BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS

28 12.1K 19
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG TRƯỜNG THCS THANH MỸ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS NĂM HỌC 2014-2015 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Tú Sinh ngày: 20/1/1983 Tổ chuyên môn: Tự nhiên Năm vào ngành giáo dục: 2004 Nhiệm vụ được giao trong năm học: BTCĐ-Giảng dạy Toán 7-BDHSG Toán 7 PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN - Căn cứ thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở. - Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Chương về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Trường THCS Thanh Mỹ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2014-2015, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 1 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC MODUL(19,20,25,31) MODUN 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I.ĐẶT VẤN ĐỀ Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục không còn là vấn đề mới mẻ. Chúng ta đều thấy rõ và khẳng định công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý học sinh. Nhiều đơn vị trường học cũng đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên và học sinh như quản lý điểm, đồ dùng dạy học, thư viện, các phần mềm ứng dụng cho dạy học các bộ môn, Tuy nhiên làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm. Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4987/BGDĐT- CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6 là “ Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Ngày 7-9-2012 Sở Giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh đã khẳng định trong văn bản số 2421 /GDĐT-TTTT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT - ICT) trong giáo dục là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả công tác dạy - học. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT nhằm: - Nâng cao hiệu quả học tập: Đổi mới phương pháp học với sự hỗ trợ của CNTT. - Nâng cao hiệu quả giảng dạy: Hiệu quả thực chất. - Nâng cao hiệu quả quản lý: Quản lý khoa học, chính xác, tiết kiệm thời gian. - Nâng cao hiệu quả lãnh đạo : Lãnh đạo chuyển hóa. Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 2 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . - Nâng cao hiệu quả thông tin: Tạo niềm tin ở cơ sở và xã hội. Công nghệ thông tin là nguồn lực để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, dạy - học và thông tin. Ứng dụng CNTT là áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất để từng bước giảm khó khăn, kém hiệu quả; nâng dần năng suất và chất lượng. II.NỘI DUNG 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu. Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao. Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau: + Tính cần thiết + Tính chính xác + Độ tin cậy + Tính thời sự Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý. Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiện điện tử)… Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý, thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được. Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 3 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . 1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin. Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. 2.Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học 2.1. Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước CNTT có vai trong quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Công nghệ thông tin và truyền thông làm cho kho tri thức của nhân loại giàu lên nhanh chóng, con người tiếp cận với lượng tri thức đó nhanh hơn, dễ hơn, có tính chọn lọc hơn. Điều đó đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ hiện đại. - Công nghệ thông tin làm cho những phát mình, phát hiện được phổ biến nhanh hơn, được ứng dụng nhanh hơn, tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Công nghệ thông tin làm cho năng suất lao động tăng lên do có điều kiện thuận lợi để kế thừa và cải tiến một số công nghệ sẵn có hoặc nghiên cứu phát minh công nghệ mới. - Công nghệ thông tin tạo ra tính hiện đại, chặt chẽ, kịp thời trong quản lý, làm cho hiệu quả quản lý cao hơn, góp phần giảm những khâu trung gian trong quá trình quản lý kém hiệu quả. Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn.Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 4 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị đã nêu rõ “Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. 2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế, xã hội Công nghệ thông tin và truyền thông đã phát triển một cách nhanh chóng, đã có những tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Khía cạnh kinh tế: Toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do thương mại nói riêng. Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực. Quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Khía cạnh văn hóa: Toàn cầu hóa sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc. Một sự đa dạng cho cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hóa và văn minh khác nhau. Toàn cầu hóa giúp con người hiểu hơn về thế giới và thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hóa hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hóa. Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mai và văn hóa mạnh. Công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng cường các mối quan hệ giao tiếp và trao đổi văn hóa trong các cộng đồng dân tộc và trên toàn cầu. Chính điều đó đã làm cho tính “toàn cầu hóa” về văn hóa diễn ra hết sức nhanh chóng. Mọi người trên thế giới có thể nhanh chóng nhận được những thông tin về những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, khoa học, thể thao, có thể làm quen với những trình diễn nghệ thuật, văn hóa thể thao tinh hoa từ mọi miền, của mọi cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới. Do đó các dân tộc có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn, thông cảm với nhau hơn để cùng chung sống với nhau. Công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Mọi người dân đều có thể dễ dàng truy cập thông tin, thông tin đến với mọi người, không thể bưng bít thông tin. Công nghệ thông tin và truyền thông cũng giúp Nhà nước, các cơ quan quản lý có khả năng nhanh chóng tiếp cận và xử lý thông tin để đưa ra các quyết định hợp lý. Tất cả những yếu tố đó tạo điều kiện để tăng cường tính dân chủ của hệ thống chính trị xã hội. Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 5 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . 2.3. Vai trò đối với việc quản lý xã hội Xã hội càng phát triển các mối quan hệ ngày càng nhiều, độ phức tạp càng lớn làm cho việc quản lý xã hội ngày càng trở nên khó khăn hơn. Sự ra đời, phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo nên một phương thức quản lý xã hội mới, hiện đại là quản lý bằng Chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước “điện tử hóa”, “mạng hóa”. 2.4 Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục 2.4.1. Thay đổi mô hình giáo dục Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục. 2.4.2. Thay đổi chất lượng giáo dục CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do - CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp. - CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm. Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 6 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . - CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua các sở giáo dục đã chỉ đạo các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo 2.4.3. Thay đổi hình thức đào tạo Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện * Đào tạo từ xa * Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet. Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa. Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-learning, cách hiểu đơn giản là: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc). Tuy có nhiều cách hiểu về e-learning khác nhau, nhưng nói chung có những điểm chung sau: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… - E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-learning có tính tương tác cao dựa trên công nghệ multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. - E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ngoài e- learning, còn có các hình thức đào tạo trực tuyến khác như m-learning (mobile learning), u-learning (ubiquitous learning) đã và đang được nghiên cứu. 2.4.4. Thay đổi phương thức quản lý Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công nghệ thông tin cho các sở theo từng năm học, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi công tác quản lý. Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 7 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cơ sở hạ tầng CNTT của ngành Giáo dục và Đào tạo tăng lên đáng kể: Hầu hết các trường đã kết nối internet; nhiều trường THCS có phòng tin học, thư viện điện tử; tỷ lệ giáo viên mua máy tính, kết nối Internet cũng tăng lên đáng kể; mạng giáo dục kết nối thành công mang lại nhiều cơ hội mới cho giáo dục. 3.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 3.1.Trong văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục đã đề cập việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học như sau : a) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Các sở GDĐT chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. Ví dụ: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, không sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc thay cho giáo viên dạy nhạc. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn học khác; b) Các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website http://edu.net.vn để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập; c) Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học; d) Không dùng thuật ngữ “giáo án điện tử” cho các bài trình chiếu powerpoint. Tham khảo mẫu giáo án đã được đưa lên mạng giáo dục. 3.2.Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tâp… Và cao hơn, với E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn có thể nghe thầy cô Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 8 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình… Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, được triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như: -Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; -Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc… -Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel… -Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước. -Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện tử. Nhà trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu lại để GV dự giờ, phân tích, góp ý xây dựng bài). 3.3.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ rằng: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng. Cần tránh việc dùng slide trình chiếu chỉ để thay việc viết bảng mà lại coi đó là tiết dạy ứng dụng CNTT (cần phân biệt thế nào là giáo án điện tử, bản trình chiếu, bài giảng điện tử hay bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning). 3.4.Sử dụng thành thạo diễn đàn, email, mạng xã hội… Xây dựng website nhà trường ngày một hữu ích và được nhiều người biết đến, trở thành cầu nối hiệu quả với gia đình học sinh cũng như các đơn vị bạn. Cũng qua đó, giáo viên và các tổ chức đoàn thể có thể thăm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh, nhằm kết hợp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất 3.5. Một số ứng dụng CNTT cụ thể trong dạy học 3.5.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn thảo giáo án bằng MS Office hay OpenOffice Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 9 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ: - Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex, MATHEMATICA v3.0 , GeoGebra, AUTO GRAPH,Cabri, MatLAB . . . - Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0, CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile - NetOp School hỗ trợ mạng . -Các loại tự điển, phần mềm học tiếng Anh, Tiếng Pháp -Soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS PowerPoint,OpenOffice Impress , Mindjet MindManager, FreeMind hay một số phần mềm sau: - Adobe Photoshop - Macromedia Flash - Violet - Adobe Pressenter, Lecture Maker để soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây chưa lâu được xem là không cho phép. 3.5.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học qua việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… 3.5.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng… Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 10 [...]... về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo mục đích của từng tổ chức, kết hợp các hoạt động giáo dục trong kế hoạch 2 Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS - Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thu t sư phạm - Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu... việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … ) - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao ,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển... 1.1 Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh ở trường phổ thông - Quản lí toàn diện một lớp học - Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục - Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh - Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo. .. nhà trường a- Với giáo viên, việc tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, giáo dục đều cùng giúp hỗ trợ cho công việc giảng dạy và giáo dục của giáo viên nhưng ở mỗi mức độ khác nhau :Việc viết SKKN giúp cho việc phát huy sự sáng tạo riêng của mỗi giáo viên trong công việc giảng dạy và giáo dục Các SKKN đem đến một “làn gió mới”, những thay đổi khởi sắc cho công việc giảng dạy và giáo dục, nó là... học sinh, là cầu nối giữa các lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo - Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn - Giáo viên chủ nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi chính đáng về mọi mặt học sinh của lớp - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh,... pháp giáo dục Với việc áp dụng những cái mới đúng hướng sẽ giúp thúc đẩy cho nhiều điều mới khác ra đời, từ đó giúp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của giáo viên Chuyên môn của giáo viên không vững vàng và không tâm huyết khó có thể có SKKN sáng tạo, chất lượng ra đời Mỗi SKKN, mỗi cái mới ra đời là tâm huyết của mỗi giáo viên Còn với việc tổng kết kinh nghiệm, đây là việc giáo viên. .. * Ở đây chỉ đề cập đến kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm giáo dục trong trường THCS Vậy tổng kết kinh nghiệm (giảng dạy, giáo dục ) là việc giáo viên rút ra sự đánh giá chung , những kết luận chung về điều hiểu biết bản thân có được do tiếp xúc với thực tế giảng dạy, thực tế giáo dục, do từng trải hay là do từng nghe thấy Đó là điều giáo viên đã nghiệm ra qua thực tế của bản thân , hay của người... http://vdict.com/ Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở (OpenCourseWare) Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/ Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng… nhưng không phải giáo viên nào cũng... dung công tác ICT 5 Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng ICT trong công việc Bằng nhiều nguồn tài chính hợp pháp và vận động để trang bị, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất về ICT trong trường từ đó kích thích cán bộ giáo viên sử dụng ICT vào công tác, đảm bảo nhu cầu sử dụng ICT của cán bộ giáo viên Tránh lãng phí, tạo tâm lý không tốt trong cán bộ giáo viên 6 Ngăn ngừa tình trạng lạm dụng internet... trong tổ chức tác động giáo dục - Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thu c phạm vi lớp mình phụ trách 1.3 Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội - Là người tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh toàn . BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG TRƯỜNG THCS THANH MỸ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI. bồi dưỡng thường xuyên như sau: Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 1 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC MODUL( 19,20,25,31) MODUN 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG. nhiệm vụ ICT trong đơn vị (trường) và đơn vị trực thu c (Phòng GD&ĐT). Gv: Nguyễn Văn Tú Trường THCS Thanh Mỹ 14 BDTX năm học 2014-2015 – Modul 19,20,25,32 . 3.Triển khai thực hiện website

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Các khái niệm cơ bản

    • 1.1. Thông tin

    • 1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông

    • 2.1. Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    • 2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế, xã hội

    • 2.3. Vai trò đối với việc quản lý xã hội

    • 2.4.1. Thay đổi mô hình giáo dục

    • 2.4.2. Thay đổi chất lượng giáo dục

    • 2.4.3. Thay đổi hình thức đào tạo

    • 3.5. Một số ứng dụng CNTT cụ thể trong dạy học

      • 3.5.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án

      • 3.5.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng

      • 3.5.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu

      • 3.5.4. Ứng dụng trong đánh giá

      • 3.6. Ứng dụng CNTT trong quản lý trường phổ thông

        • -Hệ thống thông tin quản lý

        • -Phần mềm quản lý

        • -Sử dụng Internet và thư điện tử (email), sử dụng Website nhà trường

          • - Tìm kiếm thông tin trên Internet

          • -Sử dụng phần mềm xếp thời khóa biểu

          • -Sử dụng phần mềm quản lý học tập

          • Đơn cử như giáo viên và nhà trường có thể sử dụng bộ phần mềm Vemis của Bộ Giáo dục hay SMAS 2.0 của Viettel …

          • 3.7 MỘT SỐ CHÚ Ý KHI ĐƯA ỨNG DỤNG CNTT VÀO BÀI GiẢNG

            • - Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêt bài học -Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide

            • -Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng -Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan