Đề thi và đáp án tham khảo thi thử THPT quốc gia môn hoá (7)

9 167 0
Đề thi và đáp án tham khảo thi thử THPT quốc gia môn hoá  (7)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề 101 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Ca = 40, Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag=108; Ba = 137. Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl 2 và O 2 . Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là: A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu. Câu 2. X là một tetrapeptit cấu tạo từ một aminoaxit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH 2 . Trong A nitơ chiếm 15,73% về khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là: A. 149 gam B. 161 gam C. 143,45 gam D. 159 gam Câu 3. Điều khẳng định nào dưới đây đúng? A. Có thể dùng đồ vật bằng nhôm để đựng H 2 SO 4 đặc nguội, HNO 3 đặc nguội B. Hàm lượng sắt trong quặng hemantit là lớn nhất trong các loại quặng sắt C. Các kim loại kiềm đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. D. Phèn chua có công thức KAl(SO 4 ) 2 .24H 2 O. Câu 4. Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H 2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (t o ) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 CH 2 CH 2 OH. C. CH 3 CH(CH 3 )OH. D. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH. Câu 5. Cho hỗn hợp X (dạng bột) gồm 0,01 mol Al và 0,025 mol Fe tác dụng với 400ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO 3 ) 2 0,05M và AgNO 3 0,125M. Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 2,740 gam. B. 35,2 gam. C. 3,52 gam. D. 3,165 gam Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R A. R 56 137 B. R 81 137 C. R 56 81 D. R 81 56 Câu 7. Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1:1:2 lội qua bình đựng dd AgNO 3 /NH 3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO 2 . Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là A. 19,2 gam. B. 1,92 gam. C. 3,84 gam. D. 38,4 gam. Câu 8. Đun nóng este CH 3 COOC(CH 3 )=CH 2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là: A. CH 2 =CHCOONa và CH 3 OH B. CH 3 COONa và CH 3 COCH 3 C. CH 3 COONa và CH 2 =C(CH 3 )OH D. C 2 H 5 COONa và CH 3 OH Câu 9. Thủy phân hợp chất: H 2 N–CH 2 –CO–NH–CH(CH 3 )–CO–NH–CH(CH(CH 3 ) 2 )–CO–NH–CH 2 –CO– NH–CH 2 –COOH sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng: Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. Câu 11. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là A. flo. B. clo. C. brom. D. iot. Câu 12. Muốn tăng cường sức chống sâu bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân vi lượng. Câu 13. Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl 3 1M, FeCl 2 2M, CuCl 2 1M và HCl 2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây ở catot thu được A. 5,6 gam Fe. B. 2,8 gam Fe. C. 6,4 gam Cu. D. 4,6 gam Cu. Câu 14. Trong những câu sau, câu nào không đúng A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim. C. Hợp kim có tính chất hoá học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng. D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng. Câu 15. Cho các dung dịch riêng biệt sau: KCl, NaCl, CaCl 2 , Na 2 SO 4 , ZnSO 4 , H 2 SO 4 , KNO 3 , AgNO 3 , NaOH. Số dung dịch khi điện phân thực chất chỉ là điện phân nước đó là: A. 5. B. 4 C. 7 D. 8 Câu 16. Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. CaSO 4 + Na 2 CO 3 B. Ba(OH) 2 + NaHCO 3 C. AgNO 3 + H 3 PO 4 D. O 2 + H 2 S (t 0 ) Câu 17. Ho ́ a chất na ̀ o dươ ́ i đây du ̀ ng đê ̉ phân biê ̣ t 2 lo ̣ mất nha ̃ n chư ́ a dung di ̣ ch phenol va ̀ benzen. (1). Na. (2). dd NaOH. (3). nươ ́ c brom. A. 1 va ̀ 2. B. 1 va ̀ 3. C. 2 va ̀ 3. D. 1, 2 va ̀ 3. Câu 18. Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là A. 35,24%. B. 45,71%. C. 19,05%. D. 23,49%. Câu 19. Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng 19,82 gam. Chia hỗn hợpB thành 2 phần bằng nhau. -Phần 1 : cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H 2 (đktc). -Phần 2 : cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H 2 ( đktc) thoát ra. Công thức của oxit sắt là A. Fe 2 O 3 . B. Fe 3 O 4 . C. FeO. D. Không xác định được. Câu 20. Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M 2+ thay cho Ca 2+ và Mg 2+ ) (1) M 2+ + 2HCO 3 - ⟶MCO 3 + CO 2 + H 2 O (2) M 2+ + HCO 3 - + OH - ⟶MCO 3 + H 2 O (3) M 2+ + CO 3 2- ⟶MCO 3 (4) 3M 2+ + 2PO 4 3+ ⟶M 3 (PO 4 ) 2 Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời ? A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (1),(2), (3) và (4). Câu 21. Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO 3 và 0,3 mol Na 2 CO 3 . Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO 2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m A. 11,2 lít CO 2 ; 90 gam CaCO 3 . B. 16,8 lít CO 2 ; 60 gam CaCO 3 . C. 11,2 lít CO 2 ; 60 gam CaCO 3 . D. 11,2 lít CO 2 ; 40 gam CaCO 3 . Câu 22. Trong một cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc V ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít, ta được một kết tủa; đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Nếu V có giá trị là 200 ml thì a có giá trị nào? A. 2M B. 1,5M hay 3M C. 1M hay 1,5M D. 1,5M hay 7,5M Câu 23. Cho dư các chất sau: Cl 2 (1); dd HNO 3 (t o ) (2); dd H 2 SO 4 đặc, nguội (3); dd H 2 SO 4 loãng (4); dd HCl đậm đặc (5); dd CuSO 4 (6); H 2 O ( t o > 570 o C) (7); dd AgNO 3 (8); Fe 2 (SO 4 ) 3 (9). Có bao nhiêu chất khi tác dụng với Fe đều tạo được hợp chất Fe(III) A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là A. Zn, Cr, Ni, Fe, Cu, Ag, Au B. Zn, Fe, Cr, Ni, Cu, Ag, Au C. Fe, Zn, Ni, Cr, Cu, Ag, Au D. Zn, Cr, Fe, Ni, Cu, Ag, Au. Câu 25. Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s 2 2s 2 p 6 3s 2 3p 4 . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. C. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. Câu 26. Có các mệnh đề sau : 1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. 2) Ion NO 3 - có tính oxi hóa trong môi trường axit và trung tính. 3) Để nhận biết ion NO 3 - người ta thường dùng Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng và đun nóng tạo dung dịch màu xanh và khí có màu nâu . 4) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO 2 . 5) Hầu hết muối nitrat đều bền với nhiệt. 6) Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón hóa học. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27. Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng sp thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46 0 . Khối lượng riêng của ancol là 0,8 g/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO 2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là: A. 106g B. 169,6g C. 212g D. 84,8g Câu 28. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO 3 , ZnCl 2 , HI, Na 2 CO 3 . Biết rằng: Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí; Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A. ZnCl 2 , HI, Na 2 CO 3, AgNO 3 . B. ZnCl 2 , Na 2 CO 3, HI, AgNO 3 . C. AgNO 3 , HI, Na 2 CO 3, ZnCl 2 . D. AgNO 3 , Na 2 CO 3, HI, ZnCl 2 . Câu 29. Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? t 0 A. Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + SO 2 ↑ + H 2 O t 0 B. NaNO 3 rắn + H 2 SO 4 đặc HNO 3 + NaHSO 4 t 0 C. NaCl khan + H 2 SO 4 đặc NaHSO 4 + 2HCl↑ t 0 D. MnO 2 + 4HClđ MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O Câu 30. Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B đều có hóa trị 2 và có khối lượng nguyên tử M A < MB . Nếu cho 10,4 gam hỗn hợp X (có số mol bằng nhau) với HNO 3 đặc, dư thu được 8,96 lít NO 2 (đktc). Nếu cho 12,8 gam hỗn hợp X (có khối lượng bằng nhau) tác dụng với HNO 3 đặc, dư thu được 11,648 lít NO 2 (đktc). Tìm hai kim loại A và B? A. Ca và Mg. B. Ca và Cu. C. Zn và Ca. D. Mg và Ba. Câu 31. Cho chất axetilen (C 2 H 2 ) và benzen (C 6 H 6 ), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau : A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 32. Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH 3 CH(C 2 H 5 )CH(OH)CH 3 là A. 4-etyl pentan-2-ol. B. 2-etyl butan-3-ol. C. 3-etyl hexan-5-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol. Câu 33. Ứng với CTPT C 4 H 6 O 2 có bao nhiêu este mạch hở? A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 34. Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 phản ứng hóa học là: A. Phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hidro. B. Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic. C. Phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH) 2 D. Phản ứng tráng gương, phản ứng thủy phân Câu 35. Khối lượng xà phòng thu được từ 1 tấn mỡ động vật (chứa 50% trioleoyl glixerol (olein), 30% tripanmitoyl glixerol (panmitin) và 20% tristearoyl glixerol (stearin) về khối lượng) khi xà phòng hóa bằng natri hidroxit, giả sử hiệu suất quá trình đạt 90% là: A. 988 kg B. 889,2 kg C. 929,3 kg D. 917 kg Câu 36. Trong các amin sau: (A) CH 3 CH(CH 3 )NH 2 ; (B) H 2 NCH 2 CH 2 NH 2 ; (D) CH 3 CH 2 CH 2 NHCH 3 Chọn các amin bậc 1 A. Chỉ có A B. A và B C. Chỉ có D D. Chỉ có B Câu 37. Cho các chất sau: metylamin; anilin; natri axetat; anilin; glyxin; lysin. Số chất có khả năng làm xanh giấy quỳ tím là: A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 38. Dung dịch X chứa các ion: CO 3 2- , SO 3 2- , SO 4 2- , 0,1 mol HCO 3 - , 0,3 mol HSO 3 - và 0,1 mol K + . Thêm V lít dung dịch Ba(OH) 2 1M vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là: A. 0,15 B. 0,25 C. 0,20 D. 0,30 Câu 39. Các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là: A. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6 B. Polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien C. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6 D. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6 Câu 40. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Biết rằng, 3 amin trên được trộn lần lượt theo tỷ lệ 1 : 10 : 5 về số mol và thứ tự phân tử khối tăng dần. CTPT của 3 amin là: A. C 2 H 7 N; C 3 H 9 N; C 4 H 11 N B. C 3 H 9 N; C 4 H 11 N; C 5 H 13 N C. C 3 H 7 N; C 4 H 9 N; C 5 H 11 N D. CH 5 N; C 2 H 7 N; C 3 H 9 N Câu 41. Để phân biệt được bốn chất hữu cơ: axit axetic, glixerol, ancol etylic và glucozơ chỉ cần dùng một thuốc thử nào dưới đây? A. Cu(OH) 2 /OH - B. CaCO 3 C. CuO D. Quỳ tím Câu 42. Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 là: A. C 5 H 3 (OH) 3 , glucozơ, CH 3 CHO B. C 2 H 2 , C 2 H 5 OH, glucozơ C. C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 2 H 6 D. glucozơ, C 2 H 2 , CH 3 CHO Câu 43. Sắp xếp nhiệt độ sôi tăng dần: A. C 2 H 5 Cl < CH 3 COOH < C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 Cl < CH 3 OH < C 2 H 5 OH < CH 3 COOH C. HCOOH < CH 3 OH < CH 3 COOH < C 2 H 5 F D. CH 3 OH < CH 3 CH 2 COOH < NH 3 < HCl Câu 44. Đốt cháy hoàn toàn 122,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, C 5 H 6 O, C 6 H 8 O 2 , và axit axetic thu được 5,9 mol CO 2 và y mol nước. Tìm y? A. y = 5,9 mol B. y = 4,3 mol C. y = 4,9 mol D. y = 7,5 mol Câu 45. Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm propinal, glucozơ, fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì thu được 103,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của propinal trong X là: A. 42,5% B. 85,6% C. 37,5% D. 40,0% Câu 46. Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO 3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO 2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam. Câu 47. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất, làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên: A. Hơi nước. B. Oxi. C. Cacbon đioxit. D. Nitơ. Câu 48. Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H 2 O (k) ⇄ CO 2 (k) + H 2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 49. Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp ; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân ; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện ; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là : A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 50. Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H 2 . Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là: A. CH 3 COOH; H% = 68% B. CH 2 =CH–COOH; H% = 68% C. CH 2 =CH–COOH; H% = 72% D. CH 3 COOH; H% = 72% 101 102 103 104 101 102 103 104 1 A A D A 26 A B A A 2 C D A D 27 D A D B 3 A B B C 28 C B B C 4 B B C B 29 A D C C 5 A C C B 30 B B C A 6 A C B C 31 B C C A 7 A B A B 32 D C D D 8 B A B C 33 D C C B 9 A D B D 34 C D D C 10 B B D D 35 C C D C 11 D A D B 36 B D C C 12 B C C D 37 D D A D 13 C A A B 38 B C A A 14 C D A B 39 B A D D 15 B C D A 40 A A C C 16 C C C C 41 A B A A 17 D B B A 42 D D C C 18 C D D B 43 B A A A 19 A B B A 44 B B A B 20 D B B B 45 C B A A 21 D A A D 46 A B B B 22 D C B B 47 C D A B 23 C A B D 48 B D B D 24 D A C A 49 A C D D 25 B A B A 50 C A B C . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề 101 Cho biết nguyên. nguội (3); dd H 2 SO 4 loãng (4); dd HCl đậm đặc (5); dd CuSO 4 (6); H 2 O ( t o > 570 o C) (7); dd AgNO 3 (8); Fe 2 (SO 4 ) 3 (9). Có bao nhiêu chất khi tác dụng với Fe đều tạo được hợp. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam. Câu 47. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thi t yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có

Ngày đăng: 08/06/2015, 14:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan