Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

103 707 2
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kéo theo là quá trình đô thị hóa. Môi trường ở các đô thị ở đang bị ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, khí thải, tiếng ồn, bụi... của nguồn giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. đặc biệt hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 5 lần.

Công nghệ môi trường ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kéo theo là quá trình đô thị hóa. Môi trường ở các đô thị ở đang bị ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, khí thải, tiếng ồn, bụi của nguồn giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. đặc biệt hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 5 lần. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng, bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và đe dọa môi trường sống của con người nói riêng cũng như các sinh vật sống trên trái đất nói chung. 1 | P a g e Công nghệ môi trường Hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta trong thời gian gần đây đã không ngừng hoàn thiện để từng bước khắc phục và hạn chế những sự cố môi trường xảy ra. Tuy nhiên môi trường vẫn bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do chưa có một sự nhận thức đúng đắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Định Hóa là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60 km; là một huyện có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, có nhiều loại tài nguyên khoáng sản (than, titan, chì, vonfram,…); Định Hóa có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế theo hướng toàn diện; đặc biệt là đối với thị trấn Chợ Chu. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là những vấn đề đặt ra đối với môi trường. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết bảo vệ môi trường và được sự phân công của ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ". 2 | P a g e Công nghệ môi trường 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của thị trấn Chợ Chu về môi trường. - Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lý và các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả. 1.2.2. Yêu cầu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT - XH và phát triển của thị trấn Chợ Chu. Đánh giá được sự ảnh hưởng của nó đến môi trường. - Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn. - Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhân sự và các biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất phải có tính khả thi. - Thông tin, số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, chi tiết. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 | P a g e Công nghệ môi trường * Ý nghĩa trong học tập - Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu - Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong tương lai * Ý nghĩa trong quản lý môi trường - Nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cấp cơ sở thuộc diên quản lý của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Định Hóa. * Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của người dân địa phương - Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 4 | P a g e Công nghệ môi trường - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý hệ thống nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói riêng. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường của cấp cơ sở. - So sánh với những kiến thức thực tế được trang bị trong nhà trường, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho công tác BVMT. 5 | P a g e Công nghệ môi trường Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường * Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. + Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. 6 | P a g e Công nghệ môi trường + Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội…Có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không khí, đất, nước, ánh sáng…liên quan tới chất lượng cuộc sống con người, không xét tới tài nguyên (Trương Thành Nam, 2006). * Khái niệm về quản lý môi trường. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Có thể định nghĩa tóm tắt: “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. (Lê Văn Khoa, 2008). 7 | P a g e Công nghệ môi trường Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục…Các biện pháp này đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. 2.1.2. Cơ sở triết học - xã hội Sự phát triển mạnh mẽ liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên. Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất diễn biến các mối quan hệ đó trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý để xét mối quan hệ giữa con người xã hội và tự nhiên đó là: - Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thới giới gắn tự nhiên, con người và hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con 8 | P a g e Công nghệ môi trường người – Xã hội”, trong đó yếu tố con người giữ một vài trò quan trọng. - Sự phụ thuộc của mỗi quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều đó có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên. - Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là sự phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật vật chất và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hoá của nhân loại. Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức quan hệ giữa xã hội và tự nhiên (Nguyễn Ngọc Nông, và cs, 2006). 2.1.3. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội. 9 | P a g e Công nghệ môi trường Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học, được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “ Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006). 2.1.4. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. 10 | P a g e [...]... ảnh hưởng đến môi trường 3.3.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Chợ Chu - Thực trạng môi trường nước - Thực trạng môi trường đất và không khí - Rác thải, nước thải 3.3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu - Bộ máy quản lý môi trường của thị trấn - Công tác quản lý môi trường của thị trấn trong những năm gần đây - Các hoạt động về bảo vệ môi trường 3.3.4... trường 3.3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho thị trấn Chợ Chu - Giải pháp về thể chế chính sách - Giải pháp về nhân sự - Giải pháp kỹ thuật 32 | P a g e Công nghệ môi trường 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn tới môi trường và Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu Điều tra, thu thập số liệu... trong công tác quản lý môi trường Cho đến nay, phần lớn các tiêu chuẩn môi trường đã và đang phát huy tác dụng trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nước ta 28 | P a g e Công nghệ môi trường Một số văn bản quy phạm hóa việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trường đã được ban hành như Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc bảo vệ môi trường đối với nước. .. luật và các quy định có liên quan - Dựa vào những quy định trong các Văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như hoạt động BVMT của thị trấn - Phương pháp kế thừa thông tin và số liệu thứ cấp của phòng TN&MT huyện Định Hóa và UBND thị trấn Chợ Chu - Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường nước, môi trường không... phủ hướng dẫn thi 27 | P a g e Công nghệ môi trường hành Luật BVMT, các quy chế, quy định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư, quy định của Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường về lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, các quy định bảo vệ môi trường ngành, lĩnh vực, địa bàn của các bộ, ngành, địa phương Các văn bản quy định chế tài trong lĩnh vực BVMT... trung môi trường rác thải, nước thải 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Thị trấn Chợ Chu - Thời gian: 01/2012 - 4/2012 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn Chợ Chu tới môi trường - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - Xã hội - Các nguồn tài nguyên 31 | P a g e Công nghệ môi trường - Đánh giá sự phát triển của thị trấn. .. trường đất, nước tác động không phân biệt Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây ô nhiễm có tính cục bộ đối với môi 25 | P a g e Công nghệ môi trường trường đất, nước, gây ngộ đói với người sử dụng, anh hưởng xấu tới các động vật khác 2.3 Công tác quản lý môi trường Thế giới và Việt Nam 2.3.1 Công tác quản lý môi trường trên Thế giới Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm môi trường đối... việc han hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường - Quyết định số 23/2006/QĐ - MTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại - Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT – BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính hướng đẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn... Ngọc Nông và cs, 2006) 2.1.5 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường 11 | P a g e Công nghệ môi trường Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức... Tài nguyên môi trường, UBND thị trấn Chợ Chu, Chi cục bảo vệ môi trường, và các cơ quan khác có liên quan 33 | P a g e Công nghệ môi trường 3.4.2 Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Chợ Chu - Điều tra theo phương pháp quan sát thực trạng và phỏng vấn nhóm người dân - Tiến hành lấy mẫu phân tích Mẫu sẽ được phân tích tại Phòng TN trung tâm Trường ĐHNL 3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số . tài: " Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ". 2 | P a g e Công nghệ môi trường 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1 tiêu - Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của thị trấn Chợ Chu về môi trường. - Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lý và. quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Có thể định nghĩa tóm tắt: Quản lý môi trường là

Ngày đăng: 27/05/2015, 08:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Công tác quản lý môi trường của huyện Định Hóa nói chung và thị trấn Chợ Chu nói riêng do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu trách nhiệm chính. Hiện tại phòng tài nguyên có 3 cán bộ chịu trách nhiệm quản lý công tác môi trường trên địa bàn huyện, còn UBND thị trấn thì có 1 cán bộ chuyên trách, việc giám sát quản lý hoạt động của công tác bảo vệ môi trường của thị trấn đều do Phòng Tài nguyên và môi trường huyện đảm nhận. Việc thu gom rác thải hàng ngày của thị trấn Chợ Chu được Hợp tác xã dịch vụ môi trường Định Hóa chịu trách nhiệm. Hoạt động của Hợp tác xã được UBND huyện Định Hóa giám sát và quản lý trực tiếp.

    • Mục tiêu cần đạt

    • Nội dung thực hiện

    • Phương pháp thực hiện

    • Mục tiêu cần đạt

    • Nội dung thực hiện

    • Biện pháp thực hiện

    • Mục tiêu cần đạt

    • Nội dung thực hiện

    • Biện pháp thực hiện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan