luận văn quản trị tài chính HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH

74 497 5
luận văn quản trị tài chính  HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH 3 1.1 Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi ngân sách nhà nước 3 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi NSNN. 3 1.1.1.2 Nội dung chi NSNN. 5 1.1.2 Chi thường xuyên của NSNN. 6 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi thường xuyên. 6 1.1.2.2 Nội dung cơ bản của chi thường xuyên. 8 1.2 Quản lý chi thường xuyên của NSNN 14 1.2.1 Sự cần thiết và các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên. 14 1.2.1.1 Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên. 15 1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên. 16 1.2.2 Các phương thức quản lý chi thường xuyên. 20 1.2.2.1 Quản lý và cấp phát theo dự toán. 20 1.2.2.2 Quản lý bằng hệ thống định mức chi tiêu. 21 1.2.2.3 Khoán chi. 22 1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên. 23 1.2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên. 23 1.2.3.2 Thực hiện dự toán. 25 1.2.3.3 Quyết toán chi thường xuyên. 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 30 2.1 Khái quát chung về ngân sách huyện Vĩnh Linh 30 2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Vĩnh Linh. 30 2.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên. 30 2.1.1.2 Đặc điểm văn hoá xã hội. 31 2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế. 32 2.1.2 Vài nét về Phòng Tài chính Kế hoạch Vĩnh Linh. 33 2.2 Thực trạng chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 35 2.2.1.1 Chi quản lý hành chính. 40 2.2.1.2 Chi sự nghiệp kinh tế. 43 2.2.1.3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo. 47 2.2.1.4 Chi sự nghiệp y tế………… 49 2.2.1.5 Chi sự nghiệp văn hóa xã hội…………………………………… 50 2.2.1.6 Chi an ninh quốc phòng………………………………………… 53 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 55 2.3.1 Những thành tựu đạt được. 55 2.3.2 Những tồn tại. 56 CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 60 3.1 Phương hướng nhiệm vụ trong công tác quản lý chi NSNN trong những năm tới 60 3.1.1 Công tác quản lý chi NSNN và quản lý chi thường xuyên. 60 3.2 Những kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh… 63 3.2.1 Thực hiện việc cấp phát theo dự toán được duyệt. 63 3.2.2 Tăng cường quản lý ngân sách kết hợp với tăng cường công tác thanh kiểm tra 65 3.2.3 Thực hiện xã hội hoá một số ngành nghề. 66 3.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác tài chính, kiện toàn bộ máy quản lý 68 3.2.5 Một số biện pháp khác. 68 KẾT LUẬN 70 Danh mục tài liệu tham khảo 71 LỜI MỞ ĐẦU Tài chính công là một lĩnh vực hoạt động của tài chính khu vực công và gắn liền với chủ thể Nhà nước. Tài chính công trở thành công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Với tầm quan trọng của mình, tài chính công mà cụ thể là các hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đặc biệt là đối với công tác quản lý tài chính công ở các địa phương càng phải cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, bởi đây là một mắt xích quan trọng trong bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước. Chính vì muốn tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng cũng như thực trạng quản lý chi ngân sách nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng ở cấp địa phương của nước ta, mà cụ thể là ở cấp huyện hiện nay nên em đã xin về thực tập tại Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Linh và đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh”. Bài viết gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về chi ngân sách. Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Chương III: Những kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH. 1.1 Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi ngân sách. 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi NSNN. a, Khái niệm chi ngân sách. Theo luật ngân sách nhà nước (NSNN) thì NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước ta là một hệ thống thống nhất chặt chẽ bao gồm ngân sách trung ương (NSTW), ngân sách địa phương (NSĐP) và được phân cấp quản lý một cách cụ thể theo nguồn thu và nhiệm vụ chi, đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW đồng thời phát huy vai trò độc lập của các NSĐP. Theo một cách khái quát nhất, chi tiêu công (chi ngân sách) là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ. Như vậy về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách Chính phủ hàng năm được Quốc hội thông qua. Chi tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hoá mà Chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hoá công cộng cho xã hội nhằm mục tiêu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì hoạt động của Chính phủ là không mang lại lợi ích cho quốc gia về mặt kinh tế. Cho nên chi tiêu công là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng. Theo đó Chính phủ chỉ biết lấy đi của cải trong xã hội (dưới hình thức nộp thuế) chứ không trả lại cho xã hội, vì vậy cần phải hạn chế tối đa mọi khoản chi tiêu của Chính phủ để tránh lãng phí nguồn lực. Tuy vậy sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy chi tiêu công hoàn toàn không mất đi mà ngược lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Bằng việc chi tiêu công, Chính phủ đã trả lại cho xã hội những khoản thu nhập mà Chính phủ đã lấy đi từ các khoản nộp thuế bắt buộc bằng việc cung cấp những hàng hoá công cộng cần thiết mà khu vực tư nhân không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không có hiệu quả. Với cơ chế này Chính phủ đã thực hiện tái phân phối thu nhập của xã hội công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định. b, Đặc điểm của chi NSNN. - Chi NSNN luôn gắn chặt với những chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước mà Chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Các khoản chi NSNN do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý NSNN và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Mức độ phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của nhà nước trong mỗi thời kỳ. - Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thường được thể hiện, phát huy vai trò ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội, chính trị và ngoại giao. Do đó trong công tác quản lý tài chính một yêu cầu cần đặt ra là: khi phân tích đánh giá phải đứng trên lợi ích của toàn xã hội đồng thời cần sử dụng tổng hợp nhiều loại chỉ tiêu đánh giá khác nhau (định tính và định lượng) để đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi tiêu NSNN. - Các khoản chi NSNN phần lớn là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính vì vậy, các nhà quản lý tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên nhiều khía cạnh, thẩm định các phương án chi tiêu của Nhà nước trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu nhằm tránh được những thất thoát, lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN. Chi tiêu NSNN nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó Nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hoá công khổng lồ cho nền kinh tế. Dựa theo tính chất kinh tế, nội dung chi tiêu NSNN được phân ra gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển là tất cả các khoản chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia, nó không mang tính thường xuyên và thường phát huy tác dụng sau một khoảng thời gian dài, bao gồm: chi mua sắm máy móc, thiết bị dụng cụ; chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị; chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nuớc… Chi thường xuyên là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, bao gồm: chi cho hoạt động sự nghiệp, giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội, y tế, quốc phòng an ninh, chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước… 1.1.1.2 Nội dung chi NSNN. Chi NSNN bao gồm có 2 nội dung, đó là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động của các đơn vị khu vực công và bao gồm các khoản chi như sau: - Chi hoạt động sự nghiệp: sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao. - Chi hành chính: bao gồm các khoản chi lương cho đội ngũ công chức Nhà nước, các khoản chi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước. - Chi chuyển giao: bao gồm các khoản chi cứu tế xã hội, an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp. - Chi an ninh, quốc phòng. Chi đầu tư phát triển là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của Nhà nước. Bao gồm các khoản chi sau: - Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, ưu tiên cho những công trình không có khả năng thu hồi vốn. - Đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết của Nhà nước. - Chi hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ tài chính của Chính phủ. - Chi dự trữ Nhà nước. 1.1.2 Chi thường xuyên của NSNN. 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của chi thường xuyên. a, Khái niệm chi thường xuyên. Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN. Nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước. Xét về tính chất kinh tế, chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi lương, phụ cấp lương, chi hàng hoá và dịch vụ phát sinh thường xuyên của Nhà nước. Trong cân đối ngân sách, các khoản chi thường xuyên được tài trợ bằng những khoản thu [...]... năng lực quản lý và mức độ chi tiêu công 1.1.2.2 Nội dung cơ bản của chi thường xuyên Chi thường xuyên của Nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực, có thể khái quát một số lĩnh vực chi m tỷ trọng lớn như: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp văn hoá xã hội, chi sự nghiệp y tế, chi an ninh quốc phòng a, Chi quản lý hành chính Chi quản lý hành chính. .. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 2.1 Khái quát chung về ngân sách huyện Vĩnh Linh 2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Vĩnh Linh 2.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên Vĩnh Linh là huyện phía bắc tỉnh Quảng Trị, có vị trí hết sức quan trọng, với cầu Hiền Lương – sông Bến Hải Vĩnh Linh được ví như chi c đòn gánh gánh hai đầu đất nước Phía Bắc giáp với Quảng Bình,... hiệu quả trong chi tiêu 1.2 Quản lý chi thường xuyên của NSNN 1.2.1 Sự cần thiết và các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên 1.2.1.1 Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên Trong quản lý chi NSNN nói riêng cũng như quản lý kinh tế tài chính nói chung thì tính tiết kiệm hiệu quả luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, đó cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN Đối với... tài chính và kho bạc Nhà nước thực hiện tạm cấp kinh phí NSNN cho các nhiệm vụ chi được quy định trong các văn bản pháp lý  Nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm Tiết kiệm, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng trong đó có chi thường xuyên Tính hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên được biểu hiện: - Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài. .. các khoản chi nêu trên còn có những khoản chi khác như: chi cho công tác bảo tồn, bảo tàng; chi khai quật di tích lịch sử; chi cho hệ thống thư viện, triển lãm  Về nội dung, chi sự nghiệp văn hoá xã hội bao gồm các mục chi cho bộ máy: chi thanh toán cho cá nhân, chi cho công việc hành chính và chi không thường xuyên Chi sự nghiệp văn hoá xã hội, tuỳ vào hoạt động cụ thể của đơn vị còn có chi về nghiệp... cho công tác quản lý duy tu, sửa chữa hệ thống cầu đường, lắp đặt biển báo giao thông, nạo vét đường sông, chi cho hoạt động của các bến phà, đò… Chi sự nghiệp kinh tế khác như: chi cho công tác điều tra cơ bản, chi đo đạc cắm móc biên giới, chi cho công tác định canh, định cư…  Về nội dung, chi sự nghiệp kinh tế bao gồm các khoản chi thanh toán cho cá nhân, chi cho công việc hành chính, chi không thường. .. trường học… Các khoản chi khác về giáo dục như: chi cho các hoạt động phục vụ giáo dục, chi cho công tác xoá mù chữ, bổ túc văn hoá…  Về nội dung, trước hết chi giáo dục đào tạo bao gồm ba nhóm chi tương tự như chi hành chính, chi thanh toán cho cá nhân, chi cho công việc hành chính, chi không thường xuyên Chi thanh toán cho cá nhân ở các cơ sở giáo dục đào tạo còn bao gồm khoản chi học bổng cho học... chi ngân sách cấp huyện, thẩm định quyết toán ngân sách xã, tổng hợp và lập quyết toán chi ngân sách trên địa bàn huyện, trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét gửi Sở tài chính đồng thời trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn Nếu phê chuẩn của Hội đồng nhân dân huyện có thay đổi so với quyết toán đã gửi Sở tài chính, Ủy ban nhân dân huyện báo cáo bổ sung gửi Sở tài chính CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC... thường xuyên Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, chính vì vậy cho nên trong quá trình tổ chức quản lý chi thường xuyên cũng phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lý của chi tiêu NSNN nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm cho chi thường xuyên nói riêng và chi NSNN nói chung trong thực trạng NSNN ta hiện nay còn eo hẹp và còn có nhiều nhiệm vụ phải giải quyết  Nguyên tắc quản lý theo dự toán... mục đích và tiết kiệm đối với chi thường xuyên 1.2.2.2 Quản lý bằng hệ thống định mức chi tiêu Để phục vụ cho việc xây dựng dự toán thu chi đồng thời đảm bảo yêu cầu tiết kiệm hiệu quả, quản lý chi thường xuyên cần phải sử dụng hệ thống các định mức chi tiêu Định mức chi tiêu là căn cứ để phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công Có thể khái quát hệ thống các định mức chi tiêu áp dụng tại các đơn . xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Chương III: Những kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH. 1.1 Chi thường xuyên. pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh . Bài viết gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về chi ngân sách. Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên. nguyên tắc quản lý chi thường xuyên. 14 1.2.1.1 Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên. 15 1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên. 16 1.2.2 Các phương thức quản lý chi thường xuyên.

Ngày đăng: 28/05/2015, 12:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan