Vận dụng phương pháp suy luận dạy bài PLĐL của Menden

14 373 0
Vận dụng phương pháp suy luận dạy bài PLĐL của Menden

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đặc thù của bộ môn Sinh Học là phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, còn việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết những bài tập trong Sinh học còn hạn chế. Chính vì lẽ đó mà một số bộ phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải quyết những bài toán trong Sinh học. Nhìn chung các tài liệu tham khảo các tác giả mới đưa ra những phác đồ tổng quát cho việc giải quyết các bài tập, chưa đi sâu vào thiết kế các bước cụ thể trong việc giải quyết các bài tập Sinh Học đặc biệt là bài tập nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi. Vì vậy tôi giới thiệu chuyên đề này cũng nhằm nâng cao khả năng hứng thú và yêu thích môn Sinh Học của một bộ phận các em học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí thuyết A. Thí nghiệm Menđen lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản : một thứ có hạt vỏ trơn, màu vàng và một thứ có hạt vỏ nhăn, màu xanh. B. Kết quả Menđen nhận thấy F 1 đều đồng tính hạt trơn, màu vàng. Kết quả này rất phù hợp với định luật đồng tính và chứng tỏ rằng các tính trạng hạt trơn, màu vàng đều là tính trạng trội. Menđen cho 15 cây F 1 tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau thì ở F 2 ông thu được tất cả 556 hạt gồm 4 loại kiểu hình như sau: 315 hạt vàng, trơn 101 hạt vàng, nhăn 108 hạt xanh, trơn 32 hạt xanh, nhăn Đến đây lại thấy thế hệ thứ 2 phân li kiểu hình phức tạp hơn trong lai một cặp tính trạng. Ở trường hợp này có đến 4 loại kiểu hình: hai loại kiểu hình giống thế hệ xuất phát P là vàng, trơn và xanh, nhăn; đồng thời xuất hiện 2 loại kiểu hình mới: vàng, nhăn và xanh, trơn. Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ do lai giống như vậy gọi là biến dị tổ hợp. Nếu xét riêng từng cặp tính trạng tương phản thì sẽ thấy: hạt vàng/hạt xanh = 315 101 108 32 + ≈ + 3 1 , như vậy hạt vàng là tính trạng trội chiếm 3 4 , còn hạt xanh là tính trạng lặn chiếm 1 4 hạt trơn/hạt nhăn = 315 108 101 32 + ≈ + 3 1 , như vậy hạt trơn là tính trạng trội chiếm 3 4 , còn hạt nhăn là tính trạng lặn chiếm 1 4 Như vậy, mỗi cặp tính trạng tương phản đều phân li theo đúng định luật 2 của Menđen và không phụ thuộc vào nhau. Tỉ lệ các kiểu hình ở F 2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng, cụ thể là các kiểu hình ở F 2 của phép lai trên bằng (3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) x (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn ) ≈ 9 : 3 : 3 : 1 Tiến hành nhiều thí nghiệm khác, ông cũng thu được kết quả tương tự. Quy luật phân li độc lập của Menden Các cặp nhân tố di truyền(Cặp alen, cặp gen) quy định các cặp tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử. Giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể được giải thích bằng sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khi con lai F 1 hình thành giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh. Điều kiện cần thiết đế có sự phân li độc lập là các cặp alen xác định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Ví dụ, sự di truyền các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của Menđen. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng mang gen A (xác định hạt vàng) hay gen a (xác định hạt xanh) trong khi một cặp khác mang gen B (xác định hạt trơn) hay gen b (xác định hạt nhăn). Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F 2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau: AB Ab aB ab AB AABB VT AABb VT AaBB VT AaBb VT Ab AABb VT AAbb VN AaBb VT Aabb VN aB AaBB VT AaBb VT aaBB XT aaBb XT ab AaBb VT Aabb VN aaBb XT aabb XN 9 A – B – : Vàng trơn 3 A – bb : Vàng nhăn 3 aa B - : Xanh trơn 1 aabb : Xanh nhăn Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm Công thức tổng quát Định luật di truyền độc lập chỉ được giải thích bằng sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST dẫn tới sự phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên của các gen. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ chung (3 : 1) n chỉ là kết qủa sự phân li của các gen theo tỉ lệ (1 : 2 : 1) n . Menđen đã rút ra những điều khái quát sau về sự di truyền của n cặp gen dị hợp di truyền độc lập: Số cặp gen dị hợp Số lượng các loại giao tử Số kiểu tổ hợp Số lượng các loại kiểu hình Tỉ lệ phân li kiểu hình Số lượng các loại kiểu gen Tỉ lệ phân li kiểu gen 1 2 3 n 2 1 2 2 2 3 2 n 4 1 4 2 4 3 4 n 2 1 2 2 2 3 2 n (3:1) 1 (3:1) 2 (3:1) 3 (3:1) n 3 1 3 2 3 3 3 n (1:2:1) 1 (1:2:1) 2 (1:2:1) 3 (1:2:1) n Điều kiện nghiệm đúng của định luật Định luật di truyền độc lập được nghiệm đúng bởi các điều kiện sau: - P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng. - Nhân tố di truyền trội phải lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn. - Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống phải ngang nhau. - Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh phải ngang nhau. - Sức sống của các hệ hợp tử và các cơ thể trưởng thành phải giống nhau. - Phải xử lí tính toán trên số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai. - Mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng phải tồn tại trên một NST khác nhau để khi phân li độc lập không lệ thuộc vào nhau. Ý nghĩa của định luật Định luật di truyền độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, tạo cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. Định luật di truyền độc lập còn là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. II.Các phương pháp xác định quy luật di truyền: - Trong điều kiện mỗi gen quy định 1 tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét sự di truyền về 2 cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau ta kết luận sự di truyền của 2 cặp tính trạng đó tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen. + Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp 2 cặp gen nếu kết quả xuất hiện 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ (3:1) 2 = 9: 3: 3: 1. Ta suy ra 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. + Khi lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen nếu F b xuất hiện 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ (1:1) 2 = 1: 1: 1: 1. Ta suy ra 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. + Nếu tỉ lệ chung về 2 tính trạng bằng tích số các nhóm tỉ lệ khi xét riêng … Phương pháp giải bài tập phân li độc lập của Menđen: a)Trong trường hợp nếu biết trước tính trạng trội, lặn : -Bước 1 : Quy ước gen -Bước 2 : Phân tích lập luận để tìm kiểu gen của phép lai * Nếu P thuần chủng  kiểu gen của P Viết sơ đồ lai rồi thống kê kết quả đối chiếu với đề ra. * Nếu không biết P có thuần chủng hay không thì. + Phân tích kết quả ở đời con trong phép lai theo từng cặp tính trạng Nếu có tỉ lệ 3: 1 nghiệm quy luật phân li Menđen, thì kiểu gen của P hoặc F 1 là : Aa x Aa Nếu có tỉ lệ 1: 1 nghiệm phép lai phân tích một tính Menđen, thì kiểu gen của P hoặc F 1 là : Aa x aa -Bước 3 : Sau đó lấy tỉ lệ chung về cả 2 hay nhiều tính trạng  Kiểu gen chung  Tỉ lệ kiểu hình chung tương ứng với kiểu gen chung. -Bước 4 : Viết sơ đồ lai -Bước5 : Sau đó đối chiếu với tỉ lệ phân li kiểu hình ở đề bài, nếu giống nhau  kiểu gen cần tìm là đúng. b)Trong trường hợp nếu không biết trước tính trạng trội, lặn : -Bước 1 : Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng. Nếu có tỉ lệ 3: 1 nghiệm quy luật phân li Menđenquy ước gen kiểu gen của P hoặc F 1 là : Aa x Aa Nếu có tỉ lệ 1: 1 nghiệm phép lai phân tích một tính Menđenquy ước gen  kiểu gen của P hoặc F 1 là : Aa x aa -Bước 2 : Sau đó lấy tỉ lệ chung về cả 2 hay nhiều tính trạng  Kiểu gen chung  Tỉ lệ kiểu hình chung tương ứng với kiểu gen chung. -Bước 3 : Viết sơ đồ lai -Bước 4 : Sau đó đối chiếu với tỉ lệ phân li kiểu hình ở đề bài, nếu giống nhau  kiểu gen cần tìm là đúng. Bài tập vận dụng Bài 1 : Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và quả màu vàng, dạng tròn được F 1 đều cà chua quả đỏ, dạng tròn. Tiếp tục cho F 1 giao phấn với nhau thì ở F 2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn ; 299 cây qua đỏ, bầu ; 301 cây quả vàng tròn; 103 quả vàng, bầu. a)Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ? b)Cho 2 cây quả đỏ, tròn và quả đỏ, bầu giao phấn với nhau thì thu được tỉ lệ 3 cây đỏ, tròn: 3 cây đỏ, bầu : 1 cây vàng, tròn : 1 cây vàng, bầu. Xác định kiểu gen của 2 cây cà chua đó và viết sơ đồ lai từ F 2 đến F 3 ? Giải : a) Xác định kiều gen P và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ? Theo quy luật phân li Menđen tính trạng được biểu hiện ở F 1 là tính trạng trôi, tính trạng không biểu hiện ở F 1 là tính trạng lặn. Vậy quả đỏ, dạng tròn là tính trạng trội còn quả vàng, dạng bầu lá tính trạng lặn. - Bước 1 : Quy ước gen : A : quy định quả đỏ, a : quy định quả vàng B : quy định quả tròn , b : quy định quả bầu -Bước 2 : Phân tích kết quả F 2 theo từng cặp tính trạng quả đỏ/quả vàng = 901 299 301 103 + ≈ + 3 1 = 4 tổ hợp (2x2)  kiểu gen F 1 là : Aa x Aa quả tròn/quả bầu = 901 301 299 103 + ≈ + 3 1 = 4 tổ hợp (2x2)  kiểu gen F 1 là : Bb x Bb - Bước 3 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì kiểu gen chung của F 1 là : (Aa x Aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x AaBb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 là : ( 3 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 9 : 3 : 3 : 1. - Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 là : 901 : 299 : 301 : 103 ≈ 9 : 3 : 3 : 1. Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen. - P thuần chủng quả đỏ, dạng bầu có kiểu gen : AAbb P thuần chủng quả vàng, dạng tròn có kiểu gen : aaBB - Bước 4 : Sơ đồ lai : P TC AAbb x aaBB G p Ab aB F 1 AaBb F 1 x F 1 AaBb x AaBb Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F 2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau: AB Ab aB ab AB AABB ĐT AABb ĐT AaBB ĐT AaBb ĐT Ab AABb ĐT Aabb ĐB AaBb ĐT Aabb ĐB aB AaBB ĐT AaBb ĐT aaBB VT aaBb VT ab AaBb ĐT Aabb ĐB aaBb VT aabb VB - Bước 5 : kết quả 9 A – B – : Đỏ, tròn 3 A – bb : Đỏ, bầu 3 aa B - : Vàng, tròn 1 aabb : Vàng, bầu b)Xác định kiểu gen của 2 cây cà chua đó và viết sơ đồ lai từ F 2 đến F 3 ? -Bước 1 : Phân tích kết quả F 3 theo từng cặp tính trạng quả đỏ/quả vàng = 3 3 1 1 + ≈ + 3 1 = 4 tổ hợp (2x2)  kiểu gen F 2 là : Aa x Aa quả tròn/quả bầu = 3 1 3 1 + ≈ + 1 1 = 2 tổ hợp (2x1)  kiểu gen F 2 là : Bb x bb - Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì kiểu gen chung của F 2 ( Đỏ, tròn x đỏ, bầu) là : (Aa x Aa ) x (Bb x bb) hay AaBb x Aabb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 3 là : ( 3 : 1 ) x ( 1 : 1 ) hay 3 : 3 : 3 : 1. - Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 3 là : 3 : 3 : 1 : 1 . Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen. - Bước 3 : Sơ đồ lai : F 2 x F 2 : Đỏ, tròn x Đỏ, bầu AaBb Aabb G F2 AB = Ab = aB = ab = 1/4 Ab = ab = ½ F 3 AB Ab aB ab Ab AABb ĐT Aabb ĐB AaBb ĐT Aabb ĐB ab AaBb ĐT Aabb ĐB aaBb VT aabb VB - Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Đỏ, tròn : 3 A – bb : Đỏ, bầu 1 aaB - : Vàng, tròn : 1 : aabb : Vàng, bầu Bài 2 : Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ. Đựoc F 1 100% thân cao, quả đỏ. Cho F 1 giao phấn với nhau F 2 thu được 721 cây thân cao, quả đỏ : 239 cây thân cao, quả vàng : 241 cây thân thấp, quả đỏ : 80 cây thân thấp, quả vàng. 1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ? 2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để ngay F 1 đã phân tính về cả hai tính trạng trên là a) 3 : 3 : 1 : 1 b) 3: 1 c) 1 : 1 : 1 : 1 Giải : 1.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 ? Theo quy luật phân li Menđen tính trạng được biểu hiện ở F 1 là tính trạng trôi, tính trạng không biểu hiện ở F 1 là tính trạng lặn. Vậy quả đỏ, dạng tròn là tính trạng trội còn quả vàng, dạng bầu lá tính trạng lặn. - Bước 1 : Quy ước gen : A : quy định thân cao, a : quy định thân thấp B : quy định quả đỏ , b : quy định quả vàng -Bước 2 : Phân tích kết quả F 2 theo từng cặp tính trạng Thân cao/thân thấp = 721 239 241 80 + ≈ + 3 1 = 4 tổ hợp (2x2)  kiểu gen F 1 là : Aa x Aa quả đỏ/quả tròn = 721 241 239 80 + ≈ + 3 1 = 4 tổ hợp (2x2)  kiểu gen F 1 là : Bb x Bb - Bước 3 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì kiểu gen chung của F 1 là : (Aa x Aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x AaBb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 là : ( 3 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 9 : 3 : 3 : 1. - Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 là : 721 : 241 : 239 : 80 ≈ 9 : 3 : 3 : 1. Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen. - Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ. Đựoc F 1 100% thân cao, quả đỏ  P thuần chủng. - P thuần chủng thân cao, quả vàng có kiểu gen : AAbb P thuần chủng thân thấp, quả đỏ có kiểu gen : aaBB - Bước 4 : Sơ đồ lai : P TC AAbb x aaBB G p Ab aB F 1 AaBb F 1 x F 1 AaBb x AaBb Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở các cây lai F 2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen là như nhau: AB Ab aB ab AB AABB CĐ AABb CĐ AaBB CĐ AaBb CĐ Ab AABb CĐ Aabb CV AaBb CĐ Aabb CV aB AaBB AaBb aaBB aaBb ĐT CĐ TĐ TĐ ab AaBb CĐ Aabb CV aaBb TĐ aabb TV - Bước 5 : kết quả 9 A – B – : Cao, đỏ 3 A – bb : Cao, vàng 3 aa B - : Thấp, đỏ 1 aabb : Thấp, vàng. 2.Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ để ngay F 1 đã phân tính về cả hai tính trạng trên là a) 3 : 3 : 1 : 1 ≈ (3 : 1 )(1 : 1 ) * Trường hợp F1 phân tính (3 : 1)(1 : 1 ): nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả phân li (1 : 1) - Bước 1 : Phân tích kết quả F 1 theo từng cặp tính trạng Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1) P phải dị hợp tử về cặp tính trạng này  kiểu gen P : Aa x Aa. Cặp tính trạng màu sắc quả phân li (1 : 1) là kết quả phép lai phân tích  kiểu gen P là : Bb x bb. - Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì kiểu gen chung của P là : (Aa x Aa ) x (Bb x bb) hay AaBb x Aabb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là : ( 3 : 1 ) x ( 1 : 1 ) hay 3 : 3 : 1 : 1. Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 3 là : 3 : 3 : 1 : 1. Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen - Bước 3 : Sơ đồ lai : P Cao, đỏ x Cao, vàng AaBb Aabb G P AB = Ab = aB = ab = 1/4 Ab = ab = ½ F 1 AB Ab aB ab Ab AABb CĐ Aabb CV AaBb CĐ Aabb CV ab AaBb CĐ Aabb CV aaBb TĐ aabb TV - Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Cao, đỏ : 3 A – bb : Cao, vàng 1 aaB - : Thấp, đỏ : 1 aabb : Thấp, vàng * Trường hợp F 1 phân tính (1 : 1)(3 : 1 ): nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây phân li (1 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả phân li (3 : 1) - Bước 1 : Phân tích kết quả F 1 theo từng cặp tính trạng Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (1 : 1) kết quả phép lai phân tích  kiểu gen P : Aa x aa. Cặp tính trạng màu sắc quả phân li (3 : 1) nghiệm quy luật phân li  kiểu gen P là : Bb x Bb. - Bước 2 : Nếu các gen quy định các tính trạng trên phân li độc lập và tổ hợp tự do , thì kiểu gen chung của P là : (Aa x aa ) x (Bb x Bb) hay AaBb x aaBb, tương ứng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là : ( 1 : 1 ) x ( 3 : 1 ) hay 3 : 3 : 1 : 1. Theo đề ra có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là : 3 : 3 : 1 : 1. Vậy phù hợp với giả thiết, nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập theo quy luật Menđen - Bước 3 : Sơ đồ lai : P Cao, đỏ x Thấp, đỏ AaBb aaBb GP AB = Ab = aB = ab = 1/4 aB = ab = ½ F 1 AB Ab aB ab aB AaBB CĐ AaBb CĐ aaBB TĐ aaBb TĐ ab AaBb CĐ Aabb CV aaBb TĐ aabb TV - Bước 4 : kết quả 3 A – B - : Cao, đỏ : 3 aa B - : Thấp, đỏ 1 A - bb : Cao, vàng : 1 aabb : Thấp, vàng b) 3: 1 * Trường hợp F1 phân tính (3 : 1) x 1 : nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1),còn cặp tính trạng màu sắc quả đồng tính. - Bước 1 : Phân tích kết quả F 1 theo từng cặp tính trạng Cặp tính trạng chiều cao cây phân li (3 : 1) P phải dị hợp tử về cặp tính trạng này  kiểu gen P : Aa x Aa. Cặp tính trạng màu sắc quả đồng  kiểu gen P là : BB x BB hoặc : BB x Bb hoặc : BB x bb hoặc : bb x bb - Bước 2 : suy luận tương tự - Bước 3 : Sơ đồ lai . Có các sơ đồ lai có thể có sau P1: AaBB x AaBB Cao, đỏ Cao, đỏ P2 : AaBB x AaBb Cao, đỏ Cao, đỏ P3 : AaBB x Aabb Cao, đỏ Cao, vàng P4 : Aabb x Aabb Cao, vàng Cao, vàng * Trường hợp F1 phân tính 1x(3 : 1) : nghĩa là cặp tính trạng chiều cao cây đồng tính, còn cặp tính trạng màu sắc quả phân li theo tỉ lệ 3 : 1 . - Bước 1 : Phân tích kết quả F 1 theo từng cặp tính trạng Cặp tính trạng chiều cao cây đồng tính  kiểu gen P là : AA x AA hoặc : AA x Aa hoặc : AA x aa hoặc : aa x aa Cặp tính trạng chiều màu sắc quả phân li (3 : 1) P phải dị hợp tử về cặp tính trạng này  kiểu gen P : Bb x Bb. - Bước 2 : suy luận tương tự - Bước 3 : Sơ đồ lai . Có các sơ đồ lai có thể có sau P1: AABb x AABb Cao, đỏ Cao, đỏ P2 : AABb x AaBb Cao, đỏ Cao, đỏ P3 : AABb x aaBb Cao, đỏ Thấp, đỏ P4 : aaBb x aaBb Thấp, đỏ Thấp, đỏ c) 1 : 1 : 1 : 1 Tỷ lệ 1:1:1: 1 = (1 : 1)( 1 : 1 )  Cả hai cặp tính trạng là kết quả của phép lai phân tích 2 cặp tính trạng.  Kiểu gen và kiểu hình P có thể là : P1 : AaBb x aabb Cao, đỏ Thấp, vàng P2 : aaBb x Aabb Thấp, đỏ Cao, vàng Bài tập tương tự : Bài 1 : Cho lai hai giống lúa đều có tính trạng trội hoàn toàn giao phối với nhau được F 1 đồng loạt kiểu hình giống nhau. Cho F 1 tự thụ phấn thì ở F 2 có 16 tổ hợp. Lấy các hạt thóc của cây lúa ở thế hệ F 2 đem gieo rồi cho tự thụ phấn đến F 3 có 8975 hạt thóc khi nảy mầm cho ra thân cao, chín sớm và 3011 hạt thóc khi nảy mầm cho thân thấp, chín sớm. Lấy các hạt thóc của một cây lúa khác ở F 2 gieo rồi cho tự thụ đến F 3 thu được 7182 hạt thóc đem gieo nảy mầm cho thân lùn, chín muộn, 2418 hạt thóc đem gieo nảy mầm cho thân lùn, chín sớm.Biện luận tìm kiểu gen, kểu hình và viết sơ đồ lai của thế hệ P, F 1 , F 2 , F 3 nói trên. ĐA : P : Aabb x aaBB Cao, sớm Thấp, muộn F 1 : AaBb ( Cao, sớm ) [...]... Kết luận: Vận dụng phương pháp suy luận để giải bài tập quy luật phân li độc lập của Men đen giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học trên cơ sở đó có thể giải bài tập theo các bước một cách logic, khoa học 2 Kiến nghị: Chuyên đề này có thể áp dụng để bồi dưỡng HSG, học sinh thi Đại họcCĐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Phương pháp giải bài tập Sinh Học – Tiến... gen trên một nhiễm sắc thể quy định một tính trạng Tương phản với các tính trạng thấp, dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn Biện luận và viết sơ đồ lai 3 trường hợp trên ? ĐA: F1 x Cây I : F1 x Cây II : F1 x Cây III : AaBb x + AaBb + AaBb + AaBb AaBb x Aabb x aaBb x aabb Bài 3 :Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng Gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh Các gen nằm trên...Lúa 1 tự thụ phấn : Aabb x Aabb Cao, sớm Cao, sớm Lúa 2 thự thụ phấn : aaBb x aaBb Thấp, muộn Thấp, muộn Bài 2 : Cho cá thể F1 lai với 3 cá thể khác - Với cá thể thứ I được thế hệ lai trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ II được thế hệ lai trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt... đề này có thể áp dụng để bồi dưỡng HSG, học sinh thi Đại họcCĐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Phương pháp giải bài tập Sinh Học – Tiến Sĩ : Vũ Đức Lưu 2.Bộ đề tuyển sinh đại học 1995 – NXB Giáo dục 3 .Bài tập Sinh học chọn lọc - Thạc sĩ : Võ Quốc Hiển 4.Sưu tầm . VẤN ĐỀ Đặc thù của bộ môn Sinh Học là phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, còn việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là vận dụng cơ sở lý thuyết. là phương pháp lai tạo hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. II.Các phương pháp. 1. Ta suy ra 2 cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. + Nếu tỉ lệ chung về 2 tính trạng bằng tích số các nhóm tỉ lệ khi xét riêng … Phương pháp giải bài tập

Ngày đăng: 31/05/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan