Đề và đáp án thi HSG Lịch sử 9 Tỉnh QBình năm 2011

4 349 0
Đề và đáp án thi HSG Lịch sử 9 Tỉnh QBình năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: LỊCH SỬ (Khoá ngày 30 tháng 3 năm 2011) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm). Đường lối và thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến năm 2000 ? Câu 2 (1,5 điểm). Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống của con người ? Câu 3 (2,5 điểm). Em hãy trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 4 (2,5 điểm). Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Liên Xô, Trung Quốc (1923 - 1925). Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng ở các nước thuộc địa được trình bày trong bản tham luận tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) như thế nào ? Vai trò của quan điểm ấy đối với cách mạng Việt Nam ? Câu 5 (2,0 điểm). Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) ? …………… ……………… HẾT …………… ……………… 1 SỐ BÁO DANH:…………. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I/ TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM: Nội dung Điểm Câu 1: Đường lối và thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối 1978 đến năm 2000 ? 1,5 - Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. 0,5 - Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000) nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm cao, đứng hàng thứ 7 thế giới…. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. - Lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả: Củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX; Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới; Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). 0,5 0,5 Câu 2: Cuộc cách mạng KH-KT hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống của con người ? 1,5 - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người. - Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. 0,25 0,5 0,25 - Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là: + Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. + Nạn ô nhiễm môi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, + Những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, + Những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối 0,5 2 với con người. Câu 3: Em hãy trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 2,5 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của những giai cấp mới ra đời có những chuyển biến: 1. Tầng lớp tư sản ngày càng đông, sau Chiến tranh thế giới I giai cấp tư sản ra đời. Lúc đầu, phần đông là những tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay đại lý hàng hoá cho tư bản Pháp; sau đó vốn đã khá, họ đứng ra kinh doanh riêng, trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, v.v Giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp. 2. Tầng lớp Tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng. Họ cũng bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp. Bộ phận tri thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài, nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. 3. Giai cấp công nhân ra đời ngay trước chiến tranh, trong thời kì khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển khá nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số lượng và chất lượng; phần lớn công nhân tập trung tại các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn - Chợ Lớn. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng; bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4: Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Liên Xô, Trung Quốc (1923 - 1925)…. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong bản tham luận tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924)… Vai trò của quan điểm ấy đối với cách mạng Việt Nam ? 2,5 * Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Liên Xô, Trung Quốc - Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Người ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập, dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924) - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam tại đây, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925), trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Xuất bản 0,5 0,5 3 báo Thanh niên (1925). - Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Phần lớn số hội viên sau khi học xong về nước hoạt động, một số được chọn đi học trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô) hoặc học quân sự ở Trung Quốc. - Sau này các bài giảng của Người trong các lớp đào tạo cán bộ được tập hợp lại và in thành sách Đường cách mệnh (1927), vạch ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm Đường cách mệnh, báo Thanh niên đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tâng lớp nhân dân. 0,5 0,5 * Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong bản tham luận tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Vai trò của quan điểm ấy đối với cách mạng Việt Nam ? - Bản tham luận đọc tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa mà Người tiếp nhận từ chủ nghĩa Mác– Lê- nin về: + Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; + Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; + Vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. - Quan điểm trên vừa là phương hướng của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo vừa là sự chuẩn bị về chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. 0,25 0,25 Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) ? 2,0 - Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Cuộc kháng chiến của ta được tiến hành trong điều kiện: + Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước; + Có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng; + Có lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh; + Có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được tiến hành trong liên minh chiến đấu với nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ. 0,75 0,75 0,5 II/ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM: 1- Phần kiến thức trong ngoặc đơn không nhất thiết yêu cầu học sinh phải trả lời. 2 - Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm. ………………… HẾT ………………… 4 . BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: LỊCH SỬ (Khoá ngày 30 tháng 3 năm 2011) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu. kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thi p Mĩ ( 194 6 - 195 4) ? …………… ……………… HẾT …………… ……………… 1 SỐ BÁO DANH:…………. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS. CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I/ TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM: Nội dung Điểm Câu 1: Đường lối và thành tựu của công

Ngày đăng: 04/06/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan