BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

43 4.2K 15
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC  Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐẠI HỌC SƯ  PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người sống không thể thiếu những nhu cầu cơ bản như nhu cầu ăn, mặc, ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu cần thiết.Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô đẹp cho cuộc sống, thể hiện “cái tôi”, đề cao vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cho nền công nghiệp thời trang phát triển.Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Công nghiệp dệt may đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động góp phần ổn định xã hội đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước phát triển,vì vậy muốn phát triển mạnh mẽ chúng ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước nhất. Đó là tạo ra các sản phẩm thời tuyệt vời, với mong muốn hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn. Riêng ngành may dệt may đã có cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, các máy tối ưu hóa công việc…phục vụ cho sản xuất.Nhưng trang phục mà ngành dệt may nước ta sản xuất còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người Việt, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên từ 1821 tuổi. Muốn vậy trước hết cần nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để từ đó góp phần điều chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ may công nghiệp.Nhằm đóng góp phần nào yêu cầu thực tế của ngành, trong đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu:Nghiên cứu về phương pháp đo nhân trắc và các đặc điểm hình thái cơ thể ngườiTiến hành xây dựng hệ cỡ số áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tp.HCM

Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT LỜI CẢM ƠN -o0o Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học môn Hệ thống cỡ số trang phục Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Công nghệ may-Thời trang đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua, để chúng tôi có được nhiều kiến thức bổ ích làm đề tài tiểu luận Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phùng Thị Bích Dung người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên khoa Xây dựng trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã giành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ chúng tôi trong quá trình đo nhân trắc, giúp chúng tôi hoàn thành tiểu luận này Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng tôi còn có nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn Xin chân thành cảm ơn! -1Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… -2Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT Danh mục các bảng biểu: 1, Bảng tần suất chiều cao 2, Bảng tần suất vòng ngực 3, Bảng tần suất vòng mông 4, Bảng tổng hợp size đề xuất 5, Bảng tổng hợp size tối ưu 6, Bảng phân size -3Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT LỜI NÓI ĐẦU o0o-Con người sống không thể thiếu những nhu cầu cơ bản như nhu cầu ăn, mặc, ở Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu cần thiết.Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô đẹp cho cuộc sống, thể hiện “cái tôi”, đề cao vị trí của mình trong xã hội Đây là nền tảng cho nền công nghiệp thời trang phát triển Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO Công nghiệp dệt may đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động góp phần ổn định xã hội & đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước phát triển,vì vậy muốn phát triển mạnh mẽ chúng ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước nhất Đó là tạo ra các sản phẩm thời tuyệt vời, với mong muốn hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn Riêng ngành may dệt may đã có cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, các máy tối ưu hóa công việc… phục vụ cho sản xuất Nhưng trang phục mà ngành dệt may nước ta sản xuất còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người Việt, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên từ 18-21 tuổi Muốn vậy trước hết cần nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để từ đó góp phần điều chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ may công nghiệp Nhằm đóng góp phần nào yêu cầu thực tế của ngành, trong đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu: -Nghiên cứu về phương pháp đo nhân trắc và các đặc điểm hình thái cơ thể người -Tiến hành xây dựng hệ cỡ số áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật tp.HCM -4Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT MỤC LỤC o0o- LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… 1  NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………….……………………….2  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………….………… .3  LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………….4  MỤC LỤC………………………… ……………………………………………….5  CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC ……………………………6  I Khái niệm nhân trắc học………………………………………………….7  II Sơ lược về lịch sử phát triển nhân trắc trên thế giới…………………… 7  III Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam……………………… 8  IV Ứng dụng nghiên cứu nhân trắc vào ngành may Việt Nam…………….10  CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI…………………………… 11  I Khái quát về cơ thể người……………………………………………… 11  II Đặc điểm hình thái cơ thể người…………………………………………14  III Các chủng tộc người trên thế giới………………………………………18  IV Phân loại hình dáng cơ thể người……………………………………….19  CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ CỠ SỐ ÁO SƠ MI NAM SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TUỔI TỪ 18-21 … …………………………………………………………………………………… 24  I Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………… ……………24  II Đám đông và mẫu……………………………………………………… 25  III Xác định phương pháp đo………………………………………………25  IV Xây dựng phương pháp đo trực tiếp………………………………… 25  V Ứng dụng thống kê toán học để xây dựng hệ cỡ số…………………… 31 -5Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT  CHƯƠNG 4:ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP…………………………………………………………………………… 37  I Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cỡ số……………………………… 37  II Các cách ký hiệu cỡ số………………………………………………… 38  III Giới thiệu một số hệ thống cỡ số……………………………………… 39  IV Hệ thống cỡ số mở rộng……………………………………………… 40  V Bảng chuyển đổi size cỡ giữa các nước…………………………………41  VI Các vấn đề quan tâm khi sử dụng HTCS……………………………….42 -6Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC I Khái niệm nhân trắc học: Nhân trắc học (Antropometrie) là khoa học về phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học để phân tích kết quả đo được nhằm tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái người đồng thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống II Sơ lược về lịch sử phát triển nhân trắc trên thế giới: Nhân trắc học là ngành khoa học có từ rất lâu, ngay từ khi con người biết vạch dấu chiều cao của mình trên đá, dấu hiệu đầu tiên về nhân trắc đã được ghi nhận Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 20 khi Fisher sáng lập môn duy truyền học quần thể, xây dựng được môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì nhân trắc học mới trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó Những năm 20 cuối thế kỷ này, Rudolf Martin (người Đức) đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo kích thước con người • Năm 1919, ông cho ra đời cuốn “Giáo trìnhvề nhân trắc học” • Năm 1942, ông xuất bản cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê” Rudolf Martin xứng đáng được giới chuyên môn và những nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới tôn vinh là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiên đại Từ đó nhân trắc học đã trở thành môn khoa học độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như: xác định đặc trưng hình thái chủng tộc của các cộng đồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình thái bệnh lý (trong y học)… Năm 1949 trong bộ sách giáo khoa “Giải phẫu đại cương – giải phẩu đầu mặt cổ” hai tác giả người pháp là A.Lararjet và L.Testut đã tập hợp các nghiên cứu và đặc điểm hình thái và kích thước nhân trắc khuôn mặt của người Pháp và công bố như một tài liệu tham khảo giảng dạy Năm 1952, Buniak với công trình nghiên cứu “Ảnh chân dung như là tư liệu xác định cấu tạo đầu và mặt” đã mô tả và minh họa bằng hình ảnh các dạng cấu tạo đầu và mặt người đồng thời nêu lên các ứng dụng vào nghiên cứu nhân chủng học Năm 1956 Tejeev trong cuốn “Nhận dạng người qua đặc điểm bên ngoài” đã mô tả những nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt và ứng dụng vào công tác nhận dạng hình sự và sự giám định pháp y Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu nêu trên đều chú trọng vào đặc điểm mô tả -7Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT còn đặc điểm đo đạc chưa được đề cập nhiều Mãi tới năm 1960, Georgé Olivier (Pháp) trong cuốn “Thực hành nhân trắc” mới đưa ra các kích thước vùng đầu mặt, cũng như cách xác định các mốc và kỹ thuật đo các kích thước nhân trắc vùng đầu mặt Lúc này các nghiên cứu nhân trắc học của vùng đầu mặt mới được phát triển một cách hệ thống và toàn diện  1961, có 2 công trình lớn về đề tài nghiên cứu:  Ả nh hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó là thậc (Nold & Volsuski)  Thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc biệt chiều cao và cân nặng (Greaf & Cone)  1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của Baskirop bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống  1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học Ba Lan đã nhận định khi đi sâu nghiên cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau, quá trình hình thành cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động Đó chính là giá trị cơ bản hình thành quan điểm ngành may khi nghiên cứu các hình dạng cơ thể người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các hình thái cơ thể  Cũng trong năm đó, F.Vandervael (thầy thuốc Bỉ) viết cuốn giáo khoa về nhân trắc học đưa những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình cộng (tb) và độ lệch chuẩn (σ) Gần đây, M.Sempe, G.Peldron và M.P.Rog-Pernot (Pháp) xuất bản cuốn sách “Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương pháp nghiên cứu về sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực của trẻ em III Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam: Ở Việt Nam, nhân trắc học được bắt đầu vào những năm 1930 của thế kỷ 20 bằng một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước về chiều cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh Hà Nội -Năm 1942 P.Huard và Đỗ Xuân Hợp trong cuốn sách “Hình thái học và Giải phẫu Mỹ thuật” đã công bố những nghiên cứu của mình về các đặc điểm mô tả, đặc điểm đo đạc và phân loại vùng đầu mặt của một số dân tộc đông dương và các -8Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT vùng lân cận.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lúc bấy giờ cho kết quả còn hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học còn chưa triệt để và chính xác Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954), giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang, giầy, mũ cho bộ đội Sau khi đất nước được giải phóng cho đến nay các bộ môn nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú Tuy nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu mà mỗi nghiên cứu sẽ đi sâu về một vấn đề, đề tài khác nhau Có thể tạm khái quát các kết quả nhân trắc theo các hướng sau đây: 1.Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người Việt Nam Trong hướng nghiên cứu này, năm 1974, Nguyễn Quang Quyền đã cho ra cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng trong nghiên cứu trên người Việt Nam” Đây là tài liệu quan trọng giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, các mốc đo thông dụng trên người, trên xương, các dụng cụ đo đạc và một số nét thống kê ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc; được xem là tài liệu quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam 2.Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về hình thái cơ thể người Các nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên, thanh niên mà đại diện là Lê Thị hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê… Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái và kích thước, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc trên 1478 em học sinh từ 7-18 tuổi Đây là công trình khá công phu, tỉ mỉ để đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam một bước phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục và đưa ra các quy luật phát triển của trẻ em như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng , quy luật phát triển của các kích thước vòng… Từ đó cho đến nay phương pháp này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng -9Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT 3.Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao động) Đây là một hướng nghiên cứu mới trong nhân trắc Nhân trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị với người lao động Việt Nam Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trước tiên là phải xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomics theo quy định thống nhất trên một số đối tượng đủ lớn đại diện cho các lớp người lao động, các lứa tuổi và các vùng dân cư khác nhau Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Nguyễn An Lương và các cán bộ khoa học của nhiều trường đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba tập Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động Năm 1986, tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” ra đời Trong giai đoạn 1986-1990, ra đời tập Atlas thứ 2 mang tên “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động-Dấu hiệu nhân trắc động về hoạt động của tay” Năm 1997 tiếp tục ra đời tập Atlas thứ 3 với tên “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động-Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn thị giác” IV Ứng dụng nghiên cứu nhân trắc vào ngành may Việt Nam: 1945-1954 GS Đỗ Xuân Hợp đã cùng với một số bác sĩ và một số sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên đẻ phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ độị Tuy nhiên kết quả còn hạn chế và độ chính xác chưa cao 1994, Tiêu chuẩn Việt Nam-5781 về “Phương pháp đo cơ thể người”, Tiêu chuẩn Việt Nam-5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” đã được ban hành 2001, đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học” TS Nguyễn Thị Hà Châu và cộng sự đã tiến hành và ứng dụng vào may quân trang cho cả nước Đề tài này cho kết quả triệt để và độ chính xác cao do áp dụng các hệ thống kỹ thuật, nghiên cứu hiện đại xử lý thống kê toán học bằng phần mềm chuyên dụng 2001 KS Trần Thị Hường và PGS.TS Nguyễn Văn Lân, với đề tài cấp cơ sở “Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ niệt Nam” và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn Thời trang Hạnh -10Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT 1 Rộng vai Đo từ mỏm cùng vai bên trái qua mỏm cùng vai bên phải 2 Dài áo Đo từ đốt sống cổ 7 đến đường ngang mông 3 Dài tay Đo từ mỏm cùng vai đến mắt cá tay 4 Vòng cổ Đo từ đốt sống cổ 7 vòng qua 2 điểm gốc cổ vai và hõm ức cổ 5 Đo chu vi của vòng ngực qua 2 điểm mũi nhũ sao cho thước tạo Vòng ngực thành đường thẳng song song với mặt đất 6 Đo chu vi ngang mông tại vị trí nở Vòng môngnhất, tạo thành đường thẳng song song với mặt đất 5 Xây dựng trình tự đo và chia bàn đo *Trình tự đo: -Để rút ngắn thời gian và tránh sai sót trong quá trình đo; việc đo được thực hiện như sau: người được đo khi đã được đo ở bàn đo 1 thì người đo sẽ đọc kết quả , lúc -29Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT đó người ghi phải lặp lại kết quả trước khi ghi vào phiếu đo để tránh nhầm lẫn sẽ chuyển sang bàn đo 2 và tiếp tục lặp lại *Bàn đo: Chia làm 2 bàn đo: *Bàn 1: Gồm 2 người: -Người 1: Hỏi và đọc kích thước chiều cao, cân nặng; hướng dẫn sinh viên đi đến bàn đo 2 -Người 2: Ghi kích thước vào phiếu đo, lặp lại kích thước tránh nhầm lẫn *Bàn 2: Gồm 3 người: -Người 1: Hướng dẫn sinh viên đứng đúng tư thế, đo và đọc kích thước -Người 2: Phụ giúp người đo trong quá trình đo -Người 3: Ghi phiếu đo, lặp lại kích thước đo * Sơ đồ hóa: Nguyễn Văn A12149… Ngày… Dài áo… Vòng cổ… Cao… Xin chào! Xin chào! Bạn cho mình hỏi… Nặng… Dài tay… Vòng ngực… Cảm ơn, mời bạn qua bên này Rộng vai Vòng mông Nguyễn Văn A-12149… Ngày… Cao… Dài áo… Vòng cổ… Nặng… Dài tay… Vòng ngực… Rộng vai Xin chào! Nhờ bạn đứng… Vòng mông Xin chào! Để mình phụ bạn! Cảm ơn bạn! 6 Phiếu đo -30Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC HỌC KÍCH THƯỚC CƠ THỂ NAM SINH Ngày…… tháng 10 năm 2013 Số phiếu: … Người đo: …………………………………………… Sinh viên: …………………………………………… Ngày sinh: … / … /199… STT Bàn đo Tên kích thước 1 1.1 Chiều cao (m) 2 1.2 Cân nặng (kg) 3 2.1 Dài áo (cm) 4 2.2 Rộng vai (cm) 5 2.3 Dài tay (cm) 6 2.4 Vòng cổ (cm) 7 2.5 Vòng ngực (cm) 8 2.6 Kích thước Vòng mông (cm) Sinh viên: Người đo: ………………………… ………………………… V Ứng dụng thống kê toán học để xây dựng hệ cỡ số 1 Phương pháp xử lý số liệu *Một số khái niệm cơ bản trong thống kê sinh học: -Phân phối thực nghiệm: Là một tập hợp các dãy trị số của số đo theo một trật tự nhất định từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến nhỏ -Các số đặc trưng: Trị số nhỏ nhất là số cực tiểu và trị số lớn nhất là số cực đại của dãy số Hai số đặc trưng này gọi là cực của phân phối thực nghiệm -Tần suất trong một phân phối thực nghiệm ký hiệu là (f): là trị số có thể gặp nhiều lần, tổng số lần lặp của mỗi trị số là tần suất -31Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT -Lớp: Là việc tập hợp các trị số gần nhau của một phân phối thực nghiệm lại thành từng nhóm, mỗi nhóm có khoảng cách đều nhau -Đặc tính trung tâm của một phân phối thực nghiệm được biểu hiện bởi các đặc trưng thống kê cơ bản sau: Số trung bình cộng, số giữa, số trung bình nhân… *Các dạng sai số thường gặp: Sai số thường nảy sinh trong quá trình đo nhân trắc thực tế, có thể chia hai nhóm: -Sai số thô: Là sai số xảy ra trong quá trình đo Nó tạo nên những kết quả đo hoặc quá lớn hoặc quá bé so với các kết quả còn lại, làm ta nghi ngờ có thể do đo nhầm, đọc nhầm, ghi nhầm hoặc bởi một lý do bất thường nào khác của đối tượng đo, của thiết bị đo hoặc của môi trường được tiến hành đo Kết quả đo do sai số thô sẽ làm sai lệch kết quả tính cuối cùng nên phải tìm cách loại bỏ Nếu kết quả đo có phân bố chuẩn và số lần đo tương đối lớn, một kết quả đo bình thường ít khi vượt ra ngoài giwois hạn số trung bình μ ± 4s -Sai số hệ thống: sai số hệ thống phát sinh do máy móc, thiết bị đo dùng lâu bị hao mòn, sai lệch không được thường xuyên kiểm định hiệu chỉnh, do phương pháp đo không hợp lý, do tác động không kiểm soát của môi trường thông qua nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, do kỹ năng thao tác không đúng của kiểm nghiệm viên… Sai số hệ thống rất khó phát hiện, nhưng nếu biết thì có thể khắc phục được +Để làm giảm sai số, thực hiện các quy định sau: -Sử dụng dụng cụ đo quốc tế Martin -Người đo phải là người có kinh nghiệm -Các phiếu đo phải được kiểm tra sơ bộ, tiến hành loại bỏ các sai số thô hay hiệu chỉnh ngay vào cuối mỗi ngày đo -Khi nạp số liệu vào máy tính, máy tính phải được lập trình để laoij bỏ các sai số thô *Xác định các đặc trưng thống kê cơ bản: -Số nhỏ nhất (Min) trong dãy phân phối -Số lớn nhất (Max) trong dãy phân phối -Số trung bình cộng (M): là đặc trưng biểu hiện khuynh hướng trung tâm của sự phân phối *Công thức tính: M= (f1 x1+f 2x2+f 3x3+…+f nxn) / n= ∑f ixi / n +Hàm Excel: M = average ({ dãy số}) -32Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT -Trong đó: xi là trị số của từng số đo; fi là tần số của các trị số đo; n là tổng các số đo n= f 1 +f2 + f3 +…+ fn -Số trung tâm hay số trung vị (Me) là con số đứng giữa dãy phân phối và chia dãy đó thành hai phần bằng nhau Trên đồ thị biểu diễn phân phối tần số, giá trị Me nằm trên trục hoành và ở vào vị tí chia đều dãy phân phối -Cách xác định: Nếu dãy phân phối gồm một số lẻ (n=2k+1) giá trị thì con số ở vị trí số k+1 là số trung vị Nếu dãy phân phối gồm một số chẵn (n=2k) giá trị thì số trung vị sẽ nằm giữa khoảng giá trị của con số thứ k và k +1 +Hàm Excel: Me= Median ({Dãy số}) -Số trội (Mo): Là giá trị phổ biến nhất, có tần số lớn nhất trong dãy phân phối Trên đồ thị của dãy phân phối liên tục trị số của Mo ứng với đỉnh cao nhất của đường cong +Hàm excel: Mo=Mode ({Dãy số}) -Độ lệch chuẩn (σ): Còn gọi là độ lệch trug bình bình phương Độ lệch chuẩn là đặc trưng được dùng để đánh giá đọ tản mạn của một phân phối thực nghiệm hay nói lên mức độ phân tán của các giá trị xi so với số trung bình -Công thức tính: σ = √(∑fi(xi-M)2)/n với n > 30 +Hàm excel: σ = stdev ({Dãy số}) -Hệ số biến thiên (cv): Là tỉ lệ giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng Nó thể hiện mức độ phân tán của các giá trị xi so với trung bình cộng-Công thức tính: cv = 100(σ/M) -Hệ số bất đối xứng (SK): Thể hiện mức độ bất đối xứng của đồ thị phân phối của dãy số so với đường cong phân phối chuẩn (SK = 0) Hệ số bất đối xứng của đồ thị phân phối chuẩn bao giờ cũng nhỏ hơn hệ số bất đối xứng giới hạn trên (S) +Hàm Excel: SK = Skew ({Dãy số}) -Hệ số nhọn (Kurtosis) – Kí hiệu KU: Thể hiện độ nhọn của đồ thị phân phối của dãy số so với đường cong phân phối chuẩn (KU = 0) Hệ số nhọn của đồ thị phân phối chuẩn bao giời cũng nhỏ hơn hệ số nhọn giới hạn trên (K) -33Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT +Hàm excel: KU = Kurt ({Dãy số}) 2 Xác định kích thước chủ đạo và bước nhảy * Kích thước chủ đạo: Là kích thước cơ bản nhất mà chỉ cần nhờ vào nó mà người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất có thể lựa chọn và phân biệt được cỡ số phù hợp với nhu cầu của mình *Bước nhảy: Là khoảng dao động giữa các size Kích thước chủ đạo Dài áo Vòng ngực Vòng mông Bước nhảy 6 cm 4 cm 5 cm 3 Xác định tần suất các dạng người thường gặp -34Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT Bảng tần suất chiều cao: Chiều cao Tần suất 160-166 35.3% 167-173 52.94% 174-180 Biểu đồ tần suất chiều cao: 11.76% Bảng tần suất vòng ngực: Biểu đồ tần suất vòng ngực: Vòng ngực Tần suất 72-76 7.84% 77-81 17.65% 82-86 58.82% 87-91 11.76% 92-96 3.93% Bảng tần suất vòng mông: Vòng mông Tần suất 80-85 5.9% 86-91 37.25% 92-97 47.05% 98-103 Biểu đồ tần suất vòng mông: 9.8% 4 Đề xuất hệ cỡ số: Bảng tổng hợp size đề xuất (5 size) vóc Cỡ f(nhóm) f(tổng) -35Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT 163(160-166) 5,90% 66,70% 23,50% 79(77-81) 33,30% 17,60% 84(82-86) 177(174-180) 16,70% 84(82-86) 170(167-173) 74(72-76) 51,90% 27,50% 84(82-86) 66,70% 7,80% Bảng tổng hợp size tối ưu (4 size) vóc Cỡ f(nhóm) f(tổng) 163(160-166) 84(82-86) 66,70% 23,50% 170(167-173) 79(77-81) 33,30% 17,60% 84(82-86) 51,90% 27,50% 84(82-86) 66,70% 7,80% 177(174-180) 5.Xây dựng hệ cỡ số: Dựa vào hệ số tối ưu, nhóm phân thành 4 size như sau: Ký hiệu Chiều cao Vòng ngực SC 160-166 82-86 MB 167-173 77-81 MC 167-173 82-86 LC 174-180 82-86 -36Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT CHƯƠNG 4:ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP I Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cỡ số Hệ thống cỡ số không phải là bất biến theo thời gian, nó luôn thay đổi Sự thay đổi này do nhiều yếu tố: *Đặc điểm nhân chủng học: Con người trên thế giới có nguồn gốc, lịch sử hình thành, sự phát triển thể chất,… là không giống nhau Những người thuộc các chủng tộc như Ostraloid, Mengoloid, Agleroid, Eurôpid đều có những hình thái bên ngoài khác nhau Do đó, hệ thống cỡ số cho từng chủng tộc người cũng khác nhau *Đặc điểm vùng dân cư: Cơ thể con người ngoài đặc điểm nhân chủng học còn bị thay đổi ít nhiều bởi yếu tố vùng dân cư Một người khi chuyển tới sống ở một môi trường khác trong khoảng thời gian dài cũng chịu tác động bởi điều kiện địa lý, môi trường thiên nhiên sinh sống ở vùng miền đó Sự tác động này sẽ thể hiện qua hình dáng bên ngoài của con người Theo giáo sư Nguyễn Quang Quyền và nhiều nhà nghiên cứu khác thì cho rằng: những người chuyển sang sinh sống ở vùng sinh thái mới được ít nhất 5 năm, thì coi như người đó sống ở vùng này, và họ có thể được coi là đối tượng nghiên cứu trong nhiều vấn đề nói chung và trong xây dựng hệ cỡ số nói riêng của vùng miền đó *Yếu tố nghề nghiệp: Những hoạt động hằng ngày trong quá trình làm việc cũng ảnh hưởng đến đặc điểm cơ thế người Do đó, khi phân tích xây dựng hệ cỡ số cũng cần phân loại con người theo từng nhóm nghề nghiệp khác nhau, để có thể đáp ứng các mong muốn cũng như đáp ứng hình thái bên ngoài của từng nhóm đối tượng này Thông thường, dựa trên đặc điểm hình thái bên ngoài do ngành nghề tạo ra, ta có thể phân nghề nghiệp thành 4 nhóm sau: a Nhóm hành chính sự nghiệp: nhóm người này thường làm việc cả ngày, ít vận động, ăn uống không khoa học cộng với tư thế còng lưng khiến cho kích thước vòng ngực thường có xu hướng nhỏ đi, phần thân ngắn hơn phần chân, vòng eo, mông có xu hướng lớn với người thường xuyên ngồi trong quá trình làm việc Những người thuộc nhóm này nhìn vóc dáng bên ngoài thường nhỏ nhắn hơn so với các ngành nghề khác b Công nhân: kích thước vòng ngực, vòng mông thường lớn hơn tùy vào tính chất công việc Những công nhân ngồi nhiều sẽ có vòng mông lớn Do vận động chân tay nhiều làm cho kích thước các vòng cũng có xu hướng phát triển hơn -37Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT c Những người làm nông: cơ thể thường thô hơn, có phần mông và đùi to d Vận động viên: làm việc cơ bắp nhiều nên cơ bắp to, vai rộng hơn, than dài hơn so với các nhóm nhành khác *Yếu tố thời gian Hình thái cơ thề người thay đổi theo từng giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau từ lúc sinh ra tới khi chết đi Chính vì vậy các hệ cỡ số xây dựng phải thể hiện rõ đặc điểm hình thái cơ thể người ở mỗi thời kỳ tương ứng với hệ cỡ số và phù hợp với tốc độ thay đổi các thông số kích thước của nam và nữ, người lớn (8-10 năm), trẻ em (5-6 năm) Bên cạnh sự thay đổi hình thái ở một người qua từng giai đoạn phát triển, thì hình thái cơ thể người cùng độ tuổi ở những khoảng thời gian khác nhau thì cũng sẽ khác nhau Ví dụ các kích thước chủ đạo đối với nam và nữ từ năm 1967-1975 của Liên Xô cũng thay đổi, vòng ngực tăng lên 2,5cm, chiều cao tăng 1cm, vòng bụng tăng 3cm với nam, giảm 1,5cm đối với nữ Ở Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng quốc tế năm 2010 cho thấy sự thay đổi chiều cao với nhóm trẻ dưới 1 tuổi đã tăng thêm 1,4cm (trẻ trai) và 1,8cm (trẻ gái), ở tuổi lên 3 chiều cao trung bình cũng tăng thêm hơn 2cm so với 10 năm trước, chiều cao người trưởng thành ở nam và nữ hiện đã đạt bình quân 164,4cm và 153,4cm, cao thêm 4cm sau 35 năm Ngoài ra, chiều cao đạt được hiện nay đã đến sớm hơn so với trước đây - ở độ tuổi 20-24 cho cả nam và nữ thanh niên ( năm 2000 chiều cao đạt được cao nhất trong độ tuổi từ 26-29) Người thành thị cao hơn người nông thôn, người có mức sống khá cũng đạt chiều cao tốt hơn Ở nhóm 50-60 tuổi ở Việt Nam thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên Sự thay đổi tầm vóc, kích thước cơ thể người qua thời gian phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của xã hội Sự thay đổi của con người hoàn toàn ảnh hưởng tương quan đến các kích thước chủ đạo và các kích thước khác, nên việc xây dựng lại các hệ thống cỡ số qua từng thời kỳ phát triển của kinh tế, xã hôi là cần thiết II Các cách ký hiệu cỡ số Ký hiệu cỡ số trang phục là hệ thống các ký tự chữ, số,… được sử dụng cho một quốc gia hoặc khu vực nào đó để xác định cỡ số trang phục phù hợp cho người mặc Hệ thống ký tự thường khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, khu vực *Các yêu cầu theo ký hiệu cỡ số: -Ký hiệu cỡ số phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu -Ký hiệu cỡ số phải có ý nghĩa -Ký hiệu cỡ số thường được in trên nhãn của sàn phẩm, hoặc trên bao bì, mác giấy của bao bì sản phẩm -38Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT *Các ký hiệu cỡ số thông dụng: -Ký hiệu bằng chữ số: thường được các nước có ngành công nghiệp may mặc tiên tiến sử dụng, các số thường là đặc trưng cho kích thước chủ đạo -Ký hiệu bằng chữ cái: thường là các ký tự đầu đặc trưng cho từ đó Các ký hiệu thừng dùng như S, M, L, XL, XXL để phân biệt hệ cơ thể đó “S” cỡ nhỏ, “M” là cỡ trung bình, “L” là cỡ lớn vừa, “XL” là cỡ lớn tương đối… -Ký hiệu kết hợp chữ số và chữ cái Chữ số thường thể hiện kích thước chủ đạo, chữ cái thể hiện đặc điểm hình dáng cơ thể -Ký hiệu bằng hình vẽ trên mác giấy, trên bao bì sản phẩm III Giới thiệu một số hệ thống cỡ số Trong hệ thống cỡ số quần áo, người ta thường chia ra nhiều hệ cỡ số ứng với từng độ tuổi khác nhau Hệ cỡ số cho nam, hệ cỡ số cho nữ, cho trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi, và cho trẻ từ các độ tuổi còn lại Các bảng size cỡ thực tế còn được sử dụng khác nhau tùy thuộc quốc gia, khu vực Ví dụ, nhiều quốc gia có hệ cỡ số cho 3 nhóm Misses, Junior và Pettes 1 Hệ hống cỡ số trên thế giới * Hệ thống cỡ số quần áo của Anh: -Baby Clothing -Toddle Clothing -Boys Clothing * Hệ thống cỡ số quần áo của Mỹ: -Baby clothing -Toddler Clothing -Girl’s Sizes (cho bé gái từ 7 -14 tuổi) -Boys Sizes (bé trai 7-14 tuổi) -Men’s Size -Women’s Size 2 Hệ thống cỡ số Việt Nam *Hệ cỡ số quần áo của công ty Sài Gòn 3 - Cỡ số áo sơ mi nam -Cỡ số quần âu nam +Gồm 2 chỉ số cỡ và chiều cao toàn thân Ví dụ: Ký hiệu trên sản phẩm: 27-31: Có nghĩa: Cỡ 27 và chiều cao toàn thân 31 -39Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT * Hệ cỡ số quần áo của công ty may Việt Tiến *Hệ cỡ số quần áo của công ty may Nhà Bè IV Hệ thống cỡ số mở rộng 1 Hệ cỡ số đối với chủng loại quần áo Căn cứ vào yêu cầu của quần áo, người ta chọn các kích thước chủ đạo sao cho phù hợp sản phẩm để xây dựng hệ cỡ số cho từng sản phẩm Ví dụ: -Đối với giày: kích thước chủ đạo là chiều dài bàn chân -Đối với mũ: vòng đầu là kích thước chủ đạo -Áo sơ mi: vòng cổ (nam), vòng ngực (nữ) là kích thước chủ đạo -Quần: vòng bụng là kích thước chủ đạo, 3 kích thước phụ khác là vòng bụngvòng mông-dài chân trong -Áo bơi: vòng bụng (nam), vòng ngực và vòng mông (nữ)… 2 Hệ cỡ số đối với các loại vật liệu -Do tính chất co giãn của vật liệu khác nhau dẫn tới các hệ cỡ số cũng được xây dựng khác nhau -Đối với vải dệt thoi: mức độ co giãn của vải ít, nên trong bảng hệ cỡ số cũng sẽ có nhiều size để đáp ứng nhiều dạng cơ thể -Đối với vải dệt kim: mức độ co giãn nhiều hơn so với vải dệt thoi, nên thường ít size hơn so với sản phẩm làm từ vải dệt thoi Vì nếu chia nhiều size, thì 2 size liên tiếp nhau của sản phẩm dệt kim dễ bị nhầm lẫn ngay cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng Chính vì vậy bước nhảy giữa các size sản phẩm dệt kim thường lớn hơn bước nhảy giữa các size của vải dệt thoi -Người ta thường ghép 2 size liên tiếp trong hệ cỡ số cho hàng dệt thoi thành 1 size trong hệ cỡ số hàng dệt kim 3 Hệ cỡ số đối với các dạng cơ thể • Dựa trên độ chêch lệch kích thước vòng ngực – vòng bụng của nam; vòng mông – vòng ngực của nữ Người ta chia ra thành nhiều dạng cơ thể khác nhau, và xây dựng riêng hệ cỡ số cho từng dạng cơ thể đó Hệ số ecart: e = 0.5 ( vòng mông – vòng ngực của nữ) e = 0.5 ( vòng ngực – vòng bụng của nam) Đối với nữ: e

Ngày đăng: 09/06/2015, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan