GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY

2 807 3
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY Giáo dục kĩ năng sống là một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một yêu cầu khách quan và bức thiết trong thời kì hội nhập. Giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh hoàn thiện nhân cách của mình. không phải mục tiêu của mỗi giáo viên tiểu học mà là trách nhiệm của cả xã hội. Bởi Vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nên bắt đầu là những công việc sau: I) Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện đồng nhất giữa các môi trường giáo dục: Gia đình – nhà trường – xã hội. Ngay từ trẻ biết nhận thức, gia đình đã góp phần đáng kể vào nhận thức giáo dục và hình thành kĩ năng sống ban đầu. Cho nên các bậc phụ huynh cần biết phương pháp để giáo dục cho con mình ngay ở gia đình – phối hợp ở nhà trường, cùng với nhà trường giáo dục kĩ năng sống cho con em mình. Những lới nói, hành vi chuẩn mực của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến các em. Khi các em đến trường tiếp tục được thầy cô định hướng và phát triển theo quy định giáo dục. II) giáo dục kĩ năng sống cho học sinh càng nên bắt đầu từ người thầy: Bước vào trường Tiểu học ấn tượng về những người thầy đầu tiên luôn để lại trong kí ức của trẻ thơ. Thầy cô giáo luôn là thần tượng của các em. Cô em nói cái gì cũng “ hay”, cũng “đúng” và các em coi đó là cái chuẩn mực. Bởi vậy người giáo viên cần:1. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ lời nói, hành động, cử chỉ, giao tiếp đến vốn kiến thức, khiến phụ huynh và học sinh thực sự yên tâm. Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tôn trọng, giúp đở lẫn nhau, làm cho các em cảm thấy thật sự “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường, lớp bảo vệ môi trường sống rèn luyện và chăm sóc sức khỏe. Xây dựng cảnh quan trường lớp, sạch đẹp.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp: Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết, quan tâm chăm sóc học sinh như chính những người con của mình có như vậy mới thành công trong công tác giáo dục. ngay từ đầu năm giáo viên phải biết phân loại đối tượng học sinh: Những học sinh nào ngoan, những học sinh nào chưa ngoan, những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đở để từ đó có những biện pháp riêng lẻ cho từng đối tượng học sinh. Ngoài ra tổ chức cho học sinh biết thể hiện năng lực của mình trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp , trường phải là người tổ chức, điều hành , ý kiến nhận xét chung của lớp, trường, nhận xét của từng tổ, sau đó ý kiến của cá nhân học sinh trong lớp bổ sung hoặc biện luận cho mình, cuối cùng là ý kiến đánh giá và kết luận của giáo viên chủ nhiệm. Qua các hoạt động này rèn luyện cho từng học sinh tính độc lập, tự chủ, kĩ năng điều hành lớp, tự tin trước đám đông, tự bộc lộ ý kiến của riêng mình.3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tổ chức dạy học: Đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đối tượng học sinh lớp mình đang dạy, tự điều chỉnh phương pháp cho phù hợp của từng nội dung bài học, từng đối tượng học sinh. Thông qua việc tổ chức dạy học sinh trên lớp như: Làm việc, cá nhân, theo nhóm Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, biết phân tích, tổng hợp trình bày trước nhóm, được tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng. Quá trình này giúp cho học sinh phát triển tư duy, khả năng làm việc cao hơn, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc học tập của mình.4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đánh giá kết quả học tập đúng, chính xác biết động viên sự tiến bộ của học sinh kịp thời dù là tiến bộ rất ít nhưng cũng kích thích được hướng thú của học sinh rất nhiều. Ngoài việc đánh giá của giáo viên thì ta nên tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, đánh giá kết quả của bạn thông qua nhóm 2, 4 Từ đó giáo dục học sinh biết kiểm tra lại kết quả của mình hay rút được kinh nghiệm cho những bài sau. III) Kết luận: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trước hết là trách nhiệm của giáo viên chúng ta. Chúng ta phải yêu nghề, mếm trẻ, không được lơ là hay bỏ qua một hành vi dù nhỏ của học sinh, phải uốn nắn giúp đở cho các em một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, trong tiết học chính khóa cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp.Trên đây là những suy nghĩ và những điều mà thực tế bản thân tôi đã làm và đã có kết quả bước đầu. Rất mong sự trao đổi, góp ý để cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng được những yêu cầu xã hội hiện nay. Người viết . GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY Giáo dục kĩ năng sống là một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một. nhập. Giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh hoàn thiện nhân cách của mình. không phải mục tiêu của mỗi giáo viên tiểu học mà là trách nhiệm của cả xã hội. Bởi Vậy giáo dục kĩ năng sống cho học. giúp cho học sinh phát triển tư duy, khả năng làm việc cao hơn, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc học tập của mình.4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc đánh giá kết quả học

Ngày đăng: 12/06/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan