giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6

33 1.5K 4
giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ. A. Mục tiêu bài học: HS cần đạt được : 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn miêu tả 2. Kĩ năng. Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả. 3. Thái độ: Có ý thức quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tựơng khi làm văn miêu tả. B. Chuẩn bị : Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn miêu tả. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) Hoạt động 3: Bài mới. (79’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là văn miêu tả. ? Khi làm văn miêu tả cần có những năng lực gì. ? Để làm văn miêu tả cần phải làm như thế nào? ? Bài văn miêu tả có bố cục mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? GV hướng dẫn Hs làm bài tập. ? Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ nêu những gì? ? Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu để tả dòng sông. ? Mùa thu nổi bật với những cảnh sắc nào. I.Tìm hiểu chung về văn miêu tả: 1. Văn miêu tả là gì ? Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc , con người, phong cảnh …làm cho chúng như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 2.Các năng lực cần thiết khi làm văn miêu tả.: Quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu. 3. Các bước làm văn miêu tả: Xác định đối tượng cần tả. Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự hợp lí. 4. Bố cục của bài văn miêu tả. Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả. Thân bài: Tả chi tiết đối tượng (cảnh hoặc người hoặc cảnh và người). Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả. II. Luyện tập. Bài 1: ( BT 4 trang 29 SGK) Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em. Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng) lòng đỏ quả trứng thiên nhiên. Bầu trời (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh) bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt em bé sau giấc ngủ dài, chiếc bát thuỷ tinh, tấm kính lau. Hàng cây bức tường thành cao vút, cô gái nghiêng mình, hàng quân danh dự. Núi đồi bát úp, cua kềnh, mâm xôi. Những ngôi nhà; viên gạch, bao diêm, trạm gác Bài 2: (BT5 trang 29 SGK) Tả cảnh dòng sông Bầu trời ánh nắng không gian thời gian tả Dòng sông nào..? ở đâu…? Mặt sông Hai bên bờ sông Điểm nổi bật của dòng sông Bài 3(BT7 sbt) a) Cảnh sắc mùa thu b) những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió c) vầng trăng tròn sáng như gương d) Không chọn A vì đó là bầu trời của mùa hè B vì đó là khí hậu của mùa đông D vì đó là đặc điểm của mùa xuân

Tuần: 21 Ngày soạn: 8 /1 / 2015 Ngày dạy: 9 / 1 / 2015 ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ. A. Mục tiêu bài học: HS cần đạt được : 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn miêu tả 2. Kĩ năng. Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả. 3. Thái độ: Có ý thức quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tựơng khi làm văn miêu tả. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn miêu tả. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới. (79’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là văn miêu tả. ? Khi làm văn miêu tả cần có những năng lực gì. ? Để làm văn miêu tả cần phải làm như thế nào? ? Bài văn miêu tả có bố cục mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? GV hướng dẫn Hs làm bài tập. I.Tìm hiểu chung về văn miêu tả: 1. Văn miêu tả là gì ? - Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc , con người, phong cảnh …làm cho chúng như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 2.Các năng lực cần thiết khi làm văn miêu tả.: - Quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu. 3. Các bước làm văn miêu tả: - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự hợp lí. 4. Bố cục của bài văn miêu tả. - Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả. - Thân bài: Tả chi tiết đối tượng (cảnh hoặc người hoặc cảnh và người). - Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả. II. Luyện tập. Bài 1: ( BT 4 trang 29 SGK) Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương 1 ? Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ nêu những gì? ? Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu để tả dòng sông. ? Mùa thu nổi bật với những cảnh sắc nào. em. - Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng) lòng đỏ quả trứng thiên nhiên. - Bầu trời (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh) bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt em bé sau giấc ngủ dài, chiếc bát thuỷ tinh, tấm kính lau. - Hàng cây bức tường thành cao vút, cô gái nghiêng mình, hàng quân danh dự. - Núi đồi bát úp, cua kềnh, mâm xôi. - Những ngôi nhà; viên gạch, bao diêm, trạm gác Bài 2: (BT5 trang 29 SGK) Tả cảnh dòng sông - Bầu trời - ánh nắng- không gian - thời gian tả - Dòng sông nào ? ở đâu…? - Mặt sông - Hai bên bờ sông - Điểm nổi bật của dòng sông Bài 3(BT7 sbt) a) Cảnh sắc mùa thu b) những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió c) vầng trăng tròn sáng như gương d) Không chọn A vì đó là bầu trời của mùa hè B vì đó là khí hậu của mùa đông D vì đó là đặc điểm của mùa xuân * Củng cố: (5’) Khái quát nội dung kiến thức buổi học * Dặn dò: (2’) - Về nhà ôn tập lại các kiến thức về văn miêu tả. - Tập làm các bài văn miêu tả. D. Rút kinh nghiệm: 2 Tuần: 22 Ngày soạn: 8 /1 / 2015 Ngày dạy: 9 / 1 / 2015 KĨ NĂNG QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được - Những thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết bài văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh. - Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Vận dụng được những thao tác cơ bản bên trong đọc và viết bài văn miêu tả. 2. Kĩ năng: - Bước đầu hình thành cho HS kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả; nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả. - Tích hợp với phần văn ở văn bản sông nước Cà Mau ở phần Tiếng Việt, ở phó từ. 3. Thái độ: Ý thức trong quá trình tích hợp; giáo dục kĩ năng sống cho HS: nhận thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn miêu tả. C. Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ năng cần thiết trong văn miêu tả. ? Em hãy nêu vai trò cùa quan sát trong văn miêu tả ? Tưởng tượng, so sánh tác dụng của gì? ? Vai trò của nhận xét là gì? ?Muốn miêu tả, người viết cần có những thao tác nào. Công dụng của những thao tác đó. I- Nội dung kiến thức: - Quan sát: giúp chọn được những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. - Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết. * Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, … để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật 3 II- Bài tập mẫu: BT 1: a) Chọn những hình ảnh chi tiết tiêu biểu: 1. Gương bầu dục 2. Cong cong 3. Cổ kính,(lấp ló) 4. Xám xịt,(cổ kính) 5. Xanh um Phải chọn như thế vì những tính từ này đều chỉ tính chất, đặc điểm của Hồ Gươm đã phù hợp không thể thay từ khác. b) Hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu: mặt hồ sáng long lanh, Cầu Thê Húc màu son ; đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp đèn xây trên gò đất giữa hồ Đó là những đặc điểm nổi bật mà hồ khác không có. BT 2: Thân hình đẹp, cường tráng của Dế Mèn: - Lúc tôi đi … ưa nhìn. - Đầu to rất bướng. - Hai răng … nhánh. - Tính tình ương bướng kiêu căng. - Râu dài…. vuốt râu. BT 3: Gợi ý: Vd: Ngôi nhà xây, tường gạch, mái lộp tôn. - Tường quét vôi màu vàng. - Chiều ngang chừng bốn mét, chiều dài chừng mười sáu mét. - Cửa ra vào và cửa sổ đều có khung cửa sắt lắp kính nên căn nhà luôn sáng sũa. - Nền nhà lát … sạch bóng. - Bên trong có phòng ngủ?phòng khách?nhà bếp - Trong nhà trang trí như thế nào? BT 4: Gợi ý HS - Mặt trời như một chiếc mâm lửa (lòng đỏ trứng gà, mâm vàng,khách lạ, mâm son ) - Bầu trời trong sáng và mát mẽ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh, 4 rộng thênh thang, phía chân trời đằng đông rực lên những đám mây hồng ) - Những hàng cây dựng ln như những bức tường thành cao vút (hành quân, ngọn lá xanh mướt rung rinh trong gió sớm ) - Núi đồi nhấp nhơ như một cái bát úp(cua kềnh ) - Những ngôi nhà như bừng tỉnh giấc sau một đêm ngủ say, đang rộn lên tiếng gà gáy, tiếng lợn kêu, tiếng trẻ khóc và tiếng người lớn trò chuyện (viên gạch, bao diêm, trạm gác ). Một ngày mới bắt đầu. BT 5: HS viết đoạn miêu tả quang cảnh một dòng sông hay khu rừng (chú ý những đặc điểm riêng) III- Bài tập vận dụng: Viết đoạn văn cho các đề bài tập 3,4,5 * Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị: - Luyện tập kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. D. Rút kinh nghiệm: 5 Tuần: 23, 24 Ngày soạn: 20 /1 / 2015 Ngày dạy: 21 / 1 / 2015 28/ 1/2015 LUYỆN TẬP KĨ NĂNG QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được - Các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói. - Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Qua đó nắm vững hơn kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tích hợp với phần văn ở văn bản “Bức tranh của em gái tôi” với TV ở vận dụng các phó từ trong văn miêu tả kể chuyện. 2. Kĩ năng: Thực hành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Luyện kỹ năng nhận xét cách nói của bạn; năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp 3. Thái độ: Ý thức tự giác làm bài, kiên trì cố gắng trong làm bài; giáo dục kĩ năng sống cho HS: nhận thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn miêu tả C. Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới. (173’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ năng cần thiết trong văn miêu tả. ? Em hãy nêu vai trò cùa quan sát trong văn miêu tả? ? Tưởng tượng, so sánh tác dụng của gì? ? Vai trò của nhận xét là gì? ? Muốn miêu tả, người viết cần có những thao tác nào? Công dụng của những thao tác đó? I- Nội dung kiến thức: - Quan sát: giúp chọn được những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn. - Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết. * Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, … để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật HDHS thực hành bài tập GV cho các nhóm thảo luận 10’ II- Luyện tập: BT 1: 6 - Dãy 1 : BT1 - Dãy 2: BT 2 - Dãy 3: BT 3 - Dãy 4: BT 4 HDHS giới thiệu, dãy 1 cử đại diện trình bày bài tập 1, thư kí tổ viết đề bài lên bảng (các nhóm khác hình thành tiến trình tương tự) Sau khi trình bày xong, các tổ nhận xét cách trình bày của bạn. Sau đó người trình bày đặt câu hỏi cho các bạn thảo luận, bổ sung cho bài làm thên hoàn chỉnh. - GV nhận xét, bổ sung, khuyến khích. Kết thúc khâu tập nói, GV nhận xét chung, nêu ưu điểm cũng như tồn tại của các tổ và sau đó cho điểm một số em có hoạt động tốt trong giờ học (chỉ cho HS tác dụng về cách sử dụng phó từ trong khi trình bày) GV dựa vào STK / 50 để hướng dẫn cả lớp củng cố lại bài tập. BT 2: Chú ý bằng quan sát so sánh liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét, làm nổi bật những đặc điểm chính trung thực, không tô vẽ. Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu hai anh em Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi. Nêu cảm nghĩ khái quát. 2. Thân bài: a/ Nhân vật Kiều Phương: - là cô bé khoảng 10 tuổi . + Hình dáng: Vóc người nhỏ nhắn, gầy, thanh mảnh, cân đối. - Khuôn mặt bầu bĩnh, mái tóc dài, thắt hai bím , đôi mắt tròn to,sáng, mặt lọ lem, miệng rộng, răng khểnh; quần áo luôn lấm lem. - Cử chỉ và hành động: hiếu động, tự chế màu vẽ, ham học vẽ. + Tính cách: hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với công việc sáng tác ; hồn nhiên, trong sáng, tài năng, độ lượng và nhân hậu. b/ Nhân vật người anh: - Người anh khoảng 15 tuổi . + Hình dáng: Không tỏ rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái chẳng hạn: Cũng gầy, cao, đẹp trai, gương mặt tỏa sáng thể hiện sự thông minh - Cử chỉ, hành động: Tò mò xem người em chế màu vẽ, xem lén tranh của em, buồn cảm thấy mình bất tài. Hay gắt gỏng với em . Khi đi xem tranh của em vẽ thì ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ . + Tính cách: Lúc đầu coi thường em, khi phát hiện tài năng của em thì cảm thấy mình thành kẻ ngoài rìa, bị bỏ rơi, xa lánh em; khi xem tranh của em thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ  Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, nhưng cũng rất trung thực, biết ăn năn, hối lỗi. + Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh xem kỹ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách người anh quan cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái. 3. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ về hai anh em Kiều Phương. BT2: Trình bày về anh, chị hoặc em của mình. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về anh (chị) hoặc em của mình. Lúc nào? (Lúc còn đi học,….) b. Thân bài: * Hình dáng: • Tả bao quát: 7 BT3: HS hoàn thành bằng cách cụ thể hóa các gợi ý bằng những nhận xét, quan sát và tưởng tượng của bản thân. + Tuổi tác: trẻ măng như cô nữ sinh trung học.(hoặc còn rất trẻ; trông chẳng kém gì những sinh viên mới ra trường…) + Tầm vóc: mảnh mai, nhỏ nhắn… + Dáng điệu: đoan trang, thanh lịch… + Cách ăn mặc: tà áo dài thướt tha duyên dáng • Tả chi tiết: + Mái tóc mượt mà dài chấm ngang lưng… + Khuôn mặt trái xoan, tươi tắn, má lúm đồng tiền. + Mắt to đen láy… + Miệng nhỏ nhắn(bé) luôn nở nụ cười… + Môi trái tim đỏ như thoa son, mỗi khi cười lộ ra hai hàm răng trắng và đều như hạt bắp… + Đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn… * Tính tình:Hiền dịu( thể hiện qua lời nói: giọng nói nhỏ nhẹ, trìu mến như dỗ dành….không bao giờ lớn tiếng… * Hành động: đi làm để kiếm tiền giúp đỡ ba mẹ, nuôi em ăn học… thể hiện lòng hiếu thảo… * Đi học thêm vào buổi tối để nâng cao trình độ…. * Nhận xét. c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về anh (chị) hoặc em của mình. - Suy nghĩ: hiểu được tấm lòng của anh(chị, em)…. - Tình cảm: yêu quý anh(chị, em)…. BT3: Lập dàn ý nói về một đêm trăng. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đêm trăng b. Thân bài: Bầu trời đêm: Trong, cao… - Vầng trăng: Treo lơ lửng như một chiếc mâm bằng vàng giữa trời. - Nhà cửa: Nhuốm một sắc vàng, bóng thì in xuống đất như mảnh vải hoa… - Nhà cửa: Nhấp nhô, núi thì từng mảng sáng tối do ánh trăng soi vào. - Đường làng: Chạy quanh co như một dải lụa mềm. - Trăng: Tròn, sáng, in rõ hình gốc đa và chú Cuội. - Gió: Từng cơn mát rượi, mang không khí dễ 8 BT4: (tổ 4): HS đọc yêu cầu và nhiệm vụ giống như BT3, chỉ khác đề tài. - GV đọc văn bản tả Mặt trời mọc/ SGV tr 43. Thảo luận xong, đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . - GV củng cố và rèn kỹ năng nói cho học sinh: * Chú ý nói lưu loát, tự tin . Trình bày mạch lạc, rõ ràng. Khi nói cần chú ý phát âm chuẩn, đúng giọng.  Bắt đầu thực hiện luyện nói chịu của mùa thu, lùa vào tóc, vào mắt. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng quê hương. BT4: Tả buổi bình minh trên biển. Dàn ý a. Mở bài : giới thiệu cảnh được tả : cảnh biển buổi sáng, thật đẹp b. Thân bài: + Bầu trời: Như vỏ trứng, như cái bát úp, như một chiếc áo xanh khổng lồ những đám mây như những bông hoa tuyết điểm tô cho chiếc áo. + Mặt biển: Phẳng lì như tờ giấy + Bãi cát: Mịn, chạy dọc theo bờ biển như một thảm vàng. + Những con thuyền: Nhấp nhô theo sóng, thấp thoáng phía xa. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh biển buổi sáng BT5: Dàn ý a. Mở bài: giới thiệu người dũng sĩ em thích. (Thạch Sanh, ….) b. Thân bài: * Tả đôi nét về hình dáng: thân hình lực lưởng, ngực nở nang, bắp thịt cuồn cuộn; đầu quấn khăn, cởi trần, đóng khố…. * Tả, kể việc làm, hành động của nhân vật làm nổi bật phẩm chất của người dũng sĩ.(kể những lần: bị Lý Thông lừa canh miếu đánh nhau với chằn tinh; xuống hang cứu công chúa diệt đại bàng….) * c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người dũng sĩ ấy. III- Bài tập vận dụng: Trình bày miệng các dàn ý trên * Củng cố, dặn dò: (5’) - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị: - Phương pháp làm văn miêu tả – luyện tập cách làm văn miêu tả 9 D. Rút kinh nghiệm: 10 [...]... Ngày dạy: 16/ 1 / 2015 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU A Mục tiêu bài học: Hs cần đạt được: 1 Kiến thức: - Học sinh nắm vững công dụng của các dấu câu: Chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy 2 Kĩ năng - Học sinh sử dụng dấu câu chính xác 3 Thái độ: - Có ý thức sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản B Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài - Học sinh: Ôn tập C Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh * Hoạt... thụ văn bản truyện 3 Thái độ: - Yêu thích văn học Việt Nam B Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài - Học sinh: Ôn tập kiến thức về các văn bản văn học hiện đại VN C Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới ( 86 ) Hoạt động của thầy và trò Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức GV cho HS đọc văn. .. tạo đầy đủ của phép so sánh - Cấu tạo của phép tu từ so sánh đầy đủ : Gồm gồm các yếu tố nào? 4 yếu tố sau: sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh ? Có mấy kiểu so sánh - Có 2 kiểu so sánh:So sánh ngang bằng.So sánh không ngang bằng ? So sánh có tác dụng gì - Tác dụng: Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả vật, sự việc được cụ thể sinh động hấp dẫn.,vừa... ? So sánh có tác dụng gì trong văn - Đối với miêu tả sự vật, sự việc: so sánh tạo miêu tả ? hình ảnh cụ thể, sinh động - Đối với việc thể hiện tư tưởng , tình cảm người viết : Tạo lối nói hàm súc 2.Nhân hoá: 24 ? Nhân hóa là gì? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa ? Nêu các kiểu nhân hóa Học sinh tìm 4 phép so sánh Lớp nhận xét bổ sung Học sinh trình bày hình ảnh so sánh em thích Học sinh đọc... tài liệu, soạn bài - Học sinh: Ôn tập kiến thức về các văn bản văn học hiện đại VN C Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới (85’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV nêu nội dung các tiết học I Tóm tắt tác phẩm ? Kể tên các văn bản đã học trong phần văn học hiện đại? ? Đọc văn bản này cần đọc... 13 Tuần: 26 Ngày soạn: 8 /1 / 2015 Ngày dạy: 9 / 1 / 2015 ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH: “Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Mưa” A Mục tiêu bài học: HS cần đạt được 1 Kiến thức: - Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản 2 Kĩ năng: - Rèn cách đọc các văn bản: Phát âm chuẩn, đọc lưu loát, đúng nhịp điệu, diễn cảm… - Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản 3 Thái độ: - Yêu thích văn học Việt Nam B... lại các kiến thức về văn tả cảnh, văn tả người D Rút kinh nghiệm: 19 Tuần: 28 Ngày soạn: 15/1 / 2015 Ngày dạy: 16/ 1 / 2015 ÔN TẬP NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN KÍ : “Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Lao xao” A Mục tiêu bài học: HS cần đạt được 1 Kiến thức: - Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản 2 Kĩ năng: - Rèn cách đọc các văn bản: Phát âm chuẩn,... 1 / 2015 ÔN TẬP VĂN HỌC HIỆN ĐẠI A Mục tiêu bài học: HS cần đạt được : 1 Kiến thức: Hiểu :Sâu hơn , kỹ hơn nội dung các văn bản 2 Kĩ năng: - Rèn cách đọc các văn bản: Phát âm chuẩn, đọc lưu loát,đúng nhịp điệu, diễn cảm… - Tóm tắt được các truyện : Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác 3 Thái độ: - Yêu thích văn học Việt Nam B Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên... các bài viết văn B Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài - Học sinh: Ôn tập C Tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới ( 85’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I Hệ thống kiến thức cơ bản 1 So sánh ? Thế nào là so sánh Lấy ví dụ - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc... học Việt Nam B Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài - Học sinh: Ôn tập kiến thức về các văn bản văn học hiện đại VN C Tổ chức các hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Lồng trong bài) * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) * Hoạt động 3: Bài mới (83’) Hoạt động của thầy và trò Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức GV cho HS đọc chú thích Nội dung bài học I- Nội dung kiến thức: . Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể hiện bản chất tính cách người anh quan cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái. 3. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ về hai anh em Kiều. nhắn… + Dáng điệu: đoan trang, thanh lịch… + Cách ăn mặc: tà áo dài thướt tha duyên dáng • Tả chi tiết: + Mái tóc mượt mà dài chấm ngang lưng… + Khuôn mặt trái xoan, tươi tắn, má lúm đồng. xem tranh của em thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ  Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, nhưng cũng rất trung thực, biết ăn năn, hối lỗi. + Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh xem

Ngày đăng: 30/05/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan