Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém lớp 7

16 549 0
Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.PHẦN MỞ ĐẦU . I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : - Học toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học sinh đều cảm thấy có những khó khăn riêng của mình:Sau đây là một vài nguyên nhân khó khăn đối với học sinh lớp 7 1. Nhiều học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lí, tính chất của các hình đã học. Một số chỉ “ Học vẹt ” mà không biết cách vận dụng như thế nào vào việc giải bài tập. 2. Đối với bộ môn hình học thì ngoài các bài toán chứng minh hình học còn các bài toán dựng hình (đối với học sinh lớp 7 là bài toán vẽ hình) là dạng toán khó vì các em không nắm rõ bước cơ bản để vẽ hình và không biết sử dụng dụng cụ nào để vẽ hình cho thích hợp, mà thời gian để học dạng toán này thì quá ít và lại rải rác trong từng chương. Học sinh yếu kém ít được tự luyện tập ở lớp một cách có hệ thống cũng như ở nhà nên khi gặp các bài tập dạng này thường các em rất lúng túng nảy sinh tâm lý né tránh. - Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu và giúp học sinh có cơ sở học và giải tốt các bài toán vẽ hình (dựng hình ), có kĩ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : “ Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong môn toán (Hình học ) của học sinh lớp 7” nhằm giúp các em hiểu thấu đáo về vẽ hình ( các bài toán dựng hình cơ bản), có kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình, hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức cơ bản và có phương pháp tốt nhất để vẽ đúng hình, tiền đề để giải tốt các bài tập. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng lập luận, sử dụng thành thạo các ngôn ngữ toán học, vẽ hình chính xác, lý luận chặt chẽ là yếu tố không được thiếu của bài toán hình học mà giáo viên toán nào cũng mong muốn học sinh mình đạt được . -Tuy bản thân giáo viên đã hết sức cố gắng và suy nghĩ cẩn thận tập hợp kinh nghiệm cùng nhiều dạng bài tập trong nhiều năm giảng dạy, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót do năng lực còn hạn chế. Bản thân giáo viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp. Trang 1 II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 7 1. Thuận lợi : Giáo viên có bộ dụng cụ vẽ hình được cấp phát đầy đủ như: thước thẳng có chia khoảng, êke, compa, thước đo độ,…mỗi học sinh dễ dàng trang bị cho mình một bộ dụng cụ đầy đủ vì thị trường hiện có rất phong phú sản phẩm này.Đa số học sinh ngoan, lắng nghe giáo viên hướng dẫn thao tác, tích cực học tập, yêu thích bộ môn toán thấy được sự quan trọng của môn toán đối với các môn học khác.Giáo viên phối hợp các phương pháp trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng theo quan điểm giáo dục “Học đi đôi với hành” “ Lý luận gắn với thực tế” thì toán “Dựng hình” (bài toán vẽ hình ở lớp 7) là phương tiện tốt nhất để rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình và giáo dục năng lực của học sinh trong cuộc sống. 2. Khó khăn : - Số học sinh trong một lớp đông (trên 30 học sinh) nên việc quan tâm tỉ mỉ đến từng đối tượng chưa cao. - Học sinh bước đầu làm quen với bài toán “Dựng hình” vẽ hình ở lớp 6 nên lên lớp 7 mới có nhiều dạng như vẽ tia phân giác của một góc, đường trung trực của đoạn thẳng, tam giác… song dàn trãi nhiều bài trong nhiều chương dẫn đến học sinh khó hệ thống vì các em mau nhớ nhưng không ôn lại sẽ mau quên. Bởi những khó khăn trên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hình thành kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình để vẽ đúng hình trong bài toán. - Song người giáo viên tốt phải biết khắc phục những khó khăn đó tìm phương pháp phù hợp giúp các em thấy được môn hình học trở nên thân thuộc và biết vẽ hình và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình là điều tất yếu phải có như một trò chơi, đam mê như môn họa đối với họa sĩ…. Trang 2 B.PHẦN NỘI DUNG I.THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU - KÉM SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH TRONG MÔN HÌNH HỌC 7 - Học sinh yếu kém là dạng học sinh ít chịu khó học bài và làm bài tập ở nhà vì đa số các em ít được sự quan tâm của cha mẹ, tự học là chính nên gặp bài khó, không làm được các em bỏ qua không làm. Phần lớn dạng học sinh này không có đầy đủ dụng cụ vẽ hình và không biết dùng dụng cụ nào để vẽ cho đúng hình và bắt đầu vẽ từ đâu trước. Mặt khác các em không nắm rõ khái niệm, tính chất của hình cần vẽ và thao tác vẽ các bài toán hình cơ bản. Sự thụ động và ngại làm dần đẩy các em tụt hậu kiến thức. - Trong tiết học hình có gần 20% học sinh không mang đầy đủ dụng cụ, bài tập về nhà có bài toán hình có tới 70% học sinh không làm hoặc làm nhưng không vẽ chính xác mà qua loa đại khái cho có hình vẽ. - Qua nhiều năm giảng dạy môn toán , tôi nhận thấy học sinh yếu - kém còn yếu ở kĩ năng vẽ hình, cụ thể là vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, vẽ tam giác biết ba cạnh, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa, vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề, vẽ tia phân giác của một góc, vẽ hình qua bài toán tổng hợp. Đó là nguyên nhân học sinh không vẽ đúng hình dẫn đến không chứng minh được bài toán hình học. - Trong hình học nếu không vẽ đúng hình và không chính xác thì không thể chứng minh được. Bởi lý do đó nên tôi đặc biệt đòi hỏi mọi học sinh trong giờ hình học phải có đầy đủ dụng cụ vẽ hình ,thao tác đúng trong học tập, hoặc cả khi lên bảng, nắm vững các bài toán dựng hình cơ bản đã trình bày trong sách giáo khoa. Duy trì thường xuyên tạo cho các em một kỹ năng sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ hình, phát triển tri thức hình học, biết vẽ hình, kiến thức hình để vận dụng vào đời sống. - Ta vốn biết trong hình học vẽ được hình chính xác và biết dùng dụng cụ để vẽ đúng với từng dạng hình là điều rất quan trọng, đó là tiền đề giúp các em nắm được nội dung bài toán cho gì, chứng minh gì để góp phần chứng minh bài toán được tốt hơn. Từ thực trạng trên ta nhận thấy rõ những nguyên nhân vẽ hình không đạt. Trang 3 dưới đây là một số biện pháp rèn luyện cho học sinh có kĩ năng vẽ hình, sử dụng dụng cụ vẽ hình chính xác. II. GIẢI PHÁP: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU - KÉM TRONG MÔN TOÁN HÌNH LỚP 7. 1. Kỹ năng : Là những hoạt động được hình thành do bắt chước hoặc trên cơ sở tri thức mà có, kĩ năng đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của tri thức, sự tập trung, chú ý và tiêu tốn nhiều năng lượng. Hành động khái quát hóa, động tác chính xác đòi hỏi phải tập trung nhiều lần và được lĩnh hội trong quá trình học tập. 2. Tại sao phải đặt vấn đề vẽ hình (dựng hình) và kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong toán hình học 7: - Dựng hình (Vẽ hình đối với học sinh lớp 7) chính là chứng minh trực quan sự tồn tại của một khái niệm hình học mà ta nghiên cứu, ví dụ vẽ tia phân giác của một góc, hay đường trung trực của đoạn thẳng… Mặt khác, dựng hình cũng là một phương pháp quy nạp toán học và có nhiều vận dụng trong thực tế rất bổ ích. Thông qua bài toán dựng hình (vẽ hình ở lớp) mà phát triển tư duy lôgíc góp phần củng cố và phát triển tri thức hình học, phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh. Các bài toán dựng hình (vẽ hình ) cũng nhằm củng cố và phát triển kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ hình, biết vẽ hình, kiến thiết hình để vận dụng vào đời sống. 3. Các dụng cụ để vẽ hình: Học sinh lớp 7 cần có các dụng cụ vẽ hình như: thước thẳng, êke, compa, thước đo góc. Thước thẳng êke dùng để vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng. Thước thẳng, compa dùng vẽ đường trung trực của đoạn thẳng, vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh. Thước thẳng, compa, êke dùng vẽ hai đường thẳng song song, vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa… Tuy nhiên ngoài việc biết tác dụng của từng dụng cụ song học sinh phải biết sử dụng chúng cho thật đúng. 4. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh lớp 7 qua những bài toán vẽ hình cơ bản: a. Vẽ hai đường thẳng vuông góc : Trang 4 - Khi dạy chương I : Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song thì một trong những mục tiêu của chương là rèn cho học sinh kĩ năng về đo đạc, vẽ hình đặc biệt là biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng êke và thước thẳng. Để đạt được mục tiêu trên đối với tất cả 3 đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém đòi hỏi ở bản thân giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ hình, giáo viên chuẩn bị đầy đủ hình minh hoạ. Cụ thể giáo viên chuẩn bị hình 5, hình 6 sách giáo khoa và thao tác thật chuẩn yêu cầu ?4 (SGK trang 84) cho một điểm O và một đường thẳng a hãy vẽ đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a (§2: Hai đường thẳng vuông góc ) giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ từng trường hợp với dụng cụ cần là thước thẳng, êke. Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a. + Cách vẽ : Vẽ đường thẳng a (dụng cụ : thước thẳng). Lấy điểm O nằm trên đường thẳng a. Dùng êke đặt sao cho đỉnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng a, vẽ đường thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông còn lại của êke. Ở nửa mặt phẳng còn lại bờ là đường thẳng a đặt êke tương tự như trên ta có phần đường thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông còn lại của êke. Sau đó đưa ra hình minh hoạ ( hình 5) và kết luận đường thẳng a’ và đường thẳng a là hai đường thẳng vuông góc. Trường hợp điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a. + Cách vẽ : Vẽ đường thẳng a lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng a. Dùng êke đặt sao cho đỉnh góc vuông của êke nằm trên đường thẳng a, một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng a, cạnh góc vuông còn lại của êke đi qua điểm O. Vẽ đường thẳng a’ đi qua cạnh góc vuông của êke đi qua điểm O. Dùng thước thẳng đặt sao cho một cạnh thước trùng với đường thẳng a’, kéo dài phần đường Trang 5 thẳng a’về nửa mặt phẳng còn lại bờ là đường thẳng a.Đưa hình minh hoạ (hình 6 ) và cũng kết luận đường thẳng a và a’ là hai đường thẳng vuông góc. - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ cẩn thận hợp lý và minh hoạ cách vẽ chỉ dùng êke ở hình 5, dùng êke và thước thẳng ở hình 6, giáo viên không áp đặt học sinh về dụng cụ và trình tự vẽ hình . - Từ hình ảnh trực quan tự tay mình vẽ, giúp học sinh nắm rõ định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, thừa nhận dễ dàng tính chất “ Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước”. Từ đấy giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước thẳng và ê ke hay thước thẳng và compa. +Cách 1: Dùng êke và thước thẳng để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng. Trình tự vẽ : x - Vẽ đoạn thẳng AB. - Xác định trung điểm I. A B - Dùng êke vẽ đường thẳng qua I I và vuông góc với đoạn thẳng AB như Hình 5 SGK trang 85 y - Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB. + Cách 2: Dùng thước thẳng và compa để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB. Trình tự vẽ : - Vẽ đoạn thẳng AB - Vẽ cung tròn (A, R) và (B, R) , bán kính R > 2 AB . -Hai cung tròn sẽ giao nhau tại hai điểm C, D Trang 6 - Vẽ đường thẳng đi qua CD ta được đường trung trực của đoạn thẳng AB - Qua cách vẽ hình dễ dàng nhấn mạnh định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng ấy hoặc đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó . b. Vẽ hai đường thẳng song song. - Từ hình ảnh minh hoạ vui nhộn bên giáo viên nhẹ nhàng vào nội dung Mục 3. Vẽ hai đường thẳng song ở bài § 4. Hai đường thẳng song song với câu Hỏi : Chúng ta sẽ vẽ hai đường thẳng song song bằng dụng cụ gì? - Học sinh sẽ nắm chắc là bằng thước thẳng và êke. - Giáo viên thao tác các bước vẽ chậm theo yêu cầu ?2 cho đường thẳng a và điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng b đi qua A và song song với a. - Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng góc nhọn 60 0 của êke để vẽ hai góc so le trong bằng nhau dẫn đến a // b. Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm A nằm ngoài đường thẳng a . Bước 2: Dùng góc nhọn 60 0 của êke đặt sao cho đỉnh góc nhọn 60 0 trùng với điểm B một cạnh của góc nhọn 60 0 trùng với đường thẳng a, cạnh còn lại đi qua điểm A. Vẽ đoạn thẳng BA theo cạnh góc nhọn 60 0 của êke Trang 7 Bước 3: Tiếp tục lấy êke đó đặt góc nhọn 60 0 sao cho đỉnh góc nhọn 60 0 trùng với điểm A, một cạnh góc nhọn trùng với đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng từ điểm A theo cạnh góc nhọn 60 0 còn lại . Bước 4: Dùng thước thẳng đặt sao cho một cạnh trùng đường thẳng qua A vừa vẽ, kéo dài phần đường thẳng đó ta được đường thẳng b thoả b // a Sau đó đưa hình minh hoạ 18 SGK trang 91 - Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng góc 60 0 của êke để vẽ hai góc đồng vị bằng nhau dẫn đến a // b. + Giáo viên hướng dẫn bước 1, bước 2 tương tự như dùng góc nhọn 60 0 để vẽ hai góc so le trong bằng nhau + Bước 3: Đặt góc nhọn 60 0 của êke sao cho đỉnh góc nhọn trùng với điểm A, một cạnh góc nhọn 60 0 của êke trùng với đường thẳng a. Vẽ đường thẳng từ điểm A theo cạnh góc nhọn 60 0 còn lại . + Bước 4: Đặt thước thẳng vẽ kéo dài phần đường thẳng qua điểm A vừa vẽ ở bước 3 ta được đường thẳng b thỏa b // a Sau đó đưa hình minh hoạ hình 19 Trang 8 - Học sinh tự tay vẽ vào tập và giáo viên cũng nên gọi một học sinh lên bảng thao tác lại cho quen với dụng cụ vẽ hình lên bảng. Cần lưu lý học sinh cách đặt thước thật chính xác từng trường hợp a // b dựa vào 2 góc so le trong bằng nhau hoặc dựa vào 2 góc đồng vị bằng nhau. - Khi học sinh đã vẽ xong hình minh hoạ đường thẳng b qua điểm A và song song với đường thẳng a cho trước giáo viên đặt câu hỏi: Ta vẽ được mấy đường thẳng b qua điểm A và song song với đường thẳng a cho trước? Chắc chắn học sinh sẽ trả lời là : Chỉ một. Đây là cơ sở để giới thiệu tiên đề Ơclit § 5. Vậy qua vẽ hình hai đường thẳng song song học sinh đã đạt được ba mục tiêu: một là có kỹ năng vẽ hai đường thẳng song song, hai là nắm chắc định nghĩa hai đường thẳng song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, ba là nắm được trực quan hình ảnh tiên đề Ơclit và đã tự tay mình kiểm tra. c. Vẽ tam giác biết ba cạnh: - Một trong những bài toán dựng hình cơ bản là dựng tam giác biết độ dài ba cạnh của nó. Xét trình độ học sinh lớp 7 ta chỉ đưa ra bước dựng hình cho học sinh nắm vững, rèn luyện cho thành thạo để sau này giải các bài toán dựng hình khi học bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c – c – c ) trong chương II : Tam giác ở mục 1 vẽ tam giác biết ba cạnh để làm bài toán: vẽ tam giác ABC, biết AB = 2cm; BC = 4cm; AC = 3cm giáo viên phải giới thiệu dụng cụ vẽ hình thước thẳng có chia khoảng và compa. Đặc biệt phải nhấn mạnh không phải tam giác với ba cạnh tuỳ ý nào cũng vẽ được mà phải thoả mãn tổng hai cạnh bất kì phải lớn hơn cạnh thứ ba hoặc hiệu hai cạnh bất kì nhỏ hơn cạnh thứ ba thì tam giác đó mới vẽ được (ví dụ : không vẽ được tam giác có độ dài ba cạnh là 1cm, 2cm, 3cm)giáo viên cần thực hiện trình tự thao tác vẽ chậm, chính xác. - Giáo viên vẽ sẵn ba đoạn thẳng AB = 2cm, BC= 4cm, AC= 3cm sau đó trình bày trình tự vẽ . - Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm 2cm - Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC 3cm vẽ cung tròn (B,2cm) và cung tròn (C,3cm) 4cm Trang 9 - Hai cung tròn cắt nhau tại A. - Vẽ các đoạn thẳng AB, AC, A ta được tam giác ABC 2 3 B 4 C - Giáo viên cho học sinh thực hiện lại qua ?1 sách giáo trang 113, bài tập 15 sách giáo khoa trang 114 để uốn nắn điểm sai khi thực hiện trên bảng. Từ đây có hình ảnh trực quan để thấy hai tam giác bằng nhau nếu có ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia (cạnh - cạnh - cạnh) d. Vẽ tia phân giác của một góc . - Đây là điểm nổi bật để củng cố kiến thức vẽ hình đối với học sinh lớp 7, người ta đưa ra dạng bài tập buộc học sinh phải vẽ tia phân giác của một góc sau đó yêu cầu chứng minh tia đã vẽ là tia phân giác, nó yêu cầu thực hiện hai trong bốn yêu cầu của bài toán dựng hình là dựng hình và chứng minh (phân tích, dựng hình, chứng minh, biện luận ). Để giải bài toán này giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, thao tác từng bước vẽ. Bài tập 20 (Sách giáo khoa trang 115): Cho góc xOy, (1) vẽ cung tròn tâm O, cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở A, B, (2), (3) vẽ các cung tròn tâm A và tâm B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở C nằm trong góc xOy, (4) nối O với C. chứng minh OC là tia phân giác của góc xOy. - Yêu cầu học sinh vẽ hai trường hợp · xOy nhọn, · xOy tù, là dạng đặc biệt dùng thước và compa để dựng hình, trình tự vẽ đã nêu trong đề bài x A x z A C O C z B O B y y - Giáo viên cần uốn nắn cho học sinh cách cầm compa. Sau khi vẽ xong hình cần đặt câu hỏi củng cố: Tia phân giác của một góc là tia như thế nào ? Gv: Để chứng minh tia OC là tia phân giác · xOy ta chứng minh điều gì ? Trang 10 [...]... quý ng nghiờp, quý thy cụ v cỏc cp qun lý Xin chõn thnh cm n ! Tõn Phong, ngy 09 thỏng 03 nm 2012 Duyt Ca HKH Trng Ngi thc hin Phm Vn Li Trang 14 MC LC PHN M U : I Lý do chon ti .Trang 1 II Thun li, khú khn trong quỏ trỡnh hỡnh thnh k nng s dng dng c v hỡnh cho hc sinh yu kộm cho hc sinh lp 7 Trang 2 PHN NI DUNG : I Thc trng hc sinh yu kộm s dng dng c v hỡnh trong mụn hỡnh hc lp 7 .Trang 3 II Gii phỏp... mụn hỡnh hc lp 7 .Trang 3 II Gii phỏp : rốn luyn k nng s dng dng c v hỡnh cho hc sinh yu kộm trong mụn toỏn hỡnh lp 7 . Trang 4 1 K nng Trang 4 2 Ti sao phi t vn dng hỡnh (v hỡnh) v k nng s dng dng c v hỡnh cho hc sinh yu kộm trong toỏn hỡnh hc 7 Trang 4 3 Cỏc dng c v hỡnh.Trang 4 4 Rốn k nng s dng dng c v hỡnh cho hc sinh lp 7 qua bi toỏn v hỡnh c bn Trang 4-10 5 Rốn k nng s dng dng c v hỡnh qua... xỏc l yu t tin ó v ỳng hỡnh thỡ ó giỳp hc sinh nm vng khỏi nim v tớnh cht v hỡnh ó hc, ú l nhng yu t cn thit khi chng minh c bit l i vi hc sinh yu kộm thc hin tt nhng iu nờu trờn ó l mt thnh cụng i vi giỏo viờn vỡ tựy nng lc mi i tng m t ra mc yờu cu cn t c v ngy mt nõng dn Kinh nghim dy hc sinh yu kộm ca giỏo viờn l to nim tin vo bn thõn hc sinh qua nhng cụng vic nh nh t tay v hỡnh, bit s dng dng... chng minh l cỏch dng Qua cỏc bi toỏn dng hỡnh c bn ó nờu trờn khi thc hin bn thõn hc sinh t tay mỡnh khỏm phỏ tng bc v gõy c cho hc sinh nim tin vo kh nng ca mỡnh v toỏn hc, dn n cỏc em cm thy hng thỳ trong tit hc, v nh gõy s tớch cc cho hot ng t hc, kh nng c lp suy ngh rốn luyn k nng v hỡnh, nhm hỡnh thnh cho hc sinh t duy tớch cc, c lp sỏng to khi c chng minh bi toỏn hỡnh hc qua nhng hỡnh c v chớnh... C V HèNH CHO HC SINH YU KẫM TRONG MễN TON(HèNH HC ) CA LP 7 1 i vi giỏo viờn : - Bn thõn giỏo viờn khụng nhng trờn trang giỏo ỏn m cũn c lỳc cm tay cỏc em hc sinh yu kộm, un nn tng nột v hỡnh, chnh sa cỏch cm compa, ờke, t li cho ỳng v trớ Tỡnh yờu thng, s quan tõm ú luụn c cỏc em cm nhn v cú n lc xng ỏng vi cỏc kt qu hc tp, bit s dng dng c v ỳng hỡnh, tit dy ca giỏo viờn sụi ni, thoi mỏi sinh ng bn... v ỳng hỡnh , mun v ỳng hỡnh thỡ hc sinh phi xỏc nh c nú l bi toỏn v hỡnh dng no ó hc, dựng dng c gỡ v Xỏc nh tt vn ny giỳp hc sinh v hỡnh ỳng v chớnh xỏc Vớ d : khi hc tit luyn tp v ba trng hp bng nhau ca tam giỏc bi tp 44 à à (sỏch giỏo khoa trang 125) Cho ABC cú B = C tia phõn giỏc ct BC ti D Chng minh rng : a/ ADB = ADC b/AB = AC Trang 11 Gv: Phi gi ý cho hc sinh l v ABC thuc dng v tam giỏc c... hc sinh : ..Trang13 PHN KT LUN- KIN NGH: I Kt lun Trang 14 II Kin ngh : Trang 14 Trang 15 DANH MC TI LIU THAM KHO 1 Toỏn 7 Tp 1 ( Nh xut bn giỏo dc Nm 2003) 2 Toỏn 6 Tp 2 ( Nh xut bn giỏo dc Nm 2003) 3 Bi tp Toỏn 7 Tp 1 ( Nh xut bn giỏo dc Nm 2002) 4 Bi tp Toỏn 6 Tp 2 ( Nh xut bn giỏo dc Nm 2002) 5 Luyn tp Toỏn 6 Nguyn Bỏ Hũa ( Nh xut bn giỏo dc Nm 2002) 6.Hng dn hc Hỡnh hc lp 7 Hong Cụng...Gv: Phõn tớch hng chng minh cho hc sinh ã OC l tia phõn giỏc xOy ã ã xOC = ãyOC hay ã AOC = BOC AOC = BOC (c - c - c) Xột AOC v BOC OA = OB (= bỏn kớnh ) OC cnh chung AC = BC (= bỏn kớnh ) - Lu ý hc sinh phõn tớch theo chiu mi tờn i xung cũn chng minh theo chiu ngc li mi tờn hng lờn Da vo bi phõn tớch, hc sinh ch cn trỡnh by li l ó hon thnh xong mt bi chng minh, c... thy trũ cựng tho lun m bn thõn giỏo viờn tõm c hn l s bt tay ch vic, hc i ụi vi hnh Qua vic hng dn hc sinh v hỡnh ( nhng bi toỏn dng hỡnh c bn ) va rốn luyn cho hc sinh k nng s dng thnh tho dng c v hỡnh va giỳp cỏc em tip nhn bi toỏn dng hỡnh di mt hỡnh thc nh nhng, d hiu, d tip nhn T ú giỳp hc sinh phỏt huy tớnh tớch cc ch ng trong hc tp, phỏt trin k nng quan sỏt, thc hnh, nõng cao nng lc, ham thớch... cỏch v hỡnh, v thờm hỡnh v kt hp vi ni dung giỏo viờn phõn tớch i n chng minh - Hc sinh s dng thnh tho dng c v hỡnh, kin thit hỡnh tt dn n phỏt trin trớ tng tng khụng gian, phỏt trin t duy sỏng to Hc sinh vn dng tt kin thc trong hc ng vo trong thc tin i sng Nhỡn chung giỏo viờn tỏc ng cú hiu qu n i tng hc sinh yu kộm, to cho cỏc em s t tin trong hc tp, t mỡnh bt tay vo lm bi, t v hỡnh, bit s dng thnh . luyện cho học sinh có kĩ năng vẽ hình, sử dụng dụng cụ vẽ hình chính xác. II. GIẢI PHÁP: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DỤNG CỤ VẼ HÌNH CHO HỌC SINH YẾU - KÉM TRONG MÔN TOÁN HÌNH LỚP 7. 1. Kỹ năng : . Thực trạng học sinh yếu kém sử dụng dụng cụ vẽ hình trong môn hình học lớp 7 …………………………………… ……………….Trang 3 II. Giải pháp : rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong. trình học tập. 2. Tại sao phải đặt vấn đề vẽ hình (dựng hình) và kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình cho học sinh yếu kém trong toán hình học 7: - Dựng hình (Vẽ hình đối với học sinh lớp 7) chính

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan