Bài viết kinh nghiệm vài suy nghĩ về phương pháp chÂm trả và soạn tiết trả bài viết tập làm văn

10 515 0
Bài viết kinh nghiệm  vài suy nghĩ về phương pháp chÂm trả  và soạn tiết trả bài viết tập làm văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài viết kinh nghiệm vài suy nghĩ về phương pháp chÂm trả và soạn tiết trả bài viết tập làm văn **************************** Đặt Vấn Đề : Như chúng ta biết, tập làm văn là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn tiếng Việt với môn văn học của chương trình ngữ văn. Kể từ cải cách giáo dục, phân môn Tập làm văn được xác định lại vị trí của nó trong mối tương quan chặt chẽ với văn và tiếng Việt. Dạy Tập làm văn ở THCS là dạy cho học sinh nắm văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường (hiểu một cách đầy đủ là dạy cách hiểu từng loại văn bản, cách xây dựng văn bản, rèn những thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Mục đích của phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình Tập làm văn ở THCS như : Miêu tả, tường thuật, trần thuật, kể chuyện, giải thích, chứng minh, bình luận, đơn từ, biên bản Từ đó giúp học sinh biết vận dụng các thể loại văn để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Ngoài ra Tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp được những kiến thức đã tiếp thu được qua các môn văn học, tiếng Việt để có thể nói và viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau. Đồng thời, Tập làm văn cũng trực tiếp tham gia rèn luyện một số đức tính cho học sinh như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì góp phần phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, phải trái từ đó nuôi dưỡng tâm hồn học sinh vươn tới cái chân – thiện – mĩ. Nói nh thỊ, dạy Tập làm văn nhằm giúp cho học sinh đạt được những yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng, kĩ năng và tư duy. Để đạt được những yêu cầu này thì việc dạy Tập làm văn không phải đơn giản. Ngoài những nguyên tắc dạy học Tập làm văn nói chung là những phương pháp dạy học các nội dung cụ thể như 1 phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành, phương pháp dạy tìm hiểu chung về một loại văn, phương pháp rèn luyện kỹ năng làm văn, phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài. Vậy điều tôi muốn nói ở đây chính là phương pháp chấm bài, trả bài và soạn tiết trả bài viết. Bởi vì, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy hiện đa số giáo viên chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, vả lại đây là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng giúp học sinh đạt được những yêu cầu trên khi học Tập làm văn. I. Thực trạng của việc chấm bài, trả bài và soạn tiết trả bài viết. Có thể nói việc làm này hiện nay hầu nh chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Trước hết là việc chấm bài: Đây là khâu quan trọng và vất vả nhất để đánh giá kết quả một bài tập làm văn. Nội dung của khâu này gồm các thao tác: Đọc, sửa lỗi, phê bài, ghi điểm. Nhưng trong thực tế còn giáo viên chưa quan tâm đúng mức như đọc qua loa, sửa lỗi cách sơ sài (chưa có quy ước được một hệ thống ký hiệu gọi tên lỗi để cho học sinh nhận biết), lời phê còn chung chung, chưa chân thực, súc tích, chưa đủ lượng thông tin để người viết đánh giá được bài làm của mình (ưu, khuyết điểm) và rút kinh nghiệm cho bài làm sau hay lời nhận xét và số điểm chưa trùng khớp, còn khập khiễng. Nói chung là chưa có tác dụng khuyến khích và nâng đỡ học sinh. Thứ hai là việc trả bài viết: Việc này giáo viên vẫn còn đang xem nhẹ để rồi thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ, đôi khi giáo viên còn “Mượn” tiết trả bài để dạy bài khác cuối cùng chỉ công bố điểm số cho học sinh. Có nghĩa là giáo viên chưa thực hiện đúng qui trình của một tiết trả bài. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trên là do giáo viên chưa soạn tiết trả bài. Qua kiểm tra thực tế việc làm này của giáo viên của trường và một giáo viên trường bạn đa số chưa soạn tiết trả bài, hay soạn một cách sơ sài hoặc rất lúng túng khi soạn tiết này, bên cạnh đó còn có giáo viên chưa biết cách soạn. Theo tôi nghĩ, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn Tập làm văn. Căn cứ vào những điều nói trên, vào tình hình làm văn hiện 2 nay, với trách nhiệm và lương tâm của người thầy, tôi xin nêu vài suy nghĩ về phương pháp chấm bài, trả bài và cách soạn tiết trả bài. II. Phương pháp chấm bài, trả bài, gợi ý cách soạn tiết trả bài. Nói về phương pháp dạy học Tập làm văn bên cạnh các phương pháp dạy lý thuyết, thực hành, rèn luyện kỹ năng làm văn thì phương pháp chấm bài, trả bài không kém phần quan trọng. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy đây là việc làm cần cụ thể hoá, cho nên tôi xin nêu ra dưới đây một số gợi ý cùng anh chị em đồng nghiệp tham khảo, trao đổi để có hướng thực hiện việc này một cách có hệ thống nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc dạy và học Tập làm văn. 1. Phương pháp chấm bài: Đây là việc quan trọng, vất vả và tương đối phức tạp, thể hiện nhân cách người thầy trước nhân cách học sinh. Trong khi chấm bài thầy là người trực tiếp lắng nghe (bằng văn bản) những lời thủ thỉ tâm tình, những băn khoăn xao động của học sinh cũng như niềm vui nỗi buồn của các em Vì vậy phải tôn trọng bài làm của học sinh, phải biết nâng niu từng rung động (dù rất nhỏ) của học sinh khi chấm bài, người thầy phải có trách nhiệm, có thái độ khách quan vô tư công bằng, đánh giá đúng chất lượng bài làm. Điều này có tác động ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của học sinh. Việc này tuy có vất vả, phức tạp nhưng lại có nhiều hứng thú và niềm vui trước sản phẩm tinh thần của mình. a) Thao tác chấm bài: (Chuẩn bị, chấm bài, tổng kết) *Chuẩn bị: - Giáo viên cần có thái độ khách quan, tôn trọng bài làm của học sinh. - Xây dựng đáp án và biÒu điểm, chÂm với hai yêu cầu: + Về nội dung: Giải quyết vấn đề gì? Từng phần đề cập đến ý gì? Phần thân bài là hệ thống các ý lớn ý nhỏ nh thế nào? ứng với yêu cầu nội dung là điểm số của phần nội dung bài làm. Thông thường phần nội dung có lượng điểm lớn hơn phần hình thức. 3 + Về hình thức: Gồm các yêu cầu chữ viết , chính tả, cách trình bày, hành văn, kết cấu bài làm Nếu học sinh viết dài nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì bài làm lại bị trị điểm. *Chấm bài: - Sau khi đã có biểu điểm và đáp án, giáo viên tiến hành chấp từng bài một, theo dõi tiến trình làm bài của học sinh. - Chọn một bài khá giỏi, một bài trung bình, một bài yếu để so sánh đối chiếu, điều chỉnh biểu điểm cho hợp lÝ. - Giáo viên sửa chữa lỗi và phát hiện những ưu, khuyết điểm của bài làm. Ghi nhận những nhận xét bằng những lời ngắn gọn, không nên sửa đè lên chữ của học sinh, kể cả lỗi chính tả. Tất cả những lỗi phải được đánh dấu bằng nét gạch dưới hoặc ghi bên lề bài. - Khi sửa chữa giáo viên phải sử dụng hệ thống kÝ hiệu gọi tên lỗi đã được quy ước trước. Hệ thống kÝ hiệu cần có tính khoa học, chẳng hạn: + Lỗi chính tả: cht +Lỗi dùng từ: dt + Lỗi ngữ pháp: ngph + Lỗi diễn đạt vụng về: d® + Sai ngữ pháp, câu đoạn: vòng cung kèm theo chữ tắt “ngph” + Văn sai cả ý lẫn lời: vòng cung bên ngoài lÒ đoạn văn kèm theo chữ “văn” + Phải qua dòng: X + Còn thiếu sót: V Mỗ kÝ hiệu cho một loại lỗi, ghi thống nhất bên lề bài. - Giáo viên có thể làm một cuốn sổ chÂm văn để khi chÂm bài sẽ ghi lại các loại dữ liệu thu nhập cho việc tổng kết chÂm bài và soạn tiết trả bài, đồng thời tiện theo dõi quá trình học tập của học sinh. Có thể sử dụng mẫu sau: 4 Lớp Bài số Đề: Chính tả Nội dung Từ ngữ Ngữ pháp Hình thức Điểm 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Trong quá trình chấm bài, giáo viên ghi các dữ liệu vào các «, cả những ưu, khuyết điểm thấy cần nhận xét. Có thể ghi tên học sinh sau mỗi giữ liệu. - Lời nhận xét phải chân thực, phong phú, không gay gắt mà phải có tác dụng khuyến khích và nâng đỡ học sinh. - Cần chú ý đến tính độc đáo của bài văn vì điều này thể hiện tính sáng tạo của học sinh và thường nằm ngoài dự kiến khi xây dựng biểu điểm, không nên bắt học sinh theo khuôn mẫu đã định sẵn. * Tổng kết: - Giáo viên tổng kết kết quả bài làm của học sinh (khá giỏi – trung bình – yếu kém – tỉ lệ phần trăm). Tìm ra điểm mạnh chung của lớp (về nội dung và hình thức) cũng như những tồn tại cần khắc phục. Có thể chuẩn bị các bài khá giỏi – trung bình – yếu kém để đọc cho học sinh nghe khi trả bài. - Giáo viên cũng tự rót ra những kinh nghiệm và hướng bổ khuyết cho học sinh ở bài làm sau. b. Phê và ghi điểm: Công việc chấm bài có 3 thao tác cực kì quan trọng: Chữa lỗi, phê bài và ghi điểm. Tình cảm lương tâm, nghiệp vụ của người thầy giáo ngữ văn thể hiện rõ nhất là lúc này. Nếu đọc mà không chữa thì dù có phê thỊ nào học sinh cũng không thể biết các lỗi cơ thể của mình để khắc phục. Nét bút chữa bài cần tránh biểu lộ sự bực bội, cáu giận trước các lỗi trong bài văn. Lời phê của thầy thường được học sinh trân trọng đóng khung ngay đầu bài làm nên, thầy không thể phê qua loa, chung chung như “Trung bình”, “Khá”, “Được” mà lời phê cần súc tích và phải chữa đủ lượng thông tin để học sinh đánh giá được bài làm của mình, rút kinh nghiệm cho bài sau. 5 Điểm cũng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá bài văn. Đối với học sinh có khi điểm là tất cả. Cho nên khi hạ bút ghi điểm thầy phải cân nhắc kĩ lưỡng tránh sửa đi sửa lại. Điểm Tập làm văn thường điểm thật cao và thật thấp rất ít, vì thế điểm thường rộng hẹp khác nhau, giữa các thầy dạy ngữ văn cần có sự nhất trí cao về cách ghi điểm. 2. Phương pháp trả bài viết: Chúng ta không nên xem nhẹ tiết trả bài để rồi thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ. Đây cũng là một tiết học quan trọng. Tại sao lại nói nh thỊ? Điều này có cơ sở chính đáng. Trong thực tế đây là tiết học đã được Bộ Giáo dục quy định trong phân phối chương trình và mang tính pháp lý bắt buộc chúng ta phải thực hiện. Thuận lợi của tiết học này là mỗi một lần trả bài, là mỗi lần thầy giúp cho học sinh tự nhìn nhận lại mình trong kĩ năng làm văn, có tiến bộ hay không tiến bộ trong học tập, từ đó có hướng khắc phục. Nếu nh giáo viên không chuẩn bị kĩ tiết học thì khi lên lớp thầy sẽ gặp khó khăn, có thể lúng túng và rồi thực hiện qua loa không mang lại hiệu quả. Để tiết trả bài đạt hiệu quả cao hơn thì người thầy phải tổ chức một cách hệ thống, có nghĩa là phải thiết kế được giáo án trả bài trước khi lên lớp. Khi thực hiện tiết trả bài, giáo viên có thể tiến hành các bước sau: - Ghi đề bài lên bảng - Xác định nội dung, yêu cầu của đề (Thể loại, tư liệu, phong cách viết) hướng làm bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả làm bài: nhận xét chung ưu – khuyết điểm (nội dung và hình thức); nhận xét riêng (cá biệt) nếu có đối với những bài thật xuất sắc hoặc viết thật kém. - Phân tích, sửa chữa. - Xây dựng dàn ý. - Đọc những bài hay, những đoạn hay để học sinh học tập và những đoạn của bài yếu để học sinh rút kinh nghiệm. 6 - Công bố điểm và trả bài cho học sinh. - Học sinh xem lại bài và được giải đáp thắc mắc về lỗi. - Động viên nhắc nhở dặn dò. Như trên đã nói, muốn tiết học này đạt hiệu quả cao thì thầy phải xây dựng giáo án trả bài. Thế nhưng hiện nay phần nhiều giáo viên không soạn tiết này, có chăng nữa thì rất sơ sài và lại có những giáo viên không biết soạn như thế nào. Cho nên tiết trả bài được giáo viên thực hiện trên lớp chưa đúng nghĩa của nó. Kết quả là học sinh không đánh giá được bài viết của mình, chưa phát huy được chỗ mạnh và khắc phục những tồn tại dẫn đến việc không thích học văn, làm văn. Để phần nào giải pháp hiện trạng trên, sau đây tôi xin nêu vài gợi ý về cách soạn tiết trả bài viết: 3. Gợi ý phương pháp soạn tiết trả bài viết: Trả bài viết số A. Yêu cầu: Giúp học sinh: - Thấy được những ưu – khuyết điểm trong bài viết của mình (nội dung và hình thức). - Phát huy mặt mạnh, khắc phục thiếu sót. - Dựng lại dàn ý. - Tiếp tục củng cố kĩ năng và phương pháp làm bài. B. Chuẩn bị: - Giáo viên phân loại bài viết: Khá, giỏi, trung bình, yếu. - Thống kê điểm – tỉ lệ % - Học sinh tự nhận xét bài viết của mình. C. Tiến trình. Phương pháp Nội dung BS - H§1: GV dẫn vào bài - H§2: GV ghi lại đề bài lên bảng sử dụng phương pháp hỏi đáp giúp học sinh xác định yêu cầu của đề. I. Đề bài. - Nội dung - Yêu cầu. 7 - H§3: GV tiến hành nhận xét ưu – khuyết điểm bài làm của học sinh (bố cục, nội dung, dùng từ, diễn đạt). - H§4: GV tiến hành phân tích sửa chữa những lỗi điển hình. - H§5: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp giúp học sinh dựng lại dàn ý. - H§6: GV đọc đoạn văn hay, bài văn hay và bài yếu kém. - H§7: Công bố điểm, trả bài cho học sinh. - H§8: Dặn dò. II. Nhận xét - đánh giá. - Ưu điểm - Khuyết điểm III. Sửa chữa. IV. Dàn ý. - Mở bài - Thân bài. - Kết bài. D. Rút kinh nghiệm: Trên chỉ là những gợi ý, giáo viên căn cứ vào tình hình làm bài của học sinh và nội dung kiểu bài dạy mà xây dựng giáo án cụ thể phù hợp. Thời gian một tiết trả bài tuy rất hạn chế nhưng giáo viên cũng cần sử dụng phương pháp hỏi đáp trong tiến trình trả bài để gây chỉ ý cho học sinh. Tôi hy vọng với một thiết kế giáo án như thế cùng với trách nhiệm, lương tâm của người thầy thì tiết trả bài cho học sinh sẽ có tác dụng tích cực cho việc dạy và học, nhất là giúp cho giáo viên chủ động trong giờ lên lớp, không phải dạy tiết này theo lối “tuỳ hứng”. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực, cảm thụ văn chương, rèn luyện được kĩ năng học văn, làm văn. III. Kết quả: 8 Qua thực tế việc giảng dạy của một số i¸o viên trong trường tôi thấy, điều hạn chế chung nhất là việc chấm bài, thực hiện tiết trả bài trên lớp, đặc biệt là cách soạn tiết trả bài, thông thường giáo viên không soạn tiết này. Vậy không biết giáo viên sẽ dạy tiết này như thế nào hay vẫn tiếp tục “mượn” tiết để dạy các bài khác Xét về lĩnh vực chuyên môn nói chung và môn ngữ văn nói riêng, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đến thực trạng trên. Cho nên tôi đã nêu một số ý kiến của mình nhằm góp phần giải pháp thực trạng. Qua một thời gian thực hiện tôi thấy nhiều giáo viên đã có những định hướng tốt cho việc giảng dạy một tiết chÂm trả. Giờ đây đa số giáo viên không còn băn khoăn khi soạn tiết trả bài, kết quả việc soạn giảng tiết trả bài của giáo viên ở trường dần dần vào thỊ ổn đinh, hiệu quả tiết trả bài được nâng lên. Về phía học sinh, qua kiểm tra bài viết thì kĩ năng làm văn của các em có chiều hướng tiến bộ. Trong các lần họp tổ đều nêu ra một số phương pháp chÂm trả sao cho có hiệu quả .Điều này được các đồng nghiệp bàn bạc trao đổi một cách tích cực và thống nhất Theo tôi, đây là một trong những giải pháp thiết thực, có hiệu quả và lưỡng lợi. Vừa giúp cho giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa giúp cho học sinh các định năng lực học tập của mình từ chỗ học văn với thái độ chưa tích cực đến chỗ thích học văn và thích làm văn hơn. Bài học rót ra từ thực tiễn: Để cho việc chấm bài, trả bài và soạn tiết trả bài của người thầy giáo dạy ngữ văn đạt hiệu quả cao thì người thầy phải hội tụ được những điều kiện và phẩm chất sau: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải thật vững vàng. - Có lương tâm của người thầy và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình. - Có kĩ thuật, kĩ năng sư phạm. - Tôn trọng bài làm của học sinh, chấm bài, trả bài và soạn tiết trả bài một cách nghiêm túc. 9 - Thường xuyên theo dõi tình hình học tập của học sinh để kịp thời giúp học sinh phát huy năng lực và khắc phục những khiếm khuyết. - Điều quan trọng là giáo viên cần phải luôn học hỏi, trau dồi về chuyên môn nghiệp vô bằng các hình thức khác nhau nhằm nâng cao kiến thức và tạo uy tín. Tóm lại, với tâm huyết của người thầy giáo, tôi nêu ra vài suy nghĩ của mình về phương pháp chÂm, trả bài và soạn tiết trả bài tập làm văn. Bởi trong quy trình dạy Tập làm văn được bắt đầu từ khâu dạy lý thuyết và kết thúc bằng khâu trả bài. Tuy đây chỉ là một trong những khâu dạy tập làm văn ở THCS, nhưng cũng là khâu đặc biệt quan trọng mà người thầy giáo không thể nào lơ là, quên lãng. Qua khâu này, người thầy dạy Ngữ văn sẽ đánh giá được kết quả minh dạy học sinh làm văn và làm người nh thế nào . Trên đây là những suy nghĩ của tôi về những vấn đề cơ bản, thiết thực trong việc dạy Tập làm văn. Tôi tin rằng, nếu như chúng ta chịu khó quan tâm sâu sắc hơn nữa điều này thì chất lượng giảng dạy nói chung, đối với môn tập làm văn nói riêng ngày càng đem lại hiệu quả khả quan hơn. Bài viết trên không khái những thiếu sót nhất định. Tôi mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của đồng nghiệp để thấy được những phuowng pháp tối ưu nhất trong một tiết chÂm trả để bài viết được hoàn thiện. Xác nhận của nhà trường 10

Ngày đăng: 02/06/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan