Đề cương ôn tập kinh tế quốc tế 2

33 363 2
Đề cương ôn tập kinh tế quốc tế 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niệm, phân loại và đặc trưng chủ yếu. * Khái niệm: là tập hợp các nguyên tắc thể lệ và các tổ chức nhằm tác động đến các quan hệ tài chính tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. * Mục đích: điều chỉnh các mối quan hệ tiền tệ quốc tế theo hướng giữ ổn định để tạo cơ sở cho các mối quan hệ kinh tế quốc tế trên thế giới. * Phân loại: có 2 nguyên tắc cơ bản quy định sự khác biệt giữa các HTTTQT - Dựa vào chế độ TGHĐ - Dựa vào dự trữ tiền tệ quốc tế: bằng các ngoại tệ mạnh, vàng, SDR. * Các đặc trưng chủ yếu: + 1 HTTTQT được coi là hoạt động có hiệu quả nếu đạt được 2 mục tiêu cơ bản sau: - tối đa hóa sản lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất - đảm bảo sự công bằng trong phân phối về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. + Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hoạt động HTTTQT: - khả năng điều chỉnh duy trì để tái lập lại cân bằng của CCTTQT. Một HTTQT có hiệu quả là hệ thống có khả năng giúp các quốc gia hạn chế tối đa thời gian và cái giá phải trả đó khi tiến hành điều chỉnh CCTT của mình. - mức dự trữ tiền tệ quốc tế chính thức phải đủ lớn để cho các quốc gia điều chỉnh CCTTQT và thực hiện các giao dịch tiền tệ quốc tế liên tục và đúng hạn. Một HTTQT có hiệu quả là hệ thống có khả năng cung cấp nguồn dự trữ với quy mô thích hợp nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh CCTT mà không gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia đó và nền kinh tế thế giớ nói chung. - Độ tin cậy của HTTTQT phải gắn liền với khả năng duy trì cả giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối của các nguồn dữ trữ ngoại tệ. Một HTTTQT có hiệu quả là hệ thống hoạt động một cách suôn sẻ, không để xảy ra khủng hoảng về độ tin cậy của hệ thống. Câu 2: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods: đặc trưng, vai trò và những vấn đề đặt ra. 1 Sau đại chiến thế giới lần 2, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Do đó USD lên ngôi đồng tiền chủ chốt của thế giới. Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã đứng ra triệu tập hội nghị tiền tệ tài chính quốc tế tại thành phố Bretton Woods với sự tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết 1 hiệp định quốc tế bao gồm những thỏa thuận của các nước về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ tài chính mới cho thời kỳ sau thế chiến lần 2. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton woods. * Đặc trưng: - Thành lập các tổ chức tiền tệ quốc tế: Duy trì TGHĐ cố định nhưng mức ngang giá chính thức có thể thay đổi. + Lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế ở WB với vai trò: - Điều tiết chế độ TGHĐ của các quốc gia và hỗ trợ nhân lực và vật lực - Giám sát việc các quốc gia tuân thủ những quy định được thống nhất về TM và TCQT - Cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải tình trạng thiếu hụt tạm thời CCTTQT + WB cho các thành viên vay dài hạn cho các dự án để - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế - Tạo điều kiện hỗ trợ cho DN tư nhân phát triển - Kết hợp với các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ cho các nước thành viên - Cung câp hỗ trợ tài chính thông qua hiệp hội phát triển quốc tế đối với các nước thành viên có thu nhập thấp. - Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán, tín dụng quốc tế. Đồng USD là ngang giá vàng và được đổi ra vàng: 1$ = 0,888671 gram vàng 2 - TGHĐ chính thức giữa các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của USD không vượt quá ±1%. Mức ngang giá giữa USD và các đồng tiền khác có thể được thay đổi trong trường hợp thay đổi CCTTQT nhưng phải được IMF đồng ý. => Chế độ tiền tệ Bretton-woods đã lấy USD làm chuẩn. Thực chất, các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình theo đồng đô la. Tuy các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình, nhưng chỉ là hình thức. Vì lẽ đó, chế độ tiền tệ Bretton-woods được gọi là bản vị vàng- hối đoái dựa trên USD, còn gọi là chế độ bản vị đô la. * Vai trò: là cơ chế khẳng định vai trò và bảo vệ quyền lợi của đại cường quốc chiến thắng sau Chiến tranh thế giới lần thứ II: nước Mỹ; khẳng định sức mạnh của USD. Năm 1971, tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa kho vàng của Mỹ và không cho phép đổi USD ra vàng nữa. Chế độ bản vị USD sụp đổ. * Những vấn đề đặt ra: Câu 3: Nợ nước ngoài: Khái niệm, phân loại, vai trò và phương pháp xác định. Liên hệ quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. • Khái niệm: - Theo khái niệm thông thường: nợ nước ngoài là tổng số tiền mà 1 quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó. Các chủ thể trong quan hệ nợ là chủ nợ và con nợ: Chủ nợ là người cho vay có trách nhiệm cung cấp các khoản tiền cho người đi vay. Có thể là 1 quốc gia, 1 tổ chức quốc tế, 1 DN hoặc một cá nhân nước ngoài. Nếu chủ nợ là một QG thì khi vay nợ phải thông qua hiệp định vay nợ. Tổ chức quốc tế, DN hay cá nhân khi vay nợ phải thông qua hợp đồng vay nợ. 3 Các quốc gia sử dụng sô tiền vay nợ gọi là con nợ: là người đi vay có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi cho chủ nợ. Khoản tiền vay chủ yếu bằng các ngoại tệ mạnh: USD, EURO, JPY… - Nếu nhìn từ góc độ của người cho vay, nợ nước ngoài là các khoản tiền mà các các chủ nợ cho các con nợ vay trong một khoảng thời gian nhất định với những cam kết và ràng buộc rõ ràng. - Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dài hạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là pháp nhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài). • Phân loại: tùy theo góc độ quản lý của các QG khác nhau mà có thể phân loại nợ theo các tiêu chí sau: + Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ, được chia thành: - Nợ nhà nước (nợ chính phủ), là nợ do nhà nước và các tổ chức nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh. - Nợ tư nhân là các khoản nợ do các DN tư nhân đứng ra vay ko cần có sự bảo lãnh của CP. Các DN này thường là các ngân hàng, các DN công thương có nhiều hoạt động trong quan hệ kinh tế. + Căn cứ vào thời gian vay nợ: - Vay ngắn hạn: là các khoản vay từ 1 đến 3 năm, thường ko chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vay nợ. - Vay dài hạn: vay từ 3 năm trở lên, chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên dưới 80% khoản nợ của con nợ. + Căn cứ theo lãi suất vay: - Lãi suất cố định: hàng năm, bên vay phải trả một số lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định một lần ngay từ khi ký hợp đồng vay. 4 - Lãi suất thả nổi: người vay phải trả lãi suất của các khoản vay theo lãi suất thị trường tự do. • Vai trò: + nợ nước ngoài tạo nguồn vốn bổ sung cho quá trình hát triển và tăng trưởng phát triển kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia. + Góp phần hỗ trợ cho các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. + Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút , mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước. + Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên có thể gây ra hạn chế nếu như ta ko quản lý tốt: có thể gây tình trạng nợ lớn, khó trả, dễ dẫn đến khủng hoảng nợ; dẫn đến sự phụ thuộc vào các chủ nợ vì các khoản nợ thường gắn với các điều kiện; có thể trở thành bãi rác công nghệ của TG; dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, hối lộ… • Phương pháp xác định: các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ nước ngoài là: + Tổng số nợ: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do nào đó, thường là USD. + Số nợ đã trả: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do. + Tỷ lệ nợ/xuất khẩu (%): nếu < 160% thì mức nợ chưa đáng lo ngại. + Tỷ lẹ nợ/GDP(%): nếu tỉ lệ này từ 50% trở lên là mắc nợ nhiều. + Tỷ lệ trả nợ (%): là tỷ số giũa chi phí trả nợ gốc và ãi chia cho giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong năm nhân với 100. + tỷ lệ trả lãi so với thu nhập xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) : có nghĩa là khi một số lớn nợ ko trả nợ gốc nữa mà chỉ trả nợ một phần. Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nần và khả năng trả nợ nước ngoài trên đây mà ta đánh giá mức độ nợ của một quốc gia con nợ. 5 • Liên hệ việc quản lý nợ nước ngoài của VN * Tình hình vay nợ nước ngoài của việt nam Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia là 27,929 tỷ USD. Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) < 50% ; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)… Các khoản vay nước ngoài của VN đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%. Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng: đồng Yên chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ. * Tình hình quản lý nợ nước ngoài tại việt nam ở VN hiện nay có 3 cơ quan tham gia quản lý nợ nước ngoài là bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, ngân hàng nhà nước. - Bộ Tài chịu trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng các chính sách chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch vay và trả nước ngoài của Chính phủ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Nhà nước và của Chính phủ từ ngân sách Nhà nước. 6 Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 14 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ. - Ngân hàng nhà nước: thay mặt Chính phủ, đàm phán các khoản nợ đa phương với 3 tổ chức tài chính quốc tế (IFI) là ADB, IMF, WB và chuyển các hiệp định chính thức đã ký sang Bộ Tài chính; quản lý vay, trả nợ của các doanh nghiệp. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: dự thảo nhu cầu hàng năm về vay ODA, xây dựng danh mục các dự án chương trình được phê duyệt, đàm phán và ký kết các hiệp định khung về ODA và chuyển cho Bộ Tài chính để dàn xếp các hiệp định vay nợ cụ thể. Theo dõi đánh giá việc sử dụng ODA và tiến hành báo cáo về ODA. Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là vay ODA và vay từ Hội phát triển quốc tế (IDA) theo điều kiện ưu đãi. Tới đây, Việt Nam vẫn có thể còn được tiếp tục vay ưu đãi thêm một số năm nữa. Do vậy, trong thời gian tình hình vay, trả nợ của Việt Nam còn chưa thực sự diễn ra phức tạp, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không cần có các hệ thống quản lý nợ hữu hiệu. Bởi các khoản dự nợ song phương hiện hành có thể không hẳn đã là ưu đãi vì lãi suất trên thế giới cũng đã giảm nhiều. Ngay bây giờ, cần phải đánh giá các rủi ro về đồng tiền vay và lãi suất của các khoản vay hiện tại và các khoản vay mới trong tương lai từ nguồn ODA. Việc tìm ra các phương pháp mới về tài trợ thâm hụt là một nhu cầu cấp bách. Hiện tại cần xây dựng hệ thống quản lý nợ để có thể đáp ứng được các thách thức trong tương lai gần. Câu 4: Tỷ giá hối đoái: Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế. • Khái niệm: - Tỷ giá hối đoái là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định bằng một thời gian và không gian cụ thể Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD và VND ngày 22/5/2009 là 7 1USD= 19636VND - Theo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái thương được yết giá theo hai phương pháp sau: Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh vơi đồng tiền trong nước. Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy tiền trong nước làm đơn vị so sánh với tiền nước ngoài. • Phân loại: căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do NHTW xác định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền KTTG. - Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chính sách của CP trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế. TGHĐ TT= TGHĐ danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế : tỷ số giá trong nc Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100% - Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí sx, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và XK thì mức TGHĐ danh nghĩa áp dụng trên thị trường cần phải cao hơn mức tỷ giá ngang giá sức mua. • Các yếu tố ảnh hưởng đến TGHĐ: 8 + Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nếu mức lạm phát trong nước có xu hướng cao hơn mưac lạm phát của nước ngoài thì xét về mặt thực tế và việc so sánh ngang giá sức mua thì đồng nội tệ có xu hướng giảm so với đồng ngoai tệ. Do lượng tiền tăng thêm để mua được một lượng hàng hoa tính bằng đồng nội tệ cao hơn so với tính bằng đồng ngoại tệ. Hay nói cách khác, mức độ mất giá của đồng nội tệ cao hơn so với đồng ngoại tệ. trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá lạm phát trong nước thấp hơn dẫn đến TGHD giảm, nội tệ tăng giá. + Mức độ tăng hay giảm của GNP GNP tăng hay giảm xuống, trong điều kiện các nhân tố khác ko đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu ssex tăng lên hoặc giảm xuống. + Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước Giả sử như mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, trong đk các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nước đó tăng lên nhằm thu mức chênh lệch lãi suất. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi dẫn đến sự thay đỏi tỷ giá. + Những dự đoán về TGHĐ Là dự đoán của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của đồng tiền nào đó, có thể là một nhân tố quan trọng có thể là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến động của tỷ giá. + Sự can thiệp của CP Bất kỳ một CS nào của CP mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát , thu nhập thực té hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ. CP sử dụng 3 loại hình can thiệp chủ yếu : can thiệp vào thương mại quóc tế, đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối (mua vào hoặc bán ra ngoại tệ) 9 Ngoài ra, TGHD còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: khủng hoảng kinh tế, ngoại hối, tín dụng, chiến tranh, thiên tai,…. • Tác động của TGHD đến quan hệ KTQT + Tác động đến TMQT: Khi TGHĐ tăng lên (tức là đồng nội tệ giảm) sẽ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa vì cùng một lượng ngoại tệ do XK có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ trong khi đó các yếu tố khác ko thay đổi. Khi TGHĐ giảm ( đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. + Tác động đến ĐTQT: Khi TGHD tăng, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi sẽ làm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Vì các nhà ĐT sẽ ko có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các khoản vốn ĐT bằng nội tệ sẽ bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Khi TGHD giảm sẽ có tác dụng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, nhưng đồng thời hạn chế đầu tư vào trong nước. + Tác động của TGHD đến các hoạt động KTQT khác: Dịch vụ quốc tế, du lich, vận tải… Như vậy TGHĐ được xem như con dao hai lưỡi có tác động ngược chiều nhau đến các hoạt động KTQT, đòi hỏi CP phải cân nhắc thận trọng tác động của nó trong việc vận dụng. • Trong bối cảnh hiện nay có nên giảm giá đồng Việt Nam hay không và giải thích vì sao. Khi giảm giá VND sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho XK, ĐTNN vào trong nước sẽ nhiều hơn, đồng thời cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó khi giảm giá VND có thể không thúc đẩy XK và hạn chế NK nếu như cầu về hàng XK và hàng NK không co giãn theo giá. Mặc dù việc phá giá đồng tiền 10 [...]... tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường hiện đại - Kết hợp chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng; thông qua chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để tăng... định kinh tế với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU…; nhờ đó mà vị thế nền kinh tế Việt Nam đang dần được nâng lên trong nền kinh tế thế giới Cụ thể là trong 10 năm qua, kinh tế VN đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao 7.8%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20 %/năm, có trên 40 ngàn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu kinh tế có chuyển dịch, nhiều ngành công nghiệp như 22 dầu... nền KTTG Câu 9 Vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới? Giải pháp để VN hội nhập KTQT có hiệu quả 9.1 Vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới Qua nhiều năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng Hòa cùng không khí khu vực hóa và toàn cầu hóa, Việt Nam đã lần lượt ra nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, WTO, OPEC, AFTA,…,... của Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu khách quan và tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển Kế thừa thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt vào những năm... đất nước Câu 8: Liên kết kinh tế quốc tế (LKKTQT): khái niệm, đặc trưng, vai trò và tác động • Khái niệm: Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất... liên kết kinh tế tiến tới phải thành lập một quốc gia kinh tế chung” có nhiều nước tham gia với nhiều đặc trưng như: xây dựng chính sách kinh té chung; hình thành đồng tiền chung; thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ; xây dựng hệ thống ngân hàng chung • Đặc trưng: LKKTQT là một hình thức phát triển tất yếu và cao của phân công lao động quốc tế Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa từng... chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 20 09 so với tháng 12 năm 20 08 tăng 6, 52% , thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 20 09 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 20 08 xuống còn 12, 3% Văn hóa, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng... công nghiệp như 22 dầu khí, điện tử, thông tin viễn thông , lắp ráp ô tô và xe máy… được chú trọng phát triển Điều này được thể hiện rất rõ nét qua các chỉ số kinh tế trong thời gian qua: Năm 20 09, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5, 32% , vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ... Chế độ này sụp đổ khi thế chiến thứ nhất xảy ra - Hệ thống Genova 1 922 : là kết quả của thỏa thuận giữa các nước tham gia hội nghị tiền tệ tài chính quốc tế tổ chức tại thành phố Genova (Italia) vào năm 1 922 Qua hội nghị nhằm tổ chức lại các quan hệ tiền tệ tài chính quốc tế, thúc đẩy các quan hệ mậu dịc và các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước thành viên vào kỳ hậu chiến Đặc trưng: + Các nước thừa... dịch quốc tế của 1 quốc gia với phần còn lại của thế giới trong khoảng thời gian nhất định (3 tháng hoặc 1 năm) - Đồng tiền sử dụng trong TTQT thường là ngoại tệ mạnh 14 - Chủ thể trong TTQT: + Theo giác độ quốc gia có: chủ thể cấp quốc gia (Chính phủ), chủ thể cấp dưới quốc gia (DN, tổ chức, các nhân phải có tư cách pháp nhân và là CD của quốc gia đó) + Theo giác độ quốc tế: chủ thể cấp quốc tế (các . niệm: Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa. độ quốc gia có: chủ thể cấp quốc gia (Chính phủ), chủ thể cấp dưới quốc gia (DN, tổ chức, các nhân phải có tư cách pháp nhân và là CD của quốc gia đó) + Theo giác độ quốc tế: chủ thể cấp quốc tế. nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định. Các bên tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là QG hoặc các tổ chức DN thuộc các QG khác nhau. Có 5 loại hình liên kết kinh tế: - Khu mậu

Ngày đăng: 30/05/2015, 15:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan