Giáo án ôn luyện ngữ văn 9 lên lớp10

57 2.9K 1
Giáo án ôn luyện ngữ văn 9 lên lớp10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 Ngày soạn: 01/5/2015 BUỔI 1 ÔN TẬP VĂN CHÍNH LUẬN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản chính luận cổ: Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt Ta. - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn. - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu văn chương. B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: BÀI 1: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: Một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính: Phần đầu: nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận. Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù). Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu. b. Hoàn cảnh ra đời: Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 1 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 c. Bố cục: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến "đến nay còn lưu tiếng tốt."): tác giả nêu ra các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người. - Đoạn 2 (từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng."): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc. - Đoạn 3 (từ "Các ngươi ở cùng ta" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ "Các ngươi" đến "muốn vui vẻ phỏng có được không ?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ "Nay ta bảo thật" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"). - Đoạn 4 (từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ. d. Nội dung chính: *. Lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !" - Bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế : đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn - Để lột tả sự ngang ngược và tội ác tham tàn của giặc, đồng thời bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ, tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ: + Hình ảnh chỉ quân giặc: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,… + Các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ. - Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù ngoại xâm ở tướng sĩ. * Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình: có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." - Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. - Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 2 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 * Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm. e. Nghệ thuật: Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ): - Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói. - Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù."(Trần Đình Sử) - Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù. - Thủ pháp so sánh - tương phản: đoạn 2,3 - Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3). KẾT LUẬN: Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người. Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục. Có thể thấy được cách triển khai lập luận của bài hịch qua lược đồ kết cấu sau: Khích lệ lòng căn thù giặc và nỗi nhục của kẻ mất nước. Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người cùng cảnh ngộ. Khích lệ ý chí lập công và tinh thần xả thân vì nước của tướng sĩ. Khích lệ lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vận mệnh quốc gia. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 3 Trường THCS Thanh Thùy Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 BÀI TẬP Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao. Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau. “…Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đặc biệt sắc sảo trong lời văn và hiệu quả ở giọng điệu. Tác giả mở đầu tác phẩm không hề rào đón mà trực tiếp nêu cao khí tiết của những người anh hùng trong lịch sử. Đặt vấn đề theo cách này, Hưng Đạo Vương đã ngay lập tức khơi đúng vào cái mạch truyền thống của “con nhà võ tướng” - đó là cái thể hiện và sự xả thân. Lời lẽ hùng hồn khiến binh lính đều phải tự nhìn lại chính mình, xem mình đã làm được gì cho dân, cho nước. Trong trình bày luận điểm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Trần Quốc Tuấn luôn gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân với nước, đặt ngang hàng quyền lợi của mình với muôn ngàn tướng sĩ. Binh lính vì thế mà vừa tin tưởng, vừa nể phục vị đại tướng quân. Và như vậy cũng có nghĩa là tướng sĩ trên dưới một lòng. Sự khéo léo của Trần Quốc Tuấn trong lập luận còn nằm ở chỗ, tác giả xen kết hài hoà giữa phê phán và khích lệ, kiểm điểm với động viên. Điều cốt yếu nhất mà Đại vương đã làm được đó là khơi vào nỗi nhục của bản thân và quốc thể từ đó mà thắp lên sự căm hờn trong mỗi người: "Chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên". Câu văn khơi gợi vô cùng bởi chẳng ai là không căm uất, không muốn đứng lên tiêu diệt những kẻ dã tâm giày xéo, chà đạp dã man lên quê hương, đất nước, gia đình mình. Lời hịch của Trần Quốc Tuấn cứ thế thắt mở lôi cuốn quân sĩ vào cuộc chiến. Cứ thế tạo cho họ một tâm thế, một khí thế sục sôi sẵn sàng tuân theo thượng lệnh mà ra trận. Tuy nhiên sự thuyết phục của Hịch tướng sĩ còn ở giọng điệu hùng hồn, ở những hình ảnh và những câu văn giàu cảm xúc. Thử hỏi có ai không thấy nhục khi "ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ ". Câu văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Lối ví von hình tượng dấy lên lòng tự ái, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi con người. Hoặc có lúc tự viết về mình, câu văn của Đại vương cũng rất giàu hình ảnh và đầy tâm sự "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ". Một câu văn mà xen chồng liên tiếp nhiều vị ngữ. Tất cả đều vừa giàu hình ảnh lại vừa tràn trề cảm xúc. Nó hừng hực sôi trào và căm giận xiết bao. Hịch tướng sĩ còn rất nhiều câu văn giàu hình ảnh. Nó cộm lại rồi cuộn lên có lúc như dòng thác. Hơi văn như hơi thở mạnh hừng hực khí thế khiến người đọc liên tục bị cuốn theo và rồi bị thuyết phục không biết tự lúc nào…” BÀI 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô đại cáo  Nguyễn Trãi) 1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 4 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời của bài Cáo: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này. b. Thể loại: Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. Cáo đã có ở Trung Quốc từ thời Tam Đại. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi, nhưng thường là được viết bằng biền văn. Được biết đến nhiều nhất trong thể loại này ở văn học chữ Hán của Việt Nam là Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục". (Theo Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001). c. Vị trí đoạn trích: Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn này nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. d. Nội dung chính: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh. Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như:nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc. So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 5 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 e. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích: - Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,… - Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…). - Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn. BÀI TẬP 1. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở đâu? Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế: Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay : Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc. 2. Trình tự lập luận của đoạn trích? Có thể được mô hình hoá như sau: NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA, CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC 4. Củng cố: Khái quát nội dung ôn tập. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững nội dung ôn tập. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 6 Trường THCS Thanh Thùy Yên dân Trừ bạo Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 - Hoàn thiện bài tập. - chuẩn bị phần Truyện TRUNG ĐẠI VN. Ngày soạn: 04/5/2015 BUỔI 2 ÔN TRUYỆN TRUNG ĐẠI VN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14). - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn. - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương. B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: BÀI 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ Tiểu sử tác giả Nội dung Nghệ thuật Giá trị tác phẩm Nhân vật chính Sống ở thế kỉ 16, thời kì chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự thịnh vượng cuối TK 15, bắt đầu lâm vào tình trạng loạn lạc suy yếu. Thi đậu cử nhân, ra làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở quê nhà nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách. - Là nhà văn lỗi lạc, là học trò Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ - Thế kỉ 16 -Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật * Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực: + Tác phẩm đề cập tới số phận bi kịch của một người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương. + Phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam bất công, vô lí. - Giá trị nhân đạo: + Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. + Thương cảm cho số phận đau khổ bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ * Nhân vật Vũ Nương: - Vũ Nương là người phụ nữ thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. + Khi chồng ở nhà nàng hết mực giữ gìn khuôn phép, gia đình êm ấm hoà thuận. + Khi chồng đi lính nàng ở nhà nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. + Trước sau vẫn trọn tình, vẹn nghĩa, thuỷ chung. - Vũ Nương có số phận đau khổ, oan khuất Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 7 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Là người mở đầu cho dòng văn xuôi Việt Nam, với bút lực già dặn, thông minh và tài hoa. dưới chế độ phong kiến. rất thành công. p/k qua nhân vật Vũ Nương. + Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công tàn bạo. + Đề cao nhân nghĩa “ở hiền gặp lành” qua phần kết thúc có hậu. + Sống cô đơn trong cảnh thiếu phụ vắng chồng. + Bị chồng nghi oan, ruồng rẫy và đánh đuổi đi. + Tự vẫn ở bến sông Hoàng Giang. BÀI TẬP Câu 1. Đại ý và bố cục của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. a. Đại ý: Truyện viết về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng trong sạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. b. Bố cục của truyện. Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”). Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi). Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại). Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 8 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Như vây, Vũ Nương rõ ràng là một người phụ nữ nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng mang những phẩm hạnh tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Một con người như thể đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn. Câu 3. Nhân vật Trương Sinh. Qua cách xử sự của Trương Sinh ta thấy Trương Sinh là một người hồ đồ, độc đoán, chỉ nghe một đứa trẻ lên ba mà không phán đoán phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã trở thành một kẻ vũ phu thô bạo đã bức tử Vũ Nương. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nhưng tựu chung là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ, vì sự hồ đồ, ghen tuông của người chồng mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…). Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang… Các yếu tố truyền kỳ được kể đan xen với những yếu tốt thực (địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tinh cảnh nhà Vũ Nương…) khiến cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn. Những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm giá của nhân vật Vũ Nương: dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ cũng tạo cho truyện một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Tuy vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong các yếu tố hoang đường kỳ ảo này. BÀI 2: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ mười bốn) Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 9 Trường THCS Thanh Thùy Giáo án ôn thi vào 10 Năm học: 2014 - 2015 Ngô gia văn phái Tiểu sử tác giả Nội dung Nghệ thuật Nhân vật chính Một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758- 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772- 1840) làm quan dưới thời Nguyễn. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói. * Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Quang Trung. - Nguyễn Huệ là người có lòng yêu nước nồng nàn. + Căm thù và có ý chí quyết tâm diệt giặc + Lời chỉ dụ. - Quang Trung là người quyết đoán, trí thông minh sáng suốt, có tài mưu lược và cầm quân. + Tự mình “đốc suất đại binh” ra Bắc, tuyển mộ quân sĩ và mở cuộc duyệt binh lớn, đích thân dụ tướng sĩ, định kế hoạch tấn công vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. + Có tài phán đoán, tài điều binh khiển tướng. + Chiến thuật linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, biết tập trung vào những khâu hiểm yếu, then chốt. + Có tầm nhìn chiến lược, trước khi tiến công đánh giặc đã định được ngày chiến thắng. -> Nguyễn Huệ- Quang Trung tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng dân tộc. * Bộ mặt bọn xâm lược, bọn bán nước và sự thất bại của chúng. - Bản chất kiêu căng, tự phụ nhưng rất hèn nhát của bọn xâm lược, thể hiện qua nhân vật Tôn Sĩ Nghị và một số tướng của y. - Số phận bi đát của bọn vua quan bán nước hại dân. BÀI TẬP Câu 1. Bố cục 3 phần. Giáo viên: Đỗ Thị Phương Lan 10 Trường THCS Thanh Thùy [...]... tiu thuyt, kớ, th ễng c nh nc truy tng gii thng H Chớ Minh v vn hc ngh thut nm 199 6 Cỏc tỏc phm chớnh ca Nguyờn Hng: B v (tiu thuyt, 193 8); Nhng ngy th u (hi kớ, 193 8); Tri xanh (tp th, 196 0); Ca bin (b tiu thuyt 4 tp: 196 1, 196 7, 197 3, 197 6); Nỳi rng Yờn Th (b tiu thuyt lch s nhiu tp cha vit xong); Bc ng vit vn (hi kớ, 197 0) 2 V tỏc phm: a) Th loi Hi kớ cũn gi l hi c; mt th thuc loi kớ, nhm ghi nhng... Nh vn Nam Cao ( 191 5(1)- 195 1) tờn khai sinh l Trn Hu Tri, quờ lng i Hong (nay thuc xó Ho Hu, huyn Lớ Nhõn, tnh H Nam) - Khi cũn nh, Nam Cao lng v thnh ph Nam nh T 193 6, bt u vit vn in trờn cỏc bỏo: Tiu thuyt th by, ớch hu Nm 193 8, dy hc t H Ni v bit bỏo Nm 194 1, ụng dy hc t Thỏi Bỡnh Nm 194 2, ụng tr v quờ, tip tc vit vn Nm 194 3, Nam Cao gia nhp Hi Vn hoỏ cu quc Cỏch mng Thỏng Tỏm 194 5, ụng tham gia... (1 893 - 195 4) quờ lng Lc H (nay thuc huyn ụng Anh, ngoi thnh H Ni) - Trc 194 5, Ngụ Tt T lm nhiu ngh: dy hc, bc thuc, lm bỏo, vit vn ễng tng cng tỏc vi nhiu t bỏo: An Nam tp chớ, ụng Phỏp thi bỏo, Thn chung, Ph thụng, ụng Phng, Cụng dõn, Hi Phũng tun bỏo, H Ni tõn vn, Thc nghip, Tng lai, Thi v, Con ong, Vit n, Tiu thuyt th ba, - Trong Cỏch mng Thỏng Tỏm, ụng tham gia U ban Gii phúng xó (Lc H) Nm 194 6:... Nguyn Thnh Long Tỏc gi Túm tt Sinh 192 5 mt 199 1, quờ Duy Xuyờn, tnh Qung Nam - L cõy bỳt chuyờn vit - Truyn k v mt chuyn i thc t Lo Cai ca ngi ho s v cuc sng, cụng vic ca ngi thanh niờn tr trờn nh Yờn Sn Qua trũ chuyn, ngi ho s v cụ gỏi bit anh thanh niờn l ngi cụ c Giỏo viờn: Th Phng Lan Tỡnh Hon cnh hung st 28 Cuc gp g bt ng gia ba ngi - c vit vo mựa hố nm 197 0, l kt qu ca chuyn thc t Lo Cai... to son bỏo Cu quc Vit Bc Nm 195 0, ụng nhn cụng tỏc tp chớ Vn ngh (thuc Hi Vn ngh Vit Nam) v l U viờn Tiu ban Vn ngh Trung ng Nm 195 1, ụng tham gia on cụng tỏc thu nụng nghip khu III B ch phc kớch v hi sinh - ễng ó c tng Gii thng H Chớ Minh v vn hc - ngh thut (t I - nm 199 6) 2 V tỏc phm: a) i vi lóo Hc, con chú khụng ch l k vt ca con trai, m ú cũn l mt ngi bn Vỡ th, vic phi bỏn on chú, tõm trng ca... qua b dng, hnh vi, ngụn ng i thoi ni tõm Cõu 9 í ngha Truyn va nờu bt mt hỡnh nh ỏng thng, ỏng kớnh ca mt con ngi vi cỏi cht au n, va th hin mt cỏch chõn thc, cm ng s phn au thng ca ngi nụng dõn trong cỏi xó hi tn nhn, mc nỏt v phm cht cao quý tim tng ca h BI 3: TRONG LềNG M (Trớch hi kớ Nhng ngy th u - Nguyờn Hng) 1 V tỏc gi: - Nh vn Nguyờn Hng ( 191 8- 198 2) tờn khai sinh l Nguyn Nguyờn Hng, quờ thnh... vit cỏc bỏo: Cu quc khu VII, Thụng tin khu VII, Tp chớ Vn ngh v bỏo Cu quc Trung ng v vit vn ễng ó l U viờn Ban chp hnh Hi vn ngh Vit Nam (trong i hi Vn ngh ton quc ln th I - 194 8) Gii thng H Chớ Minh v vn hc ngh thut (nm 199 6) 2 V tỏc phm: a) on Tc nc v b trớch t chng XVIII ca tỏc phm Tt ốn - tỏc phm tiờu biu nht ca nh vn Ngụ Tt T b) Trong on trớch, tỏc gi phi by b mt tn ỏc, bt nhõn ca ch thc dõn... cp chớnh quyn ph Lớ Nhõn v c c lm ch tch xó Nm 194 6, ụng ra H Ni, hot ng trong Hi Vn hoỏ cu quc v l th kớ to son tp chớ Tiờn phong ca Hi Cựng nm ú, ụng tham gia on quõn Nam tin vi t cỏch phúng viờn, hot ng Nam B Sau ú li tr v nhn cụng tỏc Ti Vn hoỏ Nam H Mựa thu 194 7, Nam Cao lờn Vit Bc, lm phúng viờn bỏo Cu quc v l th kớ to son bỏo Cu quc Vit Bc Nm 195 0, ụng nhn cụng tỏc tp chớ Vn ngh (thuc Hi Vn... lũng nhõn ỏi, lũng yờu vn chng Giỏo viờn: Th Phng Lan 32 Trng THCS Thanh Thựy Giỏo ỏn ụn thi vo 10 Nm hc: 2014 - 2015 B CC BC LấN LP: 1 n nh: 2 KTBC: 3 Bi mi: BI 4: BN QUấ Nguyn Minh Chõu Tỏc gi 193 0- 198 9, quờ huyn Qunh Lu, tnh Ngh An - ễng l cõy bỳt xut sc ca vn hc hin i, ụng c Nh nc truy tng Gii thng H Chớ Minh v VHNT (2000) - Truyn ca ụng thng mang ý ngha trit lớ mang m tớnh nhõn sinh Túm tt Tỡnh... Ngh thut Trng THCS Thanh Thựy Giỏo ỏn ụn thi vo 10 Lờ Minh Khuờ sinh nm 194 9, quờ huyn Tnh Gia, tnh Thanh Hoỏ, thuc th h nhng nh vn bt u sỏng tỏc trong thi k khỏng chin chng quc M Cỏc tỏc phm ca Lờ Minh Khuờ ra i u nhng nm 70 ca th k XX u vit v cuc sng chin u ca thanh niờn xung phong v b i trờn tuyn ng Trng Sn khúi la T sau nm 197 5, sỏng tỏc ca Lờ Minh Khuờ ó bỏm sỏt nhng bin chuyn ca i sng, cp n . quốc Việt Bắc. Năm 195 0, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 195 1, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu. Năm 194 3, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 194 5, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 194 6, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá. 193 6, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu Năm 193 8, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 194 1, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 194 2, ông trở về quê, tiếp tục viết văn.

Ngày đăng: 01/06/2015, 11:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngày soạn: 01/5/2015

  • BUỔI 1

  • ÔN TẬP VĂN CHÍNH LUẬN

  • A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

  • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản chính luận cổ: Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt Ta.

  • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

  • - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu văn chương.

  • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  • 1. Ổn định:

  • 2. KTBC:

  • 3. Bài mới:

  • BÀI 1: HỊCH TƯỚNG SĨ

  • BÀI 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

  • Ngày soạn: 04/5/2015

  • BUỔI 2

  • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14).

  • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

  • - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

  • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  • 1. Ổn định:

  • 2. KTBC:

  • 3. Bài mới:

  • Nguyễn Dữ

    • Ngô gia văn phái

  •  

    • Ngày soạn: 05/5/2015

    • BUỔI 3

    • A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc, Trong lòng mẹ.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

    • Ngày soạn: 06/5/2015

    • BUỔI 4

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

      • Nguyễn Thành Long

  • 1. Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long

    • Nguyễn Quang Sáng

    • Ngày soạn: 08/5/2015

    • BUỔI 4

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Bến quê, Những ngôi sao xa xôi.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

    • BÀI 4: BẾN QUÊ

    • BÀI 5: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

    • *****************************************

    • Ngày soạn: 10/5/2015

    • BUỔI 5

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

    • *****************************************

    • Ngày soạn: 12/5/2015

    • BUỔI 6

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

    • *****************************************

    • Ngày soạn: 14/5/2015

    • BUỔI 7

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của Truyện LVT.

    • - Rèn kĩ năng: Tóm tắt, đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

    • Ngày soạn: 15/5/2015

    • BUỔI 8

    • - Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phầm, thể loại, nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó.

    • - Rèn kĩ năng: đọc diễn cảm, phân tích, viết đoạn văn.

    • - Bồi dưỡng lòng nhân ái, lòng yêu văn chương.

    • B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    • 1. Ổn định:

    • 2. KTBC:

    • 3. Bài mới:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan