Hướng dẫn HS vẽ các dạng biểu đồ Địa lí 9

22 2.1K 17
Hướng dẫn HS vẽ các dạng biểu đồ Địa lí 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài rong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung Ương. T Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”. Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Giáo dục phải trang bị cho học sinh các “kĩ năng sống” nhiều hơn. Hình thành và rèn luyện kỹ năng cho học sinh là yêu cầu rất quan trọng việc học tập môn Địa lí. Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 1 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 tổng số điểm. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. Tuy nhiên, nhiều học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được coi trọng. Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn giải pháp “ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 trường THCS Thị Trấn” 2 .Đối tượng nghiên cứu: - Chủ thể : Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 trường THCS Thị Trấn Bến Cầu. - Khách thể : Học sinh khối 9 - trường THCS Thị Trấn Bến Cầu. 3 .Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề “Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 trường THCS Thị Trấn Bến Cầu” (học kì I năm học 2009 -2010) 4. Các phương pháp nghiên cứu: Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp. a. Nghiên cứu tài liệu : nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, tìm các cách hướng dẫn dễ hiểu nhất giúp học sinh vẽ biểu đồ. b. Phương pháp điều tra : + Phương pháp quan sát : nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh trong giờ học. Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 2 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 + Phương pháp đàm thoại : nhằm tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh, đánh giá và hướng dẫn học sinh thực hành. + Phương pháp điều tra bằng phiếu : nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn yếu kém, sự tiến bộ khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ. Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả các bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh. 5. Giả thuyết khoa học: Nếu giáo viên hướng dẫn phương pháp thực hành một cách dễ hiểu đồng thời kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng một số thiết dạy học cho bài học một cách hợp lí, kịp thời sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh chú ý quan tâm hơn đến việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, để kết quả học tập được tốt hơn. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận : – Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” – Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. – Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 3 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 2.Cơ sở thực tiễn 2.1.Những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. – Đa số học các tiết học thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú tham gia học tập tốt, bởi những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết, mà chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. Thông qua những bài thực hành về vẽ biểu đồ học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí đã học, thấy được xu hướng phát triển cũng như biết so sánh, phân tích đánh giá được sự phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lý đã học. Đó cũng là một biện pháp rất tốt để các em ghi nhớ, củng cố kiến thức bài học cho mình. – Thông qua các bài tập thực hành về vẽ biểu đồ học sinh cũng có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lý thuyết đã học mà còn biết mô hình hóa các kiến thức đó thông qua các bài tập biểu đồ. – Bản thân giáo viên giảng dạy môn địa lý khi thiết kế những bài tập thực hành về vẽ biểu đồ cho học sinh cũng nhẹ nhàng hơn, bởi không nặng nề về nội dung kiến thức lý thuyết mà chủ yếu đi sâu về các bước tiến hành, dẫn dắt học sinh các thao tác để các em hoàn thành được bài tập của mình. – Thông qua các bài thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên có cơ hội để đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng địa lí của học sinh, phát hiện ra những học sinh có kỹ năng thực hiện tốt hoặc thực hiện còn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này. 2.2 Khó khăn khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh: – Với một bài tập thực hành vẽ biểu đồ có yêu cầu phải xử lí số liệu, thì đa phần các em thực hiện vẫn còn chậm, mất nhiều thời gian do máy tính không có, hoặc còn ít trong một lớp học, khiến cho việc so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân với nhau còn rất hạn chế. Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 4 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học sinh, bởi thông thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí từ biểu đồ đã vẽ. – Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập chuẩn bị cho bài thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu, coi nhẹ yêu cầu của bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác. – Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chú ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ – Thời gian một bài thực hành có 45 phút: có rất nhiều các bước cần thực hiện, nhưng quan trọng nhất là việc kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh. Tuy vậy công việc này thường được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành hết các yêu cầu của bài tập nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sửa chữa uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu. – Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp còn có rất nhiều các bài tập thực hành vẽ biểu đồ ở nhà, nếu không có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này, hoặc có những lỗi sai sót mắc phải của học sinh mà mà giáo viên không kịp thời phát hiện ra để giúp các em sửa chữa. 2.3. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ của học sinh. – Chia tỷ lệ chưa chính xác ( ví dụ với biểu đồ hình tròn với số liệu nhỏ 8% mà học sinh chia tới 1/4 hình tròn là chưa hợp lí). – Hoặc với biểu đồ hình cột khoảng cách giữa các năm học sinh vẫn chia không đều: kích thước của các cột to, nhỏ khác nhau làm cho hình vẽ không đẹp. Một số em chỉ nhìn qua số liệu để đoán khoảng và dựng hình vẽ làm cho biểu đồ đã vẽ không chính xác. Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 5 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 – Học sinh kí hiệu không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí hiệu khác cho nên yêu cầu đưa ra khi vẽ biểu đồ là học sinh phải lập luôn bảng chú giải ngay bên cạnh hoặc phía dưới biểu đồ đã vẽ. – Học sinh khi vẽ biểu đồ cột còn có sự nhầm lẫn giữa hai trục dọc và ngang: trục dọc ghi các móc thời gian, trục ngang lại ghi đơn vị của đối tượng được thể hiện. Như vậy học sinh đã nhầm sang dạng biểu đồ thanh ngang – một biến thể của biểu đồ hình cột. Lỗi này nếu giáo viên giảng dạy bộ môn phát hiện và sửa chữa kịp thời thì lần sau học sinh sẽ không mắc phải. – Một số học sinh thường quên ghi đơn vị, hoặc tên biểu đồ - lỗi này cũng làm mất đi một phần điểm của học sinh. – Có một số bài tập sau yêu cầu học sinh sau khi vẽ biểu đồ phải rút ra nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ, song một số em vẫn chưa coi trọng, hoặc chỉ nhận xét sơ sài thì cũng sẽ mất điểm hoặc không được điểm tối đa vì thế bước nhận xét sau khi vẽ biểu đồ cũng rất quan trọng, giáo viên bộ môn cũng cần quan tâm, hướng dẫn cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của các công việc này. – Nếu người giáo viên bộ môn nào thực hiện được tốt các công việc dẫn dắt, chỉ đạo các bước tiến hành cho học sinh và học sinh thực hiện tốt thì bài thực hành rèn kỹ năng vẽ biểu đồ sẽ đạt kết quả cao. 3. Nội dung vấn đề : 3.1 Vấn đề đặt ra : Hiện nay, sách giáo khoa lớp 9 có nhiều bài thực hành vẽ biểu đồ, các đề kiểm tra điều có phần vẽ biểu đồ. Trong khi đó kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn rất yếu. Học sinh không hứng thú các bài tập chọn và vẽ biểu đồ Do đó, học sinh mất nhiều thời gian cho phần vẽ biểu đồ, song kết quả đạt được chưa cao. Trước tình hình trên đỏi hỏi giáo viên phải trang bị kịp thời cho học sinh kĩ năng xác định và vẽ các loại biểu đồ địa lí. Giúp học Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 6 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 sinh ngày càng yêu thích học bộ môn, biết cách vẽ biểu đồ, giải quyết tốt các bài tập….góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. 3.2 Giải quyết vấn đề : Sau đây là một số bài tập ví dụ về các bước cần thực hiện khi vẽ biểu đồ: DẠNG BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN. Ví dụ 1 : (Bài tập 1 - trang 38 sách giáo khoa Địa lí 9.) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm ở nước ta năm 1990 và 2002 theo bảng số liệu sau đây: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Cây lương thực 9040,0 12831,4 Cây công nghiệp 6474,6 8320,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8 Bước 1 : – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. – Xác định yêu cầu bài tập. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý số liệu, cách vẽ – Từ bảng số liệu tuyệt đối đã cho, tính toán chuyển thành bảng số liệu tương đối. Cách làm: lấy diện tích của mỗi nhóm chia tổng diện tích nhân với 100% (theo năm), chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng 100%. – Từ bảng số liệu tương đối chuyển thành bảng đo độ tương ứng, cách làm: lấy số liệu % ở bảng nhân với 3,6 0 ( vì 1% ứng 3,6 0 ) – Cách vẽ biểu đồ: + Xác định đường tròn phù hợp với khổ giấy. Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 7 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 + Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và vẽ các đối tượng theo trật tự của các thành phần trong bài. (cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác). Chia các đại lượng chính xác theo tỉ lệ và dùng thước đo độ để tính góc ở tâm + Vẽ theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 12 giờ (như hình 1). Hình 1 + Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống thứ tự các thành phần trong bảng để tiện cho việc so sánh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm khi biểu đồ có 3 số liệu, sau khi vẽ xong số liệu thứ nhất ta vẽ luôn số liệu thứ 3 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. + Vẽ cung hình quạt có cung ứng với số liệu ở bảng đo độ (dùng thước đo độ), vẽ đến đâu chú giải đến đó và lập luôn bảng chú giải. + Lưu ý học sinh : đối với bài tập ở lớp hoặc về nhà, học sinh có thể dựng màu nhưng khi đi thi chỉ được sử dụng một màu mực (tuyệt đối không dùng bút màu). Các hình quạt phải dựng các nét trải khác nhau. Bước 3 : Học sinh hoàn thành bảng theo mẫu ( giáo viên kết hợp cho học sinh thực hành tập bản đồ ) Năm Tỉ lệ Góc vẽ 1990 2002 1990 2002 Tổng số 100 100 360 360 Cây lương thực 71,6 64,8 258 233 Cây công nghiệp 13,3 18,2 48 66 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 17 54 61 Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 8 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây ở nước ta năm 1990-2002 Bước 4 : Tổng kết, đánh giá. Ví dụ 2 : Bài tập ( Bảng 9.1 trang 34, sách giáo khoa địa lí 9 ) Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng nước ta năm 2002: Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng (nghìn ha) 4733 5397,5 1442,5 11573 a) Em hãy tính tỉ lệ % của các loại rừng. b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại rừng nước ta năm 2002. * Tương tự các bước trên, giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý số liệu, lập bảng theo mẫu, hướng dẫn cách vẽ, tiến hành vẽ hình, tổng kết, đánh giá a) Tính tỉ lệ: - Rừng sản xuất = 4733 x 100 = 40,9% 11.573 Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 9 Năm 1990 Năm 2002 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 2009 - 2010 - Rừng phòng hộ = 5397,5 = 46,6% 11.573 - Rừng đặc dụng = 1442,5 x 100 = 12,5% 11.573 Các loại rừng Tỉ lệ Góc vẽ Rừng sản xuất 40,9 147,2 Rừng phòng hộ 46,6 167,8 Rừng đặc dụng 12,5 45 Tổng diện tích rừng 100,0 360 b) Vẽ biểu đồ tròn: Biểu đồ cơ cấu rừng nước ta năm 2002 DẠNG: BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT. ( Bài tập 2 - trang 33 sách giáo khoa Địa lý lớp 9) Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%). Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 10 40,9 % [...]... 14 38 .9 13 41 .9 16 47.1 12 32.4 55 39. 9 Tỉ lệ học sinh 16 Giải pháp: Lớp 9. 1 9. 2 9. 3 9. 4 Tổng cộng Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 Xác định và Xác định và Chưa xác vẽ đúng vẽ sai biểu định dạng TSHS biểu đồ đồ biểu đồ SL % SL % SL % 36 20 55 11 30.6 5 13 6 9 31 19 61 10 32.3 2 6.5 3 34 21 61 7 20.6 6 17 8 6 37 22 59 6 16.2 9 24 5 3 138 82 59 4 Khảo sát lần 3 : Tiêu chí Xác định và vẽ đúng biểu. .. Quốc Vũ 15 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 400 400 300 300 200 200 100 100 0 198 0 198 5 199 5 199 0 Diện tích cây trồng (nghìn ha) 199 7 0 199 8 Sản lượng (nghìn tấn) Biểu đồ diễn biến diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê ở nước ta thời kỳ 198 0- 199 8 (* Chú ý : Khi vẽ biểu đồ đường kết hợp cột : tuyệt đối không tô đậm hay dùng bút ngòi to để vẽ biểu đồ đường vì sẽ mất độ... số 199 3 100,0 40,5 23,0 29, 2 199 5 27,2 199 7 25,8 199 9 25,4 23,3 nghiệp Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 13 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 Công nghiệp, xây 20 09 - 2010 23,8 28 ,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 dựng Dịch vụ Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 199 1-2002 Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định yêu cầu bài tập Bước 2: Cách vẽ - Vẽ khung... đường vì sẽ mất độ chính xác) 3.3 Kết quả thực hiện sau khi áp dụng « hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ » Khảo sát lần 1 : Tiêu chí Xác định và vẽ Lớp TSHS đúng biểu đồ SL % 9. 1 36 8 22.2 9. 2 31 6 19. 4 9. 3 34 9 26.5 9. 4 37 7 18 .9 Tổng cộng 138 30 21.7 Tỉ lệ học sinh Xác định và Chưa xác vẽ sai biểu định dạng đồ biểu đồ SL % SL % 21 58.3 7 19. 4 15 48.4 10 32.3 17 50.0 8 23.5 18 48.6 12 32.4 Khảo sát lần 2 :... biểu đồ Bước 3 : Học sinh tiến hành vẽ Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 199 1-2002 Bước 4 : Tổng kết, đánh giá * Lưu ý : Đối với học sinh lớp 9, dạng biểu dồ miền còn rất mới lạ nên trước khi vẽ giáo viên phải giới thiệu đây là biến thể của biểu đồ cột Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 14 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 chồng Giúp học sinh không lúng túng trong các. .. rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh 2 .Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài : Đề tài “ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 trường THCS Thị Trấn” có thể phổ biến cho giáo viên giảng dạy Địa lí cùng đơn vị, giáo viên trong huyện Nhằm trao đổi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 18 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 3 Hướng nghiên cứu... năng vẽ biểu đồ cho các em Bài tập : Cho bảng số liệu sau : Diện tích và sản lượng cà phê Năm Diện tích cây trồng (Nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 198 0 198 5 199 0 199 5 199 7 199 8 22,5 44,7 1 19, 3 186,4 270 370,6 8,4 12,3 92 218 400,2 4 09, 3 Các bước tiến hành: Bước 1: Xử lý số liệu (biểu đồ đường và cột thường có mối quan hệ nhất định với nhau, vì vậy số liệu thường không cần xử lí) Bước 2: - Do phải biểu. .. vào biểu đồ cột không được vẽ kí hiệu đường kẻ ngang hoặc dọc Vì làm như vậy không nhận ra đâu là độ rộng và độ cao của cột Bước 3 : Học sinh tiến hành vẽ Bước 4 : Tổng kết, đánh giá Giáo viên chuẩn bị biểu đồ đã vẽ hoành chỉnh để chuẩn xác, tổng kết, đánh giá kể quả làm việc của học sinh Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 11 100 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ2 .4 đồ Địa lí 9 biểu 3 .9 19. 9 19. 9 80 20 09. .. lần 3 : Tiêu chí Xác định và vẽ đúng biểu Lớp TSHS đồ SL % 9. 1 9. 2 9. 3 9. 4 Tổng 36 31 34 37 30 28 29 31 83.3 90 .3 85.3 83.8 cộng 138 118 34 24.6 20 09 - 2010 Điểm khá, giỏi SL 19 19 22 85.5 11 8.0 9 40.5 71 6.5 52 .9 15 Tỉ lệ học sinh Xác định và Chưa xác vẽ sai biểu định dạng đồ biểu đồ SL % SL % 11 4 1 2 5.6 2 6.5 1 3.2 2 5 .9 3 8.8 3 8.1 3 8.1 61.3 18 15 9 % 52.8 51.4 Điểm khá, giỏi SL % 24 21 22 18...Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 Sản phẩm Phụ phẩm trứng, sữa chăn nuôi 19, 3 12 ,9 3 ,9 17,5 17,3 2,4 Năm Tổng số Gia súc Gia cầm 199 0 100,0 63 ,9 2002 100,0 62,8 Bước 1 : Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài tập Yêu cầu bài tập này được nêu rõ ràng – vẽ biểu đồ hình cột Số liệu ở đó được tính tỉ lệ sẵn, vì vậy chỉ cần tiến hành các bước vẽ Tổng các thành phần tỉ lệ . Vũ 16 0 100 300 200 400 198 0 198 5 199 0 199 5 199 7 199 8 0 100 300 200 400 Diện tích cây trồng (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 Lớp TSHS Xác định và vẽ đúng biểu đồ Xác. vẽ các loại biểu đồ địa lí. Giúp học Người thực hiện : Nguyễn Quốc Vũ 6 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 sinh ngày càng yêu thích học bộ môn, biết cách vẽ biểu đồ, . Vũ 18 Giải pháp: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 20 09 - 2010 3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài : Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Địa lí 9 trường THCS Thị

Ngày đăng: 14/06/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan