F:Tuần 27 HSG.doc

15 300 0
F:Tuần 27 HSG.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 27 Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2011 Môn: Tiếng Việt Câu 1: a) Tìm và viết vào chổ trống từ ngữ thích hợp: - Trái nghĩa với "đặc":… - Trái nghĩa với " nông" : b) Điền dấu hỏi hay ngã trên những chữ in đậm sau: Suy nghi ; nghi hè ; nghi ngơi, nghi ngợi, nhà nghi, ngẫm nghi. Câu 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong khổ thơ sau: Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt. Câu 3: Hãy viết tiếp vào chỗ chấm trong từng câu dưới đây để mỗi câu sử dụng hai dấu phẩy: a) Hà Nội,………. là những thành phố lớn của nước ta. b) Trong vườn,hoa hồng,………….đua nhau nở rộ. c) Dọc bờ sông, những vườn xoài,…….sum suê trĩu quả. Câu 4: Với mỗi từ ngữ dưới đây hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. - Cái trống trường. - Cây bàng. - Cái cặp sách của em. Câu 5: Đặt câu theo mẫu: a) Ai là gì? b) Ai thế nào? c) Ai làm gì? Câu 6: Đọc đoạn văn sau: " Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều…" Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn( 5 - 7 câu) nói về quê hương để trả lời câu hỏi của em nhỏ trong bài thơ. BGH ký duyệt: Tuần: 28 Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011 Môn: Tiếng Việt Câu 1: Chọn các từ ngữ thích hợp điền đúng vào hai cột sau: buồn bã, đổ vào, uống, ngạc nhiên, nghĩ, trả lời, họp, tức giận, thua, cãi nhau, nhảy múa, vui vẻ. Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ trạng thái ………………………………………. ………………………………………. ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: a) Cây hoa phượng là cây hoa học trò. ……………………………………………………………………………… b) Hai chú gà trống là anh em cùng một mẹ. ……………………………………………………………………………… c) Chim ưng là loài chim ăn thịt. …………………………………………………………………………………. Câu 3: Hãy chỉ rõ mỗi câu sau thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? a) Mẹ vén nắm cơm, trở cho cơm chín. câu này thuộc kiểu câu……………. b) Cột kèo, mái rạ đen bóng màu bồ hóng. câu này thuộc kiểu câu……………. c) Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa. câu này thuộc kiểu câu……………… Câu 4: Em hãy điền vào dấu câu nào cho đúng? Tết sắp đến, bố mẹ Lan đi chợ hoa Lát sau, bố chở về trên xe một cây bích đào, cánh hoa đỏ thẫm. Còn mẹ đem về một chậu mai vàng lộng lẫy. Lan reo lên: - Ôi, hoa đẹp quá Bố nhìn hai chậu hoa, trầm trồ: - Tuyệt vời Có tết của hai miền ở trong nhà rồi đây Lan ngạc nhiên: - Sao lại có tết của cả hai miền ở trong nhà hở bố Bố bảo: - Vì mỗi thứ hoa gắn bó với tết của một miền, con ạ. Người Bắc thích hoa đào vì cho rằng hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại may mắn Người Nam thích hoa mai vì hoa mai có vẻ đẹp rực rỡ tươi vui, cao quý. Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Hướng dẫn làm bài: Câu 1: Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ trạng thái đổ vào,uống,nghĩ,trả lời, họp, cãi nhau, nhảy múa buồn bã, ngạc nhiên, tức giận, vui vẻ, thua Câu 2: a) Cây hoa phượng như thế nào? b) Hai chú gà trống như thế nào? c) Con gì là loài chim ăn thịt? Câu 3: a) Mẹ vén nắm cơm, trở cho cơm chín. câu này thuộc kiểu câu Ai làm gì? b) Cột kèo, mái rạ đen bóng màu bồ hóng. câu này thuộc kiểu câu Ai thế nào? c) Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa. câu này thuộc kiểu câu Ai là gì? Câu 4: Tết sắp đến, bố mẹ Lan đi chợ hoa . Lát sau, bố chở về trên xe một cây bích đào, cánh hoa đỏ thẫm. Còn mẹ đem về một chậu mai vàng lộng lẫy. Lan reo lên: - Ôi, hoa đẹp quá ! Bố nhìn hai chậu hoa, trầm trồ: - Tuyệt vời ! Có tết của hai miền ở trong nhà rồi đây . Lan ngạc nhiên: - Sao lại có tết của cả hai miền ở trong nhà hở bố? Bố bảo: - Vì mỗi thứ hoa gắn bó với tết của một miền, con ạ. Người Bắc thích hoa đào vì cho rằng hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Người Nam thích hoa mai vì hoa mai có vẻ đẹp rực rỡ , tươi vui, cao quý. BGH ký duyệt: Tuần 29 Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2011 Môn: Tiếng Việt I /Phần trắc nghiệm:Hãy khoanh vào ý em cho là đúng. Câu 1 ( 1điểm ) : Những câu nào dưới đây dược đặt theo mẫu câu : Ai thế nào ? A.Em đang cặm cụi làm bài. B.Bạn Lan mặc áo hoa. C.Anh Kim Đồng thông minh và nhanh nhẹn. Câu 2 ( 1điểm ) : Cho câu : Trên cành cây,chú chim sâu đang chăm chỉ bắt sâu. Bộ phận gạch chân trả lời câu hỏi nào ? A.Ở đâu ? B. Khi nào ? C. Vì sao ? Câu 3 ( 1 điểm ) Dòng nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm ? A. xanh ngắt, đồng lúa, hiền lành, hung ác. B. xanh ngắt, hiền lành, hung ác, ăn uống. C. xanh ngắt, hiền lành, chăm chỉ ,thông minh. Câu 4 ( 1 điểm ) Cho câu : Bạn Lan lớp em là một học sinh giỏi. Thuộc mẫu câu nào ? A. Ai là gì ? B. Ai thế nào ? C. Ai làm gì ? Câu 5 ( 1 điểm ) : Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả ? A. sản xuất, thủy triều, huýt sáo . B. lạnh lùng, nặng nề, con gián. C. bánh rán,triều chuộng,lấp lánh. II/ Phần tự luận Câu 6 ( 3 điểm ) : Tìm các từ chỉ đặc điểm, sự vật trong khổ thơ : Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt. Câu 7 ( 5 điểm ) Trong bài thơ : Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có viết : Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người. a) Những từ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa ? b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre ? Câu 8 ( 7 điểm ) Tập làm văn Quê hương em đang đổi mới từng ngày.Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10-12 câu ) giới thiệu về quê hương Hướng dẫn làm bài I/ Phần trắc nghiệm ( 5điểm )Khoanh đúng mỗi ý cho 1 điểm. Câu 1 ( 1điểm ) Khoanh vào ý D,C. Câu 2 ( 1điểm ) Khoanh vào ý A. Câu 3 ( 1điểm ) Khoanh vào ý C. Câu 4 ( 1điểm ) Khoanh vào ý A. Câu 5 ( 1điểm ) Khoanh vào ý C. II/Phần tự luận Câu 6 ( 3 điểm ) - Các từ chỉ đặc điểm là : trắng, vàng, tim tím,đỏ tươi. - Các từ chỉ sự vật là : Cây bầu,cây mướp,hoa xoan,râm bụt. Câu 7 ( 5 điểm ) a)Từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là :thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu,thương nhau,không ở riêng. b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cẩm nhận dược những phẩm chất đẹp đẽ của cây tre :Tràn đầy yêu thương ,đoàn kết che chở nhau ,kề vai sát cánh bên nhau,……… Câu 8 ( 7điểm ) Tập làm văn Nội dung chính của đoạn văn là kể về sự đổi mới đang diễn ra trên quê hương ( nơi em đang sống ) và niềm vui trước sự đổi mới của quê hương. Ví dụ : + Đường phố ( hoặc thôn xóm ) có thêm những gì mới mẻ ? Em có cảm nghĩ gì về sự đổi mới đó? + Cuộc sống, sinh hoạt trên quê hương em có những nét gì thay đổi so với trước đây ? Em nghĩ gì về sự thay đổi đó ? BGH ký duyệt: Tuần 30 Thứ hai, ngày 04 tháng 4 năm 2011 Môn: Tiếng Việt Câu 1: Khoanh tròn trước các chữ cái các từ ngữ thuộc các nhóm sau: A. Từ chỉ các hoạt động của con người giúp B. Từ chỉ các cảm xúc của con người đỡ nhau với con người a. quan tâm d. trẻ em a. thương yêu d. căm ghét b. trong nom g. thăm hỏi b. ông bà g. tự hào c. xanh tươi e. đùm bọc c. kính trọng e. làm việc Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ ( ) để hoàn chỉnh các thành ngữ, ca dao dưới đây: a. Nhường cơm b. Bán anh em xa c. Công cha như d. Nghĩa mẹ như Câu 3: Gạch chân những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo. Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau: a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng b. Các bạn học sinh trong cùng một lớp thường xuyên giúp nhau trong học tập ………………………………………………………………………………………… Câu 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, hai gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Thế nào trong các câu sau: a. Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi. b. Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ. Câu 6. : Ca dao có câu: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó?( hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?) . . Câu 7: Tập làm văn: Em đã được xem nhiều buổi biểu diễn văn nghệ. Hãy kể lại buổi biểu diễn văn nghệ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Hướng dẫn làm bài Môn: Tiếng Việt. Câu 1: 2 điểm . Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm A. Từ chỉ các hoạt động của con người giúp B. Từ chỉ các cảm xúc của con người đỡ nhau với con người a. quan tâm e. đùm bọc a. thương yêu d. căm ghét b. trong nom g. thăm hỏi c. kính trọng g. tự hào Câu 2: 2 điểm.Điền đúng mỗi câu cho 0,5 điểm a. Nhường cơm sẻ áo b. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. c. Công cha như núi Thái Sơn. d. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 3: 1 điểm: Gạch chân đúng mỗi từ cho 0.25điểm : bảo vệ, gìn giữ, đấu tranh, kháng chiến, . Câu 4: 2 điểm.Đặt đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để làm gì ? b. Các bạn học sinh trong cùng một lớp làm gì? Câu 5: 2 điểm. Gạch đúng mỗi câu cho 1 điểm.(mỗi bộ phận cho 0,5 điểm): d. Những làn gió từ sông thổi vào /mát rượi. e. Mặt trời lúc hoàng hôn/ đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ. Câu 6. 2 điểm - Chỉ ra hình ảnh so sánh: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười. (1 điểm) - Nêu được ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam (bông sen Tháp Mười) của Bác Hồ. (1 điểm) BGH ký duyệt: Tuần 31 Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2011 Môn: Tiếng Việt Bài 1:Điền vào chỗ trống r ,d ,gi -…ản …ị -…ảng bài -…óc …ách -…u …ương -…a tay -…a vào -… ẻo cao -…dang cánh -…ỗi hờn -…ào …ạt Bài 2:Tìm các từ để phân biệt các cặp từ: Ra/da rỗi/dỗi ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… Bài 3:Phân tích cấu tạo câu:Ai-làm gì? a-Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ ,thăm hỏi nhau. …………………………………………………………………………………. b-Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay,liến thoắng gọi nhau choách choách. ………………………………………………………………………………… … Bài 4:a-Đặt hai câu theo mẫu :Ai-là gì? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… b-Đặt hai câu theo mẫu :Ai-làm gì? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… Bài 5:Viết 5 từ chỉ hoạt động của loài chim. ………………………………………………………………………………… … Bài 6:Khoanh tròn chữ cái trước từ không cùng nghĩa với từ còn lại: a-đồng nghiệp b-đồng hương c-đồng tâm d-đồng đội Bài 7:Gạch chân dưới hình ảnh so sánh: Nay cháu về nhà mới Bao cánh cửa-ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi. Hình ảnh so sánh trên có tác dụng…………… ………………………………………………………………………………… …. Tập Làm Văn: Viết một đoạn văn ngắn tả một Con vật mà em yêu thích. Có sử dụng hình ảnh nhân hóa. BGH ký duyệt: Tuần 32 Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011 Môn: Tiếng Việt: Ôn tập văn viết thư - Hs viết thư thăm hỏi cô giáo hoặc thầy giáo cũ. - Viết về một việc em đã làm để bảo vệ môi trường. Đề bài: “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”. Bài làm Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ. Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa ”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ ”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang . Tuần 27 Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2011 Môn: Tiếng Việt Câu 1: a) Tìm và viết vào chổ trống từ ngữ

Ngày đăng: 15/06/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan