TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm

89 2.2K 38
TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH DỆT NHUỘM 3 1.2.1Sản xuất sợi 6 1.2.2Dệt vải 7 1.2.3 Xử lý vải 8 1.2.4 Làm bóng vải 9 1.2.5Nhuộm, in hoa 9 1.2.6 Hoàn thiện sản phẩm 13 1.3.1Phân loại thuốc nhuộm theo Cấu tạo hóa học 14 1.3.2 Phân loại thuốc nhuộm theo Phân lớp kỹ thuật 15 21 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 22 2.1.1Nước thải 22 2.1.2Khí thải 25 2.1.3Nhiệt và tiếng ồn 27 Ô nhiễm nhiệt 27 Ô nhiễm tiếng ồn 28 2.1.4Chất thải rắn 28 2.2.1Chất thải nguy hại là gì? 29 2.2.2Phân loại chất thải nguy hại 29 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 34 3.1.1Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại 35 3.1.2Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại 35 3.4.1Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại 39 Chất thải rắn sinh hoạt 39 Chất thải nguy hại 39 3.4.2Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí 40 Khống chế bụi bông trong công đoạn dệt 40 Đối với bụi từ việc vận chuyển và xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm 40 Giảm thiểu khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất 40 Giảm thiểu bụi, khí thải do đốt nhiên liệu vận hành lò hơi 41 3.4.3Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước 42 Các thông số khảo sát và phương pháp lấy mẫu 42 Các quá trình như quá trình sinh học, hoá học hoặc quang hoá học khử các hợp chất thuốc nhuộm, kết quả của các quá trình này là thuốc nhuộm mất màu 43 CHƯƠNG 4: CASE STUDY 61 Hình 4.1 _ Quy trình quấn sợi từ bông vải 62 Hình 4.2 _ Quy trình dệt vải (có nhuộm) từ sợi vải 64 4.4.1Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ sản xuất 68 4.4.2Khí thải từ dây chuyền công nghệ 68 4.4.3Tác động của các chất ô nhiễm không khí 69 4.4.4Hướng giải quyết 69 Khống chế bụi bông trong công đoạn dệt 69 Đối với bụi từ việc vận chuyển và xúc bốc, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm 71 Giảm thiểu khí thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất 71 1 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 4.5.1Nước thải sinh hoạt 72 4.5.2Nước thải sản xuất 73 4.5.3Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 74 4.5.4Hướng giải quyết, khắc phục 75 Nước thải sinh hoạt 75 Nước thải sản xuất 77 4.6.1Chất thải rắn sinh hoạt 82 4.6.2Chất thải rắn sản xuất 84 4.6.3Chất thải nguy hại 85 4.6.4Hướng giải quyết, khắc phục 87 Chất thải rắn sinh hoạt 87 Chất thải rắn sản xuất 87 Chất thải nguy hại 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 2 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH DỆT NHUỘM 1.1. Tổng quan Ngành dệt nhuộm ở Việt Nam đã phát triển và tồn tại lâu đời. Từ thời phong kiến, Việt Nam đã có nhiều làng nghệ dệt nhuộm nổi tiếng: Vạn Phúc (Hà Tây), Triều Khúc (Hà Nội), làng Mẹo (Thái Bình)… Tuy nhiên dệt nhuộm chính thức được coi là một ngành công nghiệp từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự phát triển nhanh chóng về hình thức và quy mô. Các doanh nghiệp dệt may được thành lập với máy móc sản xuất hiện đại của châu Âu: nhà máy dệt Nam Định, dệt Vĩnh Phú, công ty may Thăng Long, công ty may Nhà Bè, Hòa Bình, Việt Tiến, nhà máy dệt Phong Phú, Việt Thắng, Thành Công… Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu: Liên Xô, Hungari, Tiệp Khắc, Đông Đức… Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong tổng số lao động cả nước. Trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt 1,97 tỉ USD thì năm 2009 đã tăng lên 9,1 tỉ USD, dự kiến năm 2010 vượt trên 10 tỷ USD (Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam) Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch xuất khẩu dệt may (triệu USD) 7750 9120 9066 11175 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 16, 2% 14,5% 16,2% 15,6% (Nguồn: GS0, HBBS) Bảng 1.2: Sản lượng của ngành dệt may Việt Nam Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sợi (nghìn tấn) 384,9 392,9 538,3 810,2 967,1 1029,4 Vải (triệu m 2 ) 700,4 1076,4 1187,3 1176,9 1238,3 1234,7 (Nguồn: tổng cục thống kê) Quy mô sản xuất mở rộng, sản lượng gia tăng, chủng loại sản phẩm phong phú… đã cho thấy sự phát triển của ngành dệt nhuộm. Nhưng với nền cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế như nước ta thì sự phát triển công nghiệp luôn song hành cùng sự ô nhiễm môi trường. Ngành công nghiệp dệt nhuộm ở nước ta hiện nay khác với các nước trên thế giới là các công đoạn trong ngành Dệt nhuộm thường không tách riêng 3 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 thành các nhà máy độc lập, mà nằm chung trong một công ty. Khi nói đến nền công nghiệp Dệt tức là nói đến tất cả các ngành kéo sợi, dệt và nhuộm. Vì thế chất thải rắn, nước thải từ các nhà máy Dệt nhuộm nhiều và thành phần phức tạp. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường phát sinh từ ngành Dệt nhuộm đang ở mức báo động, đòi hỏi các cơ quan quản lý có những biện pháp quản lý hiệu quả. 1.2. Quy trình sản xuất Dệt nhuộm là ngành công nghiệp bao gồm nhiều công đoạn sản xuất. Tuỳ từng loại sản phẩm vải mà quy trình sản xuất được áp dụng khác nhau. Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 4 quá trình cơ bản: - Sản xuất sợi - Dệt vải - Xử lý hoá học vải - Nhuộm, in hoa 4 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 5 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình Dệt nhuộm Nguyên liệu đầu vào Kéo sợi, chải Hồ sợi Dệt vải Giũ hồ Nấu vải Tẩy trắng Làm bóng Nhuộm, in hoa Hoàn thiện sản phẩm G iặt Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 1.2.1 Sản xuất sợi Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông, len thô (xơ) chứa các sợi có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất, hạt… Nguyên liệu thô được đánh tung, làm sạch, sạch nhằm loại bỏ các tạp chất như cát, bụi và vỏ cây. Tùy theo yêu cầu sản phẩm, xơ được pha trộn theo tỷ lệ và kéo dài dưới dạng cúi sợi để các xơ gần như là song song mà không xoắn vào nhau. Quá trình pha trộn được tiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh, được gọi là kéo duỗi. Việc loại bỏ các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ sợi trong con cúi đều nằm trong giới hạn chiều dài nhất định được gọi là chải thô. Công đoạn chải kỹ sẽ tiếp tục làm các sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có hoặc còn rất ít sợi bị quấn vào nhau. Lúc này, xơ sợi có đủ độ bền được xe lại tạo ra sợi thành phẩm. Hình 1.2: Sơ đồ quá trình sản xuất sợi 6 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 Các sợi thành phẩm được chuyển qua quá trình Hồ sợi. Đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hành dệt vải. Ngoài ra còn sử dụng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat… 1.2.2 Dệt vải Dệt vải là sự kết hợp sợi ngang với sợi dọc để thành tấm vải. Hiện nay quá trình dệt vải được tiến hành bằng máy móc là chủ yếu. Các loại vải được sản xuất gồm: vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt. Mỗi loại vải khác nhau thì quá trình sản xuất cũng khác nhau. a) Vải dệt thoi Vải dệt thoi được tạo thành từ sợi dọc và sợi ngang. Sợi được căng theo chiều dài của vải được gọi là sợi dọc, và các sợi vắt theo khổ vải được gọi là sợi ngang. Các sợi dọc phải đủ bền để chịu được sức căng đáng kể trong quá trình dệt. Nếu sợi dọc đủ bền, có thể dùng các loại sợi kém hơn để làm sợi ngang vì chúng sẽ đan xen kết hợp với nhau nhờ các sợi dọc trên vải. Để tránh sợi dọc bị đứt gãy trong quá trình dệt, người ta tăng cường độ bền bằng cách phủ một lớp hồ mỏng và sau đó sấy khô. Hồ tinh bột chủ yếu được dùng cho loại vải cotton, còn loại hồ có chứa polymer tổng hợp được dùng cho sợi tổng hợp. Để đảm bảo độ bền và chắc của vải, kết hợp với độ co giãn nhất định, cần phải có sự kết hợp các sợi dọc và ngang một cách phù hợp. Việc dệt này được hoàn thành trên thiết bị gọi là khung dệt. b) Vải dệt kim Dệt kim được tiến hành bằng tay hoặc máy. Các hàng mũi đan được hình thành sao mỗi hàng sau lại nối tiếp với hàng trước nó. Trong máy dệt kim, có một loạt các kim được sắp cách đều nhau với khoảng cách tỉ lệ với kích thước mắt sợi cần dệt. Quanh mỗi kim là một vòng sợi để hình thành mắt sợi trong quá trình dệt. Sợi được dẫn theo từng kim (hoặc ngược lại) và sự di chuyển của cả kim và sợi diễn ra theo cách thức một mắt sợi sẽ được tạo thành từ vòng sợi và để lại một vòng sợi mới quanh mũi kim. Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại. Các mũi kim đặt cạnh nhau và thao tác như trên sẽ diễn ra lần lượt với từng mũi kim. Sau mỗi lượt dệt, một hàng mắt sợi được hình thành. c) Vải không dệt Vải không dệt có thể dễ dàng sản xuất, nhanh và rẻ, và mang lại sự hài lòng của người tiêu dùng. Vải không dệt là sự pha trộn của nhiều loại xơ. Một trong các loại xơ được phân bố đồng đều trong hỗn hợp đó là một loại xơ đặc biệt, có khả năng trở thành xơ dính tại bất kỳ công đoạn gia công phù hợp nào, từ đó đóng vai trò như một 7 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 chất kết dính. Lúc đó, hỗn hợp xơ sẽ tạo thành một lớp hoặc mạng tương đối dày có chiều rộng phù hợp với chiều rộng của tấm vải thành phẩm. Tại công đoạn cuối cùng, lớp xơ sợi sẽ được ép nóng, để loại xơ đặc biệt chứa trong đó tan chảy từng phần và dính kết các xơ lại với nhau. Khi áp lực không còn nữa, các xơ của vải không dệt sẽ gắn chặt với nhau nhờ liên kết này. Lượng phát thải sinh ra trong giai đoạn sản xuất vải chủ yếu là ở khâu hồ sợi. Dịch hồ đã sử dụng chứa hoá chất hồ dư bị thải ra ngay sau khi sử dụng hoặc sau một vài lần tuần hoàn. Lượng chất thải sinh ra trong các công đoạn khác của quá trình sản xuất vải trong thực tế hầu như không đáng kể. 1.2.3 Xử lý vải Vải sau khi dệt đang ở dạng thô được gọi là vải mộc. Vải này khi sờ vào có cảm giác thô ráp và còn chứa tạp chất từ xơ tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất vải. Quá trình xử lý vải được thực hiện để cải thiện hình thức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. a) Giũ hồ Công đoạn giũ hồ nhằm loại bỏ các chất hồ. Tùy theo loại hồ, việc giũ hồ có thể được thực hiện bằng nước, bằng emzym ở nhiệt độ cao, bằng hóa chất (xút). Quy trình giũ hồ cũng phần nào loại bỏ được các tạp chất lẫn trong vải. b) Nấu vải Quá trình nấu vải được thực hiện ở áp suất, nhiệt độ cao (2 - 3at, 120 - 130 0 C) trong dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, Na 2 CO 3 , chất phụ trợ để tách loại phần hồ còn bám lại trên sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi (như pectin, hợp chất chứa nitơ, axit hữu cơ, dầu, sáp…) đồng thời làm tăng độ mao dẫn, độ ngấm của vải và tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm của vải. Vì thế, nước thải từ quá trình nấu có độ kiềm cao, chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa, và một lượng lớn hồ tinh bột. Trước khi nhuộm, vải cần được làm sạch bề mặt, loại bỏ những chất bẩn. Trong quá trình này, một số loại hồ vải và các chất kết dính tự nhiên được sử dụng làm chất hồ chính trên bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, sự kéo căng bề mặt vải với tốc độ cao của những máy dệt đã tạo ra những loại chất như PVA (polyvinyl alcohol). PVA là một chất khó phân huỷ vì là một polymer mạch dài, do vậy rất khó tách ra khỏi nước thải. Trong quá trình này cũng sử dụng các chất hoá học như những tác nhân hoạt động bề mặt, tác nhân oxy hoá hồ vải, NaOH, H 2 O 2 , NaOCl, axit axetic và những chất phụ gia khác. Vì vậy, quá trình này thường tạo ra các chất hoá học khó phân huỷ với nồng độ cao trong nước thải. c) Tẩy trắng Mục đích của công đoạn này là làm cho vải sạch vết dầu, mỡ, làm cho vải có độ trắng theo yêu cầu. Các chất tẩy thường là nước Javen (natri hypoclorit NaClO, 8 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 natriclorit NaClO 2 ), dung dịch Clo, hydropeoxit (H 2 O 2 ), cùng với các chất phụ trợ. Nước thải từ quá trình tẩy chứa kiềm dư, chất tẩy rửa. Ngoài ra nước thải còn có một hàm lượng các chất halogen hữu cơ nếu sử dụng các hợp chất tẩy chứa Clo. Các chất này có khả năng gây ung thư và đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng. 1.2.4 Làm bóng vải Công đoạn này làm cho sợi vải trương nở, tăng khả năng thấm nước, tăng khả năng bắt màu bắt màu thuốc nhuộm, sợi bóng hơn. Thông thường sử dụng dung dịch NaOH có nồng độ từ 280 - 300g/l ở nhiệt độ thấp để làm bóng vải (vải nhân tạo không cần làm bóng). Quá trình này tạo ra những sản phẩm có độ bóng cao. Thường áp dụng đối với loại vải cotton hoặc vải lụa tơ tằm. Quá trình ngâm kiềm sử dụng lượng lớn NaOH, độ kiềm của nước thải có giá trị pH lên tới khoảng 14, do vậy nước thải cần phải được trung hoà trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. 1.2.5 Nhuộm, in hoa a) Nhuộm vải Đây là quá trình sử dụng các loại thuốc nhuộm tạo màu cho vải. Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các phụ gia hữu cơ để tăng khả năng gắn màu. Thuốc nhuộm có thể là phân tán, hoàn nguyên hoặc những loại khác. Để nhuộm vải người ta thường sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hoá chất trợ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của của thuốc nhuộm. Phần hoá chất và thuốc nhuộm không gắn vào vải đi vào nước thải gây ra độ màu và tải lượng COD cao. Hầu hết các loại thuốc nhuộm đều là dạng anionic và các loại sợi bông cũng là dạng anionic. Vì vậy, để cho thuốc nhuộm bắt màu vào sợi vải cần phải sử dụng đến một lượng lớn muối (NaCl, Na 2 SO 4 ), các chất cầm màu syntephix, tinofix… Dư lượng của tất cả các chất này đều đổ vào nước thải gây ô nhiễm trầm trọng nước thải dệt nhuộm. Loại thuốc nhuộm sử dụng phụ thuộc vào loại vải, sợi vải và các đặc tính cần có của sản phẩm như: độ bền màu, độ bền với ánh sáng, bền nhiệt… Quá trình này cũng sử dụng chất phân tán, sunfua, indanthren hay napton theo yêu cầu sản phẩm và nguyên liệu vải. Do vậy nước thải có thành phần các chất với nồng độ và độ màu cao. Quá trình nhuộm được thưc hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc mong muốn. Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tử chất nhuộm gắn chặt vào sợi vải. Có thể thực hiện nhuộm liên tục hoặc theo mẻ. Trong cả hai trường hợp, thuốc nhuộm dần khuếch tán vào trong sợi vải. Có các phương pháp đưa thuốc nhuộm vào trong hoặc lên trên sợi vải như sau: - Nhuộm tận trích: khuếch tán thuốc nhuộm đã hoà tan vào sợi vải. - Nhuộm pigment: phủ thuốc nhuộm không hoà tan lên bề mặt sợi vải. 9 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 - Nhuộm khối và nhuộm gel: thâm nhập thuốc nhuộm trong quá trình sản xuất sợi. Mức độ gắn màu lên vải khi nhuộm thay đổi tuỳ theo loại thuốc nhuộm và loại vải được nhuộm. Nồng độ thuốc nhuộm trong nước thải cũng thay đổi tương ứng. Độ tận trích của một số loại thuốc nhuộm được đưa ra trong bảng sau: Bảng 1.3: Độ tận trích một số loại thuốc nhuộm Nhóm thuốc nhuộm Loại vải Độ tận trích Lượng có trong nước thải Thuốc nhuộm cation Lụa Acrylic ~ 98 % ~ 2 % Thuốc nhuộm axít Len, lụ a, Rayon 95 - 98 % 2 - 5 % Thuốc nhuộm chứa phức kim loại Len, Nylon 95 – 98 % 2 - 5 % Thuốc nhuộm trực tiếp Cotton, viscose ~ 80 % ~ 20 % Thuốc nhuộm phân tán Polyester, Nylon, Acetate ~ 90 % ~ 10 % Thuốc nhuộm hoàn nguyên Cotton, viscose ~ 95 % ~ 5 % Thuốc nhuộm lưu huỳnh Cotton, viscose ~ 60 % ~ 40 % Thuốc nhuộm hoạt tính Cotton, viscose 50 – 95 % 5 - 40 % b) In hoa In hoa là tạo ra các hoa văn có màu trên vải. Công đoạn này được thực hiện bằng cách dùng hồ in có chứa thuốc nhuộm hoặc chất màu và các chất trợ khác. Có thể in hoa bằng cách in khuôn, in lưới,… để tạo ra các hoa văn có màu trên chất liệu vải. Công đoạn này sẽ sinh ra một lượng lớn nước thải có độ màu cao. Quy trình in hoa trên vải bao gồm các bước sau: xử lý trước in, in, sấy khô, gắn màu, giặt. • Xử lý trước in Xử lý vải một cách thích hợp trước khi in là một bước rất quan trọng để in thành công. Điều cần thiết là phải ổn định khuôn vải. Để đạt được điều này cần loại bỏ độ căng sinh ra trong quá trình dệt, ổn định cấu trúc dệt và làm thẳng các sợi dọc, sợi ngang theo hướng sợi. Việc ổn định kích thước và chống nhăn đòi hỏi vải phải được định hình trên thiết bị định hình. Để tăng độ đàn hồi của vải, vải cần được xử lý bằng dung dịch có chứa 2 - 3% natri cacbonat trong vòng 15 - 20 phút ở nhiệt độ sôi. Quá trình này sẽ làm cho bề mặt vải sạch nhờ sức nước. Sau khi được xử lý kiềm, vải được axit hoá bằng axit axetic, giặt và sấy khô. 10 [...]... bìa, các chất thải sinh hoạt nói chung Hệ thống xử lý nước thải Bùn thải Trong bảng bao gồm tất cả chất thải rắn phát sinh trong ngành dệt nhuộm bao gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại vì vậy việc phân loại khi thu gom là việc hết sức cần thiết để đảm bảo trong khâu xử lý tránh ô nhiễm môi trường 2.2 Chất thải nguy hại ngành dệt nhuộm 28 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm... trên danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/TT - BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguy n và Môi trường Dưới đây là thống kê các chất thải nguy hại của ngành dệt nhuộm: 30 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 Bảng 2.5: Chất thải nguy hại chính phát sinh trong quá trình sản xuất dệt nhuộm Mã CTNH Tên chất thải 02 08 01 Chất thải có chứa silicon... Rắn/ lỏng * Đ, ĐS Rắn/ lỏng * Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn * 32 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 cơ Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại Sự cố khu kho chứa hóa chất 19 12 02 hữu cơ Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô Sự cố khu kho chứa hóa chất 19 12 03 cơ và hữu cơ Đ, ĐS Rắn * Đ, ĐS Rắn ** 33 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 –... Nhóm 6 2.2.1 Chất thải nguy hại là gì? Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người 2.2.2 Phân loại chất thải nguy hại Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại nhưng... 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 3.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại Hệ thống quản lý chất thải nguy hại cho ngành dệt nhuộm cũng tương tự như hệ thống quản lý CTNH cho các ngành khác, bao gồm 4 thành phần cơ bản như được trình bày trong Hình … Dĩ nhiên, đối với từng loại CTNH phát sinh của ngành dệt nhuộm sẽ lựa chọn những kỹ thuật xử lý phù hợp Luật pháp Cưỡng chế Hệ thống quản lý hành chính... nhau và hình thành nên một hệ thống bao gồm hai phần chính: hệ thống quản lý hành chính pháp luật và một hệ thống kỹ thuật bổ trợ Nhìn chung, tương tự như quản lý chất thải rắn, có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại Tùy thuộc vào khoa học. .. thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản lý 34 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 – QLMT 2012 kỹ thuật hay ngược lại Nhìn chung, mối quan hệ của hai hệ thống này là quan hệ hỗ tương và liên kết chặt chẽ với nhau 3.1.1 Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các... ĐS Rắn * Ngoài ra còn có các chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên từ các nguồn phát sinh trong nhà máy dệt nhuộm theo bảng 31 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 Bảng 2.6: Chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên trong nhà máy dệt nhuộm Mã CTNH Tên chất thải Nguồn phát sinh Cặn sơn, sơn có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần Sữa chữa, quét sơn nhà xưởng nguy hại. .. , H2O2, chất giặt tẩy Nhiệ t Giặt Nước thải Sấy khô Khí thải Định hình, đóng gói Vải vụn, báo bì hỏng Thành phẩm Hình 1.3: Quy trình sản xuất dệt nhuộm kèm dòng thải 21 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1 Các vấn đề môi trường phát sinh từ ngành dệt nhuộm Ngành sản xuất công nghiệp dệt nhuộm tạo ra nền kinh tế phát triển cho... tích nước 23 Quản lý chất thải nguy hại ngành Dệt nhuộm – Nhóm 6 Công đoạn Hoàn tất Hóa chất sử dụng Dòng thải từ các công đoạn xử lý nhằm tạo ra các tính năng mong muốn cho thành phẩm Chất ô nhiễm cần quan tâm BOD, COD, TSS Bên cạnh nước thải, xơ sợi chứa các tạp chất và hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý vải cũng góp phần gây ra sự ô nhiễm của dòng thải ngành dệt nhuộm Phần lớn các tạp chất có trong . thống quản lý hành chính chất thải nguy hại 35 3.1.2Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại 35 3.4.1Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại 39 Chất thải rắn sinh hoạt 39 Chất. 25 2.1.3Nhiệt và tiếng ồn 27 Ô nhiễm nhiệt 27 Ô nhiễm tiếng ồn 28 2.1. 4Chất thải rắn 28 2.2. 1Chất thải nguy hại là gì? 29 2.2.2Phân loại chất thải nguy hại 29 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI. 77 4.6. 1Chất thải rắn sinh hoạt 82 4.6. 2Chất thải rắn sản xuất 84 4.6. 3Chất thải nguy hại 85 4.6.4Hướng giải quyết, khắc phục 87 Chất thải rắn sinh hoạt 87 Chất thải rắn sản xuất 87 Chất thải nguy hại 87 TÀI

Ngày đăng: 16/06/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan