BÀI TIỂU LUẬN-Tìm hiểu về giao thứ Telnet.

23 2K 9
BÀI TIỂU LUẬN-Tìm hiểu về giao thứ Telnet.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TIỂU LUẬN MÔN: Hệ thống thông tin quản lý & Thương mại điện tử Giảng viên : Phạm Thế Quế Sinh viên : Nguyễn Xuân Hiếu Lớp : D10HTTT2 Hà Nội,Ngày 29 tháng 4 năm 2014 2 Mục lục Tìm hiểu về giao thứ Telnet 3 Chương 1: Tổng quan về mạng Internet 4 1.1 Giới thiệu về mạng máy tính toàn cầu Internet 4 1.1.1 Mạng máy tính 4 1.1.2 Mạng Internet 4 1.1.3 Giao thức truyền thông và mô hình tham chiều OSI 5 1.2 Bộ giao thức TCP/IP 7 1.2.1 Giao thức chuyển địa chỉ ARP 7 1.2.2 Giao thức điều khiển truyền tin (Internet Control Message Protocol - ICMP) 8 1.2.3 Giao thức không kết nối (UDP) 8 1.2.4 Giao thức điều khiển truyền tin (Transmission Control Protocol - TCP) 8 1.2.5 Giao thức truyền tệp 8 Chương 2: Giao thức Telnet 9 2.1 Giao thức Telnet 9 2.2 Các dịch vụ của giao thức Telnet 9 2.3 Hoạt động của Telnet trong những hệ thống không đồng nhất 10 2.3.1 Trạm ảo (Network Virtual Terminal-NVT). 11 2.3.2 Các lựa chọn Telnet 11 2.3.3 Cấu trúc lệnh Telnet 12 Mobile Agent 14 Chương 1: Tổng quan về Agent 15 1.1 Giới thiệu 15 1.2 Tính năng của Agent 15 1.3 Phân loại Agent 15 1.4 Kết luận 16 Chương 2: Mobile Agent và nguyên lý hoạt động 17 2.1 Khái niệm Mobile Agent 17 2.2 Tính chất Mobile Agent 18 2.3 Nguyên lý hoạt động 18 2.4 Lợi ích Mobile Agent 18 2.5 Các ứng dụng của Mobile Agent 19 2.6 Một số hệ thống Mobile Agent 10 2.7 Các tính năng hỗ trợ của hệ thống Mobile Agent. 22 2.8 Kết luận 23 3 Hệ thống thông tin quản lý Tìm hiểu về giao thức TELNET 4 Chương 1. Tổng quan về mạng Internet 1.1 Giới thiệu về mạng máy tính toàn cầu Internet. 1.1.1 Mạng máy tính. Mạng máy tính là hệ thống các máy tính độc lập được kết nối với nhau. Hai máy tính được gọi là được kết nối với nhau nếu chúng có khả năng trao đổi thông tin. Sự kết nối có thể thông qua dây dẫn, tia Laser, sóng điện từ hay vệ tinh viễn thông Việc kết nối các máy tính có những ưu điểm sau đây: - Sử dụng chung tài nguyên: Dữ liệu, chương trình và các thiết bị có thể được dùng chung bởi người dùng từ các máy tính trên mạng. - Tăng độ tin cậy của hệ thống thông tin: Nếu một máy tính hay một đơn vị dữ liệu nào đó bị hỏng thì luôn có thể sử dụng một máy tính khác hay một bản sao khác của dữ liệu, nhờ đó, khả năng mạng bị ngừng sử dụng được giảm thiểu. - Tạo ra môi trường truyền thông mạnh giữa nhiều người sử dụng trên phạm vi địa lý rộng: Mục tiêu này ngày càng trở nên quan trọng nhất là khi mạng máy tính đã phát triển trên phạm vi toàn cầu như ngày nay. - Tiết kiệm chi phí: Do tài nguyên được dùng chung, hệ thống tin cậy hơn nên chi phí thiết bị và bảo dưỡng của mạng máy tính thấp hơn so với trường hợp máy tính riêng lẻ. Liên mạng máy tính (Internetworking hay Internet) là một công nghệ được đưa ra nhằm kết nối các mạng thành một thể thống nhất. Công nghệ Internet che dấu đi kiến trúc vật lý của mạng và cho phép máy tính truyền thông một cách độc lập với liên kết vật lý của mạng. Một liên mạng đã khá quen thuộc với chúng ta là mạng Internet. 1.1.2 Mạng Internet. Internet là một tổ hợp hàng triệu máy được kết nối với nhau thông qua giao thức TCP/IP để có thể chia sẻ thông tin với nhau, trong đó có đủ loại máy tính, và chúng sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau.Thông tin trên Internet gồm đủ loại từ thư điện tử (Email), các File đồ hoạ đến Video và còn nhiều thông tin khác được cung cấp bởi những người sử dụng Internet. Những máy chủ (Host) mạnh thường sử dụng những hệ điều hành đa nhiệm, ví dụ như UNIX, để người sử dụng kết nối vào. Những máy chủ được định vị tại các điểm như thư viện, các trường đại học, các tổ chức, các đại lý, các công ty trên toàn thế giới. Những máy chủ này được kết nối với nhau qua đường điện thoại và chỉ mất khoảng 640/1000 giây để bắt đầu nhận thông báo từ Bắc Mỹ tới Nam cực. 1.1.2.1 Các dịch vụ mức ứng dụng trên Internet. - Thư điện tử (Electronic mail) Cho phép người dùng ngồi trước máy tính tại nhà mình gửi E-mail tới bất cứ ai ở đâu trên thế giới nếu họ có địa chỉ E-mail. Họ có thể tham gia các nhóm thảo luận (Discussion group) về những đề tài khác nhau hay bắt đầu một nhóm mới về những chủ đề mà họ ưa thích. - Truyền file (File Transfer) Nếu cần một chương trình phần mềm mới như các tiện ích nén file, các chương trình diệt virus, một phần mềm trò chơi, hình ảnh hay âm thanh, người dùng có thể tải xuống bất cứ lúc nào với File Transfer. - Truy nhập từ xa (Remote login) Có lẽ điều thú vị nhất trong các ứng dụng của Internet là Remote login, nó cho phép người dùng kết nối vào một máy tính ở xa như một trạm cuối để sử dụng máy tính đó. 1.1.2.2 Dịch vụ mức mạng của Internet. Một lập trình viên viết chương trình ứng dụng trên Internet cần có một cái nhìn khác với người chỉ đơn giản sử dụng dịch vụ Internet. Ở tầng mạng, Internet cung cấp 2 kiểu dịch vụ mà các ứng dụng của Internet thường dùng đó là: 5 - Dịch vụ truyền không kết nối (Connectionless Paket Delivery Service) là một phương thức truyền dữ liệu mà các mạng chuyển mạch gói cung cấp. Điều này chỉ đơn giản là mạng Internet chuyển các gói tin từ máy này sang máy khác dựa vào thông tin địa chỉ của gói đến đích của nó. Việc chia nhỏ gói tin truyền này có một ưu điểm là nếu một đường đi bị bận hoặc bị đứt, thì các gói có thể được truyền theo một đường khác. - Dịch vụ truyền tin cậy (Reliable Stream Transport Service) Phần lớn các ứng dụng đòi hỏi nhiều dịch vụ hơn chỉ truyền thông không kết nối bởi vì chúng cần tự động sửa lỗi, kiểm tra tính toàn vẹn của thông tin truyền đi trên mạng. 1.1.3 Giao thức truyền thông và mô hình tham chiếu OSI 1.1.3.1 Giao thức truyền thông. Các máy tính trên mạng có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua một bộ những phần mềm cùng làm việc theo một chuẩn nào đó. Giao thức truyền thông (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định phương thức truyền nhận thông tin giữa các máy tính trên mạng. Các mạng máy tính hiện đại được thiết kế bằng cách phân chia cấu trúc ở mức độ cao nhằm làm giảm sự phức tạp khi thiết kế. Các giao thức mạng thường được chia làm các tầng (Layer), mỗi tầng được xây để dựng dựa trên dịch vụ của tầng dưới nó và cung cấp dịch vụ cho tầng cao hơn. 1.1.3.2 Mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconect Referent model) Mô hình mạng máy tính do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Standard Organization - ISO) đưa ra năm 1983 được gọi là mô hình tham chiếu các hệ thống mở (Open Systems Interconect referent model - OSI). Mô hình tham chiếu OSI chứa 7 tầng mô tả chức năng của giao thức truyền thông. Mỗi tầng của mô hình OSI miêu tả một chức năng được thực hiện khi dữ liệu di chuyển giữa các ứng dụng giữa các mạng. Hình 1-1-3-2. Mô hình tham chiếu OSI Các lớp giao thức được xếp chồng lớp nọ trên lớp kia. Chính sự xuất hiện của nó, cấu trúc thường được gọi là Stack hoặc giao thức xếp chồng. Hai hệ thống khác nhau có thể truyền thông với nhau nếu chúng bảo đảm những nguyên tắc chung (cài đặt cùng một giao thức truyền thông). Các chức năng được tổ chức thành một tập các tầng đồng mức cung cấp chức năng như nhau. Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung. 6 Một tầng không định nghĩa một giao thức đơn, nó định nghĩa một chức năng truyền thông có thể được thi hành bởi một số giao thức. Do vậy, mỗi tầng có thể chứa nhiều giao thức, mỗi giao thức cung cấp một dịch vụ phù hợp cho chức năng của tầng. Ví dụ cả giao thức truyền file (File Transfer Protocol - FTP) và giao thức thư điện tử (Simple Mail Transfer Protocol - SMTP) đều cung cấp dịch vụ cho người dùng và cả hai đều thuộc tầng ứng dụng. Mỗi mức ngang hàng giao thức truyền thông (sự bổ xung của các giao thức cùng mức tương đương trên hệ thống khác). Mỗi mức phải được chuẩn hoá để giao tiếp với mức tương đương với nó. Trên lý thuyết, giao thức chỉ biết đến những gì liên quan tới lớp của nó mà không quan tâm tới mức trên hoặc dưới của nó. Tuy nhiên phải có sự thoả thuận để chuyển dữ liệu giữa các tầng trên một máy tính, bởi mỗi tầng lại liên quan tới việc gửi dữ liệu từ ứng dụng tới một ứng dụng tương đương trên một máy khác. Tầng cao hơn dựa vào tầng thấp hơn để chuyển dữ liệu qua mạng phía dưới. Dữ liệu chuyển xuống ngăn xếp từ tầng này xuống tầng thấp hơn cho tới khi được truyền qua mạng nhờ giao thức của tầng vật lý. Ở đầu nhận, dữ liệu đi lên ngăn xếp tới ứng dụng nhận. Những tầng riêng lẻ không cần biết các tầng trên và dưới nó xử lý ra sao, nó chỉ cần biết cách chuyển nhận thông tin từ các tầng đó. Sự cô lập các hàm truyền thông trên các tầng khác nhau giảm thiểu sự tích hợp công nghệ của đầu vào mỗi bộ giao thức. Các ứng dụng mới có thể thêm vào mà không cần thay đổi tầng vật lý của mạng, phần cứng có thể được bổ sung mà không cần viết lại các phần mềm ứng dụng. a) Tầng vật lý (Physical layer). - Tầng vật lý liên quan tới việc truyền dòng bit giữa các máy bằng kênh truyền thông vật lý, ở đây, cấu trúc của dữ liệu không được quan tâm đến. - Việc thiết kế tầng vật lý cần quan tâm đến các vấn đề về ghép nối cơ khí, điện tử, thủ tục và môi trường truyền tin bên dưới nó, ví dụ mức điện áp tương ứng với bit 0 - 1, thời gian tồn tại của xung b) Tầng liên kết giữ liệu (Data link layer). - Liên kết, thiết lập, duy trì, huỷ bỏ các liên kết dữ liệu là nhiệm vụ của tầng liên kết dữ liệu. - Ngoài ra tầng liên kết dữ liệu còn kiểm soát lỗi đường truyền, thông lượng. Tầng này thực hiện việc đóng gói thông tin gửi thành các frame, gửi các frame một cách tuần tự đi trên mạng, xử lý các thông báo xác nhận (Acknowledgement frame) do bên nhận gửi về. Xác định ranh giới giữa các frame bằng cách ghi một số byte đặc biệt vào đầu và cuối frame. Giải quyết vấn đề thông lượng truyền giữa bên gửi và bên nhận (Vấn đề này có thể được giải quyết bởi một số lớp trên). c) Tầng mạng (Network layer). - Vấn đề chủ chốt của tầng mạng là routing (dẫn đường), định rõ các gói tin (packet) được truyền theo những con đường nào từ nguồn đến đích. Các con đường này có thể cố định, ít bị thay đổi, được thiết lập khi bắt đầu liên kết hay động (dynamic) thay đổi tuỳ theo trạng thái tải của mạng. - Nếu có nhiều gói tin truyền trên mạng có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn, tầng mạng phải giải quyết vấn đề này. - Thực hiện chức năng giao tiếp với các mạng bao gồm việc đánh lại địa chỉ, cắt hợp gói tin cho phù hợp với các mạng. Ngoài ra tầng mạng còn thực hiện một số chức năng kế toán, ví dụ, một số Firewall (Packet Filtering) được cài đặt trên tầng này để thống kê số lượng các gói tin truyền qua mạng hay ngăn cấm hoặc cho phép các gói tin của giao thức nào đó. d) Tầng giao vận (Transport layer). - Kiểm soát việc truyền tin từ nút tới nút (end-to-end): Bắt đầu từ tầng này, các thực thể đã có thể nói chuyện một cách logic với nhau. - Thực hiên việc ghép kênh và phân kênh: Mỗi ứng dụng có thể gửi dữ liệu đi theo nhiều con đường, một đường truyền lại có thể được nhiều ứng dụng sử dụng, phân kênh/hợp kênh giải quyết vấn đề phân chia dữ liệu cho các ứng dụng. 7 - Khắc phục sai sót trong quá trình truyền tin: Việc khắc phục sai sót được thực hiện trên nhiều tầng khác nhau, nhưng hiệu quả nhất là ở các tầng cao, việc khắc phục sai sót thực hiện ở tầng giao vận là hợp lý nhất. e) Tầng phiên (Session layer). - Tầng này cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập, duy trì, huỷ bỏ, đồng bộ phiên truyền thông giữa họ. Cung cấp một số dịch vụ hữu ích cho người sử dụng như cho phép người dùng logon vào hệ thống chia sẻ thời gian, truyền tệp giữa các máy tính. - Quản lý thẻ bài (Token): cơ chế thẻ bài được tầng phiên cung cấp để tránh hiện tượng tranh chấp đường truyền trên mạng. - Thực hiện đồng bộ (Synchronization): thực hiện đối với những dữ liệu lớn bằng cách thêm vào các thông tin kiểm tra, sửa lỗi. f) Tầng trình diễn (Presentation layer). - Giải quyết vấn đề liên quan tới cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin như chuyển đổi thông tin theo một chuẩn nào đó được cả hai bên sử dụng (mã ASCII - EDBCDIC). - Nén/giãn dữ liệu để giảm số lượng bit truyền trên mạng. - Mã hoá dữ liệu để thực hiện quyền truy cập. g) Tầng ứng dụng (Application layer). - Tầng ứng dụng cung cấp giao diện sử dụng cho người dùng và môi trường truyền tin. - Thực hiện chức năng chuyển file trong đó có giải quyết vấn đề không tương thích như cách đặt tên file hay các mã điều khiển trong một tệp văn bản - Cung cấp các dịch vụ Electronic mail, Remote login, Directory lookup 1.2 Bộ giao thức TCP/IP. 1.2.1 Giao thức chuyển địa chỉ ARP (Address Resolution Protocol) và giao thức chuyển ngược địa chỉ RARP (Reverse Address Resolution Protocol). Mọi máy tính cùng nằm trên một mạng có cùng một net id và các máy tính cùng trên một mạng vật lý có thể gửi frame vật lý trực tiếp cho nhau nên việc truyền thông tin giữa hai máy tính trong cùng một mạng vật lý không cần sử dụng Gateway. Việc dẫn đường trực tiếp chỉ sử dụng phần địa chỉ máy host id trong địa chỉ IP. Trạm gửi chỉ việc kết khối dữ liệu vào frame, chuyển địa chỉ IP của trạm đích thành địa chỉ vật lý và gửi trực tiếp frame tới máy nhận. Một cơ chế sử dụng để chuyển địa chỉ IP thành địa chỉ vật lý là ARP (Address Resolusion Protocol). Khi hai máy tính cùng nối vào một mạng vật lý, chúng biết được địa chỉ IP của nhau nhưng để truyền thông giữa hai máy, chúng phải biết được địa chỉ vật lý của nhau. ARP giải quyết vấn đề chuyển từ địa chỉ IP 32 bit sang địa chỉ Ethernet 48 bit. Người ta sử dụng hai cơ chế chuyển địa chỉ là: + Chuyển giao trực tiếp. + Chuyển gio gián tiếp. Chuyển giao trực tiếp: Địa chỉ vật lý là một hàm của địa chỉ IP, ví dụ sử dụng trên mạng Token ring proNET- 10 là mạng cho phép đặt địa chỉ IP và địa chỉ vật lý tùy ý. Người ta có thể đặt địa chỉ IP là 192.5.48.3 và địa chỉ vật lý là 3, khi đó ta có PA=f(IA). Với PA là địa chỉ vật lý, IA là địa chỉ Internet và f là hàm chuyển đổi. Chuyển giao gián tiếp Chuyển giao địa chỉ động được thực hiện bằng cách máy tính gửi thông tin gửi một thông báo tới toàn bộ các máy tính trên mạng, trong thông báo đó có chứa địa chỉ IP của máy tính nó cần liên lạc, mọi máy sẽ nhận được thông báo và máy nào thấy địa chỉ IP của mình thì trả lại một thông báo chứa địa chỉ vật lý, khi đó, hai máy tính có thể “nói chuyện” với nhau. 8 1.2.2 Giao thức điều khiển truyền tin (Internet Control Message Protocol - ICMP) Việc dẫn đường qua các mạng sử dụng giao thức điều khiển truyền tin (Internet Control Message Protocol - ICMP) được định nghĩa trong RFC 792. ICMP sử dụng gói tin IP để chuyển thông báo của nó. ICMP gửi các thông báo làm các công việc: Điều khiển, thông báo lỗi và chức năng thông tin cho TCP/IP… Thông thường ICMP được gửi khi một gói tin không thể đi tới đích, một gateway không còn đủ chỗ nhớ để nhận thêm gói tin hay một gateway hướng dẫn máy tính sử dụng gateway khác để truyền thông tin theo một con đường tối ưu hơn. 1.2.3 Giao thức không kết nối (User Datagram Protocol – UDP). UDP cho phép chương trình ứng dụng truy cập trực tiếp đến gói tin của dịch vụ chuyển giao giống như dịch vụ mà giao thức IP cung cấp. Nó cho phép ứng dụng trao đổi thông tin qua mạng với ít thông tin điều khiển nhất. UDP là giao thức không kết nối, kém tin cậy vì nó không có cơ chế kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền. 1.2.4 Giao thức điều khiển truyền tin (Transmission Control Protocol - TCP). Một số ứng dụng đòi hỏi giao thức giao vận cung cấp dịch vụ chuyển giao thông tin tin cậy sử dụng TCP bởi nó cung cấp dịch vụ kiểm tra đúng đắn và dữ liệu được truyền với một sự phối hợp thích hợp. Một số đặc điểm của dịch vụ tin cậy mà TCP cung cấp là: - Hướng dòng (Stream Orientation): TCP coi dữ liệu nó gửi đi là một dòng byte không phải là gói tin. Do đó, TCP đảm bảo số thứ tự của các byte gửi nhận. TCP chuẩn không bắt hệ thống phải sử dụng một số đặc biệt nào để đánh số dòng byte, mỗi hệ thống tự chọn một số mà nó sẽ dùng làm điểm bắt đầu. Mỗi trạm cuối phải biết số thứ tự mà trạm kia dùng. - Chuyển giao bộ đệm (Buffered Transfer): Để giảm số lượng truyền thông, giao thức cố gắng sử dụng số lượng tối thiểu các segment để truyền tải thông tin, do vậy, giao thức sử dụng tối đa độ dài có thể của segment. - Kết nối hai chiều (Full Duplex Connection): TCP/IP cung cấp kết nối cho cả hai đầu của liên kết. Điều này có nghĩa là tầng phía dưới cung cấp khả năng gửi trả thông báo từ trạm đích trở lại trạm nguồn. TCP là giao thức hướng kết nối. Nó thiết lập quan hệ logic giữa 2 trạm tham gia liên kết. 1.2.5 Giao thức truyền tệp. Đây là một phương pháp sao chép tệp từ một máy tính ở xa về máy tính của người dùng ta có thể ngồi tại máy tính của mình truyền hoặc lấy File trên một máy chủ nào đó 9 Chương 2. Giao thức Telnet. 2.1 Giao thức Telnet. Một trong những kỹ thuật chủ yếu sử dụng trên mạng máy tính là khả năng truy cập hệ thống từ xa. Đó là việc người sử dụng có thể thực hiện được một ứng dụng trên một máy tính từ xa. Trong các giao thức cho phép truy cập từ xa có hiệu quả, đáng chú ý nhất là giao thức Telnet. Bộ giao thức TCP/IP bao gồm một giao thức trạm làm việc ở xa đơn giản, gọi là Telnet, để cho phép người sử dụng login vào máy tính thông qua Internet. Telnet thiết lập một kết nối TCP, sau đó gửi các tín hiệu của người sử dụng đến trực tiếp máy tính ở xa y như chúng được nhập vào bàn phím trực tiếp với máy tính ở xa. Telnet cũng chuyển tải dữ liệu xuất từ máy tính ở xa ngược trở về màn hình của người sử dụng. Dịch vụ này được gọi là “trong suốt” (transparent) vì nó cho ta cảm giác như là bàn phím và màn hình của người sử dụng nối trực tiếp vào máy tính ở xa. Thông thường, phần mềm Telnet ở Client cho phép người sử dụng xác định một máy ở xa bằng cách chỉ ra tên miền hoặc địa chỉ IP của nó. Giao thức Telnet cung cấp một giao diện chuẩn, thông qua một chương trình ở một máy (Telnet Client) có thể khai thác tài nguyên ở một máy khác (Telnet Server). Ví dụ, một người sử dụng máy trạm của mạng LAN có thể kết nối với một máy trong mạng như thể là một máy trạm kết nối trực tiếp với máy đó. Hình 2-1. Sơ đồ làm việc của giao thức Telnet 2.2 Các dịch vụ của giao thức Telnet. Telnet cung cấp ba dịch vụ cơ bản. Trước hết, nó định nghĩa một trạm mạng ảo để cung cấp một giao tiếp chuẩn cho các hệ ở xa. Chương trình Client không phải hiểu chi tiết tất cả các hệ ở xa; chúng được xây dựng để sử dụng giao tiếp chuẩn. Thứ hai, Telnet bao gồm một cơ chế cho phép Client và Server thương thảo các lựa chọn, nó cung cấp một tập hợp các lựa chọn chuẩn. Cuối cùng, trong Telnet thì hai đầu của kết nối là đối xứng. Cụ thể, Telnet không bắt buộc dữ liệu nhập của Client phải đến từ bàn phím, nó cũng không bắt buộc Client phải thể hiện dữ liệu xuất ra màn hình. Như thế, Telnet cho phép một chương trình bất kỳ có thể đóng vai trò Client và hai đầu của kết nối có thể thương thảo về các lựa chọn. 10 Hình 2-2. Mô hình đối xứng của Telnet. Qua hình này chúng ta thấy, khi người sử dụng gọi Telnet, thì một chương trình ứng dụng trên máy của người sử dụng trở thành Client. Sau đó, Client này thiết lập kết nối TCP đến Server mà chúng sẽ thông tin liên lạc. Một khi kết nối đã được thiết lập, Client sẽ nhận các ký tự bàn phím của người sử dụng và gửi chúng đến Server , trong khi đó nó cũng đồng thời nhận các ký tự mà Server gửi ngược trở về và thể hiện nó lên màn hình của người sử dụng. Server phải nhận một kết nối TCP từ Client và rồi chuyển dữ liệu đi giữa kết nối TCP này và hệ điều hành cục bộ.Trong thực tế, Server phức tạp hơn nhiều so với những gì trình bày trong hình này bởi vì nó phải xử lý đồng thời nhiều kết nối. Thông thường, một tiến trình Server chủ đợi các kết nối mới và tạo ra Server phụ mới để xử lý mỗi kết nối. Như thế “Telnet Server” như trong hình thể hiện cho Server phụ để xử lý một kết nối cụ thể. Hình này không trình bày Server chủ - để lắng nghe các yêu cầu mới, nó cũng không trình bày những Server phụ để xử lý những kết nối khác. Chúng ta sử dụng khái niệm trạm làm việc ảo để mô tả đầu vào của hệ điều hành, nơi cho phép một chương trình chạy, giống như Telnet Server, truyền các ký tự dến hệ điều hành giống như là chúng được nhập từ bàn phím. Nếu hệ thống trạm làm việc ảo, thì Telnet Server có thể được cài đặt với các chương trình ứng dụng. Mỗi Server phụ kết nối một dòng TCP từ một Client đến một trạm làm việc ảo. Việc bố trí để Telnet Server là một chương trình mức ứng dụng có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Ưu điểm lớn nhất là nó làm cho việc sửa đổi và kiểm soát của Server dễ hơn so với trường hợp chúng được nhúng vào trong hệ điều hành. Khuyết điểm hiển nhiên nhất là sự kém hiệu quả. Mỗi ký tự nhập từ bàn phím của người sử dụng sẽ di chuyển qua hệ điều hành để đến chương trình Client, từ chương trình Client ngược trở về hệ điều hành và đi qua Internet để đến được máy chủ. Sau khi đến được máy chủ, dữ liệu lại phải di chuyển ngược lên hệ điều hành của Server để đến chương trình ứng dụng của Server, và từ chương trình ứng dụng Server ngược trở về hệ điều hành của Server tại điểm vào của trạm làm việc ảo. Cuối cùng, hệ điều hành ở xa sẽ chuyển phát ký tự này đến chương trình ứng dụng mà người sử dụng đang chạy. Trong khi đó, kết xuất di chuyển ngược trở về từ Server đến Client theo cùng một con đường như vậy. 2.3 Hoạt động của Telnet trong những hệ thống không đồng nhất. Để cho Telnet hoạt động được trong càng nhiều hệ khác nhau càng tốt nó phải chấp nhận được các chi tiết của nhiều hệ điều hành khác nhau. Ví dụ một số hệ yêu cầu các dòng văn bản được kết thúc bởi ký tự ASCII carriage control (CR), những hệ khác lại yêu cầu ký tự ASCII linefeed (LF). Lại có những hệ yêu cầu chuỗi hai ký tự CR-LF. Thêm vào đó, hầu hết các hệ tương tác cun cấp phương tiện để người sử dụng đưa vào từ bàn phím ký hiệu ngắt một chươn trình đang chạy. Tuy nhiên, ký hiệu đặc biệt được sử dụng để ngắt một chươn trình lại khác nhau tùy vào trong hệ thống (ví dụ, một số hệ sử dụng Control – C có hệ lại sử dụng ESCAPE). Để chấp nhận được nhiều hệ khác nhau, Telnet định nghĩa cách dữ liệu và các lệnh được gửi qua Internet. Định nghĩa này được gọi là Trạm ảo (Network Virtual Terminal). Trong [...]... trực tiếp thi hành các chỉ dẫn của người điều khiển  Đóng gói các giao thức Khi dữ liệu được trao đổi trong hệ thống phân tán, việc truyền và nhận dữ liệu phải được mã hóa bởi các giao thức cần thiết Các giao thức này được sở hữu bởi mỗi máy trong hệ thống Tuy nhiên, một khi các giao thức phải tiến hóa để phù hợp với những yêu cầu mới về sự bảo mật hoặc tính hiệu quả, chúng bắt đầu trở nên cồng kềnh,... sử dụng giao thức TCP/IP trong quá trình giao tiếp Mole hỗ trợ di chuyển yếu - weak migration Để thực hiện giao tiếp giữa các agent Mole sử dụng các cơ chế truyền thông điệp, gọi hàm từ xa RPCs, và cơ chế đặc trưng của Mole là session , badge Ngôn ngữ giao tiếp giữa các agent được Mole hỗ trợ là KQML Việc trao đổi dữ liệu giữa các agent được thực hiện theo nghi thức TCP/IP Mole cho phép đa tiểu trình/agent... phép Client và Server cấu hình lại các tham số điều khiển việc tương tác giứa chúng Bới vì, tất cả các phần mềm Telnet hiểu giao thức cơ bản của NVT, Client và Server có thể hợp tác với nhau ngay cả khi một bên hiểu được sự lựa chọn còn bên kia thì không 2.3.3 Cấu trúc lệnh Telnet Việc giao tiếp giữa Client và Server được thực hiện bởi các lệnh bên trong mà người sử dụng không thể truy cập Tất cả các... Mole, Zeus Hiểu một mobile agent không bị ràng buộc với hệ thống mà nó bắt đầu vòng đời Nó có khả năng độc đáo là tự gửi mình đi từ một host này đến một host khác trong mạng Ta cũng tìm hiểu 7 lợi ích của mobile agent như: giảm tải băng thông, khắc phục độ trễ mạng, gói gọn các giao thức, thực hiện một cách không đồng bộ, thích nghi, tự sửa sai, khắc phục tình trạng không đồng nhất Ta cũng tìm hiểu các... thực hiện các giao dịch trong kinh doanh trên mạng Một giao dịch có thể bao gồm sự thương lượng với các thực thể ở xa và có thể đòi hỏi truy cập nguồn thông tin liên tục thay đổi Từ thực tế đó nảy sinh nhu cầu thay đổi hành vi của các thực thể để đạt được một nghi thức chung trong việc thương lượng Hơn nữa, việc di chuyển các thành phần của ứng dụng tiến gần đến nguồn thông tin thích hợp cho giao dịch... một hành động - Smart/Intelligents Có đầy đủ cả 3 mục đích: giao tác , tự động và dễ thích nghi 1.4 Kết luận Trong chương này chúng ta đã giới thiệu về software agent, đó là một phương pháp lập trình mới, ta cũng đưa ra một vài định nghĩa về agent Giới thiệu tính năng của agent như: tính tự trị, tính thích nghi và học hỏi, hoạt động hướng đích, giao tiếp và cộng tác, linh hoạt, di động, Ta cũng phân... phía môi trường khi tiếp nhận một agent du nhập  Khả năng cộng tác Để xem xét khả năng phối hợp hoạt động của các agent, cần lưu ý về ngôn ngữ liên lạc, giao thức liên lạc, mô hình cộng tác mà môi trường hỗ trợ Ngoài ra, nếu các agent của môi trường đang xét có khả năng giao tiếp với các agent của môi trường khác hay với các loại đối tượng khác, thì môi trường hỗ trợ cộng tác mạnh 22 2.8 Kết luận Trong... lựa chọn thông dụng của Telnet Việc thương thảo các lựa chọn trong Telnet Trong một số lựa chọn cụ thể, Server thường là phía khởi động việc thương thảo Vì thế, các giao thức được thiết kế sao cho đầu nào cũng có thể đưa ra yêu cầu Giao thức này được gọi là đối xứng với tiến trình chọn lựa Nơi nhận có thể đáp ứng lại yêu cầu bằng việc chấp nhận hoặc từ chối Trong thuật ngữ của Telnet, yêu cầu là WILL... trên mình các giao thức thích hợp và di chuyển tới các máy ở xa để thiết lập các kênh truyền nhận thông tin tương ứng  Thi hành không đồng bộ và tự trị Thông thường, các thiết bị di động thường phụ thuộc vào các kết nối mạng đắt tiền nhưng rất yếu ớt Vì thế, những tác vụ cần có kết nối liên tục giữa thiết bị di động và mạng cố định có thể sẽ không có tính kinh tế hoặc không khả thi về mặt kỹ thuật... Collaborative agent có thể được thêm vào một giao diện người dùng có sẵn,ví dụ các chương trình giả lập hoặc tích hợp vào thiết kế của một ứng dụng phần cứng mới như đồ gia dụng - Interface agent Interface agent là một chương trình có thể ảnh hưởng đến giao diện trực tiếp, nhưng không có sự hướng dẫn trực tiếp từ người dùng Interface agent đọc dữ liệu người dùng nhập vào giao diện và nó có thể tạo ra sự thay . 1.2.4 Giao thức điều khiển truyền tin (Transmission Control Protocol - TCP) 8 1.2.5 Giao thức truyền tệp 8 Chương 2: Giao thức Telnet 9 2.1 Giao thức Telnet 9 2.2 Các dịch vụ của giao thức Telnet. xa. Trong các giao thức cho phép truy cập từ xa có hiệu quả, đáng chú ý nhất là giao thức Telnet. Bộ giao thức TCP/IP bao gồm một giao thức trạm làm việc ở xa đơn giản, gọi là Telnet, để cho. Tìm hiểu về giao thứ Telnet 3 Chương 1: Tổng quan về mạng Internet 4 1.1 Giới thiệu về mạng máy tính toàn cầu Internet 4 1.1.1 Mạng máy tính 4 1.1.2 Mạng Internet 4 1.1.3 Giao thức truyền

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan