GA L2 tuần 19-35luyện từ và câu

11 1.4K 7
GA L2 tuần 19-35luyện từ và câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 1: Bài 1: Viết tên gọi từng vật, từng người dưới đây vào chỗ trống dưới mỗi hình vẽ: HÌNH VẼ Bài 2: Viết tên gọi từng hoạt động dưới đây vào chỗ trống dưới mỗi hình vẽ: HÌNH VẼ Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống: - Từ chỉ đồ dùng của em trong nhà: bàn, ghế, đồng hồ - Từ chỉ hoạt động của em ở trường: học bài, nghe giảng - Từ chỉ đức tính tốt của trẻ em: ngoan, chăm, lễ phép Bài 4: Nhìn tranh rồi đọc các dòng chữ dưới tranh: HÌNH VẼ Khoanh tròn chữ cái trước dòng chữ đã thành câu ở trên. a. Cái cây b. Các bạn trồng cây c. Các bạn của em d. Trồng cây xanh Đáp án - Bài tập 1: Hoa hồng, cô giáo, sách Tiếng Việt 2 - Bài tập 2: Chạy, múa, nhảy dây - Bài tập 3: + Chỗ trống thứ nhất: giường tủ, giá sách, ti vi, quạt, đồ chơi + Chỗ trống thứ hai: đọc, viết, phát biểu, trò chuyện, vui chơi + Chỗ trống thứ ba: thật thà, đoàn kết, khiêm tốn, kiên trì - Bài tập 4: khoanh chữ b. Tuần 2: Bài 1: a) Viết tiếp những từ có tiếng học vào chỗ trống: Học tập, học sinh, trường học, b) Viết tiếp những từ có tiếng tập vào chỗ trống: Bài 2: Chọn 1 từ em tìm được ở bài tập 1a hoặc 1b để đặt câu với từ đó. Viết câu em đặt được vào chỗ trống: Bài 3: Những câu sau đã đánh dấu các từ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các từ trong từng câu để tạo ra nhiều câu mới. Viết các câu mới của em vào chỗ trống: a) nhân /dịp /sinh nhật / Thu/, Nga/ tặng/ Thu/ quyển truyện tranh/. b) Chủ nhật/, Khánh/ cùng/ bố mẹ/ đi thăm/ ông bà/ ngoại/. M: Chủ nhật, bố mẹ đi thăm ông bà ngoại cùng khánh. Bài 4: Những câu sau có phải là câu hỏi không? Hãy điền dấu thichs hợp vào chỗ kết thúc của mỗi câu đó: a. Bạn tên là gì b. Nhà bạn ở đâu c. Bạn học lớp mấy d. Bạn thích trò chơi gì nhất Đáp án: - Bài tập 1a: bàn học, lớp học, học hỏi - Bài tập 1b: tập đọc, tập làm văn, tập tành - Bài tập 2 – Ví dụ: + Lớp học của em ở phòng đầu dãy nhà A + Tiết học đầu tiên của ngày hôm nay là tiết tập đọc. - Bài tập 3 – Ví dụ: Nga tặng Thu quyển truyện tranh nhân dịp sinh nhật Thu. - Bài tập 4: điền dấu chấm hỏi (?) vào cuối cả 4 câu. Tuần 3: Bài 1. Viết đúng từ chỉ người, đồ vật, cây, con vật vào dưới mỗi hình vẽ sau: HÌNH VẼ Bài 2. Khoanh tròn chữ cái trước từ không chỉ người, vật trong từng dòng: A: a. con cua b. đỏ chói c. em bé d. củ khoai B: a. quả cam b. sóng biển c.đi bộ d. nhà nghỉ Bài 3. Nối mỗi câu sau với mẫu của câu đó: Cô giáo là mẹ của em ở trường. Cái gì - là gì? Bút chì là một đồ dùng học tập. Con gì - là gì? Con trâu là của cải của nhà nông. Ai – là gì? Bài 4. Đặt một câu theo từng yêu cầu sau rồi viết câu đã đặt vào chỗ trống: a. Câu có mẫu Ai – là gì? b. Câu có mẫu Cái gì – là gì? c. Câu có mẫu Con gì – là gì? Đáp án: - Bài tập 1: bác sĩ, học sinh, bộ đội, cây lúa, cây tre, cây chuối, con mèo, con bò, con gà trống, cặp sách, cái ghế, quyển sách. - Bài tập 2: A – khoanh chữ b; B- khoanh chữ c. - Bài tập 3: Cô giáo là mẹ của em ở trường. Ai – là gì? Bút chì là một đồ dùng học tập. Cái gì - là gì? Con trâu là của cải của nhà nông. Con gì - là gì?/ - Bài tập 4 – Ví dụ + Cô Nga là bạn của mẹ em. + Món quà bố tặng em là chiếc bút mới. + Con chó cún là người bạn của em ở nhà. Tuần 4 Bài tập 1. Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp: a. Từ chỉ người: - Giáo viên, công nhân, - Ông , bà, mẹ, b. Từ chỉ đồ vật: - Bàn, giường, - Sách, vở, bút, c. Từ chỉ con vật: - Sơn ca, bồ câu, - Gà, chó, d. Từ chỉ cây cối: - Nhãn, chuối, - Xoan, bạch đàn, Bài 2. a) Viết tên các ngày trong tuần vào chỗ trống. b) Viết tên các tháng trong năm vào chỗ trống. c)Đọc rồi viết lại những yêu cầu sau vào chỗ trống. - Ngày tháng năm sinh của em: - Ngày Quốc khánh của nước ta: Bài 3: Đọc đoạn sau: Đa buồn rầu ngồi bên cửa sổ cạnh chỗ em ngồi có một con chim bồ câu. Đa kể cho chim nghe về nỗi buồn của em. Hãy tách đoạn trên thành 3 câu theo gợi ý sau và viết lại đoạn này vào chỗ trống (sau khi đã tách câu): a) Câu đầu tiên nói bạn Đa đang làm gì? b) Câu tiếp theo nói gì về chỗ ngồi của bạn Đa? c) Câu cuối nói bạn Đa đang làm gì? Đáp án: - Bài tập 1: a) Thợ may, bác sĩ, nông dân Anh, chị, em, cháu, b) Tủ, bếp, ghế, Bút chì, thước kẻ, tẩy, c) ngỗng, vịt, gà, dê, lợn ( heo), thỏ, d) mít, bưởi, chanh, thông, lim, chò, - Bài tập 2: Thứ hai, thứ ba, chủ nhật Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng mười hai. - Bài tập 3: Đa buồn rầu nồi bên cửa sổ. Cạnh chỗ em ngồi có một con chim bồ câu. Đa kể cho chim nghe về nỗi buồn của em. Tuần 5: Bài 1: Đọc các từ ở mỗi cột sau: A B Trường học Trường tiểu học Vân Hồ Bệnh viện Bệnh viện Chợ Rẫy Nhà máy Nhà máy Điện cơ Hà Nội Phường Phường Hoàng Văn Thụ a) Từ ở cột nào dùng để chỉ nhiều vật? Từ ở cột nào chỉ một vật? Viết ý kiến của em vào chỗ trống: b) Từ chỉ một vật được viết hoa hay từ chỉ nhiều vật được viết hoa? Ghi ý kiến của em vào chỗ trống: Bài 2. Hãy viết tên của một vật hoặc một người theo mỗi yêu cầu sau: - Tên của em (ghi đầy đủ cả họ và tên) - Tên của cô giáo em (ghi đầy đủ cả họ và tên) - Tên một dòng sông hoặc một ngọn núi ở vùng quê em: - Tên xã (hoặc tên phường) nơi em ở: Bài 3. Điền tiếp ý của em vào chỗ trống để mỗi dòng sau thành câu: a) Bạn thân của em là b) là giáo viên c) Đồ chơi em thích là d) Món ăn em thích là Bài 4. Viết 1 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? để: a)Giới thiệu nghề nghiệp của bố hoặc nghề nghiệp của mẹ em: b) Giới thiệu người em yêu quý nhất trong gia đình: c) Giới thiệu quyển sách (hoặc truyện) em thích: Đáp án: - Bài tập 1: từ ở cột A chỉ nhiều vật, từ ở cột B chỉ một vật. Từ chỉ nhiều vật (tên chung) không viết hoa, từ chỉ một vật duy nhất (tên riêng) thì viết hoa. - Bài tập 2 – Ví dụ: + Tên em: Hoàng Bích Phượng + Tên cô giáo em: Trần Thu Trang + Tên sông hoặc núi ở quê em: sông Chảy/ núi Bà Đen + Tên xã ( hoặc phường): xã Văn Khê/ Phường Thổ Quan - Bài tập 3 – Ví dụ: a) Bạn thân của em là bạn Hùng b) Bố em là giáo viên c) Đồ chơi em thích là máy bay tự động d) Món an em thích là món canh cá nấu chua - Bài tập 4 – Ví dụ a) Giới thiệu nghề nghiệp của bố hoặc nghề nghiệp của mẹ em: Mẹ em là nhân viên bán hàng ở cửa hàng bách hóa b) thiệu người em yêu quý nhất trong gia đình: người em yêu quý nhất trong gia đình là ông ngoại em c) Giới thiệu quyển sách (hoặc truyện) em thích: Quyển sách em thích nhất là quyển 501 câu đó dành cho học sinh tiểu học. Tuần 6 Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu để trống ở mỗi dòng sau. Điền vào chỗ trống bộ phận câu thích hợp để những dòng này thành câu: a) Em Mai (là) b) là lớp trưởng của lớp em. c) là đồ dùng học tập của em. d) Sông Hồng Hà và sông Cửu Long (là) Bài 2. Đọc các câu sau: a. Em không thích ăn bánh đậu xanh. b. Lớp em không có bạn tên là Phong Tìm những câu có cách nói khác nhưng có nghĩa giống với mỗi câu trên. Viết lại các câu tìm được vào chỗ trống a. Em không thích ăn bánh đậu xanh. - - b. Lớp em không có bạn tên là Phong - - Bài 3. a) Dùng cụm từ để làm gì để hỏi về tác dụng của những đồ vật sau: a) Cái áo - M: Cái áo dùng để làm gì? b) Cái chăn - c) Đôi đũa - d) Cái nồi - b) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi ở bài tập 3. a) vào chỗ trống: Đáp án: - Bài tập 1: a) là ai? – Điền: là em gái em b) Ai? – Điền : Trung c) Ai? – Điền: Sách vở d) Là gì? – Điền: hai con sông lớn của nước ta - Bài tập 2 – Ví dụ a. Em có thích ăn bánh đậu xanh đâu. - Em đâu có thích bánh đậu xanh b. Lớp em không có bạn tên là Phong đâu - Lớp em đâu có bạn tên là Phong - Bài tập 3. a) Cái áo dùng để làm gì? – trả lời: Cái áo dùng để mặc cho đẹp người b) Cái chăn dùng để làm gì? – trả lời: Cái chăn dùng để đắp cho ấm người c) Đôi đũa dùng để làm gì? – trả lời: Đôi đũa dùng để gắp thức ăn d) Cái nồi dùng để làm gì? – trả lời: Cái nồi dùng để nấu thức ăn Tuần 7 Bài 1. Tìm từ có nghĩa thích hợp để điền vào chỗ trống ở từng dòng. a) Làm cho gạo chín thành cơm gọi là b) Làm cho quần áo sạch bằng nước và xà phòng gọi là c) Làm đứt một vật bằng kéo, dao hoặc vật sắc gọi là d) Hỏi người bệnh về tình hình sức khỏe và dùng các dụng cụ để biết tình hình bệnh của người bệnh gọi là Bài 2. Viết lại những việc hàng ngày em thường làm ở trường. Bài 3. Đặt một câu với mỗi từ sau: học, chơi, múa hát, thăm. Bài 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào mỗi chỗ trống sau: - Cô giáo đã cho em biết nhiều điều hay. - Đến trường học em phải thầy cô. - Chúng em theo lời khuyên bảo của thầy cô. - Cô giáo em học sinh rất chu đáo (chăm sóc, chào, nghe, dạy) Đáp án - Bài 1: a) – nấu; b)- giặt; c)- cắt; d)- khám bệnh - Bài 2: học bài, nghe giảng, làm bài tập, hát, vui chơi, tập thể dục - Bài 3- Ví dụ: + Chúng em ngồi trong lớp để học bài. + Giờ ra chơi, các bạn chơi ở sân trường. + Chúng em múa hát mừng ngày sinh nhật Bác. + Cô giáo đưa chúng em đi thăm nhà truyền thống cách mạng của xã. - Bài 4: + Chỗ trống thứ nhất: dạy + Chỗ trống thứ hai: chào + Chỗ trống thứ ba: nghe + Chỗ trống thứ tư: chăm sóc Tuần 8 Bài 1. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con vịt trong đoạn thơ sau: Nó trôi Cạp cạp Nó bơi Nó hụp Trên trời Nó dò Dưới nước Nó lặn Nó trôi Nó mò Nó bơi Bài 2. Chọn từ trong ngoặc để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp: Ai cây. Người đó tiếng hát. Trên vòm cây Chim lời mê say. Ai cây. Người đó ngọn gió. cành cây Hoa lá lay lay. (có, trồng, rung, hót, đùa) Bài 3. Em đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a) Thầy đặt thời gian biểu cho cả lớp: sáng sớm dậy, tự học bài buổi tối ôn bài vừa học. b) Thầy xem vở của từng bạn lắc đầu không nói gì. c) Tấm lòng thầy sáng như vầng mặt trời bao la như biển cả. Đáp án - Bài 1: gạch dưới các từ trôi, bơi, hụp, dò lặn, mò. - Bài 2: + Chỗ trống thứ nhất: trồng + Chỗ trống thứ hai: có + Chỗ trống thứ ba: hót + Chỗ trống thứ tư: Trồng + Chỗ trống thứ năm: có + Chỗ trống thứ sáu: rung + Chỗ trống thứ bảy: đùa - Bài tập 3: a) Dấu phẩy đặt sau từ bài, đặt sau từ tối b) Dấu phẩy đặt sau từ bạn c) Dấu phẩy đặt sau từ trời Tuần 9 Bài 1. Điền tiếp vào từng chỗ trống những từ chỉ đồ vật cùng loại với các từ đã cho: a) Bút chì, thước kẻ, tẩy, b) Quần, áo, dép, c) Cơm, thịt, rau, Bài 2. Đọc các từ sau rồi xếp chúng vào bảng ở dưới cho phù hợp: mẹ, anh, ông bà, học sinh, thầy giáo, em, cô giáo, hiệu trưởng, trưởng thôn, hàng xóm, tổ trưởng tổ dân phố. Từ chỉ người trong gia đình Từ chỉ người ở trường học Từ chỉ người ở thôn xóm (hoặc phố phường) Bài 3. Gạch dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và vật trong đoạn văn sau: Chuông chùa vang lên đánh thức Hà. Em vội vã rửa mặt rồi chạy ra bờ sông. Ô! Cái mầm non bé xíu qua một đêm đã cao lên mấy phân. Hà vốc nước sông tưới cho nó. Bài 4. Tìm từ thích hợp để điền vào bảng sau (mỗi ô trong bảng điền ít nhất 3 từ): Những hoạt động do tay người làm Những hoạt động do chân người làm Những hoạt động do óc người làm M : múa M : đạp M : nghĩ Bài tập 5. Chọn 3 từ ở 3 cột trong bài tập 4 (mỗi cột chọn ra một từ) để đặt 3 câu theo mẫu Ai – làm gì? vào chỗ trống ở dưới. Đáp án: - Bài tập 1: a) Điền thêm: vở, sách, bút bi, cặp sách b) Điền thêm: áo, quần, khăn, mũ c) Điền thêm: canh, cháo, mì, bún, cá, - Bài tập 2: Từ chỉ người trong gia đình Từ chỉ người ở trường học Từ chỉ người ở thôn xóm (hoặc phố phường) Bà, mẹ, anh, em Hiệu trưởng, cô giáo, thầy giáo, học sinh, cô nuôi, nhân viên Trưởng thôn, hàng xóm, tổ trưởng tổ dân phố, đội trưởng Bài tập 3: Những từ gạch dưới: vang, rửa, chạy, vốc, tưới Bài tập 4: Những hoạt động do tay người làm Những hoạt động do chân người làm Những hoạt động do óc người làm M : múa, cầm, nắm, viết, xách M : đạp, đá, đi, chạy, nhảy M : nghĩ, nhớ, thương, căm, thù, phát minh Bài tập 5 – Ví dụ: + Cô giáo em bắt tay các vị khách quý đến thăm lớp. + Giờ thể dục, các bạn lớp em chạy quanh sân trường + Chúng em mới nghĩ ra một trò chơi mới. Tuần 10 Bài 1. Viết các từ vào chỗ trống: a) Chỉ những người họ hàng bên bố em: b) Chỉ những người họ hàng bên mẹ em: Bài 2. Đọc các từ sau: cô, dì, bác, cậu, mợ, thím, chú, bà nội, ông ngoại. Xếp các từ trên vào từng chỗ trống sau cho phù hợp: a) Họ nội: [...]...b) Họ ngoại: Bài 3 Đoạn văn sau có mấy câu? Câu nào là câu hỏi, câu nào là câu kể lại sự việc? Dùng dấu chấm và dấu chấm hỏi để tách các câu trong đoạn văn này: Nam mới về đến cửu đã nghe thấy tiếng ông: - Cháu đã về đấy ư - Thư ông, vâng ạ - Rửa chân tay đi rồi vào ăn cơm, cháu nhe! Đáp... thím, cô b) Điền các từ: Ông ngoại, cậu, mợ, dì Bài tập 3: + Dòng thứ nhất: câu kể lại sự việc và chuẩn bị dẫn lời nói trực tiếp của ông + Dòng thứ hai: câu hỏi của ông, kết thúc câu là dấu chấm hỏi + Dòng thứ ba: lời đáp của cháu là lời kể sự việc tóm tắt, kết thúc câu bằng dấu chấm + Dòng thứ tư: là câu sai khiến, kết thúc câu bằng dấu chấm than . để đặt câu với từ đó. Viết câu em đặt được vào chỗ trống: Bài 3: Những câu sau đã đánh dấu các từ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các từ trong từng câu để tạo ra nhiều câu mới. Viết các câu mới. là quyển 501 câu đó dành cho học sinh tiểu học. Tuần 6 Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu để trống ở mỗi dòng sau. Điền vào chỗ trống bộ phận câu thích hợp để những dòng này thành câu: a) Em Mai. nội: b) Họ ngoại: Bài 3. Đoạn văn sau có mấy câu? Câu nào là câu hỏi, câu nào là câu kể lại sự việc? Dùng dấu chấm và dấu chấm hỏi để tách các câu trong đoạn văn này: Nam mới về đến cửu đã nghe

Ngày đăng: 18/06/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan