sổ giáo án tích hợp mô đun sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ

11 2.1K 28
sổ giáo án tích hợp mô đun sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI NGUYÊN Sæ gi¸o ¸n tÝch hîp Mô-đun 16: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ Lớp: SPDN2014-SCN02 Họ và tên giáo viên: Hoàng Vũ Chính Năm học: 2014 Quyển số: 01 GIÁO ÁN SỐ: 05 Thời gian thực hiện: 45 phút Tên bài học trước: Đặc điểm cấu tạo Thực hiện ngày 25 tháng 9 năm 2012 TÊN BÀI: THÁO, LẮP NẮP MÁY (Ứng dụng trên động cơ TOYOTA 5A) MỤC TIÊU CỦA BÀI Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của nắp máy và trình bày được trình tự tháo, lắp nắp máy của động cơ TOYOTA 5A. - Tháo, lắp được nắp máy của động cơ TOYOTA 5A đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để tháo, lắp các loại nắp máy của động cơ khác tương tự. Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC - Đồ dùng dạy học: Bảng trình tự, tài liệu phát tay, máy tính, máy chiếu đa năng, phông chiếu. - Trang thiết bị, dụng cụ và vật tư. + 07 Bộ dụng cụ cầm tay cho tháo, lắp động cơ + 14 Khay đựng dụng cụ, đựng chi tiết và khay rửa + 07 Clê lực. + 07 Động cơ TOYOTA 5A được lắp trên giá tháo lắp. + 07 Gioăng nắp máy + Dầu điesel + Giẻ lau HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Dẫn nhập và giới thiệu chủ đề: Tập trung cả lớp - Giải quyết vấn đề: Tập trung cả lớp, cá nhân - Kết thúc vấn đề và hướng dẫn tự học: Tập trung cả lớp I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 01 phút - Kiểm tra sĩ số: - Khích lệ tinh thần học tập của học sinh, nhắc nhở học sinh chuẩn bị các điều kiện cá nhân và chú ý về an toàn, vệ sinh công nghiệp. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập - Tầm quan trọng của việc tháo, lắp nắp máy. Sử dụng video clip mô tả lắp nắp máy, giới thiệu dẫn nhập vào bài Quan sát, lắng nghe 02 2 Giới thiệu chủ đề Tên bài học Mục tiêu bài học Nội dung bài học - Đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của nắp máy - Trình tự thực hiện + Chuẩn bị + Tháo nắp máy + Lắp nắp máy - Một số sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh. - Ghi tên bài lên bảng - Trình chiếu các nội dung của mục tiêu bài học. - Trình chiếu, giới thiệu các chủ đề cần giải quyết. - Phát tài liệu cho học sinh - Quan sát - Quan sát - Lắng nghe, quan sát - Nhận tài liệu 03 3 Giải quyết vấn đề 1. Đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của nắp máy 2. Trình tự thực hiện 2.1. Chuẩn bị 2.2. Tháo nắp máy + Trình tự thực hiện + Học sinh luyện tập - Trình chiếu, mô tả cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của nắp máy - Giới thiệu các dụng cụ cần thiết để tháo, lắp nắp máy - Trình chiếu, giới thiệu các bước tháo nắp máy - Làm mẫu kết hợp phân tích. - Hướng dẫn học sinh về vị trí phân công, - Quan sát, lắng nghe - Quan sát - Quan sát, lắng nghe - Chú ý quan sát các thao tác của giáo viên - Thực hiện tháo nắp máy tại vị trí được 03 01 12 2.3. Lắp nắp máy + Trình tự thực hiện + Học sinh luyện tập 3. Một số sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh quan sát, uốn nắn học sinh kịp thời - Trình chiếu, giới thiệu các bước lắp nắp máy - Làm mẫu kết hợp phân tích. - Hướng dẫn học sinh về vị trí phân công, quan sát, uốn nắn học sinh kịp thời - Trình chiếu, phát vấn và phân tích phân công - Quan sát, lắng nghe - Chú ý quan sát các thao tác của giáo viên - Thực hiện lắp nắp máy tại vị trí được phân công - Quan sát và lắng nghe 17 02 4 Kết thúc vấn đề - Củng cố kiến thức - Củng cố kỹ năng. - Nhận xét kết quả học tập - Hướng dẫn chuẩn bị cho bài học sau - Hệ thống lại kiến thức đã học - Nhắc lại kỹ năng chính và lưu ý một số sai hỏng thường gặp - Đánh giá kết quả học tập - Nhắc nhở - Lắng nghe, rút kinh nghiệm và ghi chép - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi chép 03 5 Hướng dẫn tự học - Đọc tài liệu phát tay - Giới thiệu tài liệu tham khảo sách: + Sửa chữa bảo dưỡng động cơ nổ hiện đại - Tác giả Nguyễn Oanh Nhà xuất bản giáo dục chuyên nghiệp. + Một số tài liệu của các hãng xe khác. - Giới thiệu một số tài liệu tham khảo - Lắng nghe, ghi chép 01 III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGƯỜI DUYỆT Ngày 6 tháng 11 năm 2014 GIÁO VIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Mô-đun: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ Nghề: Công nghệ ô tô Họ và tên giáo viên: Quyển số: 01 TÊN BÀI: THÁO, LẮP NẮP MÁY (Ứng dụng trên động cơ TOYOTA 5A) 1. Đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của nắp máy • Đặc điểm cấu tạo - Nắp máy được lắp chặt với thân máy bằng bu lông, kết hợp với xi lanh piston tạo thành buồng đốt. - Nắp máy được đúc liền khối gồm các bộ phận chính như buồng đốt, mặt phẳng lắp ghép với thân máy, đường ống nạp, đường ống xả, đường nước làm mát • Đặc tính kỹ thuật - Điều kiện làm việc: Nắp máy làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn, ăn mòn hóa học và ứng suất nén lớn khi xiết các bu lông - Vật liệu chế tạo: Nắp máy của động cơ TOYOTA 5A được chế tạo bằng hợp kim nhôm - Lắp giữa nắp máy và thân máy là gioăng nắp máy có tác dụng làm kín giữa nắp máy và thân máy không bị lọt các khí có áp suất cao, khí cháy, nước làm mát và dầu bôi trơn. 2. Trình tự thực hiện 2.1. Chuẩn bị - Dụng cụ: - Tuýp khẩu 10, tay nối, tay vặn, clê lực và dụng cụ lấy bu lông - Khay đựng, bút đánh dấu - Vật tư: Dầu diesel, Giẻ lau, Gioăng nắp máy 2.2. Tháo nắp máy Bước 1: Tháo các bu lông nắp máy - Sử dụng dụng cụ tháo các bu lông nắp máy theo quy tắc: Nới lỏng nhiều lần đều nhau từ ngoài vào giữa, đối xứng xuyên tâm. Chú ý: Không tháo nắp máy khi động cơ còn nóng. Bước 2: Tháo nắp máy, gioăng năp máy Tháo nắp máy và gioăng nắp máy ra khỏi thân máy Chú ý - Tháo nắp máy ra phải để nắp máy cẩn thận, không làm hỏng bề mặt lắp ghép - Tháo gioăng nắp máy ra không để lẫn với các chi tiết khác. 2.2. Lắp nắp máy Bước 1: Lắp gioăng năp máy, nắp máy - Lắp gioăng năp máy vào thân máy đúng chiều - Lắp nắp máy lên thân máy đúng chiều. Bước 2: Lắp và xiết các bu lông nắp máy - Cho một lớp dầu bôi trơn vào phần ren của bu lông trước khi lắp. - Sử dụng dụng cụ xiết các bu lông nắp máy theo quy tắc: từ giữa ra ngoài, đối xứng xuyên tâm. - Xiết chặt các bu lông đúng thông số kỹ thuật - Tiêu chuẩn mô men xiết nắp máy của động cơ TOYOTA 5A: • Lần thứ nhất 30 N-m • Lần thứ hai xiết thêm 90 0 • Lần thứ ba xiết thêm 90 0 Chú ý: Đánh dấu trên bu lông nắp máy và xiết bu lông nắp máy thêm 2 lần mỗi lần 90 độ (như hình vẽ) 3. Một số sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh TT Sai hỏng thường gặp Nguyên nhân Biện pháp phòng tránh 1 Gẫy bu lông, làm hỏng ren các bu lông, đai ốc Xiết quá lực, lắp không đúng Xiết đúng lực quy định, thao tác tháo, lắp chính xác 2 Vênh nắp máy Thao tác tháo, lắp sai Thao tác tháo, lắp chính xác đúng lực xiết quy định BẢNG TRÌNH TỰ THÁO, LẮP NẮP MÁY CỦA ĐỘNG CƠ TOYOTA 5A TT Nội dung thực hiện Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Hình minh họa 1 Tháo các bu lông nắp máy Nới lỏng và tháo 10 bu lông nắp máy ra ngoài. - Tuýp khẩu 10 - Tay vặn, tay nối và dụng cụ lấy bu lông và Clê lực Nới lỏng các bu lông nhiều lần đều nhau từ ngoài vào giữa, đối xứng xuyên tâm 2 Tháo nắp máy và gioăng nắp máy Tháo nắp máy và gioăng nắp máy ra khỏi thân động cơ - Không làm hỏng bề mặt lắp ghép. - Gioăng nắp máy không để lẫn các chi tiết khác 3 Lắp gioăng nắp máy và nắp máy Lắp gioăng năp máy và nắp máy lên động cơ Lắp đúng chiều 4 Lắp và xiết các bu lông nắp máy - Xiết chặt các bu lông đúng thông số kỹ thuật - Tuýp khẩu 10 - Tay vặn, tay nối, bút đánh dấu và Clê lực Mô men xiết - Lần thứ nhất 30 N.m - Lần thứ hai xiết thêm 90 0 - Lần thứ ba xiết thêm 90 0 [...]...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG Tên kỹ năng: Tháo, lắp nắp máy Họ và tên học sinh: Lớp: TT 1 2 4 5 7 8 Nội dung thực hiện Không thực hiện Có thực hiện Đạt Không đạt Chuẩn bị - Dụng cụ - Vật tư Tháo nắp máy - Tháo các bu lông nắp máy - Tháo nắp máy và gioăng năp máy Lắp nắp máy - Lắp gioăng năp máy và nắp... cụ - Vật tư Tháo nắp máy - Tháo các bu lông nắp máy - Tháo nắp máy và gioăng năp máy Lắp nắp máy - Lắp gioăng năp máy và nắp máy - Lắp và xiết các bu lông nắp máy Ghi chú: Mức “Đạt” khi học sinh thực hiện được 50% trở lên của từng nội dung đánh giá./ Ngày tháng năm GIÁO VIÊN . NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI NGUYÊN Sæ gi¸o ¸n tÝch hîp Mô- đun 16: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ Lớp:. tháng 11 năm 2014 GIÁO VIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Mô- đun: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh. khuỷu - thanh truyền và các bộ phận cố định của động cơ Nghề: Công nghệ ô tô Họ và tên giáo viên: Quyển số: 01 TÊN BÀI: THÁO, LẮP NẮP MÁY (Ứng dụng trên động cơ TOYOTA 5A) 1. Đặc điểm cấu tạo, đặc

Ngày đăng: 08/06/2015, 21:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan