BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT

25 507 0
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ  XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH” BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT (CHUYÊN ĐỀ SỐ 44) T Ỉ N H H À T Ĩ N H HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH CÁC BẢNG ii DANH SÁCH CÁC HÌNH iii MỞ ĐẦU iv CHƯƠNG 1.HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5 1.1.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 5 1.2.NHẬN ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5 1.2.1.Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu 5 1.2.2.Biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh 7 CHƯƠNG 2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 9 1.3.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 9 1.4.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI TẠI HÀ TĨNH 12 CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 17 1.5.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG 17 1.5.1.Tính cấp thiết của kế hoạch 17 1.5.2.Mục tiêu của kế hoạch 18 1.5.3.Nhiệm vụ của kế hoạch 18 1.6.TỔ CHỨC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 19 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 i DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh 15 ii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số mắc SD/SXHD (không bao gồm những năm có dịch bùng phát đặc biệt) theo báo cáo tại Việt Nam (1996-2009) 10 Hình 2.2. Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009 12 Hình 2.3. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất huyết 15 iii MỞ ĐẦU Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường trái đất, gần đây đã có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN , một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương hoặc đa phương gắn liền với vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự tán thành và hợp tác. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và ngày 12/01/2009, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT chính thức công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Ngành y tế là một trong những ngành chịu tổn thương nhiều nhất và cần phải được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay hiểu biết của người dân còn rất yếu và thiếu đối với mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường. Trước tình hính đó xây dựng một kế hoạch hành động giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về sức khỏe môi trường do tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết và cần phải thực hiện nghiêm túc. Đây là một chiến lược về lâu về dài với phương châm là phòng bện hơn chữa bệnh iv CHƯƠNG 1. HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau: + Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ TBN ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà NẵNg, TP HCM đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6 o C. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3 o C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5 o C. + Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBN trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: Có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực. + Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. + Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối XX đầu XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. + Bão, vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. + Số ngày mưa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. 1.2. NHẬN ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1. Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu a) Tác động của nước biển dâng 5 Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng - Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng. b) Tác động của sự nóng lên toàn cầu Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng xuất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. Nhiệt độ tăng và độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm. Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu. 6 c) Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.2. Biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh Tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều thiên tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra. Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên dưới 20 ngày….Theo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 – 2010 so với 10 – 30 năm trước tăng từ 0,3 – 0,6oC, riêng vùng Hương Khê tăng từ 0,7 – 1,4oC. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh tăng lên 0,7-1oC, vào loại cao nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, lượng mưa lại có xu hướng giảm hẳn với sự biến động lớn cả về không gian, thời gian cũng như cường độ. Tuy lượng mưa ít nhưng cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét ngày một gia tăng. Theo đó, tần suất và quy luật của các cơn bão cũng thay đổi. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn. Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh là từ tháng 9 đến tháng 11 và chỉ các cơn bão số 7, 8, 9 mới đổ bộ vào. Thế nhưng, gần đây, xu hướng bão có sự thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xẩy ra bão mở rộng từ tháng 8 đến tháng 12 và ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ vào Hà Tĩnh Ngoài những đợt thiên tai như bão, lũ có tính thường niên, thời gian qua Hà Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như nắng nóng gay gắt, rét đậm, rét hại kéo dài như đợt rét hại kéo dài mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống 7 thấp nhất trong vòng 40 năm qua hay là đợt nắng nóng trên dưới 40oC trong suốt 10 ngày liền hồi tháng 7 vừa qua gây nên sự cạn kiệt ở các con sông. Tháng 6/2010, sông La tại Linh Cảm mực nước tụt xuống -143cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước tới nay. Từ đầu tháng 5/2009 đến nay, tại vùng ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã xảy ra hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân ven biển. Bình thường triều cường chỉ xảy ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2009 nước biển lấn sâu vào đất liền khoảng 20m. Ba năm nay biển xâm thực rất mạnh, mỗi năm từ 20 đến 30m, cuốn trôi nhiều ha rừng phi lao phòng hộ.Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời gian tới mực nước biển dâng cao, mưa bão lớn với triều cường mạnh có thể sẽ gây ngập tới 143,9 km2 diện tích đất toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu đã được công bố, chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển dâng cao 1m vào năm 2010, diện tích các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ bị mất. Với diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thông nông thôn và các công trình giao thông, đê ngăn mặn được xây dựng trước đây sẽ không còn phù hợp nữa, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn. Đối với sức khỏe cộng đồng, BĐKH cũng đe dọa nhiều hơn đến tính mạng người dân và nguy cơ bùng phát bệnh dịch cũng như nhiễm nhiều bệnh tật do ô nhiễm môi trường sống là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra sự BĐKH còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự da dạng sinh học, làm biến mất hoàn toàn một số loài thực vật và động vật bởi hiện tượng nước biển dâng. 8 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới ). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, con người sống tốt nhất trong khí hậu có nhiệt độ từ 15-31oC và độ ẩm từ 60-80%, mọi thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm đều gây các rối loạn sinh lý của con người, từ đó gây một số bệnh. Hơn nữa khi khí hậu thay đổi một số tác nhân gây bệnh bùng phát, thậm chí làm biến đổi cấu trúc (biến đổi gene) trở nên gây bệnh cho người. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Trong vài chục năm qua, đặc biệt là những năm gần đây khí hậu trên trái đất nói chung, ở Việt nam nói riêng có sự thay đổi rõ rệt đã và đang gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Theo dự báo của các nhà khoa học Việt nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy vài năm gần đây khí hậu của nước ta có sự biến đổi hết sức phức tạp gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất 9 [...]... tâm thần cảnh báo rằng một số những hậu quả hệ trọng nhất của BĐKH là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần Thiên tai, như lũ lụt, bão và hạn hán, sẽ gia tăng do BĐKH, mang lại những hậu quả là stress, trầm cảm, suy nhược thể chất và tinh thần 16 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 1.5 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG 1.5.1 Tính cấp thiết của kế hoạch Việt Nam,... tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh 5 Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008 6 Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành năm 2010, định hướng nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp triển khai kế hoạch năm 2011, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh 7 Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh 8 Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế giai đoạn 2006 – 2010,... tai bão lũ xây dựng quy hoạch lại bố trí dân cư cho phù hợp để hạn chế dịch bệnh như công trình nhà ở, trường học, nhà tiêu hợp vệ sinh, bãi chôn lấp…  Xây dựng lại quy trình lập kế hoạch và cách thức lập kế hoạch, làm sao vấn đề lập kế hoạch phải thực sự phù hợp với nguồn lực của địa phương và sự hỗ trợ của trung ương để tạo điều kiện cho việc lồng ghép một cách hiệu quả nhất Chính sách nâng cấp làm... kinh tế và đời sống ở địa phương, nhưng họ cần giúp đỡ về kỹ thuật và cách nhìn khách quan từ bên ngoài của các chuyên gia Trong quá trình thực hiện, nhiều ý tưởng và sự việc mới có thể được tìm hiểu và phát hiện, trong khi làm việc với người dân hoặc chính quyền địa phương, nhiều khi các chuyên gia có thể học hỏi và thu lượm được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong nhận thức và hiểu biết thực tế... nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu cho các nhóm cộng đồng và các đối tượng khác nhau Điều 6 của Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về BĐKH Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác trên quy mô quốc gia và. .. các bên liên quan cùng nhau hợp tác trên quy mô quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH Theo chương trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH, năm 2010 65% công nhân viên chức phải hiểu biết cơ bản về BĐKH Đến năm 2015 con số này phải là 100% Tuy nhiên,... huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức, quận 12 và quận 4… - Rà soát, xây dựng kế hoạch quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp - Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, internet đồng thời nâng cao vai trò của trang thông tin điện... tử trong hoạt động tuyên truyền, cập nhật thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức các hoạt động, các cuộc thi tìm hiểu và hiến kế các giải pháp thiết thực, hiệu quả về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng, tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe môi trường - Xây dựng các chuyên đề về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, bệnh dịch phát... đó xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao kiến thức của mọi tầng lớp trong xã hội về các vấn đề liên quan đến “Biến đổi khí hậu” là một công việc cần thiết Hơn nữa, quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/12/2008 về việc thành lập “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” cũng là một trong những cơ sở để xây dựng một chương trình truyền thông nhằm. .. những hoạt động và biện pháp trong cuộc sống hàng ngày, từ những thay đổi trong hiểu biết, thái độ và hành vi và phải tập trung hơn vào đích ngắn hạn để thích ứng với sự biến thiên của khí hậu và các thiên tai, đáp ứng các vấn đề phát triển cụ thể của địa phương của từng người Nâng cao nhận thức còn là quá trình trao đổi kinh nghiệm, học hỏi thực tiễn Người dân biết rõ hơn các nhu cầu và mối đe dọa đối . CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT (CHUYÊN ĐỀ SỐ 44) T Ỉ N H H À T Ĩ N H HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH CÁC BẢNG ii DANH SÁCH

Ngày đăng: 28/05/2015, 10:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

  • CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan