Phương pháp thiết kế và cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động để lĩnh hội kiến thức thông qua phiếu học tập trong quá trình dạy chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền

30 683 0
Phương pháp thiết kế và cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động để lĩnh hội kiến thức thông qua phiếu học tập  trong quá trình dạy chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Nội dung nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN 2. NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP 4 1. Khái niệm phiếu học tập 4 2. Vai trò của phiếu học tập 4 3. Phân loại phiếu học tập 4 4. Thiết kế phiếu học tập 5 5. Đặc điểm nội dung kiến thức của chương II - Sinh học lớp 12 nâng cao 6 6. Một số dạng phiếu học tập được áp dụng trong chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền (SH lớp 12 nâng cao) 8 7. Hướng sử dụng phiếu học tập 8 CHƯƠNG II. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY PHẦN KIẾN THỨC “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” SINH HỌC 12 - NÂNG CAO - THPT 1. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 11: Quy luật phân li. (Mục I, II) 9 2. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 12: Quy luật phân li độc lập. (Mục I, III) 12 3. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 14: Di truyền liên kết. (Mục II và Củng cố) 15 4. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 15: Quy luật di truyền liên kết với giới tính. (Mục I, II) 18 5. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 17: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (Mục I, II) 22 PHẦN 3. KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 Nguyễn Văn Duẩn 1 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nét nổi bật dễ nhận thấy của dạy học theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời gian cũng như về cường độ làm việc. Thực ra để có một tiết dạy trên lớp theo hướng dạy học tích cực thì thầy giáo đã phải đầu tư về thời gian và công sức rất nhiều. Khi soạn bài theo phương pháp học tập thụ động, giáo viên dự kiến chủ yếu là những hoạt động trên lớp của chính mình ( thuyết trình, giảng giải, vẽ sơ đồ, biểu diễn phương tiện trực quan, đặt câu hỏi…), hình dung trước chút ít về hành động hưởng ứng của học sinh ( sẽ trả lời như thế nào, sẽ rút ra nhận xét gì khi giáo viên biểu diễn tranh, sẽ có ý kiến gì khi thầy giáo trình bày một bảng số liệu, đưa ra một vấn đề mới ). Khi mà lượng thông tin ngày càng nhiều, thời gian học tập trên lớp của học sinh lại có hạn, đặc biệt chương trình sinh học lớp 12 nâng cao với tổng số tiết theo phân phối chương trình của Bộ GD – ĐT là 70 tiết/năm học, gồm 3 phần lớn: Di truyền; tiến hoá, sinh thái học ( Bằng lượng kiến thức của chương trình lớp 11, 12 không phân ban). Theo phương pháp dạy học thụ động, thông tin đi theo một chiều từ thầy đến trò chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu của bài học, chính vì vậy khi soạn bài những dự kiến của giáo viên trong một tiết dạy phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, thầy chỉ đạo, điều khiển để học sinh tự lực lĩnh hội kiến thức, phải tạo điều kiện cho học sinh được suy nghĩ tích cực, bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận trong nhóm và tích cực tìm ra tri thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Cố gắng khắc phục tình trạng “truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” là tư tưởng chỉ đạo cho việc đổi mới phương pháp dạy học đang đặt ra cho toàn Ngành giáo dục ( Nghị quyết Trung ương II khoá VIII). Giáo viên cố gắng thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên trong quá trình giảng dạy của mình, đặc biệt trong giảng dạy chương trình sinh học lớp 12. Để rèn luyện tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh có nhiều phương pháp trong việc tổ chức hoạt động của học sinh trong quá trình học tập, việc sử dụng phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu Nguyễn Văn Duẩn 2 Sáng kiến kinh nghiệm tố như nội dung kiến thức của từng bài, từng phần và đối tượng học sinh, điều kiện, phương tiện dạy học…. Sử dụng phiếu trong hoạt động học tập nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiêm, quy nạp, suy diễn để tìm ra kiến thức, giải quyết vấn đề. Hoạt động này phù hợp với nội dung kiến thức học sinh phải nắm vững, nên tôi chọn giải pháp này áp dụng trong quá trình dạy chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – Sinh học lớp 12 Ban KHTN. 2. Nội dung nghiên cứu Phương pháp thiết kế và cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động để lĩnh hội kiến thức thông qua phiếu học tập 3. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra giải pháp tốt để tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động tích cực, chủ động Thông qua đó, để rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học có hiệu quả, đồng thời thu được thông tin ngược từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu qua tài liệu lí luận phương pháp dạy học và tài liệu chuyên môn Nguyễn Văn Duẩn 3 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP 1. Khái niệm phiếu học tập[5] Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hay nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện tư duy hay thăm dò một vấn đề. Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh phát triển kĩ năng tư duy, tích cực, tự lực trong nhận thức và làm tăng hiệu quả thực sự trong học tập. 2. Vai trò của phiếu học tập[5] Phiếu học tập là phương tiện định hướng hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy học. Trên cơ sở của phiếu học tập, học sinh độc lập tiếp thu kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức đã học. Phiếu học tập còn là phương tiện rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nhận thức như: Phân tích - so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá… Phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá. Trên cơ sở đó rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Thông qua tổ chức các hoạt động bằng phiếu học tập, giáo viên có thể thu được thông tin ngược về kiến thức và kĩ năng của học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Với lượng kiến thức rất lớn trong mỗi bài của chương, việc sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập trong một số bài dạy mới có thể đạt được mục tiêu của bài học. 3. Phân loại phiếu học tập Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại PHT: a. Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học. + Phiếu học tập dùng trong quá trình hình thành kiến thức mới. Sử dụng để truyền thụ kiến thức mới cho học sinh. Thông qua việc dẫn dắt học sinh hoàn thành các yêu cầu trong PHT, học sinh đó lĩnh hội được lượng kiến thức nhất định. Dạng này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên hướng dẫn và học sinh. + Phiếu học tập dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức. Nguyễn Văn Duẩn 4 Sáng kiến kinh nghiệm Loại PHT này sử dụng sau khi học sinh đó học xong từng phần, từng bài, từng chương để giúp học sinh nắm vững kiến thức đó học, đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục và tính logic của kiến thức trong chương trình. + Phiếu học tập dùng để kiểm tra, đánh giá. Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra 1 kỳ, kiểm tra năm học. Giúp học sinh khắc sâu, hệ thống hóa lại kiến thức, giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập của học sinh để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp. b. Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT . + Phiếu học tập khai thác kênh chữ : Thường sử dụng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phiếu dạng này đi kèm với kênh “đọc thông tin” hay “ nghiên cứu mục, bài …” + PHT khai thác kênh hình: Đây được xem là dạng phiếu tích cực với học sinh, cụ thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, phân tích. Nguồn thông tin để hoàn thành PHT là kênh hình trong SGK, tranh ảnh, phim tư liệu, … + Phiếu học tập khai thác cả kênh chữ và kênh hình: So với hai dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều bởi chương trình SGK đổi mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm với nhau. Dạng này yêu cầu học sinh vừa đọc thông tin, vừa quan sát hình mới có thể hoàn thành PHT. 4. Thiết kế phiếu học tập[5] a. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập: Để thiết kế một phiếu học tập tốt, đáp ứng được các vai trò trên, theo cần phải tuân thủ các quy tắc sau: - Có mục đích rõ ràng. - Có nội dung ngắn gọn. - Có sự chính xác trong diễn đạt ý. - Có khối lượng công việc vừa phải. - Có phần chỉ dẫn nhiệm vụ rõ ràng. - Có khoảng trống phù hợp để học sinh điền kết quả của công việc đã làm. - Có quy định thời gian hoàn thành. - Trình bày phiếu khoa học: Nguyễn Văn Duẩn 5 Sáng kiến kinh nghiệm Góc phải phía trên điền tên: + Trường: + Lớp: + Nhóm ( tên học sinh): - Có đánh số thứ tự nếu biên soạn nhiều phiếu học tập trong một tiết học. b. Cấu trúc của phiếu học tập - Phần chung: Tên trường, lớp, nhóm học sinh, đề bài, số thứ tự của phiếu. - Phần cụ thể: Hệ thống câu hỏi, bảng biểu, bài tập nhằm định hướng công tác học tập độc lập của học sinh ( phải có khoảng trống để học sinh điền kết quả của công việc đã làm). Chú ý: Trong phần cụ thể, để tăng tính khả thi và hiệu quả của phiếu cần phải lựa chọn nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp và có nhiều nội dung cho công tác hoạt động độc lập của học sinh. 5. Đặc điểm nội dung kiến thức của chương II (Sinh học lớp 12 nâng cao) – Tính quy luật của hiện tượng di truyền phù hợp với việc sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động trong dạy học. a. Mục tiêu của chương:  Học sinh nắm được một số quy luật di truyền cơ bản, chủ yếu là di truyền qua NST, bao gồm di truyền các tính trạng thường, di truyền giới tính và các tính trạng liên kết với giới tính ngoài ra còn có di truyền ngoài NST.  Thông qua trình bày các thí nghiệm dẫn tới các định luật di truyền có thể bồi dưỡng cho học sinh tư duy thực nghiệm, rèn luyện suy lí quy nạp. Đồng thời thông qua việc giải thích cơ sở tế bào học của các hiện tượng phản ánh trong các quy luật di truyền, góp phần phát triển tư duy lí thuyết. Các bài tập vận dụng các định luật di truyền có tác dụng bồi dưỡng óc suy luận ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức.  Nội dung chương II góp phần bồi dưỡng phương pháp biện chứng, dẫn tới kết luận khái quát rằng: hiện tượng di truyền tuy rất phức tạp nhưng diễn ra có tính quy luật, mà bằng phương pháp thực nghiệm người ta phát hiện ra được và vận dụng vào thực tiễn công tác giống cũng như việc giải thích các quy luật sinh học nói chung. b. Cấu trúc của chương: Nguyễn Văn Duẩn 6 Sáng kiến kinh nghiệm Chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học lớp 12 - nâng cao) theo phân phối chương trình có 9 tiết trong đó: 7 tiết lý thuyết, 1 tiết thực hành, 1 tiết bài tập. Gồm 6 quy luật di truyền cơ bản: 1. Quy luật phân li. 2. Quy luật phân li độc lập. 3. Quy luật tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen. 4. Quy luật di truyền liên kết. 5. Quy luật di truyền liên kết với giới tính. 6. Quy luật di truyền ngoài NST. Tính quy luật của hiện tượng di truyền biểu hiện ở xu thế tất yếu trong sự truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Bằng phương pháp thực nghiệm, di truyền học đã phát hiện từng bộ phận của các quy luật phức tạp ấy và phát biểu thành các quy luật di truyền. Trong chương này sách giáo khoa đặt tên các bài theo hiện tượng biểu hiện bên ngoài và phản ánh hiện tượng di truyền từ đơn giản đến phức tạp: Di truyền trội - lặn, di truyền độc lập, di truyền liên kết, di truyền liên kết không hoàn toàn, tính trạng đa gen – gen đa hiệu. Sau nhóm định luật di truyền các tính trạng thường đến sự di truyền giới tính và các tính trạng liên kết với giới tính. Sau sự di truyền qua NST là sự di truyền qua tế chất. Mỗi bài đều bắt đầu bằng giới thiệu thí nghiệm, nhận xét rút ra từ thực nghiệm được phát biểu thành định luật, tiếp đó là giải thích cơ sở tế bào học của hiện tượng được phản ánh trong định luật, cuối cùng là ý nghĩa của định luật đó. Cách trình bày đó rèn cho học sinh tư duy thực nghiệm, suy lí quy nạp, học sinh học theo phương pháp các nhà khoa học đã làm để phát hiện tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Với cách trình bày các nội dung và đặc điểm kiến thức của chương, đặc biệt mỗi tiết học dung lượng kiến thức rất nhiều, đòi hỏi thầy giáo phải tổ chức hoạt động học tập một cách tích cực mới có thể đạt được mục tiêu của bài dạy. 6. Một số dạng phiếu học tập được áp dụng trong chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền ( SH lớp 12 nâng cao). - Phiếu học tập phát triển kĩ năng quan sát. Nguyễn Văn Duẩn 7 Sáng kiến kinh nghiệm - Phiếu học tập phát triễn kĩ năng phân tích. - Phiếu học tập phát triển kĩ năng so sánh. - Phiếu học tập phát triển kĩ năng quy nạp, khái quát hoá. - Phiếu học tập phát triển kĩ năng suy luận, đề xuất giả thuyết. - Phiếu học tập phát triển kĩ năng, áp dụng kiến thức đã học. 7. Hướng sử dụng phiếu học tập - Phiếu giao bài tập về nhà - Phiếu tổ chức dạy bài mới - Phiếu củng cố kiến thức Nguyễn Văn Duẩn 8 Sáng kiến kinh nghiệm CHƯƠNG II. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY PHẦN KIẾN THỨC “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” SINH HỌC 12 - NÂNG CAO - THPT 1. Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 11: Quy luật phân li. (Mục I, II) • Mục tiêu của bài: - Trình bày được thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của Menden. Phát biểu được nội dung quy luật phân li. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. - Có ý thức vận dụng kiến thức về quy luật phân li vào thực tiễn sản xuất. • Nội dung cần đạt thông qua hoạt động phiếu: 1. Thí nghiệm: SGK 2. Giải thích: Mỗi tính trạng ở cơ thể do 1 cặp nhân tố DT quy định mà sau này gọi là gen. Sự phân ly và tổ hợp của các nhân tố DT đã chi phối sự DT và biểu hiện của các cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ. 3. Quy luật phân ly: Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen. Do sự phân ly đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp. 4. Cơ sở tế bào học: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen tương ứng trên cặp NST tương đồng. Khi giảm phân mỗi NST trong cặp phân ly về mỗi giao tử. Vì vậy mỗi giao tử chỉ mang A hoặc a. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh hình thành F 1 có KG Aa. F 1 giảm phân hình thành nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực và cái tạo F 2 có tỷ lệ KG: 1Aa : 2Aa : 1aa. Vì A trội át hoàn toàn alen lặn a nên thể đồng hợp trội và thể dị hợp có KH như nhau. Do đó F 2 có tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng, tính trạng lặn được biểu hiện ở thể đồng hợp lặn. • Để đạt nội dung trên cần tổ chức hoạt động sau: Nguyễn Văn Duẩn 9 Sáng kiến kinh nghiệm GV phát phiếu học tập theo nhóm học sinh (12 bàn học) và hướng dẫn cách thực hiện. Sau 05 phút, 02 nhóm cùng dãy bàn trao đổi phiếu, nhận xét bổ sung. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV thống nhất và kết luận nội dung kiến thức. Chuyển sang hoạt động II. PHIẾU HỌC TẬP Tiết 11: QUY LUẬT PHÂN LI A. PHẦN XÂY DỰNG KIẾN THỨC Mục I: Nội dung quy luật phân li Hoạt động 1: Bằng kiến thức đã học ở lớp 9 và nghiên cứu SGK (mục I ). Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Hãy trình bày tóm tắt thí nghiệm qua sơ đồ: Phép lai thuận Phép lai nghịch P:…………………………………… F 1 :………………………………… F 2 :………………………………… P:…………………………………… F 1 :………………………………… F 2:………………………………………………………. Từ kết quả thí nghiệm có thể rút ra nhận xét: Kết quả lai thuận và lai nghịch ở F 1 và F 2 ? Giải thích? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Mục II: Hoạt động 2: Nghiên cứu hình 11.2 SGK (trang 43). Hãy trả lời các nội dung sau: - Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại như thế nào? ……………………………………………………………………………………………… - Vì sao cơ thể lai F 1 khi giảm phân cho 2 loại giao tử? Nguyễn Văn Duẩn 10 [...]... thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh là những khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học của thầy giáo Trong các phương pháp dạy học, nếu rèn được cho học sinh phương pháp, kĩ năng, thói quen và cách tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức chắc chắn sẽ khơi dậy được nội lực vốn có của học sinh và kết quả học tập của các em sẽ được nhân... trong hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm, làm tăng hiệu quả học tập, đồng thời thông qua tổ chức các hoạt động bằng phiếu học tập, giáo viên thu nhận được thông tin ngược về kiến thức, kĩ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy 4 Bằng việc sử dụng phiếu học tập trong hoạt động dạy học đã giải quy t được mâu thuẩn đặt ra giữa lượng kiến thức quá nhiều trong. .. Duẩn 27 Sáng kiến kinh nghiệm Quá trình sử dụng phiếu học tập trong dạy học bộ môn sinh học nói chung và để giảng dạy chương II – Tính quy luật của hiện tượng di truyền (Sinh học lớp 12 nâng cao) nói riêng chắc chắn sẽ đạt được những kết quả đáng ghi nhận là : 1 Giúp học sinh tích cực, tự lực phát hiện, giải quy t các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo... cột hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh cho rõ ràng Nội dung của giáo án chủ yếu là chuỗi thao tác hoạt động của thầy và trò, mặt khác giáo án cần phải kèm theo phiếu học tập và phần trả lời câu hỏi, bài tập đặt ra trong phiếu (Tờ nguồn) 3 Điều đáng chú ý là khi sử dụng phiếu học tập trên lớp, sau khi phát phiếu học tập cho cá nhân hoặc cho nhóm, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra hoạt. .. tác động của nhiều gen lên một tính trạng và tính đa hiệu của gen * GV lưu ý cho HS : Xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F 2 = tích sác xuất của các tính trạng hợp thành nó => Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết QLPLĐL 3 Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 14: Di truyền liên kết (Mục II và Củng cố) • Mục tiêu của bài: - Phân tích và giải thích được các kết quả thí nghiệm trong. .. theo dõi học sinh hoạt động hoàn thành nội dung phiếu - Kết quả lai thuận, lai nghịch giống nhau ở F 1 thì em có nhận xét gì về nhân tố di truyền (alen) quy định tính trạng hoa đỏ? 2 Tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua phiếu học tập trong bài 12: Quy luật phân li độc lập (Mục I, III) • Mục tiêu của bài: - Biết phân tích thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen - Nêu được nội dung quy luật phân... Lưu Một số vấn đề cơ bản về di truyền học NXB Giáo dục 2007 6 Vũ Đức Lưu Sinh học 12 chuyên sâu (tập 1) NXB Giáo dục 2010 7 Nguyễn Đình Nhâm, Dạy học các quy luật di truyền theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, Tạp chí GD số 142 (kì 2-7/2006) 8 Nguyễn Đình Nhâm, Hình thành kiến thức mới cho học sinh về quy luật di truyền thông qua giải các bài toán liên quan, Tạp chí GD số 155 (kì... được phương pháp tự học cho học sinh thông qua việc các em tự tìm tòi, nghiên cứu SGK giải quy t các vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp, đồng thời là cơ sở để xây dựng phương pháp tự học ở nhà của học sinh 3 Phiếu học tập được sử dụng thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, tăng tính phối hợp giữa các cá nhân, kích thích sự tìm tòi, tính chủ động trong hoạt. .. trong một tiết học và thời gian cho phép Tuy nhiên để việc sử dụng phiếu học tập một cách có hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau : 1 Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trong quá trình soạn giảng bao gồm: Thiết kế nội dung, cách thức hoạt động và yêu cầu đạt được trong nội dung hoạt động 2 Việc soạn giáo án và lên lớp khi có sử dụng phiếu học tập có khác so với giáo án thông thường Giáo... trong bài học Nguyễn Văn Duẩn 14 Sáng kiến kinh nghiệm - Nêu được bản chất của sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn - Giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen tạo ra tái tổ hợp gen - Nêu được ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết - Từ các vấn đề trên phân biệt được 2 hiện tượng liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen, vận dụng kiến thức để giải quy t một số bài tập có liên quan • . Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Nội dung nghiên cứu 3 3. Mục đích. hiện của gen (Mục I, II) 22 PHẦN 3. KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 Nguyễn Văn Duẩn 1 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nét nổi bật dễ nhận thấy của dạy học theo phương. quá trình học tập, việc sử dụng phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu Nguyễn Văn Duẩn 2 Sáng kiến kinh nghiệm tố như nội dung kiến thức của từng bài, từng phần và đối tượng học sinh, điều kiện,

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan