Thực trạng và các giải pháp bảo tồn văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang - Đà Nẵng

11 943 3
Thực trạng và các giải pháp bảo tồn văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang - Đà Nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 Trờng Đại học Văn hoá H Nội Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật Hong kim quang Thực trạng v các giải pháp bảo tồn văn hóa dân tộc cơtu ở huyện hòa vang - đ nẵng Chuyên ngành: Quản lý hoạt động Âm nhạc Mã số: Khoá luận ĐạI HọC ngnh QUảN Lý VĂN HóA Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts cao đức hải H Nội - 2014 1  LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè cũng như các cán bộ văn hóa huyện Hòa Vang - Đà Nẵng đã cung cấp cho tác giả một số tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận này. Và đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên PGS.TS Cao Đức Hải là giảng viên khoa Quả n lý văn hóa nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thầy là người hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận, thầy đã luôn động viên tinh thần, chỉ hướng triển khai cho bài khóa luận của tác giả rất nhiều. Tác giả cũng xin trân thành cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả có được nền tảng ki ến thức cơ bản để hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có những cố gắng rất nhiều, tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và độc giả. Tác giả xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả thực hiện khóa luận Hoàng Kim Quang 2  MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HOÀ VANG VÀ DÂN TỘC CƠTU 9 1.1. Tổng quan về huyện Hoà Vang 9 1.1.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên 9 1.1.2. Lịch sử, văn hoá 14 1.1.3. Đặc điểm dân cư 17 1.2. Khái quát về tộc người Cơtu 18 1.2.1. Nguồn gốc và l ịch sử tộc người Cơtu 18 1.2.2. Tên gọi, dân số 20 CHƯƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ DÂN TỘC CƠTU CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN 21 2.1. Văn hoá vật chất 21 2.1.1. Ẩm thực 21 2.1.2. Trang phục 37 2.1.3. Làng của dân tộc Cơtu 38 2.2. Văn hoá tinh thần 41 2.2.1. Vă n hóa gia đình 41 2.2.2. Lễ hội truyền thống 45 2.2.3. Văn hóa văn nghệ 50 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở HUYỆN HÒA VANG - ĐÀ NẴNG 58 3.1. Thực trạng bảo tồn, xây dựng các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu hiện nay 58 3  3.2. Giải pháp bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu 62 3.2.1. Giải pháp bảo tồn 62 3.2.2. Giải pháp phục dựng 65 3.3. Những kiến nghị đề xuất 68 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 76 4  LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một chủ trương hết sức đúng đắn được nhiều Đại hội Đảng khẳng định, cần phải được thực hiện bằng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực đưa vào đời sống xã hộ i. Làm được như vậy cũng chính là chúng ta luôn nắm bắt quy luật văn hóa nhưng đồng thời hướng theo việc thỏa mãn nhu cầu nâng cao việc hưởng thụ văn hóa. Rõ ràng hơn bất cứ lúc nào, trong bối cảnh hội nhập hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, tạo cho bản sắc văn hóa có mộ t sức sống mãnh liệt cả trong không gian lẫn thời gian. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng, tạo nên cốt cách của nền văn hóa mới, để Việt Nam hòa nhập mà không hòa tan, vẫn phát huy được niềm tự hào của dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa các nước trên thế giới. Việt Nam chúng ta rất phong phú và đa dạng tộc người với nhiều dân tộc khác nhau, nằm rả i rắc từ Bắc vào Nam. Mỗi một dân tộc đều có những độc đáo, bản sắc riêng của mình vốn có từ xưa đến nay. Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hoá khác nhau xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, đáng chú ý là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc dân tộc. Hiện nay nước ta đang chú trọng nhiều cho việc phục dựng, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc đã dần mai một theo chiều dài của thời gian. Và thành phố Đà Nẵng là vùng đất có bề dày lị ch sử - văn hoá. Hơn thế 5  nữa, Đà Nẵng là một thành phố hoạt động kinh tế khá sôi động và có nhiều nét văn hóa đặc sắc vốn có của mình. Trong đó, có một nền văn hóa khá nổi bật và riêng có ở đây là văn hóa dân tộc Cơtu. Đồng bào dân tộc Cơtu cư trú tập trung ở miền núi, vùng cao, vùng biên giới. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, giao thông cách trở, cơ sở hạ tầng còn quá nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế. Văn hóa dân tộc Cơtu có từ lâu đời, đó là văn hóa làng, văn hóa cộng đồng và văn hóa dân gian lành mạnh, trong sáng. Văn hóa dân tộc Cơtu là một trong những bộ phận cấu thành tạo nên một “Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy mô hình và số lượng người Cơtu không lớn, nhưng ở dân t ộc này có nhiều nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt so với các dân tộc khác. Tộc người Cơtu chỉ tập trung trên mấy làng nhỏ ở huyện Hòa Vang, nhưng sự có mặt của tộc người Cơtu trên địa bàn huyện đã góp phần làm cho bản sắc văn hoá vốn có của thành phố Đà Nẵng thêm đa dạng, đặc sắc, làm cho bức tranh về văn hóa chung của dân tộc. Nhưng thực trạng hi ện nay cho thấy hầu hết các giá trị văn hoá của tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không còn giữ được nguyên vẹn như truyền thống mà có nhiều biến đổi cho phù hợp với cuộc sống mới. Đó là kết quả của sự giao lưu, hội nhập với văn hoá của các dân tộc và sự hội nhập nền kinh tế thị trường. Và văn hoá dân t ộc Cơtu ngày nay cũng bị ảnh hưởng bởi quy luật đó. Đặc biệt, với dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang thì điều này lại càng dễ dàng xảy ra bởi vì bản thân dân tộc này có số lượng người quá ít so với dân số và lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó dân tộc Kinh lại sống hòa lẫn vào địa bàn của họ nên việc bị “Kinh hóa” là một tất yếu. Mặt khác, nh ững chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đã đưa đời sống của họ ngày càng được nâng cao và xích lại gần hơn với cuộc sống của 6  người dân thành phố. Bên cạnh đó, bản thân tộc người Cơtu ở đây họ cũng có nhu cầu sáng tạo, nhu cầu được giao lưu với các nền văn hoá khác. Nhìn chung, ngày nay mọi mặt của đời sống xã hội của dân tộc thiểu số này không còn giữ gìn được nguyên vẹn như trước nữa, đang ngày một mai một đi theo chiều hướng của xã hội, đặc biệt là trên các lĩnh v ực của đời sống văn hoá như ăn, ở, mặc, đi lại, phong tục tập quán. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay đã tiếp cận với nền văn hóa hiện đại ngay từ nhỏ nên không gìn giữ được văn hóa truyền thống. Nguy cơ thất truyền văn hóa của đồng bào Cơtu đang là vấn đề rất cấp thiết, rất cần các giải pháp nh ằm bảo tồn văn hóa của đồng bào nơi đây. Nên tôi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng và các giải pháp bảo tồn văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang - Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. Mong muốn khóa luận này giúp mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về văn hóa của dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang. Không những vậy, khóa luận này với hi vọ ng sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy, phục dựng, nghiên cứu các giá trị văn hoá ở đây, góp thêm chút tư liệu trong nghiên cứu văn hóa dân tộc Cơtu. 2. Lịch sử vấn đề Với dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng, trong quá trình hình thành và phát triển, họ đã tạo cho mình vốn văn hoá truyền thống đặc sắc, vừa có những nét tương đồng, vừa có những đ iểm riêng biệt, được thể hiện trong đời sống vật chất và tinh thần hết sức phong phú, độc đáo. Điều này đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và cũng đã có những công trình nghiên cứu tầm cỡ được viết thành sách như “Xã hội truyền thống của người Cơtu” của Lưu Hùng, Ban dân tộc Quảng Nam, xuất bản năm 2005… hay một số bài vi ết trên các báo, tạp chí (báo Đà Nẵng, tạp chí Đất Quảng…). Các tác giả này cũng đã trình bày được khá đầy đủ mọi mặt của đời sống các tộc người nơi đây. Tuy nhiên, với các loại hình và giá trị văn hoá của các tộc người này 7  thì cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách thật kỹ lưỡng, sâu sắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng một cách toàn diện và sâu sắc nhằm định hướng cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá về lâu dài. 3. Phạm vi, đối tượng và mục tiêu 3.1. Phạm vi, đối tượng Nghiên cứu các giá trị văn hoá của dân tộc C ơtu từ xưa và nay để bảo tồn và phát huy. 3.2. Mục tiêu Tìm hiểu một cách sâu sắc, tỉ mỉ, cụ thể về những giá trị văn hoá vốn có của dân tộc Cơtu đặt trong bức tranh văn hóa chung của dân tộc. 4. Đóng góp của đề tài 4.1. Về mặt khoa học Nghiên cứu văn hoá tộc người Cơtu ở huyện Hoà Vang có thể tìm hiểu về các luồng dân cư, di dân, các tộc ngườ i ở đây trong lịch sử, nắm được các thành phần tộc người, các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người này. 4.2. Về mặt thực tiễn Giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về văn hóa của dân tộc Cơtu. Góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên c ứu đề tài này, tôi đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng về nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng. 8  5.2. Phương pháp cụ thể Người viết tiến hành hệ thống hóa, thu thập tài liệu và phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp như theo yêu cầu của đề tài. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về huyện Hoà Vang và dân tộc Cơtu trên địa bàn huyện Chương 2: Các giá trị v ăn hoá truyền thống của dân tộc Cơtu cần được bảo tồn Chương 3: Thực trạng và các giải pháp bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng 74  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toan Ánh, (2005), Nếp cũ làng xã Việt Nam, Nxb Trẻ. 2. Nguyễn Trọng Báu, (2007), Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục. 3.Võ Văn Dật, (2006), Lịch sử Đà Nẵng 1306- 1950, Nxb Trẻ. 4. Đảng bộ huyện Hoà Vang, (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hoà Vang 1928- 1954 (tập 1), 1954- 1975, (tập 2), Nxb Đà Nẵng. 5. Hoàng Quốc Hải, (2005), Văn hoá phong tục, Nxb Phụ nữ. 6. Lư u Hùng, (2005), Xã hội truyền thống của người Cơtu, Ban dân tộc Quảng Nam. 7. Nguyễn Văn Huy, (2005), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục. 8. Vũ Ngọc Khánh, (2001), Làng Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên. 9. Phan Khoang, (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học, Hà Nội 10. Đinh Trung Kiên, (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Jonh Kleinen, (2007), Làng Việ t Nam đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Hội nghiên cứu Lịch sử Việt Nam dịch, Nxb Đà Nẵng. 12. Ngô Sĩ Liên, (2003), Đại Việt sử kí toàn thư (tập 2, 3), Nxb Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội. 13. Hoàng Lương, (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Quang Nhơn (chủ biên), (2000), Đà Nẵng bước vào thế kỉ XXI, Nxb Văn ngh ệ thành phố Hồ Chí Minh. [...]... ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hoá thông tin 20 Trần Mạnh Thường, (2005), Việt Nam văn hoá và du lịch, Nxb Thông tấn 21 Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi thiết, (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nxb Thanh niên 22 Nguyễn Phước Tương, (2002), Sự ra đời của huyện Hoà Vang qua thời gian lịch sử, Sở văn hoá thông tin Đà Nẵng 23 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi- Sở khoa học và công nghệ, (2007), Văn hoá dân tộc Cơtu. .. Trung Quốc và các tác giả, (2001), Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng 16 Nguyễn Quang Thắng, (2005), Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 17 Hồ Đức Thọ, (2005), Nghi lễ truyền thống của người Việt, Nxb Văn hoá thông tin 18 Nguyễn Hữu Thông, (2005), Katu kẻ sống đầu ngọn nước, Nxb Thuận Hoá 19 Đàm Hoàng Thụ, (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá nghệ . VĂN HÓA DÂN TỘC CƠTU Ở HUYỆN HÒA VANG - ĐÀ NẴNG 58 3.1. Thực trạng bảo tồn, xây dựng các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu hiện nay 58 3  3.2. Giải pháp bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hoá. trị v ăn hoá truyền thống của dân tộc Cơtu cần được bảo tồn Chương 3: Thực trạng và các giải pháp bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Cơtu ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng 74  TÀI LIỆU THAM. nhập với văn hoá của các dân tộc và sự hội nhập nền kinh tế thị trường. Và văn hoá dân t ộc Cơtu ngày nay cũng bị ảnh hưởng bởi quy luật đó. Đặc biệt, với dân tộc Cơtu ở huyện Hoà Vang thì

Ngày đăng: 01/06/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan