MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

14 647 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền rộng hơn 1 triệu km2

Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 A. LỜI MỞ ĐẦU Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền rộng hơn 1 triệu km 2 . Vùng biển nước ta có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trong năm nay, biển, đảo và đặc biệt vấn đề phân định các vùng biển thuộc chủ quyền giữa Việt Nam với các nước đã trở thành chủ đề được quan tâm ở trong nước, nhất là khi tình hình biển Đông đang “nóng lên” trước các hoạt động ngày càng mạnh bạo của hải quân Trung Quốc. Vậy, vấn đề phân định này đã được giải quyết như thế nào? Còn tồn tại vấn đề gì? Bài viết sau của em sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung quan trọng này. B. NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN 1. Các khái niệm 1.1. Chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị, pháp lý của quốc gia bao gồm hai nội dung là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ chủa mình và quyền độc lập của quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Lãnh thổ quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. 1.2. Chủ quyền trên biển của quốc gia: Chủ quyền trên biển là quyền tối cao của quốc gia đối với vùng biển nằm bên trong đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm vùng nội thủy và vùng lãnh hải. Đường biên giới quốc gia trên biển được xác định là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước CHXHCN Việt Nam được xác định là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng 12 hải lý. 1.3. Phân định biển: Phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan. Vấn đề phân định biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Việc Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 1 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 phân định biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển phân chia vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biên giới phân chia vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia. 2. Các nguyên tắc về phân định biển được áp dụng trong trường hợp Việt Nam 2.1. Nguyên tắc thỏa thuận: Khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau và có danh nghĩa pháp lý chồng nhau thì phải có những vụ đàm phán một cách thiện chí và có ý định thực sự đạt tới một kết quả thực định. 2.2. Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không một quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên quy định này không áp dụng trong trường hợp có các danh nghĩa lịch sử khác các hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định trong các điều khoản này” (Điều 12.1 Công ước Giơnevơ 1958). 2.3. Nguyên tắc phân định công bằng: Công bằng trong phân định là xem xét, cân nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan: hình dạng bờ biển, đảo, luồng hàng hải, .để tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận. Các bên có thể coi kết quả của giải pháp mang lại là công bằng chứ không phải là sự áp dụng máy móc, khắt khe một loạt các quy tắc, nguyên tắc hình thức. 2.4. Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời: Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận phân định công bằng các vùng biển, các quốc gia hữu quan, làm hết sức mình để đi đến dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng. 3. Các phương pháp phân định biển: hai phương pháp chính 3.1. Phương pháp đường trung tuyến cách đều: áp dụng trong trường hợp các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Theo phương pháp này, đường ranh giới để phân định biển chính là đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quốc gia. Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 2 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 Phương pháp này thường được áp dụng để phân định lãnh hải. Tuy nhiên, để áp dụng nó, các quốc gia phải xem xét một cách thích đáng đến những hoàn cảnh cụ thể để đạt được một kết quả công bằng. 3.2. Phương pháp công bằng: theo phương pháp này, trong quá trình phân định biển các bên hữu quan cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tố cụ thể như: hình dạng bờ biển, đảo, hàng hải .để từ đó tìm ra được những giải pháp công bằng được các bên công nhận. Các giải pháp đó đương nhiên mang tính đặc thù và thích ứng với từng trường hợp phân định cụ thể. II. THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC Từ năm 1977, sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam bắt đầu tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển. Việt Nam cũng là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký Công ước Luật biển 1982 vào tháng 12/1982 tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994 Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của Công ước. Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngày 12/11/1982, Chính phủ ta cũng ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Với chủ trương nhất quán là giải quyết mọi tranh chấp về chủ quyền biển với các nước bằng thương lượng và hòa bình, Việt Nam đã và đang giải quyết được một số vấn đề sau: 1. Với Campuchia Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có vùng biển kế cận nhau. Giữa bờ biển Việt Nam và Campuchia có trên 150 hòn đảo lớn và nhỏ. Trong lịch sử, hai bên có vấn đề tranh chấp chủ quyền một số đảo ven bờ và chưa tiến hành đàm phán phân định ranh giới lãnh hải. Phân định biển Việt Nam - Campuchia là một quá trình khó khăn và lâu dài do nhiều nguyên nhân: hai bên có lập trường rất khác biệt về đường biên giới biển; việc phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phụ thuộc rất Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 3 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 nhiều vào tình hình chính trị nội bộ của Campuchia và tình hình quan hệ giữa hai nước; phía Campuchia muốn hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Việt Nam, sau đó mới tính đến việc giải quyết biên giới biển. Ngày 7/7/1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước. Hiệp định này đã giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng như sau: - Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thuỷ chung của hai nước Việt Nam và Campuchia. - Hai bên thoả thuận “lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này”. - Hai bên “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử”. - Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến hành. - Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, khoáng sản .trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thoả thuận; khi không có thoả thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng nước lịch sử. * Ý nghĩa Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia Mặc dù Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 không có quy định cụ thể về vùng nước lịch sử nhưng thực tiễn quốc tế đã thừa nhận sự tồn tại của vùng nước lịch sử và vùng nước đó thuộc chế độ pháp lý nội thuỷ của các quốc gia ven biển. Trong phán quyết về vụ án “Ngư trường của Nauy” năm 1951, Toà án quốc tế đã đưa ra định nghĩa “vùng nước lịch sử là vùng nước mà người ta coi là nội thuỷ, trong lúc vùng nước đó nếu thiếu một danh nghĩa lịch sử thì không có tính chất nội thuỷ đó”. Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 4 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 Danh nghĩa lịch sử của vùng nước này được dựa trên các điều kiện sau: - Điều kiện địa lý đặc biệt của vùng nước đòi hỏi phải có một chế độ pháp lý đặc biệt; - Lịch sử chiếm hữu, sử dụng, khai thác lâu dài và liên tục; - Vùng nước có ý nghĩa đặc biệt về chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế đối với quốc gia ven biển. Từ thực tiễn quốc tế trên chúng ta thấy rất rõ ràng rằng vùng nước nằm giữa các quần đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam và đảo Wai và bờ biển của Campuchia có đủ điều kiện là vùng nước lịch sử chung giữa hai nước vì: - Về mặt địa lý: Vùng nước này là vùng biển nông với độ sâu phía ngoài quần đảo Thổ Chu và Wai khoảng 40 m, phía trong có độ sâu trung bình khoảng từ 20 đến 30 m. Vùng biển này hoàn toàn được các đảo và bờ biển của hai nước bao bọc. Vùng biển này gắn liền với bờ biển và là một bộ phận hữu cơ của phần đất liền hai nước Việt Nam và Campuchia. Mặt khác, vùng biển này cũng chịu tác động mạnh của sự biến đổi không ngừng của bờ biển cực kỳ không ổn định, khiến cho địa hình vùng biển cũng luôn thay đổi theo thời gian. - Về mặt lịch sử: Toàn bộ vùng biển và các hải đảo trong khu vực đã thuộc về hai nước từ lâu đời. Nhân dân hai nước đã quản lý, khai thác sử dụng vùng nước này một cách liên tục. - Về mặt chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế: Vùng biển này có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế đối với nhân dân hai nước trong suốt lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa hết sức quan trọng là đã giải quyết được vấn đề chủ quyền các đảo giữa hai nước tạo cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. 2. Với Trung Quốc 2.1. Về đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 5 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 Vịnh Bắc Bộ có diện tích khoảng 126.250 km 2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 220 km (119 hải lý). Bờ biển của Vịnh có tổng chiều dài khoảng 1458 km, trong đó bờ biển Việt Nam dài khoảng 763 km và Trung Quốc khoảng 695 km. Vào năm 1974 và từ năm 1977 đến 1978, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới, lãnh thổ trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, hai cuộc đàm phán này đã không đạt kết quả nào do lập trường hai bên lúc đó quá khác xa nhau. Từ năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã quyết định thông qua thương lượng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2000, hai bên đã tiến hành cuộc đàm phán lần thứ 3 với 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 2 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên và nhiều vòng họp khác của Tổ chuyên viên liên hợp, Tổ chuyên gia đo vẽ, xây dựng Tổng đồ Vịnh Bắc Bộ (tổng cộng 49 vòng họp, trung bình mỗi năm có hơn 5 vòng họp). Ngày 19/10/1993 hai nước đã ký “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, trong đó nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ như sau: "Hai bên đồng ý sẽ áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, để tiến hành đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ. Nhằm đạt thỏa thuận về phân định Vịnh Bắc Bộ, hai bên cần theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng". Nhân dịp chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định gồm 11 điều khoản, quy định về một đường phân định nối tuần tự 21 điểm có tọa độ địa lý cụ thể để phân định rõ ràng lãnh hải (từ điểm số 1 đến điểm số 9) và ranh giới chung cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (từ điểm số 9 đến điểm số 21). Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23%, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh. Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải 12 hải lý. Đây là một kết quả công Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 6 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 bằng đạt được trên cơ sở luật pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của Vịnh, đồng thời là một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 2.2. Các vấn đề trên Biển Đông Trên Biển Đông, vấn đề tranh chấp phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bởi vì hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông. Nếu như nước ngoài chiếm cả hai quần đảo thì nước Việt Nam không còn thế đứng trên Biển Đông và bị bao vây trên hướng biển. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 - 16.000km 2 cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi, đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 - 180.000km 2 , đảo gần nhất cách Vũng Tàu khoảng 250 hải lý. Theo những tài liệu chính thức, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo từ thế kỷ thứ 17, tiếp đó Chính quyền Đông Dương đã củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: thành lập bộ máy hành chính thuộc hai tỉnh Thừa Thiên và Bà Rịa, cho cảnh sát ra đồn trú, lập đài khí tượng, trạm vô tuyến điện, xây đèn biển. Cho đến đầu thế kỷ XX không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối với Việt Nam. Năm 1956 Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa. Tháng 1/1974, lợi dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988 Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới. Tuyên bố của Quốc hội Việt Nam tháng 6-1994 nhân dịp phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển đã cụ thể hóa quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là:“Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 7 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản, lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Ngày 04/11/2002, tại Camphuchia , ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Tuyên bố này được coi là mộtsở chính trị và pháp lý để góp phần giữ gìn ổn định trên Biển Đông và là bước đột phá trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nội dung chính của DOC bao gồm 10 điểm: - Khẳng định các bên liên quan cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế, bao gồm Công ước 1982 trong quan hệ giữa các nước trên Biển Đông. - Các bên cam kết tìm kiếm các con đường để xây dựng lòng tin và sự tin cậy phù hợp với pháp luật quốc tế, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. - Tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do bay trên Biển Đông theo pháp luật quốc tế. - Khẳng định giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và quyền tài phán giữa họ bằng biện pháp hoà bình không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thông qua thương lượng. - Cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định, bao gồm cả việc không chiếm đóng các đảo, đá, bãi hay các địa hình khác hiện chưa có người, giải quyết các bất đồng trên tinh thần xây dựng. - Trong khi chờ đợi giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, với tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, các bên tăng cường tìm kiếm các phương thức nhằm xây dựng lòng tin, bao gồm: đối thoại và trao đổi quan điểm giữa các quan chức quốc phòng và quân sự; đối xử đúng mực và nhân đạo đối với tất cả những người đang gặp nguy hiểm hay tai nạn ngoài biển; thông báo, trên cơ sở tự nguyện, các cuộc tập trận chung hay Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 8 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 phối hợp sắp diễn ra cho các bên liên quan khác biết; trao đổi, trên cơ sở tự nguyện, các thông tin cần thiết khác. - Trong khi chờ đợi giải pháp cơ bản và lâu dài giải quyết tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác: bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; an toàn hàng hải và giao thông trên biển; các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; đấu tranh chống các tội phạm xuyên quốc gia . - Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục trao đổi và đối thoại về các vấn đề liên quan, thông qua phương thức mà họ chấp nhận, bao gồm cả các cuộc tham khảo ý kiến thường kỳ về việc tuân thủ Tuyên bố này, nhằm mục đích tăng cường quan hệ láng giềng tốt và sự công khai, tạo điều kiện giải quyết hoà bình các tranh chấp. - Các bên liên quan bày tỏ quyết tâm tôn trọng các điều khoản của Tuyên bố này và sẽ hành động phù hợp với bản Tuyên bố, khuyến khích các nước khác cùng tôn trọng các nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên bố này. - Khẳng định lại việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định ở khu vực và đồng ý, trên cơ sở đồng thuận, phấn đấu đạt được mục tiêu trên. DOC là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn địnhBiển Đông. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ PHÂN ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Những vấn đề còn tồn tại về phân định chủ quyền biển 1.1. Với Camphuchia Hiện nay, Việt Nam và Camphuchia chưa phân định đường biên giới trên biển. Trong thời gian tới, căn cứ vào Luật biển quốc tế và quy định của Hiệp định, hai nước Việt Nam và Campuchia còn có nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, giải quyết vấn đề hoạch Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 9 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 định đường biên giới biển trong vùng nước lịch sử và lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa liên quan giữa hai nước ở khu vực này. 1.2. Việt Nam và những vấn đề trên Biển Đông a. Về chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Nói về điểm nóng nhức nhối của Việt Nam không gì hơn là việc chứng minh, xác định chủ quyền ở hai quần đảo địa đầu, hai bức bình phong án ngữ Biển Đông: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gắn liền với việc khai thác nguồn lợi ở đó. b. Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với các nước trong vấn đề Biển Đông * Đối với Trung Quốc: đây được xem là vấn đề khó khăn phức tạp nhất trong quan hệ Việt - Trung. Cụ thể là việc giải quyết tranh chấp giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù, hai bên nhất trí kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời cùng nhau giữ gìn ổn địnhBiển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách nhất quán ở biển Đông thể hiện ở thái độ không muốn từ bỏ bất kì chủ quyền nào của Trung Quốc ở đó. Trung Quốc rất khôn khéo trong vấn đề đàm phán, thường là đàm phán riêng rẽ với từng nước về vấn đề biển Đông, ít khi hợp tác với tập thể các nước có liên quan (ngoại trừ Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC). * Ngoài ra, các nước có liên can đến tranh chấp ở biển Đông với Việt Nam, chủ yếu là chủ quyền ở quần đảo Trường Sa gồm: Đài Loan, Philippin, Malaysia và Brunei, đều cho là mình có chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của quần đảo. Lập trường của Việt Nam vẫn không có gì thay đổi so với chính sách đối với Trung Quốc. Việt Nam vẫn duy trì con đương đàm phán, hòa bình để đi đến những thỏa thuận vẹn cả đôi đường. Philippin vốn là nước không có quyền gì đối với quần đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha theo đó Tây Ban Nha giao Philippin cho Mỹ, đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó nước Philippin không bao gồm 1 đảo nào của quần đảo Trường Sa. Từ năm 1951, Philippin bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhẩy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa với lời tuyên bố của Tổng thống Philippin Quirino rằng quần đảo Spratly (Trường Sa) phải thuộc Bài tập học kỳ - môn Công pháp Quốc tế 10 [...]... quyền trên biển của Việt Nam, các nước trong khu vực ASEAN đang lên án gay gắt về điều này 2 Một số kiến nghị Bên cạnh việc xúc tiến ký kết các hiệp định phân định chủ quyền trên các vùng biển, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển để công tác phân định chủ quyền biển được tiến hành nhanh chóng đồng thời giữ vững chủ quyền trên biển ở những nơi mà ta đã phân định được... ủng hộ của Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế C KẾT LUẬN Vấn đề phân định rõ ràng chủ quyền trên các vùng biển với các nước có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam Giải quyết tốt vấn đề phân định chủ quyền biển sẽ góp phần giảm bớt xung đột, tạo môi trường ổn định và phạm vi biển rõ ràng cho phát triển, bảo vệ quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên biển, thúc đẩy kinh tế phát triển và củng cố an ninh quốc... những nơi ta chưa phân định được nhưng có những bằng chứng rõ ràng các vùng biển đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo các hướng sau đây: Về mặt pháp lý, cần phải sớm có Luật biển Việt Nam mang tầm quốc gia, xây dựng trên cơ sở Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, để tuyên bố với thế giới về các vùng biển của nước ta Khi đã có luật, cần tiến tới ký hiệp định với các quốc gia chung vùng biển với Việt Nam,... khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình Đài Loan cũng chiếm được một số đảo trong đó có đảo Ba Bình là đảo lớn nhất Nước này tuyên bố chủ quyền lên cả toàn bộ quần đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam vẫn chưa giải quyết được tranh chấp với Đài Loan 1.3 Thực tiễn áp dụng các Hiệp định đã ký kết về phân định chủ quyền biển và những vùng biển chưa phân định. .. Công pháp Quốc tế 11 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 Việc chúng ta ký kết được các Hiệp định về phân định chủ quyền trên các vùng biến với các nước là một dấu hiệu đáng mừng trong quan hệ hợp tác với các nước Thế nhưng việc thực hiện các hiệp định này như thế nào là một vấn đề cần phải xem xét lại Về phía Trung Quốc, đã đơn phương ra lệnh truy đuổi, trục xuất, cấm các tàu cá của Việt Nam vào... Nội, 2001 3 Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển 4 Những điều cần biết về Luật biển, Nguyễn Hồng Thao, Nxb.CAND, Hà Nội, 1997 5 Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước, Lê Minh Nghĩa, Tạp chí Thời đại mới, số 12, tháng 11 năm 2007 6 Luật biển quốc tế hiện đại, Lê Mai Anh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005 7 Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền... 12 Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm H1-1 ích của ngư dân Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về các vùng biển đảo của Việt Nam; tiến hành xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục, đổi mới về Nội dung và hình thức Thực tế hiện nay nước ta có một số tranh chấp về chủ quyền ở vùng đảo Hoàng sa, Trường Sa Nhưng vụ việc tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết Xuất... thỏa thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp trong đó có các điểm chính là: Hai bên đồng ý thông qua thương lượng, hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa; kiềm chế không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác song phương hoặc đa phương về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và kiểm... tới ký hiệp định với các quốc gia chung vùng biển với Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Philippin , xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử trên biển Đông Cần nâng cao năng lực quản lý biển của các cơ quan chức năng, cán bộ quản lý; Thành lập dân quân bảo vệ chủ quyền biển, tình hình biển Đông đang có diễn biến phức tạp, cần phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam, nhất là lợi Bài tập học... là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đồng thời vi phạm công ước Luật biển 1982 Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối, thế nhưng, phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiếp tục áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5 - 1/8/2010 Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến hành giám sát việc thực thi lệnh này từ vĩ tuyến 12 dộ vĩ bắc của quần đảo Trường Sa lên đảo Hải Nam Việc Trung Quốc tuyên bố về . ổn định ở Biển Đông. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VỀ PHÂN ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Những vấn đề. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định gồm 11 điều khoản, quy định về một đường phân định nối tuần tự 21 điểm có tọa độ địa lý cụ thể để phân định

Ngày đăng: 09/04/2013, 17:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan