2. Trong 1 tiêu bản của tế bào có 12 NST kép đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy nêu cách xác định tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? Bộ NST của loài là bao nhiêu? Câu 4 (1,75đ) 1. Đột biến gen là gì? Ý nghĩa của đột biến gen? 2. Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi số lượng và cấu trúc vật chất di truyền ? Câu 5 (1,25đ) Một tế bào chứa một cặp gen dị hợp dài 5100 A 0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin. a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen b. Nếu tế bào giảm phân tạo giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu? Câu 6 ( 2 đ) Ở 1 loài thực vật khi giao phấn giữa cây có quả tròn, hoa đỏ với cây có quả dài, hoa trắng Thu được F 1 đều có quả tròn, hoa đỏ. Cho F 1 lai với một cây cùng loại khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử F 2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1: F 2 có tỉ lệ : 3 quả tròn hoa đỏ : 3 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ :1 quả dài, hoa trắng Trường hợp 2: F 2 có tỉ lệ : 2 quả tròn, hoa đỏ : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa trắng Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. …………………………… PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu I : 1) Vẽ sơ đồ truyền máu. Nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân. 2) Các tế bào cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virut, ) như thế nào? Câu II: Trình bày nội dung, mục đích và ý nghĩa của phép lai phân tích. Câu III: 1) Thế nào là nhiễm sắc thể kép, nhiễm sắc thể tương đồng, nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính? 2) Nêu ý nghĩa của các quá trình đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính? Câu IV : 1- Khái niệm thể dị bội, thể đa bội. 2- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật có số NST 2n = 20. Có bao nhiêu NST dự đoán được trong các trường hợp sau. a)Thể một nhiễm, thể ba nhiễm. b) Thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội. c)Trong các dạng kể trên dạng nào là đa bội chẵn, dạng nào là đa bội lẻ. Câu V: Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng này. Câu VI: Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có chiều dài là 0,51 micrômét. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có hiệu số giữa uraxin với ađênin là 120 nuclêôtit và tỉ lệ giữa guanin với xituzin là 2 3 . 1) Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen B. 2) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN Câu VII: Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F 1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa trắng. 1) Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . 2) Cho cây F 2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai. Ghi chú : Giám thị không giải thích gì thêm ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1(1,5đ) 1. Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ? 2. Giải thích tại sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận ? Câu 2: (2đ) 1. Phép lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích? 2. Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo cơ thể có kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Câu 3 (1,5đ) 1. Phân biệt các thể đột biến số lượng NST? 2. Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu: AaBbDdXY a. Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của quá trình nguyên phân diễn ra bình thường? b. Giả sử trong nguyên phân dây tơ vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Hãy viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể tạo thành? C©u 4 (1,5 đ) 1. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao ADN con sinh ra giống nhau và giống ADN mẹ? 2. Trong trường hợp nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ? Câu 5 (1,5đ) Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên. a. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau? b. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử? c. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử? Câu 6 (2 đ) Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F 1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F 1 lai phân tích giả sử thu được F B với kết quả như sau: - Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng. - Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng. - Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F 1 đến F B cho từng trường hợp? Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1,0 điểm) a. Vẽ sơ đồ truyền máu ? Vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho ? b. Nêu cơ chế đóng, mở môn vị ? Câu 2 : (1,5 điểm) a. Vì sao ADN rất đa dạng nhưng rất đặc thù ? b. Trẻ đồng sinh cùng trứng thường có đặc điểm nào giống nhau ? Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh ? Câu 3. (1,5 điểm) Tại sao nói bộ NST của loài có tính chất đặc trưng và ổn định ? Cơ chế nào đảm bảo đặc tính đó ? Câu 4. (1,5 điểm) Bộ NST của một loài có kí hiệu như sau : AaBbDdXX. a. Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài ? b. Viết kí hiệu bộ NST của loài ở các kỳ phân bào sau : - Kỳ giữa và kỳ cuối của nguyên phân . - Kỳ trước và kỳ cuối của giảm phân II . Câu 5. (1,0 điểm) Theo quy luật phân li độc lập, trong đó tính trạng trội là trội hoàn toàn. Nếu P dị hợp tử về 4 cặp gen lai với nhau thì số loại kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu gen, số loại kiểu hình và tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F1 sẽ là bao nhiêu? C©u 6 (1,5 điểm) Một gen có chiều dài là 6120 A 0 , trong đó nuclêotit loại Ađênin chiếm 20%. Phân tử mARN do gen đó tổng hợp có rA = 15% ; rG = 20%. 1. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit của gen ? 2. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại ribonucleotit của mARN ? 3. Tính số ribônucleotit môi trường cung cấp cho gen đó sao mã 6 lần ? 4.Trên mỗi phân tử mARN tạo ra đều để cho một Riboxom trượt qua một lần trong qúa trình tổng hợp Protein. Tính số phân tử nước được giải phóng ra môi trường và số liên kết peptit được hình thành ? Câu 7 : (2,0 điểm) Người ta cho cà chua thân cao quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ , ở F 1 thu được đồng loạt cà chua cây thân cao , quả đỏ. Cho các cây F 1 giao phấn thu được ở F 2 : 720 cây thân cao, quả đỏ : 240 cây thân thấp, quả đỏ : 236 cây thân cao, quả vàng : 81 cây thân thấp, quả vàng . a. Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ? b. Tìm kiểu gen của P để ngay F 1 có tỉ lệ kiểu hình là : 1 : 1 : 1 : 1 ? Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và chúng nằm trên các NST thường khác nhau . Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Hä vµ tªn thÝ sinh Sè b¸o danh (Đề chính thức) UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013-2014 Môn : Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi này gồm 01 trang Câu 1: (1,5 điểm) a. Ở đậu Hà Lan gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. - Xác định kiểu gen của P để F 1 đồng tính. - Cho 2 cây quả đỏ lai với nhau được F 1 toàn quả đỏ, cho F 1 tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F 2 ? b. Hai cơ thể bố mẹ đều có kiểu gen AaBbDDEe lai với nhau (Mỗi gen qui định một tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập). Không lập sơ đồ lai hãy xác định: - Tỉ lệ kiểu gen AabbDDee ở F 1 . - Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- ở F 1 . Câu 2: (1,5 điểm) a. Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, người ta thấy tổng số tế bào con xuất hiện qua các lần nguyên phân là 510. Tính số lần nguyên phân của hợp tử trên. b. Ở loài giao phối, đôi khi gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên? Câu 3: (1,75 điểm) a. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Nêu các cơ chế di truyền xẩy ra ở cấp độ phân tử? b. Nêu những ví dụ chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như các loài sinh vật khác? c. Vì sao trâu, bò đều ăn cỏ nhưng Prôtêin của bò lại khác Prôtêin của trâu? Câu 4: (1,5 điểm) Một cơ thể F 1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 0,51 Micrômét: Gen A có 3900 liên kết hidrô, gen a có hiệu số phần trăm giữa Adenin với một loại nucleotit khác là 20%. 1. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen? 2. F 1 tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được thấy có loại hợp tử chứa 2700 Adenin. Tính số lượng từng loại Nuclêotit còn lại của hợp tử trên? 3. Cho thể dị bội nói trên lai với cơ thể bình thường có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được? (Biết A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa trắng) Câu 5: (1.5 điểm) Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật: - Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt trắng với lông ngắn, mắt bình thường được F 1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau ở F 2 có 25% lông dài, mắt trắng; 50% lông dài, mắt bình thường; 25% lông ngắn, mắt bình thường. - Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt trắng được F 1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau được F 2 có 75% lông dài, mắt bình thường; 25% lông ngắn, mắt trắng. Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Câu 6: (1,25 điểm) a. Thường biến là gì? Hiểu biết về mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường - kiểu hình, trong trồng trọt người ta đã vận dụng như thế nào để thu được năng suất cao? b. Ở một dòng tự thụ phấn bắt buộc, gen trội A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen: 50%AA : 50% Aa. Tính tỉ lệ cây thân cao ở thế hệ thứ 5? Câu 7: (1,0 điểm) Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm . ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: ( 4 điểm) Cho hai cây thuần chủng lai với nhau thu được F1. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 5440 cây, trong đó có 3060 cây thân cao, quả đỏ. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết mỗi gen nằm trên 1 NST thường và quy định 1 tính trạng. Tương phản với các tính trạng thân cao, quả đỏ là các tính trạng thân thấp, quả vàng. Câu 2: ( 4 điểm) Phân biệt những điểm khác nhau giữa: 1. Nguyên phân và giảm phân 2. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Câu 3: ( 2 điểm) Lấy 50 tế bào xôma từ một loài cho nguyên phân liên tiếp thì nhận thấy: nguyên liệu cần cung cấp tương đương 16800 NST đơn, trong số NSTcủa các tế bào con thu được chỉ có 14400 NST chứa nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường. 1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. 2. Tính số đợt nguyên phân của mỗi tế bào xôma nói trên. Biết rằng số đợt nguyên phân của các tế bào xôma đều bằng nhau. Câu 4: ( 3 điểm) So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN? Vì sao ARN thông tin được xem là bản sao của gen cấu trúc? Câu 5: ( 3 điểm) Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó nhân đôi 5 đợt liên tiếp. 1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen? 2. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen tái bản? Câu 6: ( 4 điểm) 1. Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n +1 )? Cho 2 ví dụ về đột biến dị bội ở người, nêu đặc điểm của người mang đột biến đó? 2. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa bd BD EE XY Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó? PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014- 2015 Môn : Sinh học Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm ) Đem giao phối 2 dòng chuột (1) và (2) thu được chuột F 1 . Sau đó đem giao phối chuột F 1 với : - Chuột (3) thu được: 89 chuột lông đen,ngắn ; 92 chuột lông đen ,dài ; 29 chuột lông trắng, ngắn; 28 chuột lông trắng, dài. - Chuột (4) thu được: 121 chuột lông đen, ngắn ; 118 chuột lông trắng, ngắn ; 41 chuột lông đen, dài; 39 chuột lông trắng, dài. Xác định kiểu gen của chuột (1), (2), (3), (4). Câu 2: Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề: Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”. a. (4 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi. b. (2 điểm): Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau: Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động. a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm. b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng. Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên. Câu3 : ( 3 điểm) Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định: a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN. b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN. c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này. Câu 4: ( 3 điểm) 1.Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định?Nêu chức năng cơ bản của ADN 2. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì? Câu 5: ( 4 điểm) 1.Phân biệt thường biến với đột biến? 2.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 1: (2,5 điểm). a/ Một chu kì tế bào gồm những pha (kì) chủ yếu nào? Tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể được biểu hiện ở pha (kì) nào trong chu kì tế bào? b/ Vì sao hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ nhiễm sắc thể giống hệt nhau và giống hệt bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ. Câu 2: (2,5 điểm). Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ 1,5. A T G X + = + a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào? Câu 3: (2,0 điểm). Ở lúa, cho lai giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa đời F 1 xuất hiện một cây có kiểu gen AAa. Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng AND trong nhân tế bào sinh dưỡng của cây này gấp 1,5 lần so với tế bào sinh dưỡng ở cây lưỡng bội 2n. a/ Cây AAa thuộc dạng đột biến nào? Giải thích cơ chế tạo thành thể đột biến trên. b/ Muốn tạo giống lúa có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất côsixin là tác nhân gây đột biến được không? Vì sao? Câu 4; (2,5 điểm). Một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ. a/ Hiện tượng di truyền nào xảy ra? Giải thích. b/ Viết các dòng thuần có thể được tạo ra từ kiểu gen trên. Câu 5: (2,5 điểm) Theo dõi sự di truyền tính trạng màu tóc của một gia đình qua 3 thế hệ, người ta thu được kết quả sau: Thế hệ I 1 2 Nữ tóc nâu II 6 Nữ tóc đen 3 4 5 Nam tóc nâu III Nam tóc đen 7 8 9 Tính trạng màu tóc đen là trội hay lặn? Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình. Biết rằng màu tóc do gen nằm trong nhiễm sắc thể thường quy định và không xảy ra đột biến mới. Câu 6: (1,0 điểm) Thế nào là lạm dụng ma túy, nghiện ma túy? Vì sao khi lạm dụng ma túy có thể dẫn đến nghiện ma túy? Vì sao người tiêm, chích ma túy lại dễ lây nhiễm HIV/AIDS? Câu 7: ( 2,0 điểm) Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng. Cho ví dụ minh họa. Câu 8: (2,0 điểm) a/ Hãy vẽ các mũi tên biểu thị mối quan hệ của 3 vấn đề sau đây: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DÂN SỐ TĂNG CAO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG b/ Để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người cần tiến hành những biện pháp nào? Biên pháp nào cần ưu tiên thực hiện trước? Vì sao Câu 9: (3,0 điểm). Ở đậy Hà Lan, cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1 đều có hạt vàng, sau đó tiếp tục cho cây F 1 tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Xác định tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F 2 . Biết rằng màu sắc hạt do 1 gen quy định và tính trạng là trội hoàn toàn. . thị coi thi không giải thích gì thêm Hä vµ tªn thÝ sinh Sè b¸o danh (Đề chính thức) UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013-2014 Môn : Sinh học Thời. thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Sinh học Thời gian:. nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. …………………………… PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan