Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính sai phạm trong việc cử đi đào tạo

11 3.9K 58
Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính sai phạm trong việc cử đi đào tạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TIỂU LUẬN TÊN TÌNH HUỐNG: SAI PHẠM TRONG VIỆC CỬ ĐI ĐÀO TẠO Họ và tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Lớp: LỜI NÓI ĐẦU Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là nhiệm vụ rất quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách hiện nay trên địa bàn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các chính quyền địa phương, cũng như ảnh hưởng đến công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách trên địa bàn. Đứng trước những khó khăn đó, những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn tạo điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, góp phần cải thiện trình độ chuyên môn của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số lãnh đạo địa phương không coi trọng công tác đào tạo đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thậm chí có trường hợp lợi dụng chính sách của cấp trên trong việc cử người đi đào tạo, không đúng đối tượng, không phải là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Bản thân tôi đã được học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính. Với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu và qua tìm hiểu tình hình thực tế, tôi nhận thấy bắt đầu xuất hiện những biểu hiện tiêu cực trong công tác đào tạo đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đây là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm đang diễn ra trên địa bàn, do đó tôi đã chọn viết tiểu luận: "Sai phạm trong việc cử đi đào tạo đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã". Để hoàn thành tiểu luận tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số các quy định của Nhà nước về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức như: Luật Cán bộ, công chức; Nghị định số 29/2009/NĐ-CP của Chính phủ, … Thông qua đó, giúp cán bộ, công chức nâng cao khả năng giải quyết vấn đề một cách chính xác và có hệ thống. Trong thực tế khi xử lý vụ việc nào đó sau khi đọc hồ sơ nhiều cán bộ, công chức thường chỉ suy nghĩ ngay cách giải 2 quyết, ít khi phân tích, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để giải quyết, đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không đúng với thực tế làm cho tình trạng khiếu nại kéo dài. Với tình huống được đưa ra phân tích, giải quyết dưới đây, tôi hy vọng sẽ giúp bản thân và đồng nghiệp nắm vững hơn về nghiệp vụ quản lý và sử dụng cán bộ, công chức. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi thực hiện và hoàn thành tiểu luận này. Những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện tiểu luận 3 PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Ngày 09 tháng 01 năm 2015, Sở Nội vụ tỉnh nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1976, là công chức tư pháp – hộ tịch xã A, huyện B, tỉnh C, theo nội dung đơn thì ông H phản ánh, tại thời điểm tháng 6 năm 2014, trường hợp của ông Nguyễn Thanh D (cháu ruột của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A), không đang công tác tại xã, không đang giữ các chức danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, không thuộc đối tượng cử đi đào tạo theo quy định chiêu sinh của Sở Nội vụ, nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kê khai khống hồ sơ ông D với chức danh Phó Chủ tịch Hội nông dân xã để thuộc đối tượng cử đi đào tạo và đăng ký cho ông D đi tham gia dự tuyển chương trình đào tạo trung cấp nông nghiệp do Sở Nội vụ tỉnh tổ chức, nay ông D đã trúng tuyển và được Sở Nội vụ ra quyết định cử đi đào tạo và hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định. Nhận được đơn phản ánh nêu trên, do việc quản lý cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách được phân cấp về cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, nên Sở Nội vụ có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B chỉ đạo các ngành của huyện xác minh làm rõ nội dung nêu trên. Ngày 01 tháng 02 năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện B có văn bản báo cáo, qua xác minh thì tại xã A không có trường hợp nào tên là Nguyễn Văn H, sinh năm 1976, công chức tư pháp – hộ tịch; trường hợp của ông Nguyễn Thanh D, tại thời điểm đăng ký xét tuyển hồ sơ đi đào tạo không đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội nông dân xã, tuy nhiên ngày 01/10/2014 ông D được bố trí làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã A và từ thời điểm đó đến nay ông D được tập thể đánh giá học tập và công tác tốt. Đồng thời ông D có giải trình tại thời điểm đó nghe thông tin sắp được bố trí làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã A và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A tạo điều kiện cho đi đào tạo trước để chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nên ông làm hồ sơ đăng ký dự tuyển. Theo báo cáo nêu trên, thì trường hợp đơn tố cáo có tên người gửi không có thực thì xem như đơn thư nặc danh, không xem xét giải quyết theo quy định. Tuy nhiên, về mặt công tác cán bộ, cần phải kiểm tra, xác minh vụ việc 4 và qua đó có thể thấy được sai phạm của cán bộ trong việc thực hiện công tác đào tạo. Vậy trường hợp này giải quyết ra sao? PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I. Phân tích nguyên nhân: Qua diễn biến trên chúng ta thấy những nguyên nhân chính dẫn đến tình huống trên như sau: - Nguyên nhân có một phần lỗi từ bộ phận xét duyệt hồ sơ của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ huyện B, trong việc xác định đúng đối tượng để cử đi đào tạo theo quy định, phối hợp chưa chặt chẽ, chủ quan trong việc thẩm định, thẩm tra hồ sơ của cấp dưới. - Nguyên nhân chính từ ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, đã lợi dụng, chức vụ, quyền hạn cử người đi dự tuyển không đúng đối tượng theo quy định. - Nguyên nhân từ bản thân của ông Nguyễn Thanh D không nắm bắt được quy định về chính sách đào tạo của tỉnh, nghe theo ý kiến chủ quan của lãnh đạo để khai báo hồ sơ cử đi đào tạo. II. Hậu quả của vụ việc: Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A và sự thiếu trách nhiệm trong việc xét duyệt hồ sơ của các cấp chính quyền cấp trên, làm cho việc cử ông D đi đào tạo là không đúng theo quy định, gây dư luận không tốt tại địa phương, làm cho đội ngũ cán bộ, công chức nghi ngờ tính công khai, minh bạch trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nếu không xem xét giải quyết xử lý kịp thời đây sẽ là tiền lệ xấu ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, làm giảm lòng tin của cán bộ, công chức. III. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1. Mục tiêu giải quyết tình huống: a) Mục tiêu trực tiếp: 5 Xem xét xử lý trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến việc cử ông D đi đào tạo không đúng theo quy định. Đồng thời xem xét mức độ vi phạm, chức vụ hiện tại của ông D (có thuộc đối tượng cử đi đào tạo) để tham mưu giải quyết vừa hợp tình, vừa hợp lý. b) Mục tiêu hướng tới: Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước trong việc hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong điều kiện hiện nay. Xử lý kịp thời đúng trách nhiệm của những người có liên quan, tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đồng thời khuyến khích cán bộ, công chức tham gia học tập nâng cao trình độ phục vụ công tác. Các quyết định đưa ra không được trái với Luật Cán bộ, công chức và với các văn bản pháp luật hiện hành. 2. Xây dựng và lựa chọn các phương án giải quyết: Sự việc xảy ra như đã trình bày ở trên, việc giải quyết tình huống của ông D là hết sức phức tạp. Để giải quyết tình huống này, với những kiến thức đã học tôi xin đưa ra một số phương án giải quyết sau: a) Phương án 1: Kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A bằng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, nhắc nhở các cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ, không cho ông D tiếp tục theo học lớp đào tạo; Ưu điểm: Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong việc thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; mang tính răng đe cao đối với các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động công vụ trong thời gian tới, tạo lòng tin nơi cán bộ, công chức; Nhược điểm: Thực trạng trình độ chuyên môn của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn còn nhiều hạn chế, nếu không đào tạo, bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các chính quyền địa phương, cũng như ảnh hưởng đến công tác quy hoạch cán bộ chuyên trách trên địa bàn. Ngoài ra, những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn tạo 6 điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, góp phần cải thiện trình độ chuyên môn của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của tỉnh. Việc ông D khai hồ sơ dự tuyển không hoàn toàn cố ý vi phạm, quyết định không cho ông D đi học sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, công chức và chủ trương nâng cao trình độ chuyên môn của tỉnh. b) Phương án 2: Do đây là đơn tố cáo nặc danh, không xem xét giải quyết theo quy định. Không kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, tiếp tục cho ông D được đi đào tạo do hiện tại ông D đang là Phó Chủ tịch Hội nông dân xã A nên thuộc đối tượng được cử đi đào tạo. Ưu điểm: Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, do đơn tố cáo nặc danh nên không xem xét giải quyết theo quy định. Nhược điểm: Trường hợp đơn tố cáo có tên người gửi không có thực thì xem như đơn thư nặc danh, không xem xét giải quyết theo quy định. Tuy nhiên, về mặt công tác cán bộ, cần phải kiểm tra, xác minh vụ việc và qua đó có thể thấy được sai phạm của cán bộ trong việc thực hiện công tác đào tạo. Qua xác minh sự việc, thấy có sai phạm mà không kịp thời xử lý thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về cán bộ, công chức. Ngoài ra, việc không xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cử cán bộ, công chức đi đào tạo làm giảm niềm tin, tạo tâm lý bao che nơi cán bộ, công chức trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; c) Phương án 3: Kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A bằng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, nhắc nhở các cá nhân có liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ, tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, công chức xã A, việc cho ông D tiếp tục theo học lớp đào tạo là nhằm khuyến khích động viên cho cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn và khẳng định không có trường hợp phát sinh tương tự về sau; Ưu điểm: Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong việc thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; mang tính răng đe cao đối với các 7 hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động công vụ trong thời gian tới, tạo lòng tin nơi cán bộ, công chức; Thực hiện đúng theo chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn tạo điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, góp phần cải thiện trình độ chuyên môn của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã của tỉnh. Làm cho toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan nhận thấy việc giải quyết sự việc có lý, có tình, khích lệ toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan tích cực học tập, cố gắng đem hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhược điểm: Dễ gây mất lòng tin của cán bộ, công chức, nếu không làm tốt khâu tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, công chức xã A, các cá nhân liên quan đã bị xử lý, về việc cho ông D tiếp tục theo học lớp đào tạo là nhằm khuyến khích động viên cho cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn và khẳng định không có trường hợp phát sinh tương tự về sau; d) Lựa chọn phương án giải quyết: Trên đây là 03 phương án giải quyết sai phạm trong việc cử đi đào tạo đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với trường hợp của ông D. Qua mỗi phương án đề ra chúng ta thấy có ưu điểm, nhược điểm. Nhưng theo tôi để lựa chọn một phương án tối ưu cần phải dựa vào những yêu cầu, mục tiêu đạt ra ban đầu, giải quyết vấn đề phải đúng quy định của pháp luật bên cạnh là cái tình. Do đó, nếu đặt tôi ở vị trí tham mưu giải quyết tôi sẽ chọn phương án 03 để giải quyết. V. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn: Để thực hiện tốt phương án 3 đã chọn, việc đầu tiên cơ quan cần phải tiến hành là Sở Nội vụ có văn bản yêu cầu lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, tổ chức họp kiềm điểm rút kinh nghiệm đối với trường hợp cá nhân công chức của Phòng Nội vụ huyện liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ, đồng thời tổ chức họp Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân xã A, kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, xem xét xử lý kỷ luật theo quy định, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của ông D trong việc khai báo hồ sơ cử đi đào tạo. Trên cơ sở kết quả kiểm điểm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chủ trì, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã A tổ chức cuộc họp tại 8 cơ quan xã để quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan, Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống trên để toàn thể cán bộ, công chức được rõ, tránh tình trạng nghi ngờ mất lòng tin của mọi người, nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, khẳng định làm rõ việc cho ông D tiếp tục theo học lớp đào tạo là nhằm khuyến khích động viên cho cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn và khẳng định không có trường hợp phát sinh tương tự về sau. Cuộc họp cần ghi biên bản rõ ràng, đầy đủ. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Trên đây là toàn bộ nội dung diễn biến giải quyết sai phạm trong việc cử đi đào tạo đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã xảy ra trong thực tế. Qua sự việc trên các cơ quan, đơn vị có liên quan có thể rút ra một số bài học trong công tác quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, nguyên nhân chính từ việc buông lỏng quản lý đối với cấp dưới, quan liêu trong xét duyệt hồ sơ cử đi đào tạo và kiến thức pháp luật của các bên liên quan còn hạn chế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy rất cần thiết phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước. Qua đó, tôi có một số kiến nghị như sau: - Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước tích cực tham gia học tập tìm hiểu Luật Cán bộ, công chức, các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách của cán bộ, công chức. - Phân cấp quản lý nhà nước là nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cơ chế giám sát, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp để tránh tình trạng quan liêu trong hoạt động quản lý nhà nước. - Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người phải làm gương, đi đầu, chịu trách nhiệm trước tập thể, trước lãnh đạo cấp trên, do đó việc sử dụng quyền lực được giao phải thật sự cẩn trọng, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cho cá nhân. Xã hội vận động và phát triển không ngừng, các quan hệ xã hội nảy sinh ngày càng nhiều, trong công tác quản lý nhà nước thì khó có thể tránh những sai sót và khuyết điểm. Bên cạnh việc hạn chế đến mức 9 thấp nhất những khuyết điểm đó thì chúng ta phải nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm khi nó xảy ra. Không che giấu cái khiếm khuyết đó như lời Bác Hồ đã dạy trong tác phẩm Sửa đổi Lối làm việc: “Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công. Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh” - Trong thực tế khi xử lý công việc, sau khi đọc hồ sơ một số cán bộ, công chức thường giải quyết một cách máy móc, theo các mẫu đã có sẵn, ít khi phân tích, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để giải quyết, đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không đúng với thực tế. Do vậy, người làm công tác tham mưu phải phân tích, nhìn thấy được nguyên nhân, hậu quả của vụ việc để tham mưu đúng, đủ cho lãnh đạo để ban hành các quyết định quản lý cho phù hợp và kịp thời. Trong tiểu luận này tôi đã đưa ra một tình huống cụ thể có thể xảy ra trong thực tế một cơ quan nhà nước. Các phương án giải quyết vấn đề của tôi có thể chưa thật chặt chẽ, hợp lý. Nhưng đây là một cách nhìn nhận vấn đề của tôi tiếp thu được từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Do kiến thức về quản lý Nhà nước của bản thân còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành, cho nên những phân tích, nhận xét đánh giá của cá nhân không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô và đồng nghiệp góp phần tiếp tục hoàn thiện cá nhân mình để cống hiến tốt, góp phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp đổi mới của Đất nước. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. 10 [...]...DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Cán bộ, công chức; 2 Nghị định số 29/2009/NĐ-CP của Chính phủ về 4 ………………………… 5 Giáo trình quản lý hành chính dùng cho lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên chính khoá 4 năm 2003, Học viện hành chính Quốc gia 11

Ngày đăng: 02/06/2015, 08:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan