Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang

86 845 5
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC VIẾT TẮT BV : Bệnh viện BVCK : Bệnh viện chuyên khoa CTR : Chất thải rắn CTYT : Chất thải y tế CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản UBND : Ủy ban nhân dân URENCO : Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội CITENCO : Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 7 Bảng 1.2 : Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố 7 Bảng 3.1. Đặc điểm 18 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang 22 Bảng 3.2. Đặc điểm môi trường của các bệnh viện trong địa bàn thành phố Bắc Giang 23 Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang năm 2013 và ước tính đến năm 2020 25 Bảng 3.4. Danh sách các cơ sở y tế đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại 26 Bảng 3.5. Khối lượng chất thải rắn y tế của hệ thống y tế dự phòng và cơ sở đào tạo y dược 27 Bảng 3.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tư nhân theo loại hình khám chữa bệnh tại thành phố Bắc Giang 29 Bảng 3.7. Kết quả phân loại chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang 30 Bảng 3.8. Biện pháp xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đặc điểm phân bố các cơ sở y tế trên thành phố Bắc Giang 24 Hình 3.2 : Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải y tế 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái quát về chất thải rắn y tế 3 1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 4 1.2.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam 5 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 18 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu 18 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu 19 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn 20 2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 21 2.2.4. Phương pháp dự báo……………………………………………….20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. Hiện trạng các cơ sở y tê 22 3.1.1. Đặc điểm các cơ sở y tế 22 3.1.2. Phân loại chất thải 30 3.1.3. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải 32 3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang 38 3.2.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế 38 3.2.2. Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế 38 3.3. Đề xuất mô hình quản lý và xử lý chất thải y tế 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TP BẮC GIANG 50 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được quan tâm và chú trọng, có nhiều công trình khoa học y tế và những phát minh về máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của con người. Hiện nay cả nước có 1087 bệnh viện bao gồm 1023 bệnh viện nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân. Việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế (khoảng 7.6%/năm). Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Tuy nhiên chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Nguyên nhân chủ yếu do phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Bắc Giang là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh, là nơi tập trung đông dân cư. Việc quản lí và xử lí chất thải rắn y tế cũng không nằm ngoài bối cảnh trên. Hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố mặc dù đã được đầu tư lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nhưng đều trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp trầm trọng. Hơn thế nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đơn vị nào được cấp phép đủ điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lí rác thải y tế nguy hại, nên các cơ sở y tế tư nhân cũng như một số các bệnh viện công lập gặp khó khăn trong việc xử lí rác thải y tế. Vì thế, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra trên địa 2 bàn thành phố tránh làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ cấp bách và cần được quan tâm. Để nhận biết thực trạng phát sinh, xử lý và quản lí chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Bắc Giang và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khỏe cho cộng đồng xã hội, luận văn này thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lí chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang” Mục tiêu chính của luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:  Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong giai đoạn gần đây.  Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về chất thải y tế Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải rắn y tế (CTRYT) là CTR được thải từ các cơ sở y tế, bao gồm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong chất thải y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người [3] Để phân loại chất thải y tế có rất nhiều cách, tuy thành phần của chất thải y tế không phong phú hơn các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải đô thị, nhưng mức độ nguy hại thì chất thải y tế lại đứng hàng số 1. Dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm sau [4]: - Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học nguy hại - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất - Chất thải thông thường 4 1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 1.2.1. Giới thiệu về tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước quốc tế, các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xử lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác thải nguy hại này. Ngày nay, thiêu đốt và khử khuẩn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể (kinh phí, công nghệ, quỹ đất, quan điểm và các quy định về bảo vệ môi trường), mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình biện pháp xử lý phù hợp riêng. [7][18] Ở Mỹ, luật phòng chống ô nhiễm không khí đã làm giảm đáng kể việc áp dụng thiêu đốt trong xử lý chất thải rắn. Hiện nay, phương pháp khử khuẩn được áp dụng rộng rãi [14]. Ngược lại, ở Malaisia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy xử lí chất thải tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu để xử lý phần lớn chất thải y tế được thu gom. Hầu hết chất thải y tế có khả năng cháy được thu gom và xử lý ở 3 nhà máy thiêu đốt rác tập trung [16]. Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của Cộng đồng châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của các bệnh viện đã bị đóng cửa do không đáp ứng yêu cầu [17]. Ngày nay chất thải rắn y tế nguy hại tại Pháp được xử lý theo 3 mô hình: phối hợp giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện, đốt chung với chất thải sinh hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện công có cơ sở 5 thiêu đốt chất thải lây nhiễm tại chỗ. Đối với các cơ sở không có lò đốt, chất thải lây nhiễm được thu gom vận chuyển đến lò đốt chất thải tập trung để xử lý chất thải lây nhiễm. Mô hình áp dụng này giống Malaysia. Tại Nhật Bản, hầu hết chất thải y tế phát sinh trong ngày được thiêu hủy trong các cơ sở đốt chất thải của tư nhân. Phương pháp khử khuẩn: Mục đích của việc khử khuẩn là biến đổi rác nhiễm khuẩn sang dạng rác thải không nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho một số loại CTYT như chất thải hóa học, chất thải phóng xạ… Nguyên lý của phương pháp này là tạo ra các phản ứng hóa học, ở nhiệt độ cao được tạo ra do các thiết bị nhiệt hoặc lò vi sóng. 1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam 1.2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở các mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển đến khác khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại…) Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4 % bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR [1]… đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường. Phương tiện thu gom chất thải còn thiết và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy 6 mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định [1]. Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, các cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có trang thiêt bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1 % đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6 % sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3 % sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3 % đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế [2] [...]... khu xử lý chất thải rắn Khánh Sơn do Công ty môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn thành phố (CITENCO) 9 + Tại TP Hồ Chí minh, sử dụng hai lò đốt HOVAL công suất 150kg/h và 300kg/h đặt tại Nhà m y xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty môi trường thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố [nguồn: Cục quản lý chất. .. trách nhiệm phân loại thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại tới lò đốt và trả chi phí tiêu h y chất thải rắn y tế nguy hại [12] c Mô hình xử lý tại chỗ Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý CTRYT nguy hại cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế Trên địa bàn tỉnh có 18 công trình xử lý CTYT, tất cả đều đặt trong khuôn viên của... CTR y tế chiếm 40%, số lò đốt còn hoạt động tốt là 63 (chiếm 64%) Đối với các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt, hoặc lò đốt không hoạt động, CTR y tế nguy hại xử lý tập trung tại khu xử lý CTR chung Có 8/11 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung, số cơ sở y tế cấp địa phương xử lý tại khu xử lý tập trung chiếm 65% Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam và Vĩnh Phúc 100% CTR y tế xử lý. .. khảo sát thực tế, những người làm công tác vệ sinh, xử lý và tiêu h y chất thải; từ đó đánh giá hiện trạng 2.2.4 Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo nhằm dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh * Cơ sở dự báo: Khối lượng CTR y tế nguy hại phụ thuộc vào quy mô giường bệnh, mức độ phát triển của hệ thống y tế, chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại Theo phương pháp Hệ số ô nhiễm,... y tế nguy hại được chuyển về nhà lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại chờ cơ quan có chức năng đến để vận chuyển và xử lý hoặc nơi tập trung để đốt Tuy nhiên, hầu hết tại các trạm y tế phường, xã chất thải sau khi thu gom được đổ lẫn chung cùng với rác thải sinh hoạt của trạm mà không có hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị đủ chức năng vận chuyển và xử lý Đối với các cơ sở y tế. .. chất thải y tế liên quan đến nhiều Sở nhưng hiện tại chưa có cơ chế phối kết hợp giữa các Sở/ngành trong tỉnh trong hoạt động quản lý chất thải y tế Chưa có hội đồng/tổ công tác liên ngành được thành lập để tháo gỡ những khó khăn trong quản lý chất thải y tế như việc phối hợp tiêu h y chất thải hóa học và bùn thải[ 15] - Hình thức khác: Hiện nay, tại một số cơ sở y tế vẫn sử dụng tạm thời biện pháp. .. pháp thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn lấp chất thải y tế nguy hại ở bãi chôn lấp chất thải chung của địa phương như bệnh viện Phong – da liễu ở Quỳnh Lập 1.2.2.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đến QLCTYT a Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ng y 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế b Quyết định số 1067/QĐ-BYT ng y 12/5/2009 của Bộ Y tế về việc ban... chỉnh và thu hồi Gi y phép quản lý CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTYT nguy hại; tổ chức kiểm tra, tranh tra công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTYT nguy hại của các cơ sở y tế; phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý CTYT; hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng CTYT nguy hại bởi các cơ sở y tế đã đăng ký chủ nguồn thải và đánh giá tình hình quản lý. .. viện và cơ sở y tế lớn trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kết quả đã có 18/18 bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt, màu vàng đựng chất thải l y nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ, riêng đối với chất thải tái chế được đựng vào túi bất kì (nhưng không trùng với túi đã đựng các loại chất thải. .. tế đột xuất - Sở X y dựng: quy hoạch, thiết kế, x y dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; quy hoạch, thiết kế, x y dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải đô thị; thẩm định thiết kế và cấp phép x y dựng các công trình y tế phải đáp ứng y u cầu xử lý chất thải y tế - Sở Tài chính: chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác quản lý chất thải y tế 16 . thường và chất thải rắn nguy hại Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải rắn y tế. quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 4 1.2.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam 5 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG. thành phố Bắc Giang và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khỏe cho cộng đồng xã hội, luận văn n y thực hiện đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lí chất thải rắn y tế

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan