KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH

61 2.3K 13
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Ngữ văn LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Hùng Vương, đặc biệt là các thầy cô giáo kho KHXH&NV của trường đã tạo điều kiện cho em để có nhiều kiến thức và thời gian cho khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá giúp em tự hoàn thiện bản thân mình sau này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Mỹ Linh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trước đây, khi làm thơ người ta hay bị bó buộc vào những khuôn khổ nhất định của Đường luật, sonnet luật, hay lục bát luật… và luôn cố dồn nén câu từ một cách hàm súc, cô đọng nhất, đa tầng ý nghĩa “ý tại ngôn ngoại”, “họa vân hiển nguyệt”…Nhưng với sự vận động không ngừng nghỉ trong dòng chảy của mình, thơ ngày càng đa dạng hơn về diện mạo cũng như nội dung. Đặc biệt từ sau 1975, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy tinh thần dân chủ và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học. Thơ thời kỳ này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con người bên trong con người để rồi nhiều xu hướng thơ được nảy nở, nhiều thể nghiệm mạnh bạo được ra mắt công chúng. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và ý thức cách tân thơ ngày càng mạnh mẽ, từ bóng dáng siêu thực đến thứ "thơ vụt hiện", thơ như trò chơi của ngôn từ Với “gương mặt” mới này, thơ Việt Nam sau 1975 ngày càng gần gũi hơn với xu hướng thơ thế giới đương đại. 1.2. Một thế hệ thơ trẻ xuất hiện từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc cảm mới trong thơ. Ít bị ràng buộc với truyền thống, họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự tìm tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lộ hết mình của con người cá nhân. Trong số họ, tuy chưa có những phong cách khẳng định được vị trí của mình trong lòng công chúng rộng rãi, nhưng đã có nhiều tên tuổi gây được sự chú ý: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh, Đồng Đức Bốn và gần đây là Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh. Các nhà thơ dân tộc thiểu số cũng góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc: Y Phương, Lâm Quý, Lò Ngân Sủn, Inrasara… 1.3. Vi Thùy Linh là một những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ. Cùng với hành trình tìm cho mình phong cách thơ mới định hình, thơ của tác giả đang có những bứt phá mới. Nữ thi sĩ họ Vi đã trở thành 2 "một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại" ( Nhà thơ Thanh Thảo) với sức sáng tạo khá sung mãn. Đọc thơ Vi Thùy Linh, người đọc trở về với những gì chân thật nhất, đời thường nhất: đó là tình yêu trần thế, bản chất giới tính, sự tồn tại mang giá trị nhân văn và con người… Bằng cá tính thơ của mình, cây bút trẻ này đã bộc lộ cái tôi, thổi vào văn đàn một luồng gió mới về khát vọng tình yêu, khát vọng "nữ quyền" thật độc đáo. Cũng từ đó, một phong cách thơ nữ hình thành với những đặc trưng rất riêng biệt, không trộn lẫn trong thế giới nghệ thuật. Nhờ sự sáng tạo trong nội dung và thi pháp, Vi Thùy Linh được coi là một trong những nhà thơ trẻ góp phần tạo ra diện mạo mới của thơ đương đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu một vấn đề khá nổi trội trong thế giới nghệ thuật nhà thơ nữ trẻ: Khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh. Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ chị theo hướng này, chúng tôi hi vọng có cái nhìn sâu sắc hơn đối với thế giới nghệ thuật của một nhà thơ, đồng thời, nhận thức rõ hơn về những đổi thay trong quan niệm nghệ thuật cũng như xu hướng cách tân của thơ trẻ Việt Nam đương đại. Đề tài cũng là một tư liệu hữu ích, đáp ứng ham muốn tìm hiểu thơ của sinh viên Văn và những ai quan tâm đến thơ nữ trẻ Việt Nam thời kỳ đổi mới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Những đánh giá chung về khát vọng nữ quyền trong sáng tác của các cây bút nữ trước và sau 1975 Con người là sinh thể mang trong mình nhiều sự bí ẩn, phức tạp sâu kín. Mỗi người sẽ chọn cho mình một phương thức để giải toả những điều đó. Đặc biệt, các nhà thơ nữ chọn cho mình cách gửi gắm vào trang viết những ước mong, những thông điệp về tình yêu, hạnh phúc. Tuy nhiên, để có một cái tôi bản thể trỗi dậy mạnh mẽ và dữ dội, thì đến thơ nữ trẻ đương đại mới bắt đầu trổ những nụ hoa đầu tiên. Trên trang giấy, họ được thể hiện những phá cách của mình về quan điểm nghệ thuật, họ tự trang bị và bồi đắp cho đời sống thi ca những suy nghĩ, ý tưởng, sự sắp đặt và trình diễn để nhằm mục đích duy nhất, tạo cho thơ tránh khỏi lối mòn, tránh khỏi khuôn khổ chật hẹp xưa nay. Như thế đồng nghĩa với việc họ đang có đủ tự tin để trở thành người xung kích mở 3 đường giải phóng cho cái tôi phụ nữ nhỏ bé lắm phiền muộn nhưng cũng đầy tự tin, cao ngạo của thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trong thời buổi hội nhập toàn cầu. Năm 2007, luận văn Thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM với đề tài Hồ Xuân Hương - tiếp cận quan điểm giới tính đã vận dụng lý thuyết về giới để nghiên cứu bà chúa Hồ Xuân Hương từ cuộc đời đến thơ ca. Đi theo hướng tiếp cận này, tác giả đã động chạm đến một số vấn đề liên quan đến nữ quyền nhưng chủ yếu là trên quan điểm giới. Năm 2006, đề tài khoa học Sự thức tỉnh của người phụ nữ trong văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX của Lê Ngọc Phương - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã lý giải sự ra đời của ý thức nữ giới nước ta theo bối cảnh lịch sử - xã hội cụ thể và phân tích những cây bút nữ nổi bật trong thời kỳ này cả về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện. Trong bài viết Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc đầu thế kỷ XX, tác giả Hồ Khánh Vân có đưa ra quan điểm của nhà phê bình văn học Phan Khôi về vấn đề này: "Phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên một nền văn học vững chãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình. Từ sự tương đồng giữa phụ nữ và tính chất mỹ cảm của văn chương, ông cho rằng phụ nữ thích hợp với văn chương hơn so với nam giới khi dùng ngòi bút bộc lộ đời sống tình cảm bên trong con người, đặc biệt là khi hướng đến đối tượng là chính bản thân họ"[34]. Nguyễn Thị Kiêm cũng là một nhà báo sắc sảo trên văn đàn đương thời. Trong bài diễn thuyết nhằm khẳng định vai trò của người phụ nữ đối với văn chương và tri thức của nhân loại, nữ sĩ đưa ra những dẫn chứng khẳng định vai trò "nội tướng" của nữ giới trong sự nghiệp văn học so với nam giới các nước, phong trào học thuật của phụ nữ ở các quốc gia tiên tiến: "( ) cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tạo sĩ cũng rất là nặng nề thảm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng".[32] 4 Trong khi đó, Hoàng Thụy Anh lại đưa ra nhận định khá sâu sắc: "từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, phương tây đã rầm rộ với làn sóng chủ nghĩa nữ quyền: đấu tranh chống lại mọi áp bức, thống trị của nam giới và của xã hội để thiêt lập sự bình đẳng giới và "phục hồi" cái tôi của mình. Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, vấn đề bình đảng nam nữ cũng được bàn đến. Trong đó, quan trọng nhất, là sự ra đời của tờ báo Nữ giới chung (1918) do Sương Nguyệt Ánh làm chủ bút, tuy còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói lần đầu tiên, người phụ nữ được cất lên tiếng nói trực tiếp của mình" [2]. Tuy nhiên, mãi đến khi công cuộc đổi mới và cải cách diễn ra toàn diện, chủ nghĩa nữ quyền mới bắt nhịp với đời sống văn học Việt Nam. Và sau năm 1986, thời kì "âm thịnh dương suy" trong văn học thực sự bùng phát''. Năm 2006, trong bài viết tham dự Hội thảo Quốc tế về văn học tại Viện Văn học có nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề phái tính trong văn học ở từng giai đoạn và đưa ra những bình luận ban đầu về vấn đề tính nữ trong văn học Việt Nam: “Sự xuất hiện và mở rộng âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, theo ý tôi, xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, sự thay đổi tư duy và sự mở rộng của tinh thần dân chủ xã hội khiến cho nữ giới có điều kiện tự do cất cao tiếng nói của mình với tư cách là chủ thể độc lập; Thứ hai, bản thân nữ giới đã có những thay đổi lớn về nhận thức, học vấn, điều kiện tự chủ kinh tế, khả năng am hiểu luật pháp…; Thứ ba, cấu trúc sinh học cũng như sự nhạy cảm và mối quan tâm của nữ giới có nhiều điểm gặp gỡ với nhịp sống thời hiện đại” [8]. Tác giả đã chỉ ra những khoảng trống trong phê bình nữ quyền ở Việt Nam hiện nay: “ Vấn đề phái tính và văn học nữ tính đến nay vẫn chưa được giới học thuật nước ta quan tâm nhiều mặc dù trong ý thức, chúng ta đều hiểu đây là một vấn đề quan trọng của đời sống hiện đại ( ) Trong quá trình khẳng định bản ngã của nữ giới, nhà văn có thể miêu tả những khoái cảm tình dục nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc coi giải phóng tình dục là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Cần phải nhìn tình dục vừa như một hoạt động bản năng vừa có ý nghĩa văn hoá. Bởi thế, trong 5 văn học, sex phải hiện lên như một yếu tố văn hoá và nhà văn có thể thông qua sex để biểu đạt những vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật.” [8]. Năm 2008, luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Bùi Thị Thủy - trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài "Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại" đã cung cấp một số khái niệm công cụ về "nữ quyền", ảnh hưởng của nó trong văn học cũng như những biểu hiện, nghệ thuật thể hiện của "nữ quyền" trong sáng tác của các tác giả nữ đương đại. Những nhận định, nghiên cứu về khát vọng nữ quyền trong văn học nữ trước và sau 1975 tuy có nhưng vẫn còn lẻ tẻ, nhiều mặt còn chưa đi đến tận cùng và vẫn thiên về yếu tố lý luận phê bình là nhiều, khát vọng nữ quyền là gì? và được thể hiện rõ ràng ra sao qua từng tác phẩm chưa được xem là tâm điểm của nghiên cứu và đánh giá. 2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh và khát vọng nữ quyền trong thơ của nữ sĩ Vi Thuỳ Linh sinh năm 1980, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã tốt nghiệp Phân viện báo chí và tuyên truyền. Hiện nay cô đang là nhà báo nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, Linh đã xuất bản hai tập thơ Khát và Linh. Đây được xem như là sự khởi đầu cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Vi Thuỳ Linh. Là một nhà thơ trẻ, nhưng Vi Thuỳ Linh đã sớm được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (2007). Cô là tác giả trẻ nhất trong Tuyển tập thơ nữ từ xưa đến nay (Nxb phụ nữ, được in song ngữ Việt- Anh). Linh cũng là một trong những tác giả đạt giải Bông hồng vàng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC do khán giả bình chọn (2006) cùng với Kỷ niệm chương của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (7. 03. 2008). Vi Thuỳ Linh là tác giả trẻ Việt Nam dự liên hoan thơ quốc tế tại cộng hoà Pháp (11. 2003). Như vậy, với hơn 10 năm sáng tác, Vi Thuỳ Linh đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Thơ Vi Thuỳ Linh đã trải qua một hành trình khá dài từ Khát (1999), Linh (2000), đến Đồng tử (2005), và tập thơ thứ tư với cái tên rất ấn tượng Vili in love (2008). Tình yêu đối với thơ luôn được đặt song hành trong cuộc đời cũng 6 như sự nghiệp của chị. Bằng một lối thơ cuộn chảy phăng phăng được khơi nguồn từ cảm xúc nồng nhiệt đắm say đối với cuộc đời, Vi Thuỳ Linh đã dâng cho đời những vần thơ mang vẻ đẹp bản năng và đầy sức hấp dẫn. Trên con đường nghệ thuật khổ ải ấy, cô luôn nỗ lực tự làm mới thơ ca, tự hoàn thiện mình qua những vần thơ nóng bỏng, thiết tha. Sự sáng tạo nghệ thuật đó của cô nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn đọc yêu thơ chị và một số nhà nghiên cứu, nhà thơ của thế hệ đi trước như: Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Thuỵ Khuê, Nguyễn Trọng Tạo… Đây là những người tích cực cổ vũ cho giọng thơ này. Họ đều thấy ở Vi Thuỳ Linh những trăn trở, những khát vọng được yêu, được sống thành thực, và nỗ lực phá bỏ mọi thói quen, mọi quan niệm cũ mòn, cứng nhắc. Xuất hiện trên thi đàn, ngay từ tập thơ đầu tiên Vi Thùy Linh đã tạo nên sự chú ý. Có rất nhiều ý kiến, khen nhiều mà chê cũng không ít. Vi Thùy Linh trở thành “một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại” (Nhà thơ Thanh Thảo) [25]. Khi đọc “Khát” của Vi Thùy Linh, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã cảm nhận ở cô “cái tôi” đầy cá tính và sống động: “Một thiếu nữ đa tình? Một phận kiếp đa đoan? Một tâm hồn dám sống? Là tất cả mà không là gì cả. Mạnh mẽ, thành thật và tận hiến cho tình yêu, nghệ thuật. Thơ phóng sinh ý tưởng ra ngoài gông cùm của thành kiến truyền kiếp, đập cánh quyết liệt vào hiện đại. Thơ phá tung cánh cửa vờ vĩnh che chắn trái tim trụy lạc, trưng cầu ánh sáng. Đó là Vi Thùy Linh với tuyên ngôn “Không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác!”. (Tháng 12, 1998) [24]. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thấy một “Hiện tượng Vi Thùy Linh” (in trong báo Sinh viên Việt Nam, 9. 2003, rút trong tập Phê bình, tiểu luận Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội nhà văn, 2005 - Giải thưởng Phê bình Hội nhà văn Hà Nội 2006) “Nhiều người nói với tôi rằng Vi Thùy Linh là biểu tượng sex trong thơ. Tôi không thấy thế. Vi Thùy Linh là một biểu tượng trong trắng đấy chứ Vi Thùy Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam. Một tiếng thơ lạ" [26]. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi đọc tập “Đồng tử” thấy Linh là “Người “tận lực tham ô tuổi trẻ” để sống thơ” (Tạp chí Văn học số 9, 7 2005) “Vẫn một niềm khao khát của Linh như ngày nào, khao khát vừa ngây thơ vừa đau đớn mà hạnh phúc. Tôi (và ta) gặp lại ở đây những khát vọng cháy bỏng và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu. “Chân lý” bị khước từ ở đây là những con mắt đạo đức giả, những rao giảng tới điều nhàm chán cũ rích, những sự bất lực, những chân lý lỗi thời. Mặc tất! - vì tình yêu mạnh hơn và sinh tạo ra những chân lý đẹp nhất, đó là phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại… Thế là đủ cho Linh hát ca và hoan lạc. Một niềm hoan lạc sống đời thơ” [18]. Còn Nguyễn Việt Chiến khi đọc tập thơ này đã viết bài “Thơ Vi Thùy Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ” và nhận thấy “Vi Thùy Linh có một đời sống nồng cháy đam mê và nhiều nỗi đau mờ, nhiều nỗi đau. Trong những bài thơ định mệnh của mình, Vi Thùy Linh như một người dệt tầm gai nhẫn nại đan dệt những cảm xúc của mình với nỗi đau vô hình trong tay - ngôn - ngữ luôn bị trầy xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và hữu hình trong tình yêu, đời sống con người" [6]. Nhà thơ, dịch giả Dương Tường tỏ ra bênh vực Vi Thuỳ Linh trước dư luận, đồng thời khẳng định thơ cô nêu cao biểu tượng cho khát vọng được thay đổi, vượt thoát ra ngoài khuôn khổ cũ: “Vi Thùy Linh là một cơn lốc - lốc ý tưởng, lốc chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi khi là khoái cảm). Cơn lốc không kiềm chế đó đương nhiên gây sốc, khiến nhiều người ngộ nhận những cố gắng trong thơ cô và lầm lẫn cho sự bất chấp những ước lệ và kiêng kị và phạm húy. Với tôi, Vi Thùy Linh là một biểu tượng giải phóng phụ nữ trong thơ” [33]. Trần Đăng Khoa trong bài viết “Đọc lại thơ Vi Thùy Linh” (1.1.2007) đã đưa ra một cái nhìn tổng thể, khẳng định cá tính, sức sống của thơ Vi Thuỳ Linh dù theo ông, vẫn còn nhiều thứ cần trau chuốt: “Thơ Vi Thùy Linh là thế. Ngổn ngang và rậm rạp trong những suy nghĩ trăn trở của ngày hôm nay… Phải nói Vi Thùy Linh là người dũng cảm, tự tin. Thơ chị có nội lực. Chị vin vào nội lực ấy mà đứng dậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt. Đọc chị, ta luôn có cảm giác rợn ngợp như đang đứng trước một ngọn núi lửa mới tuôn trào với một sức mạnh không thể ngăn cản nổi. Lẫn trong ngổn ngang đất đỏ, nham thạch là không ít những thỏi quặng quý” [4]. 8 Đài AFI, chương trình tết Đinh Hợi (2007) có nhận xét: “Vi Thùy Linh là nhà thơ trẻ Việt Nam có nội lực mạnh nhất hiện nay. Cô sở trường nhất trong đề tài tình yêu. Nói đến Vi Thùy Linh, là nói đến những bài thơ tình yêu không thể trộn lẫn của cô”[15]. Có thể thấy rằng “hiện tượng” Vi Thùy Linh đã gây được nhiều sự chú ý với những thiện cảm, xét cả ở góc độ độc giả lẫn các nhà phê bình có kinh nghiệm. Tuy nhiên các bài viết mới chỉ gợi hoặc nêu ra được một vài phương diện nào đó khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh chứ chưa có bài viết, công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những gợi dẫn quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ khát vọng nữ quyền trong thơ của Vi Thùy Linh. Từ đó hướng tới nhận diện vấn đề nữ quyền được đặt ra trong sáng tác thơ sau 1975. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định khái niệm công cụ: nữ quyền và các tiền đề nảy sinh tư tưởng nữ quyền trong thơ Việt Nam sau 1975. - Xác định những biểu hiện của tư tưởng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh. - Xác định nghệ thuật thể hiện khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện khóa luận, chúng tôi khảo sát sáng tác thơ của Vi Thùy Linh, chủ yếu là hai tập: Khát (NXB Hội nhà văn, 1999) và Linh (NXB Thanh Niên, 2000). Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, khóa luận sẽ khảo sát thêm để mở rộng so sánh trong các tập: Thơ trẻ chọn lọc 1994 – 1998 (NXB Văn hóa – TT, 1998); Thơ sáng tác trẻ (NXB Hội nhà văn, 2000); Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000 (NXB Hội nhà văn, 2000) 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học [...]... hiện của khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh Chương 3: Nghệ thuật thể hiện khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh 10 NỘI DUNG Chương 1 DẤU ẤN NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI T NAM SAU 1975 Từ sau 1975, dù không có vị thế nổi trội và vai trò tiên phong trong đời sống văn học như các thể loại văn xuôi, nhưng thơ vẫn rất phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi cách tân mạnh mẽ, đem đến một gương mặt mới trong. .. quyền trong thơ, khát vọng khẳng định cá tính, cái tôi và khát vọng khẳng định thiên tính nữ 2.1 Tuyên ngôn về nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh Khi nhận diện thơ Vi Thùy Linh, chúng ta nhận thấy rõ nổi lên là ý thức phái tính, lời tuyên ngôn về nữ quyền được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, xuất hiện khá nhiều trong những tập thơ của chị Đúng như nhà thơ, dịch giả Dương Tường từng nhận xét: "Vi Thuỳ Linh. .. phụ nữ chật hẹp, lắm phiền muộn nhưng cũng đầy tự tin, cao ngạo của thơ nữ trẻ đương đại Vi t Nam trong thời buổi hội nhập toàn cầu Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH Ý thức nữ quyền thể hiện trên rất nhiều phương diện khác nhau và cũng không hề giống nhau với mỗi cá thể Riêng Vi Thuỳ Linh, ý thức nữ quyền được chị thể hiện đậm nét trong các khía cạnh: tuyên ngôn về nữ quyền. .. phát triển tư tưởng nữ quyền trong sáng tác thơ sau 1975 với các thời kì trước đó, cũng như của tác giả Vi Thùy Linh với các tác giả khác trong cùng một giai thời 5.4 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại Khi nghiên cứu khóa luận này, chúng tôi sẽ khảo sát, thống kê và phân loại các biểu hiện của khát vọng nữ quyền và thủ pháp xây dựng vấn đề này trong các tập thơ của Vi Thùy Linh Những phương pháp... hiểu nông, sâu thế nào đi nữa thì thực chất cũng là một vấn đề, một ý tưởng: ý thức đòi hỏi về quyền bình đẳng của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực Vấn đề nữ quyền, cụ thể hơn là làn sóng nữ quyền được xây dựng và phát triển rầm rộ ở các nước phương Tây như: lý thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ quyền Marxist, thuyết nữ quyền cấp tiến, lý thuyết nữ quyền phân tâm học, lý thuyết nữ quyền hiện sinh đang ngày... hình ảnh người phụ nữ với khát vọng nữ quyền này - Cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo cho người học, người dạy, và những độc giả quan tâm đến văn học Vi t Nam sau 1975 nói chung và Vi Thùy Linh nói riêng 7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận của chúng tôi dự kiến triển khai trong 3 chương: Chương 1: Dấu ấn nữ quyền trong thơ Vi t Nam sau 1975... hợp trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này 6 Đóng góp mới của đề tài Từ những nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra ở mục 3, đề tài nghiên cứu của chúng tôi xin đưa ra một số đóng góp mới sau: - Thấy được sự vận động, tìm tòi, sáng tạo độc đáo của Vi Thùy Linh - Đưa ra cái nhìn tổng quát về khát vọng nữ quyền trong các tập thơ của Vi Thùy Linh Từ đó, khẳng định những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong. .. miền hoa Thùy Linh, Linh Có thể thấy rằng trong những bài thơ đó cái tôi tự hiện rất mạnh mẽ, quyết liệt và cũng hiếm thấy trên thi đàn Rất nhiều lần cô trực tiếp xưng tên mình ra: Linh (Linh) , Thùy Linh (Thánh giá), nàng Vi (Lá thư và ổ khóa), họ Vi, Linh thị (Song mã)… Đôi lúc Vi Thùy Linh cũng trăn trở, nhưng hầu như những câu thơ cô vi ́t về mình... Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Các nhà thơ dân tộc thiểu số góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc: Y Phương, Lâm Quý, Inrasara, Lò Ngân Sủn 1.1.2.2 Những đổi mới cơ bản của thơ Vi t Nam sau 1975 Nằm ở chiều sâu và giữ vai trò động lực cho sự đổi mới thơ chính là sự đổi mới về quan niệm thơ, bao gồm quan niệm về bản chất, chức năng của thơ. , về nhà thơ, quan hệ thơ với công chúng Thơ. .. tiếp của ViLi về nữ quyền của giới nữ Không cần phải thể hiện rõ ràng qua những lời khẳng định hùng hồn: tôi phải thế này, tôi phải thế kia, chị dùng hình ảnh chân thực đầy chất nghệ thuật để bật ra quyền thể hiện, quyền đòi hỏi của phụ nữ Vi Thùy Linh là một cá tính vô cùng táo bạo và thành thật Linh không ngần ngại phô bày bản ngã, thể hiện khao khát mãnh liệt – tự do được sống và được yêu Thơ chị . bản thân mình sau này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Mỹ Linh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp. Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh. Các nhà thơ dân tộc thiểu số cũng góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc: Y Phương, Lâm Quý, Lò Ngân Sủn, Inrasara… 1.3. Vi Thùy Linh là một. nghiên cứu và đánh giá. 2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh và khát vọng nữ quyền trong thơ của nữ sĩ Vi Thuỳ Linh sinh năm 1980, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã tốt nghiệp Phân viện báo

Ngày đăng: 12/06/2015, 06:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

  • 2.1. Những đánh giá chung về khát vọng nữ quyền trong sáng tác của các cây bút nữ trước và sau 1975

  • 2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh và khát vọng nữ quyền trong thơ của nữ sĩ

  • 2.1. Tuyên ngôn về nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh

  • 2.2. Khát vọng khẳng định cá tính, cái tôi

  • 2.2.1. Cái tôi tự thân "không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác"

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan