ĐỀ THI & ĐÁP ÁN MÔN HÓA KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 HUYỆN THAP MƯỜI 2010 - 2011

4 261 0
ĐỀ THI & ĐÁP ÁN MÔN HÓA  KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 HUYỆN THAP MƯỜI 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ _____________________________ KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THÁP MƯỜI, NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 09/01/2011. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 7 câu in trên 01 trang) Câu 1: (1,5điểm) a. Nêu các bước lập phương trình hóa học? Cho ví dụ?: b. Phương trình hóa học có ý nghĩa gì? Câu 2: (2,5điểm) Trình bày tính chất hóa học của axit? Viết phương trình minh họa? Câu 3: (2,5điểm) Chỉ dùng thêm quỳ tím, trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 5 lọ dung dịch bị mất nhãn gồm: NaCl, Ba(OH) 2 , KOH, Na 2 SO 4 , H 2 SO 4 . Câu 4: (4điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau và xác định các chất A, B, D, E, G. → )3( D → )4( A S → )1( A → )2( B → )7( G → )8( A → )5( E → )6( NaOH Câu 5: (1,5 điểm) A, B, C là các hợp chất của Na, A tác dụng với B tạo thành C. Khi cho C tác dụng với dung dịch HCl thấy có khí CO 2 thoát ra. Hỏi A, B, C là những chất gì? Cho A, B, C lần lượt tác dụng với dung dịch CaCl 2 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Câu 6: (4điểm) Cho khí thoát ra khi 3 gam kẽm tác dụng với 18,96 ml dung dịch axit clohiđric 14,6% (khối lượng riêng là 1,07 g/ml), đi qua 4 gam đồng (II) oxit đun nóng. Tính thể tích dụng dịch axit sunfuric 19,6% (khối lượng riêng là 1,14 g/ml) cần chế hóa với hỗn hợp thu được để lấy đồng kim loại ra. Câu 7: (4điểm) Cho 3,8 gam hỗn hợp hai muối Na 2 CO 3 và NaHCO 3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) đồng thời giải phóng 896 ml khí X. Hãy tính: a. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? b. Tính giá trị bằng số của V? (Cho biết: Na=23, O=16, H=1, S=32, Zn=65, Cl=35,5, Cu=64, C=12) Hết Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào, kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đề chính thức UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ _____________________________ KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THÁP MƯỜI, NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC (Đáp án có 03 trang) Câu 1: (1,5điểm) Nội dung Điểm a. Các bước lập phương trình hóa học - Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. 0,25 - Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thịch hợp đặt trước các công thức. 0,25 - Viết phương trình hóa học. 0,25 VD: Al + O 2 Al 2 O 3 Al + O 2 2Al 2 O 3 4Al + 3O 2 → 2Al 2 O 3 0,25 b.Ý nghĩa của Phương trình hóa học: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 0,5 Câu 2: (2,5điểm) Tính chất hóa học của axit Nội dung Điểm 1. Với chất chỉ thị màu: dung dịch axit làm cho quỳ tím đổi sang màu đỏ. 0,5 2. Tác dụng với bazơ: AXIT + BAZƠ → MUỐI + NƯỚC HCl + KOH → KCl + H 2 O 0,5 3. Tác dụng với oxit bazơ: AXIT + OXIT BAZƠ → MUỐI + NƯỚC 2HNO 3 + CuO → Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O 0,5 4. Tác dụng với kim loại: AXIT + MỘT SỐ KIM LOẠI → MUỐI + KHÍ HIĐRO 2HCl + Fe → FeCl 2 + H 2 ↑ 0,5 5. Tác dụng với muối: AXIT + MUỐI → MUỐI MỚI + AXIT MỚI HCl + AgNO 3 → AgCl↓ + HNO 3 0,5 Câu 3: (2,5điểm) Nội dung Điểm Lấy mỗi dung dịch một ít đem thử. Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau: 0,25 - Nhóm 1: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là H 2 SO 4 0,25 - Nhóm 2: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là KOH, Ba(OH) 2 0,25 - Nhóm 3: Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là NaCl, Na 2 SO 4 0,25 Cho mẫu chứa H 2 SO 4 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm 2. Mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH) 2 , còn lại là KOH. H 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 ↓ + 2H 2 O 0,5 0,25 Cho mẫu chứa Ba(OH) 2 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm 3. Mẫu tạo kết tủa trắng là Na 2 SO 4 , còn lại là NaCl. Na 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 ↓ + 2NaOH 0,5 0,25 Câu 4: (4điểm) Nội dung Điểm (1) S + O 2 → o t SO 2 (A) 0,5 (2) 2SO 2 + O 2  → 52 OV 2SO 3 (B) 0,5 (3) SO 3 + H 2 O → H 2 SO 4 (D) 0,5 (4) 2H 2 SO 4 + Cu → o t CuSO 4 + SO 2 ↑ + 2H 2 O 0,5 (5) SO 3 + 2NaOH → Na 2 SO 4 + H 2 O (E) 0,5 (6) Na 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → 2NaOH + BaSO 4 ↓ 0,5 (7) 2NaOH + SO 2 → Na 2 SO 3 + H 2 O (G) 0,5 (8) Na 2 SO 3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 ↑ + H 2 O 0,5 Câu 5: (1,5điểm) Nội dung Điểm Vì khi cho C tác dụng với dung dịch HCl thì thấy có khí CO 2 thoát ra. Điều đó chứng tỏ C phải là muối natri cacbonat Na 2 CO 3 . 0,25 đ Mặt khác A tác dụng với B tạo thành C, do vậy A có thể là NaHCO 3 và B sẽ là NaOH hoặc ngược lại. 0,25 đ Các phản ứng: Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + H 2 O + CO 2 ↑ 0,25 đ 2NaOH + CaCl 2 → Ca(OH) 2 ↓ + 2NaCl 0,25 đ Na 2 CO 3 + CaCl 2 → CaCO 3 ↓ + 2NaCl 0,25 đ NaHCO 3 + CaCl 2 → không phản ứng 0,25 đ Câu 6: (4điểm) Nội dung Điểm Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 ↑ 0,08 mol 0,04 mol n Zn = 65 3 ≈ 0,046 (mol) 0,25 0,25 n HCl = 5,36100 6,1407,169,18 × ×× ≈ 0,08 (mol) 0,5 Ta có: 1 046,0 > 2 08,0 ⇒ Zn dư, HCl phản ứng hết ⇒ n H 2 = 0,04 (mol) 0,25 0,25 CuO + H 2 → o t Cu + H 2 O 0,04 mol 0,04 mol 0,25 n CuO = 80 4 = 0,05 (mol) 0,25 Ta có: 0,05 > 0,04 ⇒ H 2 hết, CuO dư 0,25 n CuO dư = 0,05 - 0,04 = 0,01 (mol) 0,25  ← C o 450 CuO + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 O 0,01 mol 0,01 mol 0,25 n H 2 SO 4 cần = 0,01 (mol) 0,25 ⇒ mdd H 2 SO 4 19,6% = 6,19 1009801,0 ×× = 5 (g) 0,5 ⇒ Vdd H 2 SO 4 19,6% = 14,1 5 ≈ 4,386 (ml) 0,5 Câu 7: (4điểm) Nội dung Điểm - Khí X là CO 2 (sản phẩm tạo ra từ phản ứng giữa axit với muối cacbonat) - Từ các phương trình phản ứng và số liệu của đề bài, ta lập được hệ phương trình (khối lượng hỗn hợp, thể tích hoặc số mol khí) a. n X = n CO 2 = 22400 896 = 0,04 (mol) 0,25 NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O x mol x mol x mol 0,5 Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O y mol 2y y mol 0,5 Ta có hệ pt: n CO 2 = x + y = 0,04 (1) m hh = 84x + 106y = 3,8 (2) 0,25 0,5 Giải hệ phương trình ta được: ⇒ x = 0,02 y = 0,02 0,5 Thành phần % khối lượng của hỗn hợp: % NaHCO 3 = 8,3 10002,084 ×× ≈ 44,21 (%) 0,25 % Na 2 CO3 = 100 - 44,21 ≈ 55,79 (%) 0,25 b. Tổng số mol HCl tham gia phản ứng: x + 2y = 0,06 (mol) 0,25 m HCl = 0,06 × 36,5 = 2,19 (g) 0,25 m dd HCl = 20 10019,2 × = 10,95 (g) 0,25 Thể tích dung dịch HCl cần dùng Vdd HCl = 1,1 95,10 ≈ 10 (ml) 0,25 * Lưu ý: - Ký hiệu sai không tính điểm. - Nếu phương trình hoá học viết đúng mà chưa cân bằng thì trừ đi một nửa số điểm - Học sinh có cách giải khác mà đúng kết quả, logic vẫn cho điểm tối đa. Hết . SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THÁP MƯỜI, NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC (Đáp án có 03 trang) Câu 1: (1,5điểm) Nội dung Điểm a. Các bước lập phương trình hóa học - Viết sơ. 2010 - 2011 Môn thi: Hóa học Ngày thi: 09/ 01 /2011. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 7 câu in trên 01 trang) Câu 1: (1,5điểm) a. Nêu các bước lập phương trình hóa. UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________ _____________________________ KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THÁP MƯỜI,

Ngày đăng: 11/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan