BÁO CÁO THỰC TẬP-TÌNH HUỐNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

25 579 5
BÁO CÁO THỰC TẬP-TÌNH HUỐNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Bài tiểu luận: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Đề tài: TÌNH HUỐNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ Giảng viên hướng dẫn: Ts.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm thực hiện: Nhóm 1 – L 1. Nguyễn Thị Thu Phương -06132201 2. Nguyễn Thanh Quyền - 3. Lê Văn Sơn - 4. Huỳnh Đoan Trâm - 5. Đinh Đặng Kiều Vân - Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2009 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2 LỜI MỞ ĐẦU Một trong những nguồn lực quan trọng trong doanh nghiệp là con người hay nói rộng hơn là nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao có thể sử dụng một cách tối đa nguồn lực này. Trong từng tình huống nhân sự cụ thể đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp có những phương án giải quyết, kết quả có mang lại sự tốt đẹp cho doanh nghiệp hay không tùy thuộc vào năng lực, kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo, ở một tầm cao hơn đòi hỏi cần phải có một nghệ thuật mà chúng ta thường gọi là “nghệ thuật lãnh đạo”. Nhóm đã tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng tình huống về nhân sự, từ đó có thể ứng dụng nghệ thuật lãnh đạo để giải quyết tình huống một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Trong quá trình làm bài nhóm đã cố gắng xây dựng và giải quyết tình huống một cách tốt nhất, song không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và các bạn sinh viên quan tâm. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2009 Nhóm Anti 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 3 NỘI DUNG 4 1. Thông tin về công ty 4 2. Những vấn đề ông Long cần giải quyết 5 3. Cách xử lý của Tổng giám đốc Long 5 3.1 Vấn đề 1 5 3.2 Vấn đề 2 8 3.3 Vấn đề thứ 3 10 3.4 Vấn đề 4 11 4. Bài học kinh nghiệm 12 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 17 4 NỘI DUNG 1. Thông tin về công ty Công ty Bắc Đẩu được thành lập tháng 9 năm 1990 chuyên sản xuất các sản phẩm giầy da. Ban đầu công ty có quy mô nhỏ với khoảng 100 công nhân. Chỉ sau 5 năm công ty đã phát triển với quy mô lên đến 5000 nhân công với 3 nhà máy sản xuất, một phần nguồn vốn thu từ việc bán cổ phiếu. Ông Long và Ông Phụng là hai trong những người sáng lập ra công ty. Cả hai đều tận tâm tận lực đổ mồ hôi, nước mắt vì công ty. Các công việc thiết kế bản vẽ, lắp đặt máy móc… đều do ông Phụng một tay hoàn thành. Tuy nhiên Đại hội cổ đông đã tín nhiệm bầu ông Long làm Tổng giám đốc vì ông là người giỏi kinh doanh, giao tiếp tốt. Ông Phụng được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật. Điều này khiến ông Phụng không mấy thoải mái. Sau khi nhận chức, ông Long phát huy tài lãnh đạo của mình và đưa công ty lên tầm cao mới với doanh thu đạt đến 19 triệu USD trong năm 2003 và tạo lập được nhiều đối tác lớn tại các thị trường châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên bước sang quý III năm 2009 với những dấu hiệu bất ổn của thị trường và các vấn đề nội bộ công ty làm doanh thu của công ty giảm sút nghiêm trọng. Công ty đang đối mặt với những khoản nợ lớn. Cùng lúc này, công nhân tại 3 nhà máy lại đòi tăng lương 15% với lý do đưa ra là do lạm phát. Các công nhân đã cử đại diện gặp trực tiếp Tổng giám đốc để thương lượng nếu không sẽ đình công. Hiện tại công ty có thể duy trì nhưng nếu đình công diễn ra và việc tăng lương sẽ làm công ty bị thâm hụt ngân sách nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Ông Long đã tìm hiểu nguyên nhân của của các vấn đề trên và phát hiện ra là nhiều người quản lý trong công ty đã không toàn tâm toàn ý với công việc. Một điều làm ông Long đau lòng là ông Phụng thái độ của ông Phụng. Ông Phụng luôn cho rằng mình là người xứng đáng ngồi vào vị trí Tổng giám đốc. Ông Phụng tự đề cao mình, việc cần báo cáo lại không báo cáo, việc không thuộc phạm vi quyền hạn của mình thì lại tùy tiện can thiệp. Ông Phụng còn lôi kéo giám đốc kinh doanh Ngưu, trưởng phòng bảo trì Mã và giám đốc Marketing Cẩu về phe mình. Ông Long cảm thấy rất buồn và giận ông Phụng. Không những thế, ông Long còn phải đối mặt với khoản thưởng cuối năm cho nhân viên. Thông thường hàng năm công tu luôn thưởng 3 tháng lương cho nhân viên để khích lệ 5 tinh thần. Tuy nhiên với tình hình hiện nay của công ty, công ty chỉ có thể thưởng tối đa là 1 tháng lương. Ông Long thực sự đối mặt với nhiều thử thách với nhiệm vụ lèo lái công ty qua con “sóng dữ”. 2. Những vấn đề ông Long cần giải quyết 1/ Ông Long có chấp nhận việc gặp trực tiếp đại diện công nhân hay không? Nếu không tiếp, ông phải làm gì? Nếu tiếp, ông phải làm gì? 2/ Ông Long phải làm gì để các quản lý cấp dưới phải làm việc hết mình? 3/ Khoản thưởng cuối năm giải quyết như thế nào? 4/ Đối với ông Phụng, ông Long phải giải quyết như thế nào? 5/ Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống này? 3. Cách xử lý của Tổng giám đốc Long 3.1 Vấn đề 1 Đối với các vấn đề thứ nhất, ông Long không thể từ chối gặp mặt các đại diện, tình hình công ty đang rất khó khăn, nếu các công nhân đình công thì thực sự nguy hiểm với công ty. Ông Long nhận lời gặp 3 đại diện. Trước tiên, ông đã ghé qua phòng nhân sự để tìm hiểu thông tin về 3 đại diện này. Nhưng trước tiên ông Long ghé qua phòng nhân sự để tìm hiểu thông tin về 3 người đại biểu. Đại biểu 1 là một người có thâm niên lâu năm tại công ty, ông là người có óc phán đoán và hiểu biết. Đại biểu thứ 2 là người vừa làm ở công ty được một thời gian, trước đây anh ta đã từng khích động công nhân biểu tình. Đại biểu thứ 3 là một phụ nữ trên 30 tuổi, đã có gia đình và 2 con nhỏ. a. Vị đại diện đầu tiên đến thương lượng, ông thể hiện tinh thần thông cảm, vô cùng hợp tác. Ông Long: Tôi mời anh đến hôm nay không phải để biện luận với anh, mà muốn thông qua cuộc nói chuyện này để làm rõ mọi việc, công nhân ở nhà máy tại sao lại thấy cần phải tăng lương? Đại diện 1: (do dự) Thưa Giám đốc, phí sinh hoạt ngày càng tăng do lạm phát, tiền lương hiện nay của công nhân không đủ để họ trang trải cho cuộc sống, mong Giám Đốc xem xét. 6 Ông Long: Tôi biết hiện nay tiền đang mất giá, bản thân tôi rất muốn tăng lương cho công nhân. Tuy nhiên, nếu thực hiện ngay lúc này thì công ty rất khó để duy trì hoạt động. Đại diện 1: Thưa Giám đốc, chúng tôi luôn hoàn thành công việc, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, chúng tôi xứng đáng có được cuộc sống thoải mái hơn. Ông Long: Điều quan trọng là hiện nay công ty không đủ tiền mặt để thực hiện việc tăng lương, chúng ta phải trả tiền nguyên vật liệu, mà hiện nay giá nguyên vật liệt đã tăng 20% so với 3 tháng trước. Không chỉ vậy, tiền thuế cũng tăng. Trong khi đó, một vài đối tác chưa thanh toán tiền cho chúng ta vì hiện tại họ cũng gặp tương đối nhiều khó khăn. Đại diện 1: Điều này thì tôi không nắm rõ. Công nhân chỉ hi vọng được tăng lương để đảm bảo cuộc sống. Tôi mong Giám đốc xem xét đơn của tập thể công nhân. Việc công ty gặp khó khăn không phải lỗi của chúng tôi, chúng tôi đã làm tốt công việc của mình như Giám đốc đã biết. Ông Long: Vấn đề tôi muốn anh cần phải hiểu là lượng tiền mặt của công ty đang trong tình trạng cạn kiệt. Vấn đề trả lương cũng rất khó khăn rồi chứ nếu tăng lương lúc này đồng nghĩa với việc công ty sẽ đi vào phá sản. Việc này không hề có lợi cho các anh. Bởi lẽ công ty phá sản thì các anh sẽ mất việc. Tôi nghĩ các công nhân cũng không mong muốn điều này. Đại diện 1: Nghiêm trọng vậy sao thưa Giám đốc? Ông Long: Đây là bảng biểu về tình hình kinh doanh gần đây của công ty. Tôi cho anh xem để anh hiểu rằng chúng tôi rất muốn tăng lương cho công nhân nhưng hiện tại là không thể. Tôi mong anh giải thích cho họ hiểu tình hình hiện tại và khuyên họ nên cùng công ty vượt qua khó khăn lúc này. Đại diện 1: Cảm ơn Giám đốc. b. Giám đốc Long gặp đại diện 2 Ông Long: (Thái độ cương quyết) Tôi đã xem đơn của các anh và tôi quyết định không giải quyết lá đơn này. Đại diện 2: Thưa Giám đốc, nếu vậy chúng tôi sẽ đình công. Ông Long: Các anh có thể nghỉ việc nếu muốn. 7 Đại diện 2: Đó không phải là tổn thất lớn cho công ty sao? Ông Long: Các anh nghỉ việc sẽ là tổn thất lớn nhưng nếu tăng lương thì công ty cũng phá sản. Đại diện 2: Vậy chúng tôi không còn cách nào khác là đình công Ông Long: Tốt thôi. Nhưng anh nên nghĩ cho kỹ trước khi khích động công nhân đình công. Rồi sẽ có người nhận ra ý đồ không tốt của anh. Mất việc có nghĩa là họ mất nồi cơm. Liệu họ có tin tưởng làm theo anh nếu như cuộc sống trước mắt của họ là con số 0. Và khi đó, anh có đứng ra lo được cho mấy trăm con người hay anh sẽ bị họ tính sổ. Ông Long nói với thái độ hoàn toàn cương quyết trong lời nói và cử chỉ khiến cho vị đại diện 2 lúng túng và lui ra ngoài. c. Giám đốc Long gặp đại diện 3: Đại diện 3 là một công nhân nữ, ông Long nói chuyện với thái độ mềm mỏng. Ông Long: Mời cô ngồi và mời cô trình bày. Đại diện 3: Thưa Giám đốc, tất cả những gì muốn trình bày chúng tôi đã nêu rõ trong đơn. Tôi đến đây mong nhận được câu trả lời của Giám đốc, nếu không tăng lương thì chúng tôi sẽ đình công. Ông Long: Nếu công nhân không đồng lòng với công ty, không làm việc tốt thì chúng tôi xin mời các anh chị đi tìm một công việc khác. Nếu nghỉ việc, các anh chị sẽ thất nghiệp. Với tình hình kinh tế chung hiện nay, tôi tin chị hiểu tìm việc khó khăn như thế nào. Ngược lại, công ty chúng ta hiện nay cũng rất khó khăn. Nếu tăng cho tất cả công ty lúc này, chi phí tăng sẽ làm cho công ty phá sản. Đại diện 3: Chúng tôi làm việc tích cực, chúng tôi đảm bảo chất lượng của sản phấm, chúng tôi có quyền được hưởng thành quả lao động của mình. Ông Long: Cô có tích lũy bao nhiêu với mức lương hiện nay không? Đại diện 3: Thưa Giám đốc, không dành dụm được vì tôi còn phải lo cho bố mẹ và 2 con. Ông Long: Còn các công nhân khác. Đại diện 3: Họ cũng vậy thưa giám đốc. 8 Ông Long: Thật vậy sao? Thật đáng tiếc tôi lo giùm các cô cho mùa đông này? Đại diện 3: Xin nói rõ hơn thế có nghĩa là gì? Ông Long: Được rồi tôi cho cô biết giá cả hiện nay đang leo thang, chi tiêu nhiều, những người không có việc lại không tiền tích lũy thì làm sao mọi người có thể sống qua mùa đông này? Đại diện 3: Vâng thưa giám đốc, tăng lương có nghĩa là chúng tôi có điều kiện hơn để lo cho gia đình. Mong giám đốc đồng ý. Ông Long: Tôi rất hiểu điều đó. Việc có tăng lương cho công nhân hay không không phải chỉ tôi quyết định là được. Điều này phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc xem xét tình hình hiện tại của công ty. Cô cũng có thể thấy tình hình hiện nay không khả quan chút nào. Tôi hứa sẽ xem xét việc này ngay khi có thể. Cô còn ý kiến gì không? Đại diện 3: Thật tình chúng tôi rất mong công ty hoạt động tốt. Tôi mong giám đốc xem xét và tăng lương cho chúng tôi ngay khi có thể. Cảm ơn Giám đốc! Sau cuộc gặp với ông Long, cả 3 vị đại diện đều hiểu được rằng tình hình khó khăn hiện tại của công ty cũng như không hề có lợi cho họ nếu như họ đình công. Kết quả, vấn đề được giải quyết. ** Nghệ thuật lãnh đạo Ông Long đã dùng đến kế sách “để tránh kiệt sức” với phương châm “bất luận thế nào đều không thể đáp ứng”. Ông đã dùng 3 chiêu thức khác nhau để thay đổi thái độ của 3 đại diện, ông dùng phương pháp lý trí và công khai thành thật với đại diện 1, rồi dùng ý trí kiên định, kiên quyết dứt khoát với vị đại diện 2. Ông lại bày tỏ sự cảm thông để kết thúc đàm phán với vị đại diện thứ 3. Sự việc trên chúng ta không thể không khâm phục tài năng vẹn toàn ứng phó cao minh của ông Long. 3.2 Vấn đề 2 Ông Long phải khơi dậy tinh thần làm việc của các cấp quản lý. Đây không phải là việc dễ dàng. Ông Long cân nhắc giữa việc khiển trách tất cả hay khéo léo động viên từng người. 9 Giải pháp của ông Long là tổ chức một buổi tiệc và gửi giấy mời tham dự tới tất cả quản lý. Trước đó, ông Phụng đã được cử đi công tác. Trong tình hình kinh doanh hiện tại, việc ông Long tổ chức tiệc làm mọi người rất bất ngờ và nhiều câu hỏi được đặt ra: có điều gì bất thường? Tại sao tại tổ chức tiệc lúc này? Liệu có phải ai đó bị sa thải?,… Buổi tiệc diễn ra lúc 18h, tức là ngay sau giờ làm việc. Trong thời gian chờ đợi, các quản lý ngồi tán gẫu một cách vô vị, trong lòng thì vô cùng thấp thỏm. Ông Long bước vào, mặt nghiêm nghị, bước chân nặng trịch. Mọi người thấy vậy vô cùng căng thẳng. Bữa tiệc được được tổ chức thịnh soạn trái với tình hình kinh doanh ế ẩm của công ty. Ông Long gật đầu chào mọi người, ngồi vào chỗ nhưng không nói lời nào. Phó Tổng thay mặt ông Long mời rượu mọi người. Mọi người ăn tiệc, cười nói nhưng trong lòng vô cùng lo lắng. Họ nghĩ rằng sắp được ăn “món mực xui xẻo” (văn hóa doanh nghiệp). Được một lúc, cô phục vụ bưng ra món mới. Đó là món mực xào. Mọi người nhìn nhau hiểu rằng chuyện gì sắp xảy ra. Cô phục vụ cũng vô cùng căng thẳng. Cô ta bưng dĩa mực đi vòng quanh mọi người. Khi dĩa mực tới người nào, người đó khiếp vía, mồ hôi vã ra như tắm. Tưởng chừng chỉ là một món ăn mới được bưng ra nhưng bầu không khí lại căng thẳng tới mức dường như mọi người đều nín thở. Cuối cùng, dĩa mực được đặt trước mặt Tổng Giám đốc. Cả phòng tiệc vô cùng ngạc nhiên, hướng về phía ông Long. TGĐ Long: (ho 1 tiếng, vẻ mặt nghiêm nghị) Các vị, gần đây chúng ta là ăn sa sút, đây là lỗi của tôi. Vì vậy tôi quyết định tự nhận món mực. Tôi sẽ không được nhận lương một tháng. Đồng thời, trong một tháng tôi sẽ giao toàn quyền điều hành công ty cho Phó Tổng Giám đốc, tôi sẽ làm công việc của lao công. Mong các vị ủng hộ. Mọi người quá ngạc nhiên tới mức không ai nói được lời nào. Ngày hôm sau, mọi người thấy ông Long giao chìa khóa cho Phó Tổng, ông mặc bộ quần áo lao động cầm giẻ lau đi dọn vệ sinh. Hành động của ông Long gây chấn động cả công ty. Việc này khiến cho mọi người không thể hiểu nổi vì sao ông Long lại hành động như vậy. Sau một tháng, sau khi xem xong bản báo cáo do Phó Tổng trình lên, ông Long mỉm cười đắc thắng. Điều không ai biết là mặc dù trong một tháng làm công việc quét dọn nhưng thực tế ông Long vẫn là người điều hành công việc thông qua các chỉ thị cho Phó Tổng thực [...]... cao minh trong việc dùng người, quản người Đây là một nhà lãnh đạo quá nghệ thuật 4 Bài học kinh nghiệm Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường Nói như vậy cho thấy, để trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng Lãnh đạo là lãnh đạo Cho dù bạn ở đâu, làm gì, dù thời gian thay đổi, dù công nghệ phát triển, dù sự khác... văn hóa, những nguyên tắc lãnh đạo thật sự vẫn giữ nguyên giá trị Để một bộ máy chạy tốt đòi hỏi từng mắt xích cũng phải tốt Tương tự như vậy, các công ty muốn thành công cần có một đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình Để được như vậy, phần lớn do nghệ thuật dùng người của người lãnh đạo Quản lý nhân sự không tốt sẽ dẫn đến: Sự bất mãn của nhân viên: Các nhân viên sẽ không còn sự hào hứng với công việc,... là: nghệ thuật lãnh đạo phải được duy trì trong mọi doanh nghiệp, mọi công ty không kể tới quy mô và lĩnh vực hoạt động Tuy nhiên, cách thức xây dựng doanh nghiệp quản lý theo cung cách nghệ thuật lãnh đạo phải được thường xuyên đổi mới do doanh nghiệp luôn lớn mạnh không ngừng Doanh nghiệp được quản lý bằng nghệ thuật kinh doanh và biết luôn tự đổi mới chắc chắn sẽ thành công TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Nghệ. .. Nghệ thuật lãnh đạo là một thành tố quan trọng trong văn hoá của bất kỳ công ty nào và nghệ thuật này phải luôn được gìn giữ và phát huy Nghệ thuật lãnh đạo được thể hiện trong một công ty, một tổ chức ở khả năng và ý chí luôn tìm tòi cơ hội mới và luôn cải tổ tự đổi mới mình cũng như đổi mới sản phẩm và cách thức hoạt động của mình Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển nhất định, chỉ có nghệ thuật. .. đổi mới chắc chắn sẽ thành công TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Nghệ thuật lãnh đạo – T.S Nguyễn Hữu Lam – nhà xuất bản Hồng Đức 2/ Quản Trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thu – Nhà xuất bản thống kê 3/ Quản Trị Chiến Lược - Nhiều tác giả - Nxb Thống kê 4/ Nhân Dạng Học Và Nghệ Thuật Quản Trị Nhân Viên - Dương Diên Hồng - Nxb Lao động 5/ Bốn Nỗi Ám Ảnh Một Nhà Quản Trị Tài Ba – Huỳnh Hoa – Nhà xuất bản trẻ 6/ http://www.lantabrand.com... năng lãnh đạo cũng khốc liệt hơn Sau đây là một vài phẩm chất cần có ở một người lãnh đạo tài giỏi: - Một nền tảng đạo đức vững chắc Nếu người lãnh đạo có những tính cách không nên có thì công ty của họ cũng bị lung lay Các tính cách này không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làm công ty sẽ bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt không muốn làm việc cho các công ty có người lãnh đạo tồi... http://mfo.mquiz.net/news/?Function=NEF&tab=Ky-nang-mem&File=38596 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Câu 1: Có mấy cách tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu về lãnh đạo a 3 b 4 c 5 d 6 Đáp án: c (Quyền lực và ảnh hưởng; phẩm chất; phong cách; tình huống; mới về chất) Câu 2: Khi một nỗ lực ảnh hưởng được thực hiện thì nó có thể tạo ra mấy kết cục: a 2 b 3 c 4 d 5 Đáp án: b (sự tích cực nhiệt tình; sự tuân thủ phục tùng; kháng cự chống lại)... tích cực làm việc Sự thật cái đĩa mực bé xíu cốt yếu muốn đánh thức các nhà quản lý, làm cho họ lo lắng sau đó họ sẽ phải tích cực suy nghĩ, họ sẽ không hài lòng với những việc làm hiện tại của bản thân Khi họ đã hiểu, đã thấm ẩn ý của Tổng Giám đốc Long thì họ sẽ gắn bó với công ty hơn Vì thế, trong một tháng không phải chịu sự quản lý của ông Long nhưng không ai trong các nhà quản lý tham gia bữa tiệc... Đột nhiên Tổng Giám đốc triệu tập tất cả các quản lý đơn vị khẩn cấp Việc này khiến nhân viên lại một phen lo lắng “Lại trò gì đây?” “Lại vấn đề gì?” Khi các quản lý trở lại phân xưởng, họ vui mừng thông báo: “có quyết định tiền thưởng rồi, có tiền tết rồi, tất cả đều sẽ được ăn tết vui vẻ.” Cả công ty vỗ tay vui mừng như thể đang đón pháo tết Nghệ thuật lãnh đạo Dùng biện pháp theo nguyên tắc thường...hiện Sau khi ngồi lại vào ghế Tổng Giám đốc, việc đầu tiên ông Long làm là triệu tập một cuộc họp tất cả các quản lý để cảm ơn mọi người đã nỗ lực làm việc trong thời gian vừa qua Nghệ thuật lãnh đạo trong tình huống này Trong buổi tiệc, ông Long có thể thẳng thắn chỉ ra “bộ mặt bất lực” của các “sếp dưới” nhưng ông cho rằng: con người không ai hoàn hảo cả, muốn có . CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Bài tiểu luận: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Đề tài: TÌNH HUỐNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ Giảng viên hướng dẫn: Ts.Nguyễn Minh Tuấn Nhóm thực hiện: Nhóm. một đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình. Để được như vậy, phần lớn do nghệ thuật dùng người của người lãnh đạo. Quản lý nhân sự không tốt sẽ dẫn đến: Sự bất mãn của nhân viên: Các nhân viên sẽ. tín nghĩa. Nghệ thuật lãnh đạo là một thành tố quan trọng trong văn hoá của bất kỳ công ty nào và nghệ thuật này phải luôn được gìn giữ và phát huy. Nghệ thuật lãnh đạo được thể hiện trong một

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan